Thuốc chữa bệnh Sa sút trí tuệ (dementia)

Sử dụng thuốc

Sa sút trí tuệ (dementia) là hội chứng do thoái hóa thần kinh, biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều chức năng thần kinh cao cấp, trong đó có giảm trí nhớ, mất dần nhận thức, gây ảnh hưởng nặng nề về nhiều chức năng và chất lượng của cuộc sống. Ở ta, sa sút trí tuê chưa được cộng đồng quan tâm nhiều. Bản thân người bệnh khi bắt đầu có những biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường cho là biểu hiện bình thường của tuổi già. Đa số các trường hợp sa sút trí tuệ (chiếm 70%) là bệnh Alzheimer, còn lại là sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ thùy trán, sa sút trí tuê thể Lewy v.v… cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sau về sa sút trí tuê diễn tiến dần đến bệnh Alzheimer như sau: hỏi đi hỏi lại mãi một câu hỏi hoặc kể hoài cùng một câu chuyện; quên những hoạt động trước đây thường xuyên làm dễ dàng; mất khả năng tính toán thu chi; bị lạc ở nơi trước đây quen thuộc, xao lãng việc vệ sinh tắm rửa, phải dựa vào người khác quyết định việc trước đây có thể tự xử lý. Khi người bệnh có những triệu chứng trên, rất cần đưa đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám, phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Quá trình sinh lý bệnh dẫn đến sa sút trí tuệ và hình thành bệnh Alzheimer liên quan đến 4 giai đoạn:

  • Hình thành những mảng ở não gọi là protein beta-amyloid (gọi tắt amyloid) có hại, gây độc và làm chết tế bào thần kinh;
  • Tế bào thần kinh bị tổn thương và bị chết, trong đó có liên quan đến quá trình viêm;
  • Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh nằm trong hệ cholinergic mà chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu là Và nếu enzyme cholinesterase hoạt động mạnh sẽ làm thiếu hụt acetylcholin;

Do tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt, sẽ dẫn đến suy giảm nhận thức và thay đổi hành vi của người bệnh.

Các nhóm thuốc chữa bệnh sa sút trí tuệ

Từ hiểu biết về quá trình sinh lý bệnh trong bệnh Alzheimer dẫn đến có 4 nhóm thuốc được dùng điều trị sa sút trí tuệ:

Các thuốc ngăn chặn, ức chế sự hình thành amyloid:

Đây là hướng được nghiên cứu nhiều nhưng vẫn chưa có thuốc nào chứng tỏ thật hữu hiệu. Đã có nghiên cứu bào chế vaccin dùng kháng thể kháng amyloid. Hoặc có nghiên cứu dùng các statin (nhóm thuốc bị rối loạn lipid máu) hoặc dùng thuốc chống viêm không steriod (NSAID trị bệnh lý viêm xương khớp) để làm giảm sự thành lập amyloid.

Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh:

  • Chất chống oxy hóa:

Có 3 vitamin: vitamin C, vitamin E và beta-caroten (tiền vitamin A) và chất khoáng là selen được xem là chất chống oxy hóa chống lại gốc tự do gây hại tế bào. Ngoài ra còn có dược thảo Ginkgo biloba (bạch quả chứa bioflavonoid), trà xanh (chứa polyphenol) cũng có tác dụng chống oxy hóa. Tuy nhiên, dùng chất chống oxy hóa chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ một mình chúng không thể điều trị sa sút trí tuệ.

  • Thuốc đối kháng thụ thể NMDA:

Năm 2003, cơ quan FDA Mỹ chấp thuận cho lưu hành thuốc memantine có tác dụng kháng thụ thể NMDA  (viết tắt       của N-Methyl-D-Aspartate) để trị bệnh Alzheimer vừa và nặng. Nhờ đối kháng thụ thể NMDA, memantine giúp bảo vệ tế bào thần kinh chống lại tác dụng độc do sự kích hoạt của bệnh đối với các thụ thể glutamate.

Các thuốc ức chế cholinesterase:

Có 4 thuốc được FDA Mỹ chấp thuận cho dùng điều trị bệnh Alzheimer nhẹ và vừa: tacrine (sử dụng năm 1993), donepezil (1997), rivastigmine (2000), galantamine (2001). Ta nên biết, hoạt động thần kinh tốt khi hệ cholinergic hoạt động điều hòa, chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin không bị enzyme

cholinesterase thủy phân quá đáng làm cho thiếu hụt. Các thuốc kháng hay ức chế cholinesterase sẽ bảo tồn hệ cholinergic giúp hoạt động thần kinh tốt hơn, cải thiện được trí nhớ và nhận thức.

Tác dụng phụ thường hay gặp của nhóm thuốc này là buồn nôn, nôn, biếng ăn, tiêu chảy. Để hạn chế tác dụng phụ nên dùng liều thấp ban đầu và tăng liều từ từ, uống thuốc cùng với bữa ăn. Bốn thuốc thuộc nhóm có cùng cơ chế tác động nên khi dùng một thuốc không có đáp ứng hoặc mất đáp ứng khi điều trị dài ngày có thể thay thế thuốc khác thuốc nhóm. Riêng galantamine ngoài tác dụng ức chế cholinesterase (cụ thể là ức chế acetylcholinesterase) còn tăng cường hệ cholinesgic bằng cách điều vận thụ thể nicotinic (vì thế, được cho là có tác dụng kép).

Các thuốc điều chỉnh hành vi:

Trong sa sút trí tuê có sự thay đổi hành vi của người bệnh và các rối loạn hành vi tăng dần theo sự tiến triển của bệnh. Vì vậy, có một số thuốc được dùng thêm như:

  • Thuốc chống trầm cảm (trazodone, đặc biệt có nhóm thuốc mới gọi tắt là nhóm SSRI như fluvoxamine, ..) dùng trị rối loạn trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần không điển hình (risperidone, olanzapine) để trị rối loạn tâm thần phân liệt
  • Thuốc chống động kinh (divalproex, gabapentine)
  • Thuốc an thần giải lo (nhóm benzodiazepin tác dụng như triazolan) để trị lo âu.

Khi dùng chung với thuốc ức chế cholinesterase, các thuốc điều chỉnh hành vi có thể được giảm liều.

Sử dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận