Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có nên cho tập thể thao không?

Bệnh tim mạch

Sức sống của con người được thể hiện bằng sự hoạt động tích cực và chủ động về thể lực và trí óc. Một em bé, dù mắc một bệnh tim bẩm sinh nặng loại tím như bệnh Pha-lô, cũng luôn luôn muốn hoạt động, chạy chơi với các bạn cùng tuổi và em rất tủi thân khi biết sức mình không thể chơi và làm được mọi thứ như các bạn của em.

Vậy trẻ mắc bệnh tim có nên tập thể dục thể thao không?

Luyện tập cơ thể (tập thể dục, thể thao, làm công việc nặng) là một trong những biện pháp làm tăng khả năng làm việc của trái tim. Tuy vậy, như ta đã biết có hai loại tim bẩm sinh chính là loại trắng (như bệnh của ống động mạch, bệnh thông vách liên nhĩ…) và loại tím (điển hình là bệnh Pha-lô), do đó phải có chế độ luyện tập khác nhau cho mỗi loại.

Trong bệnh tim bẩm sinh loại trắng, ở giai đoạn bù trừ tốt, bệnh nhân không bị thiếu dưỡng khí mãn tính, cơ tim còn tốt, có thể và cần thiết cho các em luyện tập cơ thể để nâng cao thể trạng, chống lại các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh của đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi). Có thể cho các em tập thể dục buổi sáng giữa giờ học bằng những bài tập thích hợp vừa phải với sức của các em, những động tác nhẹ nhàng, nên tổ chức cho các em cùng có bệnh tim loại trắng vào một nhóm và có thầy hướng dẫn riêng với những bài tập riêng.

Các môn thể thao thích hợp với các em này là bơi lội, uôh dẻo, bóng bàn, cầu lông.

Mặc dầu thế, phải luôn luôn theo dõi và hạn chế các em chơi lâu; chơi quá sức, phải chơi có điều độ, có giờ giấc nhất định. Sau mỗi lần chơi phải tắm rửa sạch sẽ và nằm hay ngồi nghỉ nơi yên tĩnh từ 15 phút đến nửa giờ.

Đối với bênh tim bẩm sinh loai tím, bênh nhi luôn luôn bị thiếu dưỡng khí, luôn luôn bị đe dọa suy tim tiến triển, do đó cần phải thận trọng nhiều trong việc quyết định cho các em luyện tập thể dục thể thao. Trong giai đoạn bù trừ còn tốt (không khó thở nhiều, gan không to, tĩnh mạch cổ không nổi, không bị phù) có thể cho các em tập thể dục nhẹ buổi sáng và giữa giờ học bằng các bài tập đặc biệt, có thầy hướng dẫn riêng, tốt nhất cho các em đi dạo chơi ở những nơi thoáng khí.

Ở giai đoạn suy tim, mất bù trừ (khó thở, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, da và niêm mạc tím tái, có cổ trướng, tim đập nhanh), không kể bệnh tim bẩm sinh loại trắng hay loại tím, đều phải hạn chế đến mức tối đa việc tập thể dục và bỏ hẳn việc tập luyện bất cứ một môn thể thao nào. Tuy vậy, để cho việc lưu thông máu và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể được cải thiện, có thể cho bệnh nhân vận động chân tay có hướng dẫn trên giường bệnh.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận