Siêu âm tim chẩn đoán bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Siêu âm tim là phương pháp thăm dò tim qua siêu âm có tần số từ 1,6 đến

Một bộ phận tiếp nhận và chuyển đổi tín hiệu được đặt lên ngực. Bộ phận này có một tinh thể áp điện có khả năng phát siêu âm và tiếp nhận các tia phản xạ lại. Siêu âm tâm đồ là ghi lại hình ảnh các siêu âm được phản xạ bởi các mô khác nhau của tim. Phương pháp này không gây đau và không gây chảy máu.

SIÊU ÂM TIM MỘT CHIỀU (kiểu thời gian-vận động, TM hay M): các âm được các cấu trúc khác nhau của tim (màng ngoài tim, màng trong tim, vách, van) phản xạ lại, tạo thành các đường cong chồng lên nhau, khoảng cách giữa các đường này tỷ lệ với khoảng cách giải phẫu có thực giữa các cấu trúc của tim. Có thể đo được các cấu trúc này một cách khá chính xác. Một Điện tâm đồ được ghi đồng thời cho phép phân tích siêu âm đồ theo thời gian. Người ta có được nhiều trục tuỳ theo hướng của bộ phận thu – phát. Trên trục trước – sau có thể phân tích tâm thất phải, vách, van hai lá, thành sau của tâm thất trái.

SIÊU ÂM TIM HAI CHIỀU: chùm siêu âm do một nguồn duy nhất hoặc do nhiều nguồn phát ra chuyển động rất nhanh cho phép quan sát một phần tim theo hai chiểu và quan sát các cử động của các cấu trúc theo thời gian thực. Các hình ảnh có thể được ghi lại và chiếu lại lên màn hình để phân tích. Khả năng phân giải của siêu âm hai chiều kém so với siêu âm một chiều nhưng cho phép nghiên cứu các lớp cắt tim có diện tích khá lớn. Để nghiên cứu động học của tâm thất trái, nghiên cứu các bệnh tim bẩm sinh, đóng vôi ở ổ van tim thì phương pháp này phù hợp hơn. Người ta thấy được các buồng tim, cử động của các van và các thành tim.

SIÊU ÂM DOPPLER TIM: chiếu một chùm siêu âm vào một mạch máu để nghiên cứu dòng máu. Sự chênh lệch về bước sóng giữa tia phát ra và tia được các hồng cầu trong dòng máu phản xạ cho phép đo được tốc độ dòng máu. Chùm siêu âm được phát ra thành từng đợt (Doppler xung) cho phép khu trú dòng máu được ghi tốt hơn là chùm siêu âm được phát liên tục (Doppler liên tục). Doppler liên tục được dùng để đo các vận tốc lớn. Thăm dò này cho biết có hẹp không hoặc có hở van không và cho phép đo mức chênh lệch áp suất ở hai bên chỗ thắt hẹp (Doppler liên tục) và đo tốc độ ở một điểm cụ thể (Doppler xung). Siêu âm Doppler màu là Doppler hai chiều cho phép định lượng các dòng bị thất thoát và đo tốc độ dòng máu.

SIÊU ÂM QUA THựC QUẢN: phương pháp gây sang chấn ít, cho phép đưa đầu dò tới gần ngay khối tâm nhĩ và động mạch chủ. Đầu dò được gắn vào đầu ống soi có thể xoay chuyển được nên cho phép thực hiện nhiều lớp cắt và cho phép thấy tâm nhĩ trái, các tĩnh mạch phổi, vách liên nhĩ, van hai lá, tâm nhĩ trái và một vài phần của động mạch chủ.

Chỉ định

TẬT Ở VAN HAI LÁ

  1. Hẹp hai lá: siêu âm tim cho thấy lá van trước cử động chậm ở đầu thì tâm trương (là dấu hiệu điển hình).
  2. Sa van hai lá: lá van sau hoặc cả hai lá van bị đẩy ra sau ở giữa hoặc cuối thì tâm thu; hai lá van lồi sâu vào tâm nhĩ trái vào lúc có tiếng clic ở giữa thì tâm thu hoặc lúc có tiếng thổi cuối thì tâm thu.
  3. Bệnh cơ tim gây tắc nghẽn: trong thì tâm thu, lá van trước bị đẩy về phía vách liên thất.
  4. Dấu hiệu gián tiếp của hở van động mạch chủ là lá trước van hai lá rung nhẹ lúc tâm trương.

TẬT Ở ĐỘNG MẠCH CHỦ: trong trường hợp hẹp van động mạch chủ, van bị dày lên và cử động bị giảm. Trong trường hợp van động mạch chủ chỉ có hai lá, các van thường không đôi xứng. Hay gặp kết quả âm tính trong trường hợp động mạch chủ phình tách.

VAN BA LÁ VÀ VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI: khó nhìn thấy các van này. Tuy nhiên có thể chẩn đoán hẹp van ba lá nếu có phì đại thất phải.

TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM: giữa màng ngoài tim và phần bao quanh tim có một khoảng trống không có tiếng vọng. Siêu âm tim là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán viêm màng ngoài tim từ 15 – 20 ml trở lên và cũng giúp cho chọc dò màng ngoài tim.

BỆNH CƠ TIM: siêu âm tim cho phép đánh giá độ dày của cơ tim. Phương pháp này rất hữu ích trong nghiên cứu các bệnh thiếu máu cơ tim (phát hiện các vùng giảm vận động, rối loạn vận động, chỗ phình ở thành), các bệnh cơ tim không thiêu máu (phân biệt bệnh tim gây tắc nghẽn và bệnh tim ứ máu). Phương pháp này còn cho phép tính gần đúng phân số tông máu (thường cho giá trị cao hơn là phương pháp chụp tâm thất).

BỆNH TIM BẨM SINH: chụp siêu âm hai chiều giúp cho chẩn đoán thông liên nhĩ và thông liên thất, trong việc xác định vị trí chính xác của các buồng tim và các mạch máu (đảo chỗ, ống nhĩ – thất chung, tứ chứng Fallot).

BỆNH TIM THIẾU MÁU: siêu âm hai chiều phát hiện được vùng bị thiếu máu và huyết khối trong tim.

VIÊM MÀNG TRONG TIM NHIỄM KHUẨN: siêu âm tim phát hiện được chỗ sùi ở van hai lá hoặc ở van động mạch chủ trong 50% số trường hợp.

U BÊN TRONG CƠ TIM: siêu âm tim cho phép phát hiện u nhầy, đặc biệt là ở tâm nhĩ trái, huyết khối trong tim.

THEO DÕI VAN TIM NHÂN TẠO

GHI CHÚ – nhờ có siêu âm tim mà một số trường hợp không cần đến thông tim nữa.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận