Loạn thị ở trẻ em – Nguyên nhân, biểu hiện, phòng tránh

Chăm sóc bé

Loạn thị là một trong các bệnh về mắt, khó chữa, gặp nhiều ở các trẻ em tuổi học đường và người lớn. Loạn thị bị một mắt hay hai mắt, đeo đẳng suốt đời.

Nguyên nhân gây nên bệnh loạn thị là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong đó có nước sống nước suối, nước ao hồ… nhiễm nhiều loại vi khuẩn tả, lị, thương hàn, cô li… đặc biệt là vi khuẩn Chlamydiae Trachomatis là thủ phạm gây bệnh mắt hột để lại di chứng sẹo giác mạc là nguyên nhân gây đến loạn thị.

Biểu hiện có hai loại: Loạn thị không đều là giác mạc bị tổn thương để lại sẹo do di chứng của mắt hột làm cho giác mạc không còn độ bóng nhẵn, trơn tru. Loạn thị không đều, hiện nay chưa điều chỉnh bằng kính được hay phương pháp nào khác, phải mang dị tật suốt đời.

Loạn thị đều là do di chứng của mắt hột làm cho độ cong của giác mạc không đều nhau trên các tuyến. Người loạn thị đều, nhìn mọi vật đều méo mó.

Hai loại: loạn thị không đều và loạn thị đều làm cho thị lực đều giảm, dù phải nhìn một vật rất gần vẫn chỉ thấy lờ mờ, không phân biệt rõ. Phát hiện được loạn thị này bằng máy javal và đồng hồ Parent.

Phòng tránh là không dùng nguồn nước sống, suối, hồ, ao đã bị nhiễm nhiều vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn Chlamydiae Trachomatis để tắm rửa, ăn uống.

Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt của người bệnh đau mắt hột. Khi thấy mắt trẻ bất thường, phải đưa trẻ đi khám mắt và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Mặt khác, cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là vitamin A, có trong thức ăn hàng ngày như mỡ động vật, gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, gấc dưới dạng alpha, bêta, gamma caroten, còn gọi là pro-vitamin A. Khi chúng vào cơ thể người, chuyển hoá thành vitamin A. Nhu cầu trung bình mỗi người với lượng vitamin A từ 1,5-2,5 milligam mỗi ngày.

Điều trị loạn thị đều ở một mắt, mắt kia bình thường. Mắt loạn thị phải dùng kính trụ do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Mắt bình thường dùng kính không số,vì không có bệnh.

Một mắt bị loạn thị không đều, không dùng kính vì không điều chỉnh lên võng mạc bị sẹo được. Mắt kia loạn thị đều, điều chỉnh bằng kính trụ do bác sĩ chuyên khoa mắt chỉ định. Ngoài ra, hiện nay, chưa có phương pháp điều chỉnh được hay chưa có loại thuốc nào đặc trị loạn thị không đều.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận