Trang chủBệnh tim mạchChỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu ?

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu ?

Trong cuộc sống hiện tại, bệnh tăng huyết áp ngày càng thường gặp hơn tại cộng đồng. Tuy nhiên không ít người bệnh còn băn khoăn về tình trạng huyết áp (huyết áp) của mình: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu ? Như thế đã thực sự cao hay chưa? Nên kiểm tra lại huyết áp sau bao lâu? Có cần dùng thuốc không? Chế độ sinh hoạt thế nào khi mắc bệnh này?… Sau đây xin giới thiệu về căn bệnh này:

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu và như thế nào là tăng huyết áp ?

Huyết áp tối ưu: Khi huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) <120mmHg và huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) <80mmHg.

Những người có tình trạng huyết áp tối ưu thường ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên những người có huyết áp thấp không thường xuyên cần được khám, xem xét để xác định nguyên nhân.

Nên kiểm tra theo dõi huyết áp hàng ngày
Nên kiểm tra theo dõi huyết áp hàng ngày

Huyết áp bình thường: Khi huyết áp tối đa < 130mmHg và huyết áp tối thiểu < 85mmHg.

Huyết áp bình thường cao: Khi huyết áp tối đa từ 130- 139 mmHg và huyết áp tối thiểu từ 85-89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1: Khi huyết áp tối đa từ 140-159 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 90-99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Khi huyết áp tối đa từ 160-179 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 100-109 mmHg.

Tăng huyết áp độ 3: Khi huyết áp tối đa > 180 mmHg, huyết áp tối thiểu > 110 mmHg.

Để khẳng định một trường hợp tăng huyết áp, nên đo huyết áp từ 2 lần trở lên, rồi lấy chỉ số trung bình và nếu có thể thì dựa vào chỉ số huyết áp ở cả những lần khám sau thì càng chính xác. Khi chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu rơi vào hai độ khác nhau thì độ nào cao hơn sẽ được chọn để tính là độ cao huyết áp. Ví dụ: huyết áp đo được là 160/92mmHg được xếp vào tăng huyết áp độ 2.

Lợi ích của việc kiểm soát huyết áp thường xuyên
Lợi ích của việc kiểm soát huyết áp thường xuyên

Theo dõi chỉ số huyết áp như thế nào ?

Dựa trên chỉ số huyết áp đo được ở lần đầu, các nhà lâm sàng khuyến nghị một kế hoạch theo dõi chỉ số huyết áp như sau:

 

Huyết áp tôi đa < 130mmHg, huyết áp tối thiểu < 85mmHg: Kiểm tra chỉ số huyết áp trong 2 năm.

Huyết áp tôi đa từ 130-139mmHg, huyết áp tối thiểu từ 85- 89mmHg: Kiểm tra chỉ số huyết áp trong 1 năm.

Huyết áp tôi đa từ 140-159mmHg, huyết áp tối thiểu từ 90- 99mmHg: Khẳng định lại tình trạng tăng huyết áp trong 2 tháng.

Huyết áp tối đa từ 160-179mmHg, huyết áp tối thiểu từ 100- 109mmHg: Kiểm tra trong 1 năm. Người bệnh cần được tư vấn, xử trí hoặc đến khám tại các cơ sở y tế trong 1 tháng.

Huyết áp tối đa > 180mmHg, huyết áp tối thiểu < 100mmHg: Người bệnh cần được xử trí ngay hoặc đến khám tại các cơ sở y tế sớm tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu và như thế nào là tăng huyết áp ?
Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu và như thế nào là tăng huyết áp ?

Nếu huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu không cùng một mức độ thì kế hoạch theo dõi theo thời gian ngắn nhất. Ví dụ: Chỉ số huyết áp đo được là 160/86 mmHg thì người bệnh cần được tư vấn, xử trí hoặc đến khám tại các cơ sở y tê trong vòng 1 tháng. Nếu ở lần theo dõi mà chỉ số huyết áp rơi vào mức nào thì điều chỉnh kế hoạch theo dõi theo mức đó. Ví dụ: Ở lần đo đầu tiên chỉ số huyết áp là 130/86 mmHg, sau 1 năm kể từ lần đo đầu tiên đi kiểm tra lại huyết áp theo kế hoạch cho thấỵ chỉ số huyết áp là 140/92 mmHg thì người bệnh phải được khẳng định lại có tăng huyết áp trong vòng 2 tháng. Khi phát hiện được tình trạng tăng huyết áp, người bệnh cần được tư vấn để phát hiện các yếu tố nguy cơ, đồng thời đến các cơ sở y tế khám để xác định các tổn thương do tăng huyết áp gây nên để được tư vấn cũng như cần điều chỉnh lối sống và can thiệp điều trị kịp thời.

Khi đã được xác định là có tình trạng huyết áp ở mức bình thường cao (khi huyết áp tối đa từ 130-139 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 85-89 mmHg) hoặc có tăng huyết áp thực sự (khi huyết áp tôi đa lớn hơn hoặc bằng 140mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg) người bệnh dứt khoát phải được theo dõi chặt chẽ và được điều trị kịp thời. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cứ thấy tăng huyết áp là dùng thuốc hạ huyết áp ngay, mà chỉ định điều trị thuốc hạ huyết áp còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ và các tổn thương cơ quan đích hoặc có các biểu hiện tim mạch do huyết áp gây ra hay không. Sau đây xin giới thiệu về các yếu tố nguy cơ ở người bệnh tăng huyết áp, các biểu hiện bệnh lý thường gặp do tăng huyết áp và thái độ điều trị tăng huyết áp để bạn đọc tham khảo.

Các yếu tố nguy cơ chính ở bệnh nhân tăng huyết áp

Thuốc lá được đánh giá như là một yếu tố nguy cơ hàng đầu ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Yếu tố nguy cơ tiếp theo là những người đã được phát hiện có rối loạn lipid máu, người bị bệnh tiểu đường loại không phụ thuộc insulin. Bệnh nhân tăng huyết áp ở lứa tuổi trên 60 cũng được xếp là một yếu tố nguy cơ. Đàn ông và phụ nữ mãn kinh có giá trị như nhau là một yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp. Những người bị tăng huyết áp mà trong tiền sử gia đình của họ đã có người bị bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi) cũng được xếp là có một yếu tố nguy cơ.

Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp
Các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tăng huyết áp

Các tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh tim mạch có biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp:

Các bệnh tim mạch do tăng huyết áp thường gặp gồm: Dầy tâm thất trái (bệnh nhân được phát hiện nhờ điện tim, siêu âm tim hoặc chụp Xquang tim…), đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiếu máu mạch vành và muộn hơn là suy tim. Tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp được kể đến đó là: Tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, các bệnh về thận, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh võng mạc.

Xếp loại nguy cơ và thái độ điều trị đối với bệnh nhân tăng huyết áp

  • Nhóm nguy cơ A: Là những người không có yếu tố nguy cơ, không có tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh tim mạch biểu hiện lâm sàng.

+ Nếu tình trạng HA được xác định ở mức bình thường cao thì thái độ điều trị trong trường hợp này chỉ là điều chỉnh lối sống.

+ Nếu có tăng huyết áp độ 1 (140-159/90-99mmHg), thái độ điều trị được xác định là điều chỉnh lối sống đên 12 tháng.

+ Nếu có tăng huyết áp độ 2, độ 3 (lớn hơn 160mmHg, lớn hơn hoặc bằng 100mmHg), lúc này điều trị bằng thuốc được chỉ định.

  • Nhóm nguy cơ B: Là người có ít nhất một yếu tố nguy cơ nhưng không baò gồm tiểu đường và không có tổn thương cơ quan đích hoặc có bệnh tim mạch biểu hiện lâm sàng.

+ Nếu tình trạng huyết áp được xác định ở mức bình thường cao thì thái độ điều trị cũng là điều chỉnh lôi sống.

+ Nếu có tăng huyết áp độ 1 (140-159/90-99mmHg), bệnh nhân được tư vấn về điều chỉnh lôi sống đến 6 tháng.

+ Nếu có tăng huyết áp độ 2, độ 3 (lớn hơn 100mmHg), bệnh nhân bắt đầu được dùng thuốc.

  • Nhóm nguy cơ C: Bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích hoặc có bệnh tim mạch biểu hiện lâm sàng, có tiểu đường, có hoặc không có các yếu tố nguy cơ khác. Trong trường hợp này dù huyết áp của bệnh nhân còn đang ở mức bình thường cao hay đã cao thực sự, đều được chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp. Đặc biệt là những người có bệnh tim, suy thận hoặc tiểu đường.

Như thế nào là điều chỉnh lối sống ?

Điều chỉnh lối sống là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp. Các biện pháp điều chỉnh lối sống bao gồm: Giảm cân nếu có thừa cân. Hạn chế rượu, không quá 30ml rượu, tương đương 720ml bia, 300ml rượu vang, 60ml Whisky trong một ngày. Đối với phụ nữ và người nhẹ cân thì không quá 15ml ethanol một ngày. Gia tăng hoạt động thể lực (30-40 phút mỗi ngày trong tuần). Giảm ăn mặn, ăn không quá 6g muối một ngày. ăn đủ vitamin và khoáng chất, điều quan trọng nhất là ngừng thuốc lá, giảm thức ăn có mỡ và cholesterol.

Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà
Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà

Một số lưu ý khi điều trị

Thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế beta nên được chọn là thuốc điều trị khởi đầu, trừ khi có chỉ định bắt buộc hoặc đặc biệt cho các loại thuốc khác.

Liều lượng và liệu trình điều trị phải theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Huyết áp phải luôn được theo dõi thường xuyên.

Điều trị thuốc luôn cần phối hợp với điều chỉnh lối sống và chăm sóc toàn diện.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây