Trang chủVị thuốc Đông yHồi hương - Vị thuốc, tác dụng chữa bệnh

Hồi hương – Vị thuốc, tác dụng chữa bệnh

Hồi hương (Còn có tên Đại hồi, Bát giác)

Khí vị:

Khí thơm, vị cay, tính ấm, không có độc, đi vào Tâm, Thận, Vị, Tiểu trường và Bàng quang.

Chủ dụng:

Khai thông cho 2 kinh ở trên và dưới để hồi dương tán hàn, lại chỉ thống, sinh da non, bổ sự bất túc của Mệnh môn, trợ giúp cho tình trạng dương sự không cử động được, chữa chứng Can cước khí, Bàng quang lạnh sưng đau, sán khí, hoắc loạn, mửa ói, trị tất cả các chứng Thận lạnh, Tỳ hàn, miệng hôi, eo lưng đau nhức.

Kỵ dùng:

Phế và Vị có nhiệt và nhiệt độc thịnh quá thì chớ dùng, chứng cường dương hỏa thịnh cũng không được dùng bừa.

Cách chế:

Tẩm Rượu 1 đêm, sao vàng tán nhỏ.

Phu: TIỂU HỒI HƯƠNG: Tính ấm, có khả năng trừ sán khí, đau bụng, đau lưng, điều hòa trung tiêu, làm ấm dạ dày, giống như Đại hồi nhưng yếu hơn, cần dùng nước muối tẩm sao.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Tuệ Tĩnh toàn tập”

  • Chữa tê liệt nửa người: Hồi hương, Đinh hương, Rau sam, lá Bìm bìm, Nghệ, Lá Thần thông, Xương bồ, Huyết giác mỗi vị 3đ, Quế chi 5đ. Các vị tán nhỏ, trộn với 1 chén Rượu đế, 1 chén Đồng tiện, dùng xoa bóp.
  • Chữa tê thấp chân tay không cử động được, dùng: Hồi hương 40g, Thương truật 80g, Quế chi 40g, Ngãi cứu 40g, nấu với Rượu, xoa bóp chỗ đau.
  • Chữa tinh hoàn sưng đau chói đến Thận, dùng Đại hồi sao, cho vào 2 túi vải, lúc nóng thay đổi chườm, rất hay.
  • Chữa Tiểu trường sán khí, ruột sa xuống như ngón tay, đau không chịu nổi (thiên trụy) dùng Đại hồi sao, Thanh bì sao, hột Vải sao-lượng bằng nhau-tán bột, mỗi lần uống lđ với Rượu, rất hay.

“Hòa tễ cục phương”

Bài Hắc tích đan

Xuyên luyện tử 40g Mộc hương 40g Phá cố chỉ 40g Phụ tử      20g

Dương khởi thạch 40g Lưu hoàng 40g

Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 8-12g, ngày 2 lần.

Chữa Thận dương suy yếu, Thận không nạp khỉ, đờm ủng tắc trong ruột, suyễn gấp, chân tay quyết nghịch, vã mồ hôi lạnh không nsớt. rêu lưỡi trắns, mạch trầm vi.

Cũng chữa chứng bôn đồn, khí xông lên ngực, bụng sườn đầy trướng, hàn sán đau bụng, sôi bụng, ỉa lỏng; chữa cả nam giới dương nuy, tinh lạnh, lưng gôi yêu mỏi; nữ giới huyêt hải hư lạnh, đái hạ trong loãng.

Y lâm cải thác”

Bài Thiếu phúc trục ứ thang

Tiểu hồi hương 7 hạt
Diên hồ sách 4g
Đương quy 8g
Bồ hoàng I2g

sắc, chia uống, 3 lần trong ngày.

Có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, ôn kinh, chỉ thống.

Trị bụng dưới đau do huyết ứ có hòn cục, kinh nguyệt không đêu, màu kinh tỉm đen, trị viêm xoang chậu do ứ máu, quen dạ sây thai, không có thai.

Gia giảm: Bụng dưới trướng đau thêm Nga truật, Thanh bì, Mộc hương. Bụng dưới đau mà ấn vào đau hơn thêm Khương hoàng, Tam lăng. Hư hàn thêm Phụ tử.

Kiêng kỵ: Thực nhiệt làm tổn thương âm, âm hư huyết táo thì kiêng dùng.

“Ấu ấu tu tri”-Hải Thượng Lãn Ông

Nhũ hương, Một dược nghiền riêng, các vị còn lại nghiền riêng, hợp lại cùng trộn đều, nấu Tỏi lấy nước làm hoàn bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 2 hoàn với nước sắc Câu đằng và Đăng tâm.

Trị trẻ em kinh phong, nội điếu.

Chứng nội điếu nguyên nhân vì hàn tà uất kết, kiêm kinh phong mà phát ra. Có chứng trạng đau bụng, hay khóc, môi đen, dái thũng, phân xanh, mồ hôi tự ra, chảy nước miếng, uốn ván, mắt trừng lên, tròng mắt có gân đỏ và vệt máu, chỉ tay ở hổ khâu chạy vào bàn tay.

Chứng này cũng chia ra âm chứng và dương chứng: Âm chứng thì phát ra sau khi ọc sữa, Vị khí hư yếu, tinh thần mê muội. Dương chứng thì thân thể phát nóng, khóc to, tinh thần hoảng hốt, đờm sôi, thở mạnh, tay chân co giật từng cơn.

Nếu không nắm vững chứng trạng của chứng phong nội điếu thì không được dùng bừa bài thuốc này.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây