Tóc quá rậm – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao

Triệu chứng bệnh

Rất ít khi thấy đàn ông than phiền tóc râu mình quá dầy đậm, nhưng phụ nữ thì thường có than phiền như vậy. Dưới đây xin giới thiệu ba danh từ liên quan tới râu tóc đó giúp bạn phân định tình hình của bạn thuộc dạng nào.

Chứng nhiều lông của chị em thường do hormon khác thường của cơ thể, khiến những nơi đáng lẽ không nên nhiều lông lại mọc nên quá nhiều lông rậm. Tuy nhiên nếu thuần tuý là chứng nhiều lông lại không liên quan tới hormon trong cơ thể mà chỉ do đặc trưng kiểu hình của mỗi con người, nam nữ đều như vậy, chủ yếu do ảnh hưởng của chủng tộc và hoàn cảnh địa lý,thí dụ đối với người châu Âu, thường có lông cơ thể rậm hơn những người châu Á. Khi ta gọi một người nữ bị nam tính hóa là do cơ thể cô ta xuất hiện những hiện tượng nam tính như giọng trầm, cơ bắp nẩy nở như đàn ông, lông tơ trên mặt nhiều, nữ tính trên cơ thể bắt đầu mất dần, như ngực nhỏ lại, hết kinh, âm đạo thu nhỏ và khô, thì có thể khẳng định là do mất cân bằng về hormon dẫn tới chứng nhiều lông.

Tùy theo vị trí và số lượng, hiện tượng nhiều lông trên cơ thể chị em có những dạng thường gặp như sau :

  • Khi mãn kinh, có thể do chất hormon nữ tiết ra ngày càng giảm, trên mặt bắt đầu mọc lên rất nhiều lông tơ, giả sử không có lý do cấm không dùng estrogens, lúc này có thể dùng thuốc này để điều trị.
  • Khối u lành tính hay ác tính khiến tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều adrenocortical steroids, gây tới chứng nhiều lông hay nam tính hoá, chỉ cần xét thử nghiệm máu, hay chụp cắt lớp vị trí tuyến thượng thận, sẽ chẩn đoán được bệnh trạng. Khi tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormon steroids, gây nên chứng hội chứng cushing cũng có triệu chứng tương tự, ngoài có chứng nhiều tóc ra, bộ mặt cũng biến thành hình tròn như trăng hay lưng dầy, to bè ra vì tập trung quá nhiều mỡ.
  • Có thể người ta không tin một chứng bệnh đặc thù là khối u nang buồng trứng, biết tiết ra hormon nam tính, gây nên chứng nhiều lông và nam tính hoá.
  • Có một số thuốc cũng khiến nam tính hoá, ví dụ, như thuốc điều trị triệu chứng thời mãn kinh hay làm giảm sự mỏi mệt, một số chị em sau khi dùng có giảm nhẹ được triệu chứng nhưng cũng có một số chị em gây nên hiện tượng nam tính hoá, rõ rệt nhất là nhân trung phía dưới mũi mọc lên nhiều lông.

Nhiều năm qua, thuốc trị huyết áp cao là “minoxidil” cũng bị coi là thứ thuốc gây nam tính hoá, khi mọi người đang lo lắng thì nhà khoa học lại lập tức chuyển hướng chúng sang việc chữa trị hói đầu, đổi tên thành ” rogaine”, chính thức đưa ra thị trường ở Mỹ và Canada. Cho nên khi bạn đang dùng thuốc “minoxidil” trị cao huyết áp nếu phát hiện mình mọc lên những lông rậm đáng ghét,thì nên ngưng thuốc và cho chồng bạn bị hói uống, còn bản thân bạn sẽ đổi sang một thứ thuốc trị huyết áp cao hay hơn.

Định hướng biện pháp xử lý

Triệu chứng : LÔNG TÓC QUÁ RÂM

Khả năng mắc bệnh Biện pháp xử lý
1. Hiện tượng do chủng tộc hay hoàn cảnh địa lý gây nên • Nếu cần, có thể điều chỉnh bằng phẫu thuật thẩm mỹ.
2. Thời mãn kinh

3. Biến chứng khối u tuyến thượng thận, tuyến yên hay buồng trứng, hội chứng cushing

•  Bổ sung estrogens.

•   Điều trị, thuốcmen, mổ hay xạ trị.

4. U nang buồng trứng

5. Phản ứng thuốc (monox- idile, hormnon nam tính)

•  Mổ cắt bỏ.

•  Ngưng thuốc.

Xem chi tiết bệnh

U tủy thượng thận – Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng và điều trị bệnh u tuyến yên

Triệu chứng bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận