Khi bạn cảm thấy khát, thường đều hiểu nguyên nhân gây khát. Ví dụ trong mùa hè, vừa đánh xong vài ván tenis, toàn thân đầy mồ hôi, chắc chắn bạn có ước muốn là đi tới chỗ mát nghỉ ngơi và uống nước cho thỏa thích, hay là bạn dùng thức ăn quá mặn thì suốt ngày đều cảm thấy khát, hiện tượng như vậy không đáng ngạc nhiên.
Nhưng nếu như bên ngoài đang lạnh, bạn không tập thể thao gì cả, cũng không ăn gì mặn cay, vẫn cảm thấy khát. Nghĩ lại bạn nhớ ra mình vài ngày gần đây thường cảm thấy khát nước thậm chí cảm giác đó kéo dài từ vài tuần nay, thì đây là một hiện tượng không bình thường rồi đó.
Khát nước và không ngừng uống nước không phải hoàn toàn không có quan hệ với nhau. Có một số người không phải uống nước vì khát nước, mà có lẽ vì họ thích uống nước, hay vì muốn giảm cân, hay trước đây từng mắc chứng bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước để khỏi tái phát. Ngoài ra, còn có một hiện tượng khác thường là người bệnh ép buộc mình uống nước cho thật nhiều. Trái lại khát nước dị thường thực sự thì không như vậy. Nó không cho bạn tự lựa chọn, mà buộc lòng bạn phải uống rất nhiều nước mới được.
Trước khi tìm hiểu về hiện tượng này và ảnh hưởng của chúng, cần ghi nhớ một điều là, uống vào bao nhiêu nước thì phải thải ra bấy nhiêu. Chính do bạn uống vào thật nhiều thì buộc phải đi nhiều lần.
SỰ HẤP THỤ VÀ SỰ BÀI TIẾT CỦA NƯỚC
khi theo dõi ca bệnh nặng, bác sĩ thường cho lập bảng theo dõi lượng hấp thụ và bài tiết, nhằm theo dõi sự cân bằng của chất dịch trong cơ thể, và sự hấp thụ và bài tiết chất dịch trong cơ thể ra sao. Muốn giữ được trạng thái cân bằng giữa hàm lượng chất dịch cần tới tác dụng phối hợp của vài loại hormon. Chỉ cần một trong số đó xuất hiện vấn đề, cũng dẫn tới hiện tượng tích nước trong cơ thể hay khát nước. Nói một cách khác, nếu chất dịch thải ra nhiều hơn nước uống vào, thì cảm thấy khát nước. Giả sử lượng uống vào nhiều hơn lượng thải ra, thì lại một bệnh tật.khác. Trong đó nghiêm trọng nhất là người bệnh tim có thể bị tích nước trong phổi.
Hormon phụ trách cân bằng chất dịch này có tên gọi là chống lợi tiểu (Anti Diuretie hormone gọi tắt là ADH). Chúng ta đều biết rằng chất lợi tiểu có tác dụng giúp người ta dễ dàng thải nước tiểu, còn ADH có tác dụng ngược lại, giúp giữ chất dịch lưu lại trong cơ thể. Đối với một con người có sức khoẻ bình thường, lượng tiết của hormone này tuỳ theo thay đổi của chất dịch được hấp thụ, cho nên khi ta uống nước nhiều, cơ thể sẽ bớt tiết ADH, cơ thể thải ra những phần nước thừa, cảm giác khát nước thì không có, nên không cần uống thêm nước. Chất dịch trong cơ thể cuối cùng cũng được cân bằng. Ngược lại, khi bạn lạc đường trong sa mạc, não sẽ chỉ huy tiết ra nhiều ADH, nhằm lưu lại nước trong cơ thể, chờ tới lúc cần thiết. Cho nên trong trạng thái bình thường, bạn càng uống nhiều thì càng bài tiết ra nhiều nước, uống càng ít thì càng ít bài tiết. Đây là hiện tượng bình thường nhằm duy trì chất dịch cần thiết cho cơ thể. Đây cũng chính là lý lẽ cơ bản của công thức cân bằng T = P (Tea = Pee).
Có một chứng bệnh gọi là đái tháo nhạt (đừng lầm với bệnh tiểu đường), bộ phận chỉ huy bài tiết hormone của não bộ bị bệnh khiến cơ thể thiếu ADH, từ đó lượng nước tiểu cần thải ra mất hết sự điều tiết, cứ như đã dùng thuốc lợi tiểu. Người bệnh không ngừng cảm thấy khát, và luôn miệng uống nước, đồng thời không ngừng thải ra nước tiểu. Xin hiểu đây khác với trường hợp luôn đi tiểu nhưng tiểu ra rất ít. Triệu chứng sau là bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiểu hay sưng tiền liệt tuyến.
Có một số biến chứng bệnh thận, cũng ảnh hưởng tới khả năng phản ứng của thận đối với ADH, cho dù ADH tiết ra bình thường nhưng thận vì không thể phát huy tác dụng, nên gây hậu quả như nhau, cũng không ngừng khát và không ngừng tiểu.
Chứng đái tháo nhạt thực ra là một chứng bệnh hết sức hiếm, tỉ lệ mắc bệnh là 15/100,000. Còn một chứng bệnh khác cũng khát nước và tăng nước tiểu đó là chứng tiểu đường.
Đường máu cao cũng có thể gây khát nước, vì cơ thể cần nhờ nước tiểu để thải chất đường thừa ra ngoài, nhưng thận không thể cho chất đường thông qua, cho nên cơ thể cần cung cấp nhiều nước để hòa tan chất đường. Khi chứng bệnh tới mức không thể không chế, khiến cơ thể chứa quá nhiều đường máu và đường tiểu, cơ thể vẫn bị mất nước, nên có cảm giác khát.
TÌM RA NGUYÊN NHÂN KHÁT NƯỚC
Chúng ta hãy tìm hiểu hiện tượng khiến khát nước nghiêm trọng chủ yếu do gì ?
- Khi bạn thấy khát, có dẫn tới thèm ăn không, nhưng lại bị sụt cân, cho thấy bạn đang mắc chứng bệnh tiểu đường. Nếu là phụ nữ còn thấy ngứa âm đạo, cho thấy âm đạo trở thành một môi trường đa đường, gây nhiễm nấm, nhất là khi bạn bị ghẻ thì khả năng mắc chứng bệnh trên càng cao.
- Khát nước và tiểu nhiều phát sinh đột ngột hay từ từ ? Nếu là đột ngột, là chứng bệnh thần kinh ; nếu từ từ, chắc có thể do đái tháo nhạt (tất nhiên cần loại trừ tiểu đường khác)
- Nếu nước tiểu thải ra nhiều hơn 5 lít mỗi ngày, chắc mắc chứng đái tháo nhạt rồi, hay chứng thận hoặc thần kinh. Nếu ít hơn 5 lít, chắc là tiểu đường, có thể nhờ tấm thử đường tiểu để kiểm tra, xem có chất đường tồn tại trong nước tiểu hay không ? Nếu là chứng đái tháo nhạt, thận hay bệnh thần kinh thì tấm thử sẽ không có phản ứng dương tính
- Bạn có thường xuyên thức dậy giữa đêm để tiểu không ? Nếu là chứng tinh thần gây khát nước, người bệnh suốt đêm ngủ ngon, chỉ thức dậy một hai lần mà thôi.
- Thứ nước gì giải khát tốt nhất ? Người bệnh đái tháo nhạt rất kén chọn, họ thích nước đá hơn, không thích nước sođa, hay nước trà nóng, nhưng nếu do chứng thần kinh, chỉ cần nước là xong, giả sử cảm giác khát xuất hiện ngắt quãng, chắc do chứng thần kinh.
- Nếu không được bổ sung phần nước kịp thời, có còn thải ra nhiều nước nữa không ? Nếu có, thì chắc chắn mắc chứng bệnh đái tháo nhạt. Nếu uống ít lại, lượng tiểu cũng bớt, thì là vấn đề tinh thần.
Nếu chứng thực căn bệnh là đái tháo nhạt, thì bạn cũng nên xem lại còn nguyên nhân chứng thần kinh hay không ? theo đó lý giải tại sao ADH giảm lượng tiết ?
- Nếu bị trúng gió trong thời gian gần đây, chắc do trung khu phụ trách tiết ADH bị tổn thương.
- Nếu là chị em từng bị ung thư vú, có lẽ do tế bào ung thư di căn tới não bộ, nơi phụ trách tiết ra
- Gần đây có bị nhức đầu hay không ? Hay thị lực có thay đổi, đều cho thấy não bộ bị một tổn thương gì đó.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : KHÁT NƯỚC LẠ THƯỜNG
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Gần đây ăn nhiều thứ đồ mặn, cay | • Cứ uống nước không sao cả. |
2. Khát nước một cách gượng ép | • Tìm sự trợ giúp về tâm lý. |
3. Chứng đái tháo nhạt | • Kiểm tra trạng thái thần kinh, tìm ra nguyên nhân khiến nào bộ ngưng tạo ra ADH. |
4. Tiểu đường | • Khống chế đường máu. |
5. Bệnh thận | • Điều trị. |
6. Chứng bệnh về não | • Kiểm tra kỹ càng. |
Xem chi tiết bệnh
Đái tháo nhạt – Triệu chứng và thuốc điều trị
Đái tháo đường typ 2 và thuốc điều trị mới nhất