Triệu chứng run không tự chủ
Nếu như do quá mệt mỏi hay quá giận dữ mà khiến hai tay run rẩy, đó không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy vậy khi sự run rẫy đó không phải tạm thời hay lành tính, thì phải chú ý, không chỉ run ở tay mà còn kể cả các bộ phận trên cơ thể, trong đq run lưỡi và đầu là thường gặp nhất. Dưới đây xin giới thiệu một số triệu chứng gây run rẩy :
Thông thường, người ta nghĩ ngay tới chứng Parkinson. Vì đây là một chứng bệnh thần kinh hết sức nghiêm trọng, không những không thể chữa khỏi mà còn gây cho người bệnh tàn phế.
Đến nay người ta vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây nên căn bệnh này, cũng không biết nên đề phòng như thế nào, chỉ một điều có thể khẳng định là não có bệnh, trong não thiếu đi một chất hóa học gọi là Dopamine. Cho nên hiện nay cách điều trị chứng bệnh này thường là chú trọng bổ sung chất hoá học đó, để làm triệt tiêu triệu chứng trên.
Xin giới thiệu cùng các bạn cách phân biệt những chứng bệnh run khác nhau:
Ngộ độc chất hoá học hay thuốc cũng có thể gây chứng run, uống cà phê và rượu quá nhiều (hơn 10 ly trong ngày) là một ví dụ điển hình. Người bệnh suyễn dùng thứ thuốc làm giãn khí quản gọi là Theophylline hoặc người động kinh dùng loại thuốc ức chế đột quỵ cũng gây run rẩy, còn thứ thuốc Compazine là một loại thuốc an thần, và chống nôn, cũng khiến người uống bị run ở đầu, nhất là thường gặp ở những người già, cứ như chứng Parkinson thật đáng sợ nhưng chỉ cần ngưng thuốc thì triệu chứng sẽ hết.
Ngoài ra còn có cái run tự phát, do sự di chuyển, một hay hai tay run, nên dễ bị hiểu lầm là chứng Parkinson khiến người bệnh hoảng sợ. Thông thường, chứng Parkinson chỉ gây run khi nghỉ ngơi, còn có cử động thì triệu chứng run sẽ giảm, nhưng chứng run do di truyền thì ngược lại, hai tay khi cần cầm đồ hay viết chữ mới run, sức ép về tám trạng càng khiến hiện tượng run thêm trầm trọng. Điều phân biệt dễ dàng nhất là, run tự phát không bao giờ có hiện tượng chảy nước miếng, cứng cơ bắp. Không có vì run mà gây những biến chứng khác trên cơ thể.
Chứng này cũng như chứng Parkinson thường xuất hiện ở những người già, có 15% xuất hiện trên những người trên 70 tuổi, tôi cũng từng thấy có những người chỉ 35-40 tuổi cũng mắc chứng bệnh trên, tuy nhiên run tự phát không có nghĩa là cơ thể có bệnh, nhưng có điều phải chú ý là, chỉ cần uống một hai ly rượu nhỏ có thể làm giảm triệu chứng run động của cơ bắp, cho nên khiến người bệnh hết sức ỉ lại vào rượu, thời gian lâu sẽ trở thành người nghiện.
Có một số bệnh cũng gây hiện tượng run, như biến chứng gan nặng, chức năng thận lạ thường, cường giáp, chứng bệnh bất kỳ ở não, như xơ cứng hỗn hợp, chân thương sọ não, trúng gió gây não tổn thương hay chứng Parkinson… Tuy nhiên chứng run chỉ gây khó chịu nhẹ cho người bệnh, nhưng không phải triệu chứng duy nhất và quan trọng nhất. Thí dụ, cường giáp thường có các triệu chứng khác như thần kinh, nhịp tim nhanh, làn da nóng, mạch nhanh, sưng húp mắt, mao mạch nhỏ lại, đầu lưỡi rung, nếu nghi mình bị chứng bệnh này, thử duỗi hai tay ra, bàn tay hướng xuống, năm ngón xoè ra, đặt một tấm khăn giấy lên lưng bàn tay, nếu giấy có hiện tượng run, tức là đang mắc chứng bệnh cường giáp.
Khi đôi tay bạn bị run thì cần chú ý vài điểm như sau :
- Bạn có khi nào dùng những thứ thuốc mà trước đó không hề dùng? Nhát là thuốc
Compazine….VÌ thuốc này có khả năng gây run. Tôi có một người bệnh trên 70 tuổi, thân thể xưa nay rất khoẻ, một mùa đông ông ta đi tàu thấy không khỏe nên đã uống Compazine, hai ba hôm sau, bắt đầu xuất hiện chứng Parkinson, sau khi ngưng dùng thuốc Compazine, căn bệnh đã biến mất hoàn toàn.
- Nếu như cơ thể khá khỏe, chỉ trừ ngón tay bị run, hay đầu đôi khi cũng bị run, thì thuộc chứng di truyền, có thể phát bệnh ngay từ nhỏ, hay biến mất hoặc nặng hơn khi lớn tuổi, nhưng không có nghĩa là có chứng bệnh gì trong cơ thể, chỉ cần chú ý chớ nên quá ỷ lại rượu để kiềm chế sự run.
- Khi bạn ở vào tuổi hơn 70, thân thể vẫn còn khỏe mạnh, khi phát hiện đôi tay bị run, thậm chí kể cả cằm, không cần quá lo lắng, đây chỉ là một số hiện tượng bất tiện của tuổi già không phải là chứng bệnh nghiêm trọng.
- Nghiện rượu là nguyên nhân phổ biến gây run. Nhất là khi mới sáng thức dậy bạn đã cần tới rượu thì càng khẳng định thêm điều chẩn đoán trên. Khi người bệnh đái đường dùng quá nhiều insulin, khiến đường máu xuống thấp, nên bị run, yếu sức, vã mồ hôi, chỉ cần uống chút đường và uống ly nước quít sẽ khỏi.
- Run do cường giáp, sẽ ảnh hưởng tới đầu lưỡi, chỉ cần le lưỡi sẽ phát hiện hiện tượng run.
Tóm lại, run không phải là một chứng bệnh, và chỉ là một triệu chứng, có khả năng xảy ra trên cơ thể người khỏe mạnh, hay người dùng thuốc không đúng gây mất cân bằng trên cơ thể.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : RUN
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Stress. | • Thư giãn. |
2. Chứng Parkinson – khi nghỉ thì run, khi đưa tay cầm một thứ gì đó thì đỡ hơn. | • Thuốc men. mố (còn trong gian đoạn thử nghiệm lâm sàng). |
3. Phản ứng do thuốc. | • Ngưng thuốc, giảm liều, hay thay thuốc khác. |
4. Tự phát, di truyền, người lớn tuổi. | • Không phải chứng bệnh, thư giãn, không nên quá ỷ lại rượu. |
5. Bệnh gan. | • Uống thuốc, chú ý ăn uống. |
6. Bệnh thận. | • Chăm sóc, chạy thận nhân tạo. |
7. Cường giáp. | • Thuốc, xạ trị, mổ. |
8. Xơ cứng hỗn hợp. | • Trước mắt không có cách điều trị. |
9. Trúng gió. | • Chăm sóc. |
10. Hiện tượng lão hóa thường. | • Không cần điều trị. |
11. Rượu gây nên. | • Đừng uông rượu. |
12. Tiểu đường. | • Tránh dùng quá nhiều insulin. |
Xem chi tiết bệnh
Đái tháo đường typ 2 và thuốc điều trị mới nhất
Biểu hiện Stress – dấu hiệu căng thẳng tâm lý nguy hại cho sức khỏe
Bệnh Parkinson – triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán
E bị run lưỡi và tay, tim đập nhanh mạnh khi hồi hộp hay nói trước đám đông nhưng khi e nhìn và nói trước gương thì thấy bình thường không bị run. thường làm việc chậm hay bị quên khi nói trước đám đông vậy cho em hỏi có thuốc nào trị được không ạ
Bạn nên đọc thêm về bệnh “rối loạn thần kinh thực vật” đông y là “chính xung”, “tâm quý” trên trang thuocchuabenh.vn ở ô tìm kiếm. Bệnh của bạn có thể liên quan đến thần kinh thực vật. Bạn nên tìm đến các sơ sở y tế có chuyên ngành thần kinh học hoặc tâm lý học, đông y để khám.