Sulfasalazin (Salazopyrine) thuốc chống viêm đại tràng

Tác dụng thuốc

Sulfasalazin

Salazopyrine ® (Pharmacia & Upjohn).

Tên khác: salazosulfapyridin.

Tính chất: sulfamid (sulfapyridin) phối hợp với một dẫn xuất của acid salicylic (acid 5 aminosalicylic, 5- ASA hay mesalazin): dẫn chất này là phân tử có tác dụng trong các bệnh viêm ruột.

Chỉ định

  • Theo đường uống: phòng các đợt tiến triển viêm trực tràng xuất huyết.
  • Theo đường trực tràng: các dạng viêm trực tràng xuất huyết và vừa (không vượt quá góc đại tràng trái).
  • Dự kiến theo đường uống trong điều trị cơ bản viêm đa khớp dạng thấp không có đáp ứng điều trị vơí các Thuốc chống viêm không Steroid khác; tác dụng chỉ thể hiện sau 4-8 tuần trị liệu.

Liều dùng

Theo đường uống:

  • Liều khởi đầu: 6-8 giờ uống l-2g (4-6g mỗi ngày).
  • Liều duy trì: 6 giờ uống 500mg (2g mỗi ngày), trong nhiều tháng.
  • Trẻ em: liều tấn công: 6 giờ uống 10-15mg/kg; liều duy trì: 6h uống 7,5-10mg/kg.
  • Điều trị cơ bản viêm đa khớp dạng thấp:  2g mỗi ngày

(40mg/kg/ngày) với liều tăng dần; với người có tuổi hay thiểu năng thận nặng liều không quá 1-1,5g/ngày.

Theo đường trực tràng:

Một lần thụt mỗi tối trong một tuần.

Thận trọng

  • Trước khi điều trị, phải khẳng định chẩn đoán bằng phương pháp soi trực tràng và đại tràng sigma.
  • Theo dõi về huyết học (cho dùng kéo dài sẽ có nguy cơ bị mất bạch cầu hạt, đôi khi chết người) và kiểm tra định kỳ nước tiểu.
  • Tiếp nước tốt (uống sao cho lượng tiểu trên 1500ml trong 24 giờ).
  • Giảm liều khi có suy thận.
  • Kích ứng dạ dày-ruột: cho dùng thuốc vào bữa ăn.
  • Với người có quá trình acetyl hóa chậm, bệnh sẽ tiến triển.

Chống chỉ định

  • Đã bị dị ứng vồi sulfamid hay
  • Tắc ruột hay đường tiết niệu.
  • Thiểu năng gan.
  • Thiếu men glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
  • Tổn thương huyết học, bệnh
  • Viêm tuy hay có tiền sử viêm tuỵ.
  • Có thai (gây quái thai ở động vật), cho con bú.

Tác dụng phụ

  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, nhức đầu.
  • Các phản ứng dị ứng ở da: nhạy cảm ánh sáng, ngứa, nổi mẩn, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson) hay hoại tử da (hội chứng Lyell).
  • ức chế tuỷ xương (giảm thrombin huyết, giảm bạch cầu, đặc biệt mất bạch cầu hạt).
  • Thiếu máu tan huyết miễn dịch – dị ứng.
  • Độc với gan (viêm gan, vàng da).
  • Độc với thận (có tinh thể trong nước tiểu, tiểu ra máu).
  • ít tinh trùng.
  • Bệnh phổi kẽ (hiếm gặp).
  • Nguy cơ thiếu acid folic.
  • Methemoglobin huyết.
  • Màu vàng-nâu của nước tiểu kiềm: không có ý nghĩa đặc biệt.

Tương tác: với các thuốc uống chống đông máu, chống đái tháo đường và phenytoin (tác dụng và độc tính của các thuốc này tăng lên); với digoxin và acid folic (giảm nồng độ trong huyết tương và hiệu lực của các thuốc này); với Phenylbutazon và oxyphenylbutazon (hiệp đồng tác dụng); với các thuốc kháng folic (hiệp đồng tác dụng của các thuốc này); với các muối sắt và calci (ức chế hấp thu ở ruột).

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận