Viêm da thần kinh là một loại bệnh trong đó chức năng của da bị mất đi, xuất hiện rõ sự tổn thương trên da. Bị mắc nhiều ở phần gáy hoặc hai bên nách, bộ phận đằng sau đầu gối, cẳng tay, đùi, bắp chân và phần lưng, v.v… Nó thường xuất hiện ở dạng vảy tấm, hình tam giác hoặc hình đa giác lồi lõm khác nhau, da dầy thêm, đường da bị nổi lên, nhìn giống như rêu, thường có mầu hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Bị ngứa dữ dội là triệu chứng chủ yếu khác của bệnh. Ví như người bệnh trên da toàn thân có nhìn thấy rõ sự tổn thương còn gọi là viêm da thần kinh mãn tính.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Trong lá trà có chứa hàm lượng vitamin phong phú. Hàm lượng vitamin B vào khoảng 100- 150 ppm. Vitamin B11 là hàm lượng cao nhất có trong vitamin B, nó chiếm khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng tránh những bệnh về da như bệnh ghẻ.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà muối
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà một lượng vừa đủ, một ít muối ăn. Cho nước vào lá trà đun sôi trong 5 phút, khi còn nóng cho muối vào đảo đều là có thể dùng được. Mỗi ngày một thang, dùng để ngâm bên ngoài đối với người bệnh.
Công dụng chữa trị: Làm se da, chữa viêm, trị ngứa, kháng khuẩn.
Chú ý: Phương trà này dùng với những người viêm da do bọ cắn.
- Trà gừng già lá ngải
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá ngải 6 gam, gừng già 50 gam, 2 củ tỏi to vỏ tím, một ít muối ăn, trà trần 6 gam. Bỏ muối ăn ra ngoài, cho nước vào đun trong 5 phút, khi còn nóng cho muối vào đảo đều là có thể dùng được. Mỗi ngày 1-2 thang, dùng để rửa bên ngoài đối với người bệnh.
Công dụng chữa trị: Giải độc, diệt khuẩn, tiêu độc, hành khí.
Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị viêm da thần kinh.
- Nước trà xanh
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh 10-15 gam. Cho nước vào đun sôi trong 5 phút cho đến khi thành nước cốt đặc. Lấy bông băng rửa nhiều lần bên ngoài người bệnh trong 10 phút. Rửa mỗi lần vào sáng và tối.
- Tản trà
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Cam thảo, lá trà một lượng vừa đủ. Cho cam thảo vào đun sôi trong 15 phút, dùng nước cốt rửa bên ngoài cho người bệnh. Lá trà nghiền nhỏ thành bột đắp lên bên ngoài người bệnh.
Công dụng chữa trị: Làm se da, thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu thấp.
Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị phát ban âm nang.
Những điều cần ghi nhớ
Vào 30 ngày hè nóng nhất trong năm là lúc dễ mắc bệnh viêm da nhất, viêm da gây ngứa nên ảnh hưởng tới giấc ngủ và công việc của người bệnh, nếu không kịp thời chữa trị có thể xuất hiện biến chứng. Theo sự giới thiệu của các bác sĩ chuyên khoa da, viêm da vào mùa hè thường xuất hiện 5 dạng sau:
Một là viêm da do bị kích thích nhiệt. Dễ phát bệnh vào 30 ngày hè nóng nhất trong năm khiến da xuất hiện những nốt phát ban lớn màu hồng. Người bệnh cảm thấy ngứa và sẽ gãi liên tục, làm chỗ ngứa bị gãi xuất hiện vết gãi, đóng vẩy, da dầy thêm và sẽ tiếp tục bị lây lan, nhiệt độ càng cao, độ ẩm càng lớn, bệnh viêm da sẽ càng nghiêm trọng, nhiệt độ giảm bệnh viêm da sẽ có khả năng tự lành.
Thứ hai, viêm da do sự tác động của các tia sáng mặt trời. Khi da chịu phải những tác động của các tia cực tím của ánh sáng mặt trời rất dễ khiến da xuất hiện các nốt ban đỏ mang tính phù thũng. Những nốt này sẽ xuất hiện trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi chịu phải sự tác động, người bị nặng sẽ có thể xuất hiện những mụn nước, kèm theo việc những mụn nước này xuất hiện là có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, tim đập loạn nhịp v.v… Những người mắc chứng bệnh này sẽ có cảm giác nóng nực như thiêu đốt và cảm thấy đau đớn. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới làn da của bản thân thì chúng ta cần phải chú ý khi đi ra ngoài trời chú ý che chắn cẩn thận như đội mũ hoặc có thể bôi lên da lớp kem chống nắng để giảm tác động của tia cực tím.
Thứ ba là viêm da mang tính kích thích. Vào mùa hạ thời tiết nóng nực, cơ thể chúng ta ra rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào thời tiết đó sử dụng mỹ phẩm trang điểm hay các loại mỹ phẩm bôi bên ngoài là không phù hợp, thường là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm da mang tính kích thích, khi đó làn da sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ đồng thời có cảm giác nóng bỏng và ngứa ngáy. Đối với những trường hợp viêm da do bị dị ứng bởi hoá mỹ phẩm thì cần nhanh chóng không tiếp tục sử dụng hoá mỹ phẩm nữa, mà trước tiên cần phải làm thí nghiệm, nếu sau khi có kết quả không có bất cứ phản ứng không tốt nào thì mới cho phép sử dụng.
Thứ tư là viêm da do bị côn trùng cắn. Phần lớn là vào những ngày thời tiết nóng bức thường ở những vị trí dễ nổi mụn ở trên da xuất hiện những nốt ban đỏ mang tính thuỷ thũng.
Chúng ta có thể nhận ra được những nốt thuỷ thũng với mật độ dày đặc và đầu to nhỏ khác nhau, khi bị vỡ ra sẽ có cảm giác nóng bỏng và ngứa ngáy khó chịu. Để tránh bị viêm da do côn trùng cắn thì cần phải làm tốt công tác vệ sinh môi trường sống xung quanh, đồng thời cần đóng các cánh cửa sổ hay cửa chính để tránh côn trùng thâm nhập vào trong nhà. Khi bị côn trùng cắn thì nhanh chóng rửa sạch những chỗ bị thương bằng xà phòng rồi bôi những loại thuốc khử độc và bảo vệ những chỗ bị thương tổn đó.
Thứ năm là viêm da do truyền nhiễm. Để tránh cho da bị viêm do truyền nhiễm thì trước tiên cần phải luôn duy trì sự sạch sẽ cho da, thường xuyên tắm rửa, cắt móng tay, sau khi da bị nhiễm nước thì cần nhanh chóng duy trì da có được sự sảng khoái và khô. Chú ý căn phòng phải thoáng gió, thoáng mát. Những người phụ nữ khi dùng mỹ phẩm trang điểm thì cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều bởi vì nếu dùng quá nhiều mỹ phẩm sẽ khiến cho sự phân tiết của da gặp trở ngại từ đó mà dẫn tới viêm da.