Blog Trang 460

Bệnh Viêm cầu thận mạn tính – Chẩn đoán và điều trị

Định nghĩa: bệnh cầu thận tiềm tàng gắn với suy thận tiến triển chậm.

Căn nguyên: thường không rõ. Có thể là viêm cầu thận mạn tính xảy ra sau viêm cầu thận cấp không được chẩn đoán, viêm cầu thận cấp không có triệu chứng hoặc bệnh nhân đã quên.

Giải phẫu bệnh: viêm cầu thận mạn tính có các tổn thương tế bào học khác nhau: viêm cầu thận trong mao mạch, ngoài mao mạch, thành ổ có tăng sinh, thành ổ xơ hoá, hoặc không phân loại được (xem bệnh cầu thận).

Triệu chứng: viêm cầu thận mạn tính thường được phát hiện một cách tình cò khi xét nghiệm toàn diện nước tiểu có protein niệu (trên 1-1,5 g/ngày), có đái ra máu vi thể, đái ra bạch cầu, có trụ hạt, trụ hồng cầu và đôi khi có thể có sáp.

Trong trường hợp nặng, bệnh thận còn thể hiện bằng thiếu máu hay bằng cao huyết áp do suy thận.

Viêm cầu thận mạn tính đôi khi được chẩn đoán khi mắc một bệnh khác hay khi bị một bệnh nhiễm khuẩn, tiến triển đột ngột tới suy thận. Hơn một phần ba số trường hợp chuyển thành hội chứng thận hư. Khẳng định chẩn đoán bằng chọc dò-sinh thiết thận.

Tiên lượng và tiến triển: phụ thuộc vào thể tế bào học. Viêm cầu thận ngoài mao mạch dẫn đến suy thận giai đoạn cuối sau vài năm; các thể khác dẫn đến suy thận sau 10-20 năm hoặc lâu hơn.

Điều trị: điều trị triệu chứng (xem suy thận mạn tính). Nên tránh tiêm vaccin và phải điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng và tai-mũi- họng. Không nên mang thai vì tiên lượng cho cả mẹ và con đều xấu ngay cả với các thể tiến triển chậm hay không nghiêm trọng.

Cảm nhận em bé đạp

Khi nào tôi sẽ cảm nhận được em bé đạp? Cảm giác em bé đạp như thế nào? Tôi nên cảm nhận em bé di chuyển bao nhiêu lần? Tôi có nên theo dõi em bé đạp không?

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong thai kỳ là khi bạn cảm nhận được những cú đạp nhẹ đầu tiên của em bé. Những chuyển động nhỏ này giúp bạn yên tâm rằng em bé đang phát triển và tạo nên sự kết nối gần gũi hơn với sự sống bé bỏng bên trong bạn.

Khi nào tôi sẽ cảm nhận được em bé đạp?

Bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của em bé, gọi là “quickening,” trong khoảng từ tuần 16 đến 25 của thai kỳ. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể chưa cảm nhận được cho đến gần tuần thứ 25. Đối với lần mang thai thứ hai, một số phụ nữ có thể cảm nhận chuyển động sớm từ tuần 13. Bạn dễ dàng cảm nhận được em bé đạp khi ở trong tư thế yên tĩnh, như khi ngồi hoặc nằm.

Cảm giác khi em bé bắt đầu di chuyển

Từ những cú đạp đầu tiên đến khi em bé vươn mình, bạn có thể mong đợi những gì khi con bắt đầu di chuyển trong tử cung?

Cảm giác em bé đạp như thế nào?

Các bà mẹ mang thai mô tả những chuyển động của em bé như những cánh bướm đập, cơn giật nhẹ hay cảm giác lộn nhào. Ban đầu, có thể rất khó để nhận ra liệu em bé đã di chuyển hay chưa. Các bà mẹ mang thai lần hai và ba thường dễ phân biệt những chuyển động đầu tiên của em bé với cảm giác của cơn đói, hơi đầy bụng hay những chuyển động bên trong khác.

Đến tam cá nguyệt thứ hai và ba, những chuyển động sẽ trở nên rõ ràng hơn và bạn sẽ có thể cảm nhận được những cú đạp, đấm và khuỷu tay của em bé.

Tôi nên cảm nhận em bé di chuyển bao nhiêu lần?

Sớm trong thai kỳ, bạn có thể chỉ cảm thấy những cú đập nhẹ thỉnh thoảng. Nhưng khi em bé lớn dần lên – thường là vào cuối tam cá nguyệt thứ hai – các cú đạp sẽ trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Các nghiên cứu cho thấy vào tam cá nguyệt thứ ba, em bé di chuyển khoảng 30 lần mỗi giờ.

Em bé thường di chuyển nhiều hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày khi chúng xen kẽ giữa trạng thái tỉnh táo và ngủ. Thông thường, chúng hoạt động mạnh nhất từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng, ngay khi bạn cố gắng đi ngủ. Sự gia tăng hoạt động này là do mức đường huyết của bạn thay đổi. Em bé cũng có thể phản ứng với âm thanh hoặc chạm, và thậm chí có thể đạp vào lưng của bạn nếu bạn nằm quá gần trong giấc ngủ.

Tôi có nên theo dõi em bé đạp không?

Khi các chuyển động của em bé đã ổn định (thường là vào tuần 28), một số bác sĩ khuyên bạn nên theo dõi những cú đấm, cú đạp và cú đá để đảm bảo rằng em bé vẫn phát triển bình thường. Đây được gọi là đánh giá chuyển động thai nhi, đếm cú đạp của thai nhi hoặc đếm chuyển động của thai nhi.

Các bác sĩ sản khoa khuyên các bà mẹ thực hiện đếm chuyển động thai nhi. Dù chuyển động giảm hoặc đếm không chính xác có thể gây lo lắng, nhưng chúng có thể không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Nếu bạn cảm thấy em bé đạp ít hơn bình thường, hãy liên hệ với bác sĩ.

Việc đếm có thể trở nên khó khăn hơn khi bạn mang song thai. Bạn có thể không phân biệt được bé nào đang di chuyển. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn khuyên bạn nên thực hiện điều này để theo dõi.

Nếu bạn đang đếm, hãy ghi lại các cú đạp của em bé để theo dõi mô hình chuyển động bình thường của bé. Để đếm chuyển động, hãy chọn thời điểm em bé thường hoạt động mạnh nhất (thường là sau khi bạn đã ăn một bữa). Hãy ngồi thoải mái trên ghế hoặc nằm nghiêng. Nếu nằm xuống, hãy nằm nghiêng bên trái để giúp tuần hoàn tốt hơn cho em bé.

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách đếm chuyển động của em bé, nhưng Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên ghi lại thời gian để em bé thực hiện 10 chuyển động. Bạn nên cảm nhận ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 giờ.

Nếu bạn không thể cảm nhận được 10 chuyển động trong 2 giờ dù đã ăn và tập trung hoàn toàn vào chuyển động của bé, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Nếu bạn không cảm nhận được em bé di chuyển

Nếu bạn chưa đạt tới tuần 25 và không cảm nhận được em bé di chuyển, hoặc bạn không chắc những gì mình cảm nhận có phải là em bé hay không, đừng hoảng sợ. Khi em bé lớn hơn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những chuyển động của bé hơn. Bạn cũng sẽ biết được bé hoạt động mạnh nhất vào thời gian nào trong ngày. Một số bé di chuyển ít hơn so với những bé khác.

Việc thiếu chuyển động cũng có thể có nghĩa là bé đang ngủ. Bạn có thể cảm nhận ít cú đạp và đấm hơn sau tuần 32 khi em bé lớn lên và không còn nhiều chỗ để di chuyển trong tử cung.

Nếu em bé đã bắt đầu di chuyển thường xuyên và bạn không cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động trong 2 giờ, hoặc chuyển động chậm lại đáng kể, đã đến lúc gọi cho bác sĩ.

Dòng thời gian của chuyển động thai nhi

Dưới đây là hướng dẫn về các chuyển động của em bé.

  • Tuần 12: Em bé của bạn bắt đầu di chuyển, nhưng có lẽ bạn sẽ chưa cảm nhận được gì vì em bé còn rất nhỏ.
  • Tuần 16: Một số phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận được những cú đập nhẹ như cánh bướm. Cảm giác này có thể là hơi đầy bụng hoặc là em bé di chuyển.
  • Tuần 20: Tại thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cảm nhận những chuyển động đầu tiên của em bé, gọi là “quickening.”
  • Tuần 24: Chuyển động của em bé bắt đầu rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể cảm nhận được những cơn co giật nhẹ khi bé nấc cụt.
  • Tuần 28: Em bé di chuyển thường xuyên. Một số cú đạp có thể làm bạn cảm thấy khó thở.
  • Tuần 36: Tử cung của bạn trở nên chật chội khi em bé phát triển, và các chuyển động sẽ chậm lại một chút. Tuy nhiên, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy thay đổi đáng kể trong hoạt động thường ngày của bé. Bạn nên cảm nhận được chuyển động đều đặn trong suốt cả ngày

Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường ở người cao tuổi

Nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2, nhưng trong những nghiên cứu này người bệnh cao tuổi bị loại trừ một cách có hệ thống vì những đặc điểm riêng biệt của lứa tuổi này. Do có những thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý của lứa tuổi này, người ta buộc phải có những thiết kế nghiên cứu phù hợp để tìm hiểu đặc điểm những thay đổi sinh lý bệnh xảy ra ở những người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường. Người cao tuổi được quy ước trong những nghiên cứu mà chúng tôi đề cập đến sau đây là những người từ 65 tuổi trở lên.

1. Các yếu tố gen

Một số bằng chứng có vai trò rõ ràng của gen trong bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi, tuy những gen đặc hiệu còn chưa được xác định.

– Người có tiền sử gia đình có người thân cận thuộc thế hệ kế cận bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2, có nhiều khả năng phát triển dái tháo đường hơn rất nhiều.

– Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cũng thường gặp hơn ở nhóm người cao tuổi. Tỷ lệ này khác nhau ở các dân tộc khác nhau.

– Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người sinh đôi cùng trứng trên 80%. Cũng có những người sinh đôi cùng trứng nhưng không bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2, nhưng ở họ có nhiều bằng chứng rõ rệt về các bất thường chuyển hóa glucose.

2. Những thay đổi liên quan đến tuổi về chuyển hóa carbohydrat

Có những thay đổi về chuyển hóa glucose tiến triển song hành với tuổi. Cơ chế bệnh sinh rối loạn dung nạp glucose của người cao tuổi bao gồm những thay đổi về giải phóng insulin do kích thích của glucose và đề kháng đổi với các glucose được insulin hoạt hóa.

Trước đây người ta đã lầm tưởng rằng sự đáp ứng bài tiết insulin với những kích thích của glucose là bình thường ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hơn đã chứng minh những thay đổi rõ rệt về khả năng đáp ứng giải phóng insulin do glucose kích thích ở nhóm người cao tuổi hơn. Người ta đã ghi nhận mức độ giảm rõ rệt bài tiết insulin khi đáp ứng với liệu pháp tăng glucose máu bằng đường uông hơn là đường tĩnh mạch. Điều này được giải thích một phần có thể do giảm đáp ứng của tế bào beta với các hormon incretin – peptid hướng insulin phụ thuộc glucose (GIP) và peptid giống glucagon (GLP-1).

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất làm cơ sở của suy giảm dung nạp glucose của sự lão hóa là có sự đề kháng đối với sử dụng glucose được insulin hoạt hóa. Ngày nay người ta đang tranh luận hiện tượng đề kháng insulin ở người cao tuổi là bản chất của chính sự lão hóa hay là kết quả của các yếu tố về lối sống thường xảy ra do tuổi già. Tuy nhiên đa số các ý kiến cho rằng quá trình lão hóa là nguyên nhân quan trọng nhất của đề kháng insulin, còn những thay đổi về lối sổng do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng rõ rệt.

3. Lối sống và các yếu tố môi trường

Mặc dù có vai trò rất mạnh của gen, nhưng các yếu tố môi trường và lối sống có thể làm tăng hoặc giảm khả năng nhạy cảm về mặt di truyền của cá thể. Hậu quả là bệnh sẽ phát triển lúc tuổi già với những mức độ và hình thái lâm sàng khác nhau. Nhiều khi người cao tuổi thường có các bệnh đồng hành, buộc phải dùng nhiều loại thuốc (ví dụ như các lợi tiểu thiazid). Những thuốc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bất thường tiềm tàng về chuyển hóa glucose phát triển thành đái tháo đường lâm sàng. Người cao tuổi bị mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt béo trung tâm, đã được xem là yếu tố “đương nhiên” dẫn đến bệnh đái tháo đường typ 2. Nhưng nếu biết hạn chế các bất lợi này bằng cách tăng cường hoạt động thể lực chẳng hạn thì quá trình phát triển của bệnh đái tháo đường sẽ bị hạn chế.

Nhiều nghiên cứu chứng minh những thay đổi về lối sống rất có giá trị trong dự phòng đái tháo đường typ 2 ở người cao tuổi thậm chí ở cả những người có tiền sử gia đình nặng nề về đái tháo đường.

4. Chế độ ăn

Các nghiên cứu dịch tễ học với quy mô lớn đã cho thấy đái tháo đường typ 2 có nhiều khả năng phát triển hơn ở những người cao tuổi có chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và đường đơn, ít carbohydrat phức.

Người ta cũng đã chứng minh rằng việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng hoặc vitamin có thể đóng góp vào sự phát triển hoặc tiến triển của bệnh đái tháo đường ở những người trẻ tuổi cũng như ở những người cao tuổi. Người ta đã sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin c và E cho những người bệnh đái tháo đường typ 2 cao tuổi. Kết quả là làm cải thiện hoạt động của insulin và đã giúp kiểm soát kiểm soát chuyển hóa tốt hơn, vì ở người cao tuổi thường có tăng sản xuất các gốc tự do. Nhiều nghiên cứu cũng ghi nhận người cao tuổi bị mắc đái tháo đường có thiếu hụt magiê và kẽm, nếu được bổ sung đầy đủ có thể làm cải thiện tiên lượng chuyển hóa glucose. Ngược lại sự thiếu hụt chrom, mặc dù đã được chứng minh có gây ra những bất thường trong chuyển hóa glucose ở động vật và những người bệnh trẻ tuổi, nhưng lại không có bằng chứng cho thấy sự bổ sung chrom làm cải thiện tình trạng dung nạp glucose ở người cao tuổi.

Như vậy chúng ta có cơ sở để cho rằng những bất thường của chế độ ăn có thể đóng góp vào cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường ở người cao tuổi, cũng như có thể rút ra kết luận rằng những thay đổi về chế độ ăn hợp lý sẽ có ích cho điều trị bệnh.

5. Những thay đổi về chuyển hóa

Những thay đổi về chuyển hóa ở các đối tượng tuổi trung niên mắc đái tháo đường typ 2 đã được mô tả khá nhiều. Trong đặc điểm sinh lý bệnh của họ đều có tăng sản xuất glucose ở gan lúc đói và đề kháng rõ rệt với quá trình sử dụng glucose được insulin hoạt hóa, kèm theo là các rối loạn nặng về khả năng bài tiết insulin khi được kích thích bởi glucose.

Gần đây có những nghiên cứu đã tìm thấy một số khác biệt trong đặc điểm chuyển hóa của các đối tượng tuổi trung niên và người cao tuổi. Ngược với những đối tượng trẻ hơn, sản xuất glucose ở gan lúc đói ở người cao tuổi là bình thường ở cả đối tượng gầy hoặc béo.

Giống như người trẻ, người cao tuổi có thể trạng gầy có rối loạn nặng về bài tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy, nhưng ngược lại với những người trẻ, người bệnh cao tuổi lại có chút ít đề kháng với các glucose đã được insulin hoạt hóa. Còn người bệnh cao tuổi có thể trạng béo, việc bài tiết insulin được kích thích bởi glucose còn được bảo tồn tương đối. Nhưng tương tự như những người bệnh trẻ tuổi, những người bệnh này lại có đề kháng rõ rệt với việc sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.

Tóm lại, khiếm khuyết chủ yếu ở những người cao tuổi có thể trạng gầy là rối loạn sự giải phóng insulin được kích thích bởi glucose, trong khi khiếm khuyết cơ bản ở những người bệnh béo là đề kháng với việc sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.

Một trong những phát hiện rất thú vị là khả năng của insulin làm tăng dòng chảy của tuần hoàn máu bị giảm đi rõ rệt ở những người bệnh cao tuổi có thừa cân, béo phì và có đề kháng insulin. Sự giãn mạch được hoạt hóa bởi insulin chiếm 30% sử dụng glucose bình thường, thông qua cơ chế làm tăng sự vận chuyển insulin và glucose đến mô cơ. Thực sự là người ta đã chứng minh rằng các chất ức chế men chuyển có thể cải thiện sự nhạy cảm với insulin ở những người bệnh cao tuổi mắc đái tháo đường và tăng huyết áp. Từ kết quả của nghiên cứu này người ta đã đề xuất phương pháp điều trị làm tăng dòng chảy đến mô cơ. cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để xác định liệu đây có thể được xem là các thuốc phụ trợ ở những người bệnh cao tuổi mắc đái tháo đường hay không.

Từ nhiều năm nay người ta đã thống nhất rằng những hiện tượng tự miễn đóng vai trò chính yếu trong việc làm suy yếu rồi phá huỷ tế bào beta ở những người bệnh đái tháo đường typ 1. Ngày nay người ta cũng thừa nhận rằng một bộ phận những người bệnh tuổi trung niên mắc đái tháo đường typ 2, có một dạng đái tháo đường được đặc trưng bởi hiệu giá cao các kháng thể kháng tế bào tiểu đảo và các kháng thể kháng GAD, tương tự như ở những người bệnh trẻ tuổi mắc đái tháo đường typ 1. Về mặt xếp loại bệnh hiện nhóm bệnh lý này đang được xem là một thể đặc biệt của bệnh đái tháo đường typ 1, nhưng xuất hiện muộn – thể LADA.

Người ta đề xuất rằng việc sàng lọc về kháng thể kháng GAD và các thông số khác về tự miễn cần được làm thường quy ở những người bệnh tuổi trung niên, vì sự có mặt của các kháng thể này dự báo họ sẽ phải cần insulin trong một tương lai không xa. Các nghiên cứu trong tương lai cũng chú ý vào các đối tượng này để tiến hành các biện pháp điều trị ngăn chặn sự phá huỷ tế bào beta do tự miễn dịch, ngăn chặn sự suy tế bào tiểu đảo và làm giảm nhu cầu về điều trị bằng insulin, tương tự như những nghiên cứu hiện đang tiến hành ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 1.

Người ta cũng có lý khi suy luận rằng các hiện tượng tự miễn đóng góp vào rối loạn nặng về bài tiết insulin được kích thích bởi glucose, được tìm thấy ở những người bệnh cao tuổi, mắc đái tháo đường typ 2, thể trạng gầy. Bởi vì, một tỷ lệ đáng kể những người bệnh cao tuổi mắc đái tháo đường typ 2 có các kháng thể kháng tiểu đảo và kháng GAD. Dù sao đây mới chỉ là các giả thuyết hoặc những nghiên cứu lẻ tẻ chưa đủ sức thuyết phục. Cho đến nay việc điều trị cho người bệnh vẫn phải nhằm vào các đặc điểm chuyển hóa của họ. Ớ những người bệnh có thể trạng gầy, vì có sự rối loạn nặng về bài tiết insulin do đáp ứng với kích thích của glucose, phương pháp cơ bản là dùng sulíbnylurea để kích thích bài tiêt insulin, hoặc dùng insulin ngoại sinh. Những người bệnh có thể trạng béo cần được điều trị bằng thuốc làm tăng khả năng sử dụng glucose được insulin hoạt hóa ở mô ngoại vi (chủ yếu là cơ vân), như metformin, rosiglitazone hoặc các thiazolidinedion khác.

6. Hiệu ứng glucose hay con đường “thu nạp glucose không được insulin hoạt hóa” – NIMGU

Từ nhiều thập kỷ nay người ta đã thừa nhận insulin, một hormon có vai trò quan trọng trong quá trình thu nạp glucose vào trong tế bào. Gần đây người ta cũng đã chứng minh rằng glucose có thể đi vào trong tế bào bằng con đường thứ hai, con đường không cần sự có mặt của insulin. Người ta gọi đây là con đường “thu nạp glucose không được insulin hoạt hóa – NIMGU (Non Insulin Međiate Glucose Uptake).

Trong tình trạng đói, khoảng 70% sự thu nạp glucose diễn ra theo cơ chế này, chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương. Sau khi ăn, khoảng 50% thu nạp glucose ở những người bình thường diễn ra theo con đường NIMGU, một lượng lớn xảy ra ở cơ xương. Vì nhiều người ở tuổi trung niên mắc đái tháo đường có đề kháng insulin, người ta đề xuất rằng đến 80% sự thu nạp glucose sau ăn ở những người bệnh này diễn ra theo NIMGU. Tuy nhiên người ta vẫn còn chưa chắc chắn liệu đây có phải là một “khiếm khuyết bệnh lý” hay không vì các nghiên cứu vẫn đưa ra những kết quả trái ngược nhau.

ở những người cao tuổi khoẻ mạnh, hiệu ứng glucose bị rối loạn lúc nhịn đói nhưng lại bình thường khi có hạ glucose máu. Nhưng những người bệnh đái tháo đường cao tuổi có rối loạn về hiệu ứng glucose nặng hơn nhiều so với những người cao tuổi khoẻ mạnh. Nguyên nhân của những bất thường này chưa rõ ràng, nó có thể liên quan đến giảm khả năng gắn của glucose vào các chất vận chuyển để đưa glucose đến bề mặt tế bào ở những người bệnh này.

ở những người bệnh trẻ tuổi hơn, có luyện tập thể lực, sử dụng các steroid đồng hóa và giảm mức acid béo tự do đã được chứng minh có làm tăng hiệu ứng thu nạp glucose.

Trong các thực nghiệm người ta đã thấy rằng các GLP-1 có thể làm tăng thu nạp glucose theo NIMGU ở những người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường. Như thế, có khả năng là các phép trị liệu tương lai cho người cao tuổi có thể không chỉ là làm tăng bài tiết insulin và làm giảm đề kháng insulin mà còn là bằng cách nào đó làm tăng khả năng glucose đi vào trong tế bào theo con đường NIMGU.

7. Các nghiên cứu sinh học phân tử

Có rất ít nghiên cứu về các bất thường ở mức phân tử trong sinh bệnh học của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu đã được tiến hành về gen điều hoà glucokinase, một enzym tham gia kiểm soát bộ phận nhận cảm glucose của tế bào beta. Các khiếm khuyết về gen này có thể dẫn đến tổn thương bài tiết insulin ở người bệnh cao tuổi, có thể trạng gầy, mắc bệnh đái tháo đường. Nhưng rất tiếc bằng chứng về các biến dị của gen này ở những người bệnh cao tuổi lại đối nghịch nhau.

Ó tế bào cơ xương, insulin gắn vào thụ thể của nó trên màng tế bào, dẫn đến sự hoạt hóa tyrosine kinase của thụ thể insulin. Sự hoạt hóa enzyme này đã khởi phát vận động của dây truyền các biến cố trong tế bào – hiện nay còn chưa được hiểu đầy đủ -dẫn đến sự chuyển vị của các chất vận chuyển glucose đến bề mặt tế bào. về lý thuyết, một khiếm khuyết nhỏ của bất kỳ khâu nào trong quá trình này đều có thể gây ra đề kháng insulin. Cho đến nay, các quá trình xảy ra ở mức nội bào của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường, còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Những thông tin ban đầu cho thấy, số lượng thụ thể insulin và ái lực là bình thường, nhưng hoạt tính của kinase thụ thể insulin có thế bị khiếm khuyết.

Rõ ràng những nghiên cứu tiếp theo là phải tìm ra các khiếm khuyết nào, ở mức dưới tế bào, có thể gây bất thường chuyển hóa glucose ở người cao tuổi bị mắc bệnh đái tháo đường.

8. Hệ thống hormon đối kháng điều hoà glucose nội môi

Người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường, có tỷ lệ hạ glucose máu nặng- thậm chí gây tử vong cao hơn so với người bệnh trẻ tuổi hơn. Để nghiên cứu nguyên nhân của hiện tượng này, người ta hướng các nghiên cứu vào hệ thống hormon đối lập. Hormon quan trọng nhất trong hệ thống bảo vệ chống lại hạ glucose máu ở người bình thường là glucagon, rồi lần lượt sẽ là adrenalin và noradrenalin, hormon tăng trưởng và cortisol sẽ tham gia vào quá trình điều hoà, nếu hạ glucose máu kéo dài nhiều giờ.

Thực tê lâm sàng cho thấy các hạ glucose máu nhẹ ít khi được nhận ra ở người đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường cao tuổi, vì có giảm sự nhận biết các triệu chứng báo động của hệ thần kinh thực vật như ra mồ hôi, đánh trống ngực… V..V… Các triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ hơn ở những người bệnh trẻ tuổi.

Tỷ lệ hạ glucose máu ở mức độ nặng, gây ra tiên lượng xấu ở người bệnh đái tháo đường cao tuổi là do một tập hợp của các bất thường bao gồm giảm hoặc mất khả năng nhận biết các triệu chứng báo động, giảm bài tiêt các hormon điểu hoà đối kháng. Đó là chưa kể đến các nguyên nhân khác như không có kiến thức đầy đủ về việc phòng và xử lý các cơn hạ glucose máu.

Để đánh giá chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ, người ta còn nghiên cứu đến các popypeptid (PP) của tuỵ. Vì khi hạ glucose máu, các phản xạ đáp ứng sinh lý còn làm tăng các popypeptid tuỵ, nhưng các đáp ứng này thông qua phản xạ của dây thần kinh X. Ở người bệnh đái tháo đường trẻ tuổi giảm đáp ứng của pp với hạ glucose máu là dấu hiệu sớm của suy giảm chức năng của hệ thần kinh tự chủ. Nhưng ở người bệnh đái tháo đường cao tuổi dù có đủ bằng chứng về rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, các đáp ứng của pp của họ với hạ glucose máu lại vẫn bình thường. Như thế các đáp ứng của pp với hạ glucose máu không thể được sử dụng để dự báo chức năng thần kinh tự chủ ở những người bệnh cao tuổi.

Người ta cũng có nhận xét rằng ở một số người bệnh đái tháo đường phải dùng insulin điều trị, khi chuyển từ insulin động vật sang insulin người, thì tỷ lệ hạ glucose máu tăng lên. Người ta giả thiết rằng liệu có phải các insulin động vật có tác dụng “giúp” hệ thống cảnh báo hạ glucose máu tốt hơn chăng?. Gỉa thiết này cần được nghiên cứu tiếp, nhưng trong thực tế, nếu người bệnh đái tháo đường cao tuổi buộc phải điều trị insulin, thì các loại insulin động vật cần chuẩn bị sẵn để sử dụng, nếu khi dùng insulin người gây ra hạ glucose máu .

Để dự phòng hạ glucose máu ở người cao tuổi cần chú ý một số điểm sau. Thứ nhất, cần thận trọng khi giáo dục người bệnh sao cho họ có đủ kinh nghiệm nhận biết và tự xử lý khi có các dấu hiệu của hạ glucose máu. Thứ hai, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là việc phân phối bữa ăn sao cho phù hợp, cố gắng duy trì làm hàm lượng glucose máu không có những dao động lớn. Thứ ba, thận trọng khi lựa chọn các thuốc uống hoặc chế phẩm insulin điều trị bệnh tăng glucose máu.

Nguyên nhân và điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn, viết tắt là: (BV) là một loại nhiễm trùng âm đạo. Nó xảy ra do sự thay đổi trong cân bằng bình thường của vi khuẩn âm đạo.

BV là một nhiễm trùng âm đạo rất phổ biến. Khoảng 35% người có âm đạo sẽ mắc BV ở một thời điểm nào đó. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những người da đen có âm đạo, gần 50% sẽ mắc BV.

BV thường không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề, đặc biệt là khi bạn đang mang thai hoặc cố gắng mang thai.

BV so với nhiễm nấm

BV không giống như nhiễm nấm. BV được gây ra bởi vi khuẩn, trong khi nhiễm nấm do một loại nấm có tên là Candida, hay còn gọi là nấm.

Các nhiễm trùng này xảy ra khi mức vi khuẩn hoặc nấm khỏe mạnh trong âm đạo mất cân bằng. Cả BV và nhiễm nấm đều gây ra tăng tiết dịch âm đạo và cần phải điều trị. Bạn thường có thể phân biệt các nhiễm trùng này dựa trên triệu chứng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Thường thì BV có mùi tanh. Nhiễm nấm thường không có mùi và liên quan đến việc tiết dịch đặc, trắng, ngứa, nóng rát và đau khi đi tiểu.

Bác sĩ của bạn sẽ kê đơn kháng sinh cho BV. Nhiễm nấm có thể được điều trị bằng các loại thuốc không cần đơn.

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có phải là bệnh lây qua đường tình dục không?

BV không phải là một bệnh lây qua đường tình dục (STD) hay một nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI). Nhưng những người hoạt động tình dục, đặc biệt là những người có nhiều bạn tình, có nhiều khả năng mắc BV hơn. Những người không có âm đạo và những người không hoạt động tình dục hiếm khi mắc BV.

Bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi mắc BV. Nhưng hãy biết rằng đây là tình trạng rất phổ biến, có thể được bác sĩ điều trị, và không phải do bất kỳ điều gì bạn đã làm sai.

Triệu chứng bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Khoảng một nửa số trường hợp, người mắc BV không có triệu chứng. Nhưng triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau, nóng rát hoặc ngứa ở âm đạo
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Mùi tanh mạnh hơn sau khi quan hệ tình dục
  • Dịch tiết mỏng, trắng, xám hoặc xanh
  • Đau bụng
  • pH âm đạo cao hơn

Dịch tiết bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Không phải ai mắc BV cũng có dịch tiết âm đạo. Nếu có, dịch thường mỏng và loãng. Màu sắc có thể là trắng, xám hoặc xanh lá.

Mùi bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Bạn có thể mắc BV mà không nhận thấy sự thay đổi nào về mùi âm đạo. Nhưng thường thì có mùi tanh hoặc mùi khó chịu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.

Khi nào nên gặp bác sĩ về bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Vì triệu chứng của BV có thể giống như triệu chứng của các nhiễm trùng khác, nên việc tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Có dịch tiết âm đạo mới kèm theo mùi, ngứa, đau hoặc sốt
  • Có nhiều bạn tình thân mật hoặc một bạn tình mới (nếu vậy, bạn có thể cần được kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục)
  • Đã sử dụng thuốc không kê đơn để điều trị nhiễm nấm nhưng vẫn còn triệu chứng.

Nguyên nhân bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn

Nguyên nhân chính xác gây ra BV vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một loại vi khuẩn khỏe mạnh gọi là lactobacillus giúp duy trì độ pH hơi axit trong âm đạo, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu. Nếu mức lactobacillus giảm, nhiều vi khuẩn xấu hơn sẽ xuất hiện, dẫn đến BV.

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn có lây không?

BV không lây qua đường tiếp xúc, ngoại trừ trong quan hệ tình dục nếu cả hai đối tác đều có âm đạo. Những người có hoạt động tình dục thường có nguy cơ mắc BV cao hơn. Nguyên nhân và cách mà quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ mắc BV vẫn chưa được biết rõ.

Bạn không thể mắc BV từ việc chia sẻ giường, khăn tắm hoặc quần áo với người mắc BV.

BV có phải là dấu hiệu của sự không chung thủy không?

Mắc BV không có nghĩa là bạn hoặc bạn tình đang không chung thủy. Nhưng nếu bạn có nhiều bạn tình, bạn có nguy cơ mắc BV cao hơn. Hoạt động tình dục, với cùng một hoặc một bạn tình khác, có thể thay đổi độ pH hoặc cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, làm tăng khả năng mắc BV.

Tại sao tôi cứ bị viêm âm đạo do vi khuẩn?

Nếu bạn liên tục mắc BV, bạn không đơn độc. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về lý do, nhưng BV tái phát rất phổ biến. Gần 50% người mắc BV sẽ bị lại trong vòng một năm.

Việc không điều trị dứt điểm nhiễm trùng ban đầu có thể là nguyên nhân. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc BV trong tương lai bằng cách sử dụng bao cao su, không thụt rửa âm đạo, giữ cho đồ chơi tình dục sạch sẽ và giảm số lượng bạn tình.

Yếu tố nguy cơ gây viêm âm đạo do vi khuẩn

Bất kỳ ai có âm đạo đều có thể bị BV, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu bạn:

  • Hút thuốc.
  • Có hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục là một yếu tố nguy cơ, đặc biệt nếu bạn không sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng. BV không lây qua đường tình dục, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng quan hệ tình dục có thể làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn không lành mạnh.
  • Sử dụng thụt rửa âm đạo. Thụt rửa âm đạo làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn. Xà phòng có hương thơm, bọt tắm, và các chất khử mùi âm đạo cũng có thể gây ra điều này.
  • Có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình. Việc có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ phát triển BV. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng người có đối tác nữ có nguy cơ cao nhất. Bạn có thể mắc BV từ quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo, và hậu môn.
  • Đang trong độ tuổi sinh sản. Trẻ em và những người chưa từng có quan hệ tình dục hoặc không có hoạt động tình dục hiếm khi mắc BV. Cần thêm nghiên cứu để biết BV phổ biến ra sao sau mãn kinh.
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai tử cung (IUD). Sử dụng IUD, một hình thức tránh thai đặt trong tử cung, cũng liên quan đến BV, đặc biệt nếu bạn có hiện tượng chảy máu không đều. Tuy nhiên, không rõ liệu nó có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không.
  • Có mức vi khuẩn lactobacilli trong âm đạo thấp một cách tự nhiên.
  • Đang dùng kháng sinh.

Bạn không thể mắc các bệnh nhiễm trùng âm đạo như BV từ bể bơi hoặc ghế toilet công cộng.

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thai kỳ

Bạn có nhiều khả năng bị BV hơn trong thời kỳ mang thai do những thay đổi về hormone xảy ra trong cơ thể. Nếu bạn bị BV khi mang thai, việc điều trị rất quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy BV có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Sinh non, có thể dẫn đến các vấn đề cho em bé, như cân nặng thấp và khó thở.
  • Vỡ ối sớm (vỡ túi ối sớm).
  • Sẩy thai.

Một số nghiên cứu mới chỉ ra các nguyên nhân khác của những vấn đề này. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn vì những người mang thai bị BV có tỷ lệ biến chứng thai kỳ cao hơn.

Bị BV khi mang thai cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị viêm màng đệm, là tình trạng viêm nhiễm các màng bao quanh thai nhi trong tử cung. Điều này làm tăng khả năng sinh sớm. Trẻ sơ sinh sống sót sau những ca sinh này có nguy cơ cao hơn bình thường mắc bệnh bại não, một rối loạn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, giữ thăng bằng và tư thế của bé.

Chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn

Để xác nhận chẩn đoán BV, bác sĩ sẽ:

  • Hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn
  • Thực hiện kiểm tra thể chất tổng quát
  • Thực hiện kiểm tra vùng chậu
  • Kiểm tra độ pH hoặc mức độ axit của âm đạo
  • Lấy mẫu dịch tiết từ âm đạo để kiểm tra các tế bào bị vi khuẩn bao phủ

Xét nghiệm BV

Bác sĩ có thể kiểm tra dịch tiết âm đạo của bạn để xác định BV. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Kính ướt hoặc phết âm đạo. Xét nghiệm này kiểm tra mẫu dưới kính hiển vi để phát hiện nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm ngửi. Dịch âm đạo được trộn với một chất hóa học, nếu có BV sẽ tạo ra mùi cá nặng.
  • Kiểm tra độ pH âm đạo. Độ axit của dịch tiết được kiểm tra. Kết quả pH cao là dấu hiệu của BV.
  • Xét nghiệm PCR. Xét nghiệm này tìm kiếm DNA từ vi khuẩn có hại và có chi phí cao hơn nên không được sử dụng thường xuyên.

Bộ xét nghiệm tại nhà

Có nhiều bộ xét nghiệm BV tại nhà trên thị trường. Chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Tốt nhất là nên đến bác sĩ kiểm tra. Nhưng khi được sử dụng đúng cách, một số xét nghiệm có độ tin cậy lên đến 90%.

Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Có nhiều loại thuốc mà bác sĩ có thể kê để điều trị BV. Ngay cả khi không có triệu chứng, điều quan trọng là biết cách loại bỏ BV.

BV không được điều trị

Đôi khi BV sẽ tự biến mất. Nhưng thường thì nhiễm trùng sẽ tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn. BV cũng có thể tái phát nếu không được điều trị đầy đủ. BV không được điều trị gây hại nhất trong thời kỳ mang thai, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể gây kích ứng, dịch tiết và mùi hôi mạnh từ âm đạo.

Thuốc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn

Để điều trị BV, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, có thể dưới dạng viên hoặc hạt uống, hoặc dạng viên đạn đặt vào âm đạo, kem, hoặc gel bôi vào âm đạo.

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Clindamycin, một loại kem sử dụng trong âm đạo. Nó được bán dưới các tên thương hiệu Cleocin và Clindesse. Không nên dựa vào bao cao su để tránh thai khi sử dụng thuốc này vì nó có thể làm yếu bao cao su latex không chỉ khi bạn đang dùng thuốc, mà còn ít nhất 3 ngày sau khi ngừng.
  • Metronidazole, có sẵn dưới dạng viên uống hoặc gel đặt vào âm đạo. Thuốc này được bán dưới các tên thương hiệu Flagyl và Metrogel-Vaginal.
  • Secnidazole, có sẵn dưới dạng một viên uống một lần. Nó được bán dưới tên thương hiệu Solosec.
  • Tinidazole, có sẵn dưới dạng viên uống. Nó được bán dưới tên thương hiệu Tindamax.

Metronidazole, secnidazoletinidazole sẽ không ảnh hưởng đến viên uống tránh thai hoặc miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, chúng có thể gây buồn nôn hoặc đau bụng, đặc biệt nếu bạn uống rượu trong hoặc 1-3 ngày sau khi điều trị. Khuyến cáo nên tránh uống rượu khi sử dụng các loại thuốc này.

BV có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi quan hệ tình dục. Do đó, hãy tránh tiếp xúc tình dục cho đến khi bạn đã hoàn tất việc dùng thuốc và triệu chứng đã biến mất.

Bạn sẽ cần dùng hầu hết các loại thuốc trong 5-7 ngày. Hãy hoàn thành toàn bộ liệu trình thuốc của bạn, ngay cả khi các triệu chứng biến mất. Nếu bạn ngừng sớm, nhiễm trùng có thể quay trở lại.

Nếu bạn tình của bạn cũng có âm đạo, họ có thể muốn gặp bác sĩ để tìm hiểu xem họ có cần điều trị hay không. Các bạn tình có dương vật không cần phải điều trị.

Các biện pháp tại nhà cho viêm âm đạo do vi khuẩn

Bạn nên luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi thử điều trị BV tại nhà. Một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp bao gồm:

  • Probiotics. Bạn có thể tìm thấy các vi khuẩn sống này trong một số thực phẩm như sữa chua, dưa cải hoặc kefir. Bạn cũng có thể uống probiotics dưới dạng bổ sung. Chúng có thể giúp cân bằng lại vi khuẩn trong âm đạo của bạn và điều trị BV.

Có ít nhất bảy loại vi khuẩn phát triển trong âm đạo. Lactobacillus là một trong số đó. BV có liên quan đến việc giảm mức lactobacillus, có trong sữa chua và sữa acidophilus. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn thực phẩm chứa lactobacillus có thể có lợi, nhưng cần thêm nghiên cứu.

  • Không nên douching bằng sữa chua hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác. Rửa âm đạo là một yếu tố nguy cơ cho BV.
  • Thực phẩm bổ sung tỏi. Một nghiên cứu rất nhỏ trên 120 phụ nữ cho thấy việc uống thực phẩm bổ sung tỏi trong 7 ngày hoạt động hiệu quả như một loại kháng sinh để giảm triệu chứng của BV.
  • Vitamin C. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống 250 mg vitamin C mỗi ngày có thể giúp cải thiện độ pH âm đạo (thước đo độ axit hoặc kiềm) và tăng mức độ vi khuẩn khỏe mạnh. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa BV tái phát.

Acid boric cho BV

Bác sĩ của bạn có thể khuyên dùng viên đặt acid boric mà bạn đặt vào âm đạo. Bạn có thể mua những viên này mà không cần kê đơn. Acid boric có thể giúp cân bằng lại độ axit trong âm đạo và làm giảm ngứa và rát. Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng acid boric để điều trị BV hoặc về độ an toàn của việc sử dụng lâu dài. Nhưng khi kết hợp với thuốc kháng sinh, nó có thể giúp làm sạch nhiễm trùng, đặc biệt là cho những người bị BV tái phát.

Hydrogen peroxide cho BV

Rửa âm đạo bằng hydrogen peroxide có thể giúp giảm triệu chứng BV, điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa tái phát. Các vi khuẩn âm đạo khỏe mạnh sản xuất hydrogen peroxide, giúp giữ cho các vi khuẩn có hại ở mức kiểm soát. Nghiên cứu cho thấy việc rửa bằng hydrogen peroxide trong 7 ngày có thể điều chỉnh độ pH âm đạo và ngăn ngừa BV tái phát. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để tìm hiểu xem biện pháp này có phù hợp với bạn không.

Biến chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn, đặc biệt nếu bạn không điều trị, đã được liên kết với nguy cơ cao hơn về các vấn đề sức khỏe khác. Những vấn đề này bao gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, nếu bạn có phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc phẫu thuật khác trên các cơ quan của bạn trong khi bạn có BV.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như herpes, chlamydia hoặc gonorrhea, hoặc lây truyền HIV cho bạn tình của bạn. Có sự gia tăng shedding HIV ở những người mắc HIV khi họ có BV, làm cho khả năng lây truyền cao hơn. Bạn cũng có khả năng mắc HIV trong khi quan hệ tình dục với bạn tình nếu bạn có BV.
  • Tỷ lệ thành công thấp hơn với các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
  • Tăng nguy cơ tắc ống dẫn trứng, ngăn cản sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng (làm giảm khả năng mang thai của bạn).
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID), một nhiễm trùng của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
Viêm âm đạo do vi khuẩn tái phát

Đôi khi, BV quay trở lại sau điều trị và thậm chí có thể trở thành mãn tính. Có tới 50% người mắc BV sẽ bị tái phát. Điều này có thể xảy ra nếu:

  • Bạn kháng thuốc điều trị.
  • Điều trị không làm sạch toàn bộ nhiễm trùng.
  • Bạn bị tái nhiễm bởi các bạn tình mới.
  • Ngay cả sau khi BV được điều trị và biến mất, nó thường quay trở lại. Nếu điều đó xảy ra, bạn có thể cần phải uống kháng sinh thêm một thời gian dài.

Họ có thể kê đơn metronidazole dùng kéo dài.

Nếu bạn sử dụng IUD và BV tiếp tục quay lại (BV tái phát), bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ về một loại biện pháp tránh thai khác.

Cách ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn

Để giảm nguy cơ mắc BV, hãy thực hiện các bước sau:

  • Vệ sinh đồ chơi tình dục sau mỗi lần sử dụng.
  • Kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục, và đảm bảo rằng các bạn tình của bạn cũng được kiểm tra.
  • Giới hạn số lượng bạn tình.
  • Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa khi quan hệ tình dục.
  • Chỉ sử dụng nước hoặc xà phòng không mùi nhẹ nhàng để rửa âm đạo của bạn.
  • Để giúp duy trì pH khỏe mạnh trong âm đạo của bạn:
  • Không nên douching.
  • Tránh các sản phẩm tắm khử trùng như xà phòng kháng khuẩn, vì chúng có thể gây mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo của bạn.
  • Lau từ trước ra sau sau khi bạn đi vệ sinh. Nếu bạn lau theo chiều ngược lại, vi khuẩn từ phân có thể xâm nhập vào âm đạo và làm rối loạn cân bằng âm đạo của bạn.
  • Mặc đồ lót bằng cotton hoặc có lót cotton. Các loại vải ít thoáng khí giữ ẩm và tăng nhiệt độ, làm cho vi khuẩn dễ phát triển hơn.
  • Tránh các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt có mùi, vì chúng có thể làm tăng độ pH âm đạo

Điểm chính

Nếu bạn nghi ngờ mình có BV, hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Hỏi về bất kỳ phương pháp điều trị nào khác mà bạn có thể thử ngoài việc dùng kháng sinh. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi nhiễm trùng của bạn được điều trị dứt điểm và liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu của BV tái phát.

Câu hỏi thường gặp về viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tự khỏi không?

BV đôi khi có thể tự khỏi mà không cần điều trị; tuy nhiên, điều quan trọng là phải được khám nếu bạn có triệu chứng, vì bạn có thể gặp các biến chứng trong thai kỳ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Viêm âm đạo do vi khuẩn có lây không?

BV không lây, ngoại trừ việc có thể lây truyền trong quan hệ tình dục giữa những người có âm đạo.

Sẹo BV trông như thế nào?

BV không gây ra sẹo âm đạo. Nếu có sẹo, bạn có thể mắc phải một loại nhiễm trùng khác như herpes hoặc mụn cóc sinh dục.

Tại sao bạn trai tôi lại liên tục làm tôi bị BV?

Quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ mắc BV vì nó có thể làm mất cân bằng âm đạo của bạn. Mặc dù nam giới và những người được xác định là nam khi sinh (AMAB) không thể bị BV, nhưng họ có thể lây lan vi khuẩn, lấy BV từ một bạn tình nữ hoặc người được xác định là nữ khi sinh (AFAB) và mang nó đến một bạn tình khác là nữ/AFAB. Các nghiên cứu cho thấy rằng một phụ nữ hoặc người AFAB có bạn tình nam (AMAB) lâu dài có nguy cơ mắc BV tái phát gấp đôi; và việc không thường xuyên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục âm đạo là yếu tố liên quan đến tỷ lệ BV tái phát cao hơn

Run và các Rối Loạn Vận Động

BỆNH NHÂN TIẾP CẬN Rối Loạn Vận Động

Được phân thành dạng cứng đờ mất động với cứng cơ và chậm vận động, và dạng tăng động với các vận động thụ động. Ở cả 2 typ, luôn có sự bảo tồn cơ lực. Hầu hết các rối loạn vận động xuất phát từ sự gián đoạn của vòng mạch nền(basal ganglion circuits); nguyên nhân phổ biến bao gồm bệnh lí thoái hóa (di truyền và vô căn), do thuốc, suy tạng, nhiễm trùng TKTW và thiếu máu não. Biểu hiện lâm sàng của các rối loạn vận động được tóm tắt bên dưới.

CHẬM ĐỘNG

Không thể bắt đầu hoạt động hay thực hiện các động tác theo  ý muốn bình thường một cách nhanh chóng và dễ dàng. Luôn cử động chậm chạp và có rất ít các cử động tự động như nháy mắt hay đong đưa tay trong khi đi lại. Thường do bệnh Parkinson hay các nguyên nhân gây hội chứng Parkinson.

RUN

Sự dao động theo nhịp điệu của một bộ phận cơ thể do sự co cơ từng cơn, thường ảnh hưởng các đoạn chi ở xa và ít ảnh hưởng đến đầu, lưỡi hay hàm. Run chậm thô(coarse) lúc nghỉ, 4–5 chu kì/s, thường do bệnh Parkinson. Run theo tư thế nhanh nhỏ(fine) 8–10 chu kì/s có thể là dạng phóng đại của run sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là chỉ ra dạng run vô căn gia đình. Run ý định(intention tremor), rõ ràng nhất khi vận động chủ động về mục tiêu nào đó gặp trong bệnh lí dẫn truyền của tiểu não.

RUN VÔ CĂN(ET)

Đây là dạng rối loạn vận động phổ biến nhất. Run trong run vô căn cần phân biệt với triệu chứng sớm của bệnh Parkinson(Bảng 60-1). Sinh lý bệnh của run vô căn vẫn chưa rõ. Khoảng 50% trường hợp tìm thấy di truyền trội NST thường ở các thành viên trong gia đình; gen LINGO1 gần đây được tìm thấy trên một số trường hợp gia đình có khởi phát bệnh sớm. Nhiều bệnh nhân run vô căn có triệu chứng nhẹ và không cần điều trị.

  • Khi các hoạt động sống hằng ngày như ăn và viết bị suy giảm, liệu pháp propranolol (20–80 mg/d) hay primidone (12.5–750 mg/d) đem lại hiệu quả cho khoảng 50% bệnh nhân.
  • Phẫu thuật vào vùng đồi thị có thể hiệu quả với những trường hợp trơ với thuốc.
Run vô căn Run Parkinson
Tốc độ
Sự đối xứng
Dạng thường gặp nhất
Triệu chứng Parkinson khác
Tăng tr.chứng khi uống rượu
Tiền sử gia đình
5–10 Hz
2 bên
Run theo tư thế
Không có
Thường xuyên
Thường có
4–6 Hz
Thường k đối xứng
Run lúc nghỉ

Hiếm
Thường không

RỐI LOẠN TRƯƠNG LỰC CƠ

Bao gồm co cơ thụ động liên tục(sustained) hoặc lặp lại(repetitive), thường gây ra các cử động vặn xoắn(twist) và các bất thường về tư thế. Loạn trương lực cơ có thể toàn thân hay khu trú.

Loạn trương lực khu trú phổ biến và bao gồm co giật mi mắt; loạn trương lực co thắt ảnh hưởng đến dây thanh âm; loạn trương lực cơ miệng hàm gồm mặt, môi, lưỡi và hàm; loạn trương lực hệ cơ ở cổ (chứng vẹo cổ); và loạn trương lực cơ ở chi thường đặc hiệu theo hoạt động chẳng hạn chứng co cơ khi viết(writer’s cramp), khi chơi nhạc cụ(musician’s cramp), hay khi đánh golf ( yips ).

Loạn trương lực xoắn vô căn là dạng loạn trương lực toàn thể khởi phát chủ yếu ở tuổi thiếu nhi di truyền trội NST thường ảnh hưởng chủ yếu ở tộc người Do Thái Ashkenazi; hầu hết có liên quan đến đột biến gen DYT1 ở NST số 9. Các loạn trương lực toàn thể khác do dùng thuốc chẳng hạn thuốc chống nôn, an thần và thuốc điều trị bệnh Parkinson

Liệu pháp điều trị loạn trương lực khu trú là thường tiêm độc tố ngộ độc thịt vào hệ cơ bị ảnh hưởng.

Tất cả các dạng loạn trương lực có thể đáp ứng với các thuốc kháng cholinergic(vd: trihexyphenidyl 20–120 mg/d), baclofen hay tetrabenazine.

Biện pháp phẫu thuật, bao gồm kích thích não sâu (DBS), có thể hiệu quả với các trường hợp trơ với thuốc.

MÚA GIẬT MÚA VỜN (CHOREOATHETOSIS)

Là sự kết hợp giữa múa giật (cử động múa nhanh và duyên dáng) và múa vờn (chuyển động vặn vẹo(writhe), chậm và xa gốc chi). Hai dạng trên thường đi cùng nhau, mặc dù một dạng có thể nổi trội hơn. Chuyển động múa giật thường nổi bật trong múa giật do thấp(Sydenham’s) và bệnh Huntington. Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lí hệ thống phổ biến nhất gây múa giật, ngoài ra còn có thể thấy trong cường giáp, một số bệnh lí tự miễn, nhiễm trùng bao gồm HIV, rối loạn chuyển hóa và còn do dùng thuốc. Múa vung nửa người(hemiballismus) là dạng múa giật mạnh gồm các động tác giật tới, điên cuồng ở 1 bên cơ thể; nguyên nhân phổ biến nhất là tổn thương nhân dưới đồi thị (thường do nhồi máu hoặc xuất huyết). Múa vờn thì nổi trội hơn trong một số dạng bại não. Sử dụng an thần lâu ngày có thể dẫn đến loạn vận động muộn(tardive dyskinesia) mà các cử động múa giật múa vờn thường giới hạn ở khu vực má, lưỡi và hàm.

BỆNH HUNTINGTON(HD)

Đây là rối loạn di truyền trội NST thường tiến triển, có thể gây tử vong đặc trưng bởi các rối loạn chức năng nhận thức, hành vi và vận động. Thường khởi phát ở tuổi 25-45. Các cử động thụ động dạng múa giật nhanh, không theo khuôn mẫu, mục đích nửa vời(semipurposeful) là các dấu hiệu điển hình; loạn vận ngôn, loạn dáng đi, và các rối loạn vận nhãn cũng có thể xảy ra. Ở giai đoạn muộn, múa giật ít nổi bật hơn mà thay vào đó là các rối loạn trương lực, cứng đơ(rigidity), chậm động, giật cơ, và co cứng(spasticity). Các rối loạn về nhận thức và hành vi có thể gây ra tàn tật cho bệnh nhân. Bệnh Huntington di truyền trội NST thường và thường do sự lặp lại nhiều lần của polyglutamine(CAG) trong quá trình giải mã gen HTT ở NST số 4 mã hóa cho protein huntingtin.

Việc tiếp cận điều trị cần hội chẩn trên nhiều lĩnh vực bao gồm thuốc, tâm thần kinh, xã hội, di truyền học cho bệnh nhân và gia đình.

Thuốc chẹn dopamin có thể kiểm soát cơn múa giật; tetrabenazine có thể gây hội chứng Parkinson thứ phát.

Trầm cảm và lo âu cần được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm, lo âu

 Loạn thần có thể điều trị bằng các thuốc an thần không điển hình.  Hiện tại chưa có thuốc nào cải thiện bệnh(disease-modifying)

TẬT MÁY GIẬT(TICS)

Sự co cơ ngắn, nhanh, lặp lại,dường như rập khuôn và không có mục đích. Hội chứng Gilles de la Tourette(TS) là một rối loạn thần kinh-hành vi, đa máy giật(multiple tic) liên quan đến tics vận động(đặc biệt là giật trên mặt, cổ và vai) và tics phát âm(lẩm bẩm, lặp lại từ không có nội dung, nói tục, nhái lời). Bệnh nhân có thể trải qua các tics mà không thể cưỡng lại được nhưng đặc trưng là có thể ức chế chúng trong một thời gian ngắn. Khởi phát ở tuổi 2-15 và tics thường ít dần hoặc thậm chí là biến mất khi trưởng thành.

Điều trị thuốc chỉ được chỉ định khi tics gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thường khởi đầu bằng clonidine bắt đầu với liều thấp hoặc guanfacine (0.5–-2 mg/d). Nếu các thuốc này không hiệu quả thì có thể sử dụng thuốc an thần.

GIẬT CƠ

Cử động giật, dạng như shock, nhanh(<100 ms), ngắn và thường đa vị trí. Giống như run vẩy(asterixis), nó thường chỉ ra bệnh lí não lan tỏa. Sau ngừng tim, thiếu oxy não lan tỏa có thể tạo ra giật cơ đa ổ.

Tổn thương tủy sống cũng có thể gây ra giật cơ. Giật cơ cũng có thể xảy ra ở người bình thường lúc thức dậy hay khi vừa chìm vào giấc ngủ.

Điều trị chỉ được chỉ định khi có suy giảm chức năng bao gồm điều trị nguyên nhân nền hoặc ngưng sử dụng thuốc gây ra giật cơ.

Liệu pháp dùng thuốc: acid valproic (800–3000 mg/d), piracetam (8–20 g/d), clonazepam (2–15 mg/d) hay primidone (500–1000 mg/d).

Levetiracetam có thể đặc biệt hiệu quả.

RUN VẨY(ASTERIXIS)

Sự gián đoạn ngắn, không có nhịp điệu khi duy trì động tác co cơ chủ động, thường thấy là mất giữ tư thế cổ tay(rủ xuống) nhanh trong tư thế cánh tay duỗi thẳng và bàn tay gấp về phía mu tay; “giật cơ âm tính.” Kiểu “run vẩy kiểu gan”(liver flap) này có thể thấy trong bệnh não do ngộ độc thuốc, suy đa tạng, hay nhiễm trùng TKTW.

Phương pháp điều trị là chữa trị bệnh lí nền.

Chẩn đoán và điều trị MIGRAINE và các chứng đau đầu khác

ĐẠI CƯƠNG

Đau đầu là chứng bệnh hay gặp nhất của nhân loại, là cái đau hay gặp nhất trong các loại đau của cơ thể con người. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau, nó liên quan tới công tác chẩn đoán và điều trị của hầu hết các bác sĩ. Tuy nhiên, chứng đau đầu luôn luôn ẩn chứa nguy cơ tồn tại của các bệnh lý nội sọ. Chính vì vậy, để chẩn đoán và điều trị đau đầu tốt người thầy thuốc không thể thiếu kiến thức về chuyên ngành thần kinh.

Lịch sử

Cho tới nay những mô tả lâm sàng đầu tiên về các bệnh thần kinh có niên giám vào những năm 1590 – 1340 trước công nguỵên (vào khoảng thời đại thứ XVII của Ai Cập cổ đại) do Elber phát hiện được coi là cổ xưa nhất. Đó là những bảng lâm sàng về 3 chứng bệnh chính: đau đầu, chóng mặt và động kinh. Như vậy, ta có thể nói rằng đau đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh mà loài người sớm biết tới nhất.

Sau sự kiện trên, hơn 2 thế kỷ (từ năm 1125 -1110 TCN) người ta đã phân biệt được bệnh đau nửa đầu với các chứng đau đầu khác một cách rõ ràng. Mặc dù đã đựợc biết đến từ hàng ngàn năm, nhưng phải tới thê kỷ thứ II sau công nguyên bệnh đau nửa đầu mới được Arétée de Capodoce đặt cho một tên riêng là “đau đầu dị thường” (heterocrania). Sau đó, danh từ riêng này còn được thay đổi nhiều lần qua các thời kỳ như “đau nửa đầu” (hemicrạnia; hemigrania) hoặc Migranea. Tên gọi Migraine (Migraine) được các tác giả Pháp đặt từ thế kỷ thứ XIV và được sử dụng cho tới nay. Cùng thời gian trên loài người cũng đã tìm thấy nhiều bài thuốc chữa trị các chứng đau đầu khác nhau.

Cho tới nay nền khoa học tiên tiến trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chứng bệnh này, tuy nhiên, đau đầu vẫn luôn là sự thách thức với nền y học hiện đại, là nỗi đau đớn và trăn trở của mọi người.

Phân loại đau đầu

Cho tới nay Hội Đau đầu qụốc tế (international Headache Society) đã công bố 3 bảng phân loại đau đầu, Bảng phân loại lần 1 năm 1988; lần 2 năm 2004 và lần 3 với phiên bản 3 beta năm 2013 thay cho các bảng phân loại trước đó.

Bảng phân loại lần thứ 2 và 3 chia đaụ đầu thành 14 nhóm khác nhau với hàng trăm loại đau đầu. Trong phần phụ lục các loại đau đầu được tiêu chuẩn hoá về phương diện chẩn đoán.

Các bảng tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể này đã giúp ích cho các nhà lâm sàng và các nhà nghiên cứu một phương tiện thống nhất trên toàn thế giới.

Chúng tôi xin trích dẫn ở dạng ngắn gọn Bảng phân loại đau đầu lần thứ 3 (phiên bản 3 beta) của IHS (xem phần phụ lục).

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN MIGRAINE

Migraine không có triệu chứng thoáng báo

Các thuật ngữ sử dụng trước đây: Migraine (MG) thường, đau nửa đầu giản đơn.

Mô tả

Bệnh lý đau đầu tái diễn thành cơn kéo dài 4 – 72 giờ. Các triệu chứng điển hình là: đau một bên đầu, có tính chất mạch đập, cường độ đau từ vừa đến nặng, đau tăng lên bởi các hoạt động thể chất thường nhật và đi kèm với buồn nôn và/hoặc sợ ánh sáng và tiếng động.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Ít nhất có năm cơn đáp ứng tiêu chuẩn B – D

Cơn kéo dài 4 – 72 giờ (không được điều trị hoặc điều trị thất bại),

Đau đầu cỏ ít nhất hai trong số bốn đặc điểm sau:

  • Đau một bên.
  • Tính chất mạch đập.
  • Cường độ đau vừa hoặc nặng.
  • Đau tăng do/hoặc cản trở hoạt động cơ thể hàng ngày (đi bộ, leo cầu thang).

Trong cơn có ít nhất một trong các triệu chứng:

  • Buồn nôn và/hoặc nôn.
  • Sợ ánh sáng và sợ tiếng động.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bằng một chẩn đoán khác trong ICHD – 3.

Ghi chú

Một hoặc vài cơn MG có thể khó để phân biệt với các cơn đau đầu giống MG triệu chứng. Hơn nữa, khó để hiểu rõ bản chất của đau đầu nếu chỉ có một hoặc một vài cơn. Vì vậy, cần ít nhất 5 cơn để chẩn đoán. Các bệnh nhân khác đáp ứng tiêu chuẩn 1.1 MG không có aura nhưng có ít hơn năm cơn, phải được mã số là 1.5.1 nghị MG không có triệu chứng thoáng báo.

Khi bệnh nhân ngủ thiếp đi trong cơn MG và thức dậy mà không còn đau đầu, thời gian của cơn được tính từ lúc bị đau đầu cho đến thời điểm bệnh nhân tỉnh dậy.

Ở trẻ em và vị thành niên (dưới 18 tuổi), cơn đau có thể kéo dài 2 – 72 giờ (bằng chứng cho thời gian kéo dài cơn đau ít hơn 2 giờ ở trẻ em không được điều trị chưa được chứng minh).

Migraine có triệu chứng thoáng báo

Các thuật ngữ được sử dụng trước đây: MG cổ điển, MG mắt, Migraine dị cảm nửa người, Migraine liệt nửa người hoặc Migraine rối loạn ngôn ngữ, Migraine kèm theo (accompagne), Migraine phức tạp.

  • Mô tả: các cơn tái diễn, kéo dài trong vòng 1 giờ; có các triệu chứng rối loạn thị giác, cảm giác hoặc các triệu chứng thần kinh trung ương khác ở 1 bên và phục hồi hoàn toàn, thường là tiến triển từ từ và theo sau bởi đau đầu và các triệu chứng của cơn
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất có hai cơn đáp ứng tiêu chuẩn B và c.

Có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng thoáng báo hồi phục hoàn toàn sau đây:

  • Thị giác.
  • Cảm giác.
  • Lời nói và/hoặc ngôn ngữ.
  • Vận động.
  • Cuống não.
  • Võng mạc.

Có ít nhất hai trong số bốn đặc điểm sau đây:

  • Ít nhất một triệu chứng thoáng báo tiến triển dần trong thời gian > 5 phút và/hoặc hai hay nhiều triệu chứng xảy ra liên tiếp.
  • Mỗi triệu chứng thoáng báo kéo dài 5 – 60 phút.
  • Ít nhất một triệu chứng thoáng báo là ở một bên.
  • Thoáng báo đi kèm hoặc xuất hiện trong vòng 1 giờ trước khi có đau đầu.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác, và đã loại trừ cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

  • Ghi chú
  • Khi (ví dụ như) ba triệu chứng xảy ra trong suốt một thoáng báo, thời gian cho phép tối đa là 3 – 60 phút. Các triệu chứng vận động có thể kéo dài đến 72 giờ.
  • Mất ngôn ngữ luôn luôn được xem là triệu chứng một bên; loạn vận ngôn có thể xem là triệu chứng một bên hoặc không.

Migraine có triệu chứng thoáng báo điển hình

  • Mô tả: Migraine có triệu chứng thoáng báo, trong đó triệu chứng thoáng báo bao gồm các triệu chứng thị giác và/hoặc cảm giác và/hoặc nói/ngôn ngữ, nhưng không có yếu cơ, và được đặc trưng bởi sự tiến triển dần dần, thời gian của mỗi triệu chứng không kéo dài quá 1 giờ, một kết hợp của các triệu chứng dương tính và âm tính, hồi phục hoàn toàn.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất hai cơn đáp ứng các tiêu chuẩn B và c

Triệu chứng thoáng báo bao gồm các triệu chứng thị giác, cảm giác và/hoặc nói/ngôn ngữ, đều phục hồi hoàn toàn. Nhưng không cỏ các triệu chứng vận động, cuống não hoặc võng mạc.

Có ít nhất hai trong số bốn đặc điểm sau đây:

  • Ít nhất một triệu chứng thoáng báo tiến triển dần trong thời gian > 5 phút, và/hoặc hai hay nhiều triệu chứng xuất hiện liên tiếp.
  • Mỗi triệu chứng thoáng báo kéo dài 5-60 phút.
  • Ít nhất có một triệu chứng thoáng báo là ở một bên.
  • Thoáng báo đó đi kèm, hoặc xuất hiện trong vòng 60 phút trước khi có đau đầu.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột qụy não đã được loại trừ.

  • Ghi chú:

+ Khi (ví dụ như) ba triệu chứng xảy ra trong suốt một thoáng báo, thời gian cho phép tối đa

là 3 – 60 phút.

+ Mất ngôn ngữ luôn luôn được xem là triệu chứng một bên; loạn vận ngôn có thể là triệu chứng một bên hoặc không.

Triệu chứng thoáng báo điển hình đi kèm với đau đầu

  • Mô tả: Migraine có triệu chứng thoáng báo điển hình trong đó triệu chứng thoáng báo xuất hiện cùng với đau đầu hoặc trong vòng 60 phút trước khi xuất hiện đau đầu có hoặc không kèm theo các tính chất của Migraine.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn của Migraine có triệu chứng thoáng báo điển hình.

Đau đầu, có hoặc không kèm theo các tính chất của Migraine, xuất hiện cùng hoặc theo sau triệu chứng thoáng báo trong vòng 60 phút.

  • Triệu chứng thoáng báo điển hình không đi kèm với đau đầu
  • Mô tả: Migraine với triệu chứng thoáng báo điển hình, trong đó triệu chứng thoáng báo không đi kèm cũng như không được theo sau bởi bất kỳ loại đau đầu nào.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng tiêu chuẩn của Migraine có triệu chứng thoáng báo điển hình

Không có đau đầu đi kèm hoặc theo sau triệu chứng thoáng báo trong vòng 60 phút.

Migraine có triệu chứng thoáng báo cuống não

Các thuật ngữ thường dùng trước đây: Migraine động mạch nền, Migraine nền, Migraine typ nền.

  • Mô tả: Migrạine có các triệu chứng thoáng báo có nguồn gốc từ cuống não rõ ràng, nhưng không cỏ yếu vận động.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Có ít nhất hai cơn đáp ứng các tiêu chuẩn B – D.

Triệu chứng thoáng báo bao gồm các triệu chứng thị giác, cảm giác và/hoặc nói/ngôn ngữ, mỗi triệu chứng đều phục hồi hoàn toàn, nhưng không có triệu chứng vận động hoặc võng mạc.

Có ít nhất hai trong số các triệu chứng thuộc cuống não sau đây:

  • Loạn vận ngôn.
  • Chóng mặt.
  • Ù tai.
  • Giảm thính lực.
  • Song thị.
  • Thất điều.
  • Giảm mức độ nhận thức.

Có ít nhất hai trong số bốn đặc điểm sau đây:

  • Ít nhất một triệu chứng thoáng báo tiến triển dần trong thời gian > 5 phút và/hoặc hai hay nhiều triệu chứng hơn xuất hiện liên tiếp.
  • Mỗi triệu chứng thoáng báo kéo dài 5-60 phút.
  • ít nhất một triệu chứng thoáng báo là ở một bên.
  • Triệu chứng thoáng báo đi kèm, hoặc có trước đau đầu trong vòng 60 phút.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đã được loại trừ.

Ghi chú

  • Khi các triệu chứng vận động có mặt, mã số như 2.2 Migraine liệt nửa người.
  • Khi ví dụ như ba triệu chứng xuất hiện khi có thoáng báo, thời gian tối đa có thể chấp nhận là 3 – 60 phút.
  • Mất ngôn ngữ luôn được xem như một triệu chứng một bên; loạn vận ngôn có thể được xem là triệu chứng một bên hoặc không.

Migraine liệt nửa người

  • Mô tả: Migraine có triệu chứng thoáng báo, bao gồm cả yếu vận động.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Có ít nhất hai cơn đáp ứng các tiêu chuẩn B và

Triệu chứng thoáng báo bao gồm cả hai tiêu chuẩn sau đây:

  • Yếu vận động phục hồi hoàn toàn.
  • Các triệu chứng thị giác, cảm giác và/hoặc nói/triệu chứng ngôn ngữ phục hồi hoàn toàn, c. Có ít nhất hai trong số bốn đặc điểm sau đây:
  • ít nhất một triệu chứng thoáng báo tiến triển dần trong vòng > 5 phút và/hoặc hai hay nhiều triệu chứng hơn xảy ra liên tiếp .
  • Mỗi triệu chứng thoáng báo riêng không có vận động kéo dài 5 – 60 phút, và các triệu chứng vận động kéo dài < 72 giờ.
  • Ít nhất một triệu chứng thoáng báo là ở một bên.
  • Triệu chứng thoáng báo đi kèm, hoặc có trước đau đầu trong vòng 60 phút.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột qụy não đã được loại trừ.

  • Ghi chú:
  • Thuật ngữ “plegic” có nghĩa là liệt trong hầu hết các ngôn ngữ, nhưng hầu hết các cơn được đặc trưng bởi yếu cơ.
  • Ở một số bệnh nhân, yếu cơ có thể kéo dài vài tuần.
  • Mất ngôn ngữ luôn luôn được xem như triệu chứng một bên, loạn vận ngôn có thể là triệu chứng một bên hoặc không.

Migraine bán liệt gia đình (FHM)

  • Mô tả: Migraine có triệu chứng thoáng báo bao gồm yếu cơ và có ít nhất một người nhà quan hệ huyết thống cấp 1 hoặc 2 có Migraine có triệu chứng thoáng báo bao gồm yếu cơ.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.2 Migraine liệt nửa người.

Có ít nhất một người nhà quan hệ huyết thống cấp 1 hoặc 2 có các cơn đáp ứng các tiêu chuẩn 2.2 Migraine liệt nửa người.

Migraine bán liệt gia đình typ 1 (FHM1)

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.3 Migraine bán liệt gia đình.

Đột biến gây bệnh trên gien CACNA1A đã được chứng minh.

Migraine bán liệt gia đình typ 2 (FHM2)

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.3. Migraine bán liệt gia đình.

Đột biến gây bệnh trên gien ATP1A2 đã được chứng minh.

Migraine bán liệt gia đình typ 3 (FHM3)

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.3. Migraine bán liệt gia đình.

Đột biến gây bệnh trên gien SCN1A đã được chứng minh.

Migraine bán liệt gia đình, các locus khác Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.3. Migraine bán liệt gia đình.

Thử nghiệm di truyền đã chửng minh không có đột biến trên các gien CACNA1A, ATP1A2 hoặc SCN1A.

Migraine liệt nửa người tản phát

  • Mô tả: Migraine có triệu chứng thoáng báo bao gồm yếu cơ và không có người nhà quan hệ huyết thống cấp 1 hoặc 2 có Migraine có triệu chứng thoáng báo có yếu cơ.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đáp ứng các tiêu chuẩn 2.2. Migraine liệt nửa người.

Không có người nhà quan hệ huyết thống cấp 1 hoặc 2 đáp ứng các tiêu chuẩn Migraine liệt nửa người.

Migraine võng mạc

  • Mô tả: các cơn lặp đi lặp lại của rối loạn thị giác một bên mắt, bao gồm sự phát sáng (cảm giác như thấy tia sáng), ám điểm (điểm tối) hoặc mù, đi kèm với đau đầu Migraine.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất hai cơn đáp ứng các tiêu chuẩn B và c.

Triệu chứng thoáng báo bao gồm các hiện tượng thị giác dương tính và/hoặc âm tính ở một bên mắt phục hồi hoàn toàn (ví dụ nhấp nháy, ám điểm hoặc mù) được xác định trong một cơn bởi một hoặc cả hai điều sau đây:

  • Khám lâm sàng thị trường.
  • Bản vẽ của bệnh nhân (được thực hiện sau khi hướng dẫn rõ ràng) về một khiếm khuyết thị trường ở một bên mắt.

Có ít nhất hai trong ba đặc điểm sau đây..

  • Triệu chứng thoáng báo tiến triển dần trong vòng > 5 phút.
  • Các triệu chứng thoáng báo kéo dài 5-60 phút.
  • Các triệu chứng thoáng báo đi kèm, hoặc có trước đau đầu trong vòng 60 phút.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác và các nguyên nhân khác của mù thoáng qua đã được loại trừ.

Migraine mạn tính

  • Mô tả: đau đầu xảy ra > 15 ngày mỗi tháng và kéo dài hơn 3 tháng, trong đó có bệnh cảnh của đau đầu Migraine ít nhất 8 ngày trong một tháng.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Đau đầu (giống đau đầu typ căng thẳng và/hoặc giống đau đầu Migraine ) xảy ra 2 15 ngày môi tháng, kéo dài hơn 3 tháng và đáp ứng các tiêu chuẩn B và

Xảy ra trên một bệnh nhân đã có ít nhất năm cơn đáp ứng các tiêu chuẩn B – D cho 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo và/hoặc các tiêu chuẩn B và c cho 2 Migraine có triệu chửng thoáng báo.

Trong 8 ngày mỗi tháng kéo dài > 3 tháng, đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:

  • Tiêu chuẩn c và D cho 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo.
  • Tiêu chuẩn B và c cho 2. Migraine có triệu chứng thoáng báo.
  • Tin tưởng rằng khởi phát của bệnh nhân là đau đầu Migraine và được thuyên giảm bởi triptan hoặc các dẫn xuất của ergotamin.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Biến chứng của Migraine

  • Trạng thái Migraine
  • Mô tả: một cơn Migraine gây suy nhược kéo dài hơn 72 giờ.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Một cơn đau đầu đáp ứng các tiêu chuẩn B và

Xảy ra ở bệnh nhân có 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo và/hoặc 2. Migraine có triệu chứng thoáng báo, có các đặc điểm điển hình của các cơn trước đó, ngoại trừ thời gian kéo dài cơn và mức độ nặng của nó.

Có cả hai đặc điểm sau đây:

  • Không thuyên giảm trong khoảng thời gian > 72 giờ.
  • Đau và/hoặc các triệu chứng kèm theo làm bệnh nhân suy nhược.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Ghi chú:

  • Thuyên giảm sau 12 giờ do thuốc hoặc ngủ được chấp nhận.
  • Trường hợp nhẹ, không đáp ứng tiêu chuẩn C2, được mã là nghi ngờ Migraine không có triệu chứng thoáng báo.

Triệu chứng thoáng báo dai dăng không có nhồi máu

  • Mô tả: các triệu chứng thoáng báo tồn tại 21 tuần mà không có bằng chứng của nhồi máu trên chẩn đoán hình ảnh thần kinh.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Triệu chứng thoáng báo đáp ứng tiêu chuẩn B.

Xảy ra ở một bệnh nhân có 2. Migraine có triệu chứng thoáng báo, điển hình nhự các triệu chứng thoáng báo trước đây, ngoại trừ đặc điểm là có >1 triệu chứng thoáng báo tôn tại >1 tuần.

Chẩn đoán hình ảnh não không cho thấy bằng chứng nhồi máu não.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Nhồi máu Migraine

  • Định nghĩa: một hoặc nhiều triệu chứng thoáng báo đi kèm với một tổn thương não định khu phù hợp được chứng minh bằng chẩn đoán hình ảnh thần kinh.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Một cơn Migraine đáp ứng tiêu chuẩn B và

Xảy ra ở một bệnh nhân có 2.1 Migraine có triệu chứng thoáng báo điển hình như các triệu chứng thoáng báo trước đây, ngoại trừ đặc điểm là có >1 triệu chứng thoáng báo tồn tại > 60 phút.

Chẩn đoán hình ảnh não cho thấy có tổn thương nhồi máu não ở một vùng tương ứng. D. Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán khác.

Co giật do Migraine

  • Mô tả: một cơn co giật gây ra bởi một cơn Migraine có triệu chứng thoáng báo.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Một cơn co giật đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một loại cơn động kinh và tiêu chuẩn B dưới đây:

Xảy ra ở một bệnh nhân có 2 Migraine có triệu chứng thoáng báo, xảy ra trong khi có thoáng báo hoặc trong vòng 1 giờ sau khi có thoáng báo.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán khác.

Theo dõi Migraỉne

Thuật ngữ được dùng trước đây: rối loạn Mlgraine.

  • Mô tả: các cơn Migraine like không có một trong các triệu chứng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một dưới typ của Migraine được mã số ở trên và không đáp ứng tiêu chuẩn của bệnh lý đau đầu khác.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:
  1. Các cơn đáp ứng đầy đủ tất cả những thiếu một trong các tiêu chuẩn A – D của 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo hoặc đáp ứng đầy đủ nhưng thiếu một trong các tiêu chuẩn A – c cua 2. Migraine có triệu chứng thoáng báo.
  2. Không đáp ứng các tiêu chuẩn ICHD – 3 của bất kỳ bệnh lý đau đầu nào khác, Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Theo dõi Migraine không có triệu chứng thoáng báo

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Các cơn đáp ứng đầy đủ tất cả nhưng thiếu một trong các tiêu chuẩn A – D của 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo.

Không đáp ứng các tiêu chuẩn ICHD – 3 của bất kỳ bệnh lý đau đầu nào khác.

Không được giải thích thỏa đáng hơn bởi một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Theo dõi Migraine không có triệu chứng thoáng báo

  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Các cơn đáp ứng đầy đủ tất cả những thiếu một trong các tiêu chuẩn A – c của 1. Migraine không có triệu chứng thoáng báo.

Không đáp ứng các tiêu chuẩn ICHD – 3 của bất kỳ bệnh lý đau đầu nào khác, Không được giải thích thỏa đáng hơn bời một chẩn đoán ICHD – 3 khác.

Các hội chứng chu kỳ khác có thể liên quan đến Migraine

Thuật ngữ dùng trước đây: các hội chứng chu kỳ thời thơ ấu.

Rối loạn dạ dày – ruột tái diễn

  • Thuật ngữ dùng trước đây: đau bụng mạn tính, đau bụng chức năng, đầy bụng chức năng, hội chứng kích thích ruột, hội chứng đau bụng chức năng.
  • Mô tả: các cơn đau bụng và/hoặc khó chịu, buồn nôn và/hoặc nôn, xảy ra không thường xuyên, mạn tính hoặc ở những khoảng thời gian định kỳ, mà có thể là kết hợp với
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất 5 cơn với chu kỳ rõ rệt của đau bụng và/hoặc khó chịu, buồn nôn và/hoặc nôn.

Tình trạng dạ dày ruột qua khám xét và đánh giá là bình thường, Không do bệnh lý khác.

Hội chứng nôn chu kỳ

  • Mô tả: các cơn có chu kỳ tái diễn của buồn nôn và nôn dữ dội, thường là giống nhau như đúc ở mỗi bệnh nhân và có thể dự đoán được thời gian của chu kỳ. Các cơn có thể đi kèm với vẻ xanh xao và ngủ lịm. Giữa các cơn triệu chứng mất hoàn toàn.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất 5 cơn buồn nôn và nôn dữ dội đáp ứng các tiêu chuẩn B và

Giống hệt nhau ở mỗi cá thể và tái diễn với tính chu kỳ có thể dự đoán, Đáp ứng tất cả các đặc điểm sau:

(1 ) Buồn nôn và nôn xảy ra ít nhất 4 lần trong 1 giờ.

  • Các cơn kéo dài từ 1 giờ đến 10 ngày.
  • Các cơn xảy ra cách nhau 1 tuần.

Giữa các cơn bệnh nhân hoàn toàn bình thường.

Không do các bệnh lý khác.

  • Ghi chú: cụ thể, bệnh sử và thăm khám lâm sàng không cho thấy biểu hiện của bệnh lý dạ dày – ruột.

Migraine thể bụng

  • Mô tả: một rối loạn vô căn ghi nhận được chủ yếu ở trẻ em là các cơn tái diễn của đau bụng mức độ vừa đến nặng, kèm theo các triệu chứng vận mạch, buồn nôn và nôn, kéo dài 2 – 72 giờ và bình thường giữa các chu kỳ. Đau đầu không xảy ra trong những giai đoạn này.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất 5 cơn đau bụng đáp ứng tiêu chuẩn B – D.

Đau bụng có ít nhất 2 trong 3 đặc điểm sau:

  • Khu trú, đường giữa, quanh rốn hoặc không rõ.
  • Đau âm ỉ hoặc chỉ có cảm giác rát (just sore).
  • Cường độ vừa hoặc nặng.

Cơn đau bụng có ít nhất hai trong số các biểu hiện sau:

  • Biếng ăn.
  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Da tái.

Cơn kéo dài 2-72 giờ nếu không được điều trị hoặc điều trị thất bại

Giữa các cơn triệu chứng mất hoàn toàn

Không do bệnh lý khác

  • Ghi chú: cụ thể, bệnh sử và thăm khám lâm sàng không chỉ ra dấu hiệu của bệnh lý dạ dày – ruột và thận hoặc bệnh lý đó đã được loại trừ bằng các khám xét thỏa đáng.

Chóng mặt lành tính kịch phát

  • Mô tả: một bệnh lý có đặc điểm là những cơn chóng mặt ngắn tái diễn, xảy ra không báo trước và tự hết, ờ những trẻ khỏe mạnh khác.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Ít nhất năm cơn đáp ứng tiêu chuẩn B và

Chóng mặt xuất hiện không báo trước, đạt mức độ tối đa ngay từ đầu và tự hết sau vài phút đến vài giờ mà không kèm theo mất ý thức.

Ít nhất một trong số các triệu chứng hoặc dấu hiệu kết hợp sau:

  • Rung giật nhãn cầu (nystagmus).
  • Thất điều.
  • Nôn.
  • Xanh tái.
  • Sợ hãi.

Thăm khám thần kinh và các chức năng thính lực, tiền đình bình thường giữa các cơn.

Không do bệnh lý khác.

  • Ghi chú: trẻ nhỏ có thể không tự mô tả được triệu chứng chóng mặt. Quan sát của bố mẹ thấy các giai đoạn có chu kỳ trẻ đi loạng choạng có thể được xem là chóng mặt ở trẻ nhỏ.

Cơn vẹo cổ kịch phát lành tính

  • Mô tả: các giai đoạn tái diễn của đầu nghiêng sang một bên, có lẽ kèm theo quay nhẹ và tự hết. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với khởi phát trong năm đầu đời đầu tiên.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Cơn tái diễn ờ trẻ nhỏ, đáp ứng tiêu chuẩn B và

Vẹo đầu về một bên, kèm theo hoặc không kèm theo quay đầu nhẹ, tự hết sau vài phút đến vài ngày.

Ít nhất một trong các triệu chứng hoặc dấu hiệu kết hợp sau:

  • Xanh tái.
  • Cáu kỉnh.
  • Khó ờ, suy nhược? (malaise).
  • Nôn.
  • Thất điều.

Khám xét thần kinh thấy bình thường giữa các cơn.

Không do bệnh lý khác.

  • Ghi chú:
  • Cơn có xu hướng tái diễn hàng tháng.
  • Thất điều hay gặp hơn ở trẻ lớn hơn trong số các trẻ ở độ tuổi mắc bệnh.

Dịch tễ

Đau đầu là một trong những triệu chứng có tỷ lệ cao nhất của nhiều loại bệnh khác nhau. Người ta ước tính, trên thế giới, cứ 3 người thì có một người bị đau đầu dữ dội vào một lúc nào đó trong cuộc đời. Theo Ramusen và cs (1991) các công dân Đan Mạch trong lứa tuổi từ 25 – 64 có 93% nam và 99% nữ mắc ít nhất một chứng đau đầu.

Theo thống kê của Phòng Khám bệnh (Bệnh viện 103), thì có tới 50% bệnh nhân tới khám có triệu chứng đau đầu.

Trong các chứng đau đầu thường gặp hàng ngày thì Migraine có tỷ lệ cao nhất. Đa số tác giả cho rằng khoảng 5 -10% dân số thế giới, 10-11% nam giới và khoảng 12 -19% phụ nữ mắc bệnh MG, tỷ lệ giới tính nam/nữ « 1/3, lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 15 – 30 tuổi.

BỆNH CĂN, BỆNH SINH

Đối với đau đầu triệu chứng

Tất cả các cấu trúc cảm giác của hệ thần kinh trong hoặc ngoài sọ đều có thể sinh đau khi bị kích thích. Nguyên nhân các kích thích có thể là những quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn của khối u, thiếu máu, các quá trình bệnh lý gây xoắn vặn, dãn căng hoặc phù nề quanh các mạch máu v.v… Cơ chế sinh đau của các thương tổn thực thể nêu trên thường qua 2 con đường: hoặc là chúng kích thích cơ học lên các thụ cảm thể đau (như làm căng dãn hoặc xoắn vặn các mạch máu cũng như các tổ chức mang thụ cảm thể đau khác), hoặc chúng sinh ra các chất trung gian hoá học (chất p, serotonin, kinin, prostaglandin…), các chất này tác động lên các thụ cảm thể đau và gây diễn biến đau trên lâm sàng.

Đối với bệnh Migraine

Bệnh căn: ngay từ những năm 60 (thế kỷ XX) thông qua những quan sát thực tế, nhiều tác giả đã cho rằng bệnh MG có tính chất gia đình. Dần dần nguồn gốc di truyền của Migraine ngày càng được khẳng định. Ngày nay người ta đã chửng minh được rằng 1 trong các thể Migraine (Migraine liệt nửa người) có gien di truyền nằm ở tay ngắn của cặp nhiễm sắc thể thứ 19. Gần đây nhiều tác giả nhận xét rằng Migraine nằm trong phổ lâm sàng của nhóm bệnh có tên “bệnh động mạch não di truyền trội theo nhiễm sắc thể thường với nhồi máu dưới vỏ và bệnh não chất trẩng” (cerebral autosomal dominant arteriopathy with subcortlcal infarcts and leucoencephalopathy = CADASIL). Qua đó ta thấy, đa số tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh Migraine là thay đổi bộ gien di truyền của các bệnh nhân.

  • Bệnh sinh: ngày nay có 3 thuyết về bệnh sinh của Migraine

+ Thuyết mạch máu – thể dịch (vascular hypothese) do Wolff để xướng năm 1963.

+ Thuyết neuron thần kinh (neuronal hypothese) của Lauritzen năm 1986.

+ Thuyết dây V – mạch (trigémino – vascular patho – genese) của Moskowitz năm 1988 (kết hợp 2 thuyết trên).

Thuyết mạch máu – thế dịch

Thuyết này được Graham và Wolff (1937), sau đó là Wolff và cộng sự khái quát như sau: “Cơn Migraine do cả 2 quá trình co và dãn mạch gây nên, đó là 2 pha nối tiếp nhau”.

  • Pha co mạch: xảy ra ở đầu cơn. Trong giai đoạn này serotonin được giải phóng ồ ạt từ các tiểu cầu gây co mạch của vỏ não và các tổ chức ngoài sọ. Hiện tượng này không gây đau đầu mà gây các triệu chứng khu trú thoảng qua trên lâm sàng; đồng thời serotonin làm tăng tính thấm thành mạch, tạo điều kiện cho các plasmakinin thoát ra ngoài gây mẫn cảm các thụ cảm thể đau quanh mạch. Tổ chức quanh mạch bị phù nề, viêm vô khuẩn, sau đó serotonin bị phân huỷ bởi các men monoaminooxydase. Sự phân huỷ serotonin kể trên làm cho nồng độ serotonin trong máu giảm đột ngột dẫn tới mất trương lực thành mạch và gây nên pha thứ 2.
  • Pha dãn mạch: trong pha này các động mạch, tiểu động mạch, tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch (đặc biệt ở vùng động mạch thái dương, động mạch chẩm và động mạch màng não giữa) bị dãn, biên độ mạch của các động mạch đó tăng, dẫn đến triệu chứng đau đầu trên lâm sàng.

Hiện tượng này còn liên quan đến quá trình mở bất thường các shunt động – tĩnh mạch trong tuần hoàn sọ não.

Thuyết neuron thần kinh

Các tác giả đại diện cho thuyết này (Jackson và Gowers ở Anh quốc) cho rằng giả thuyết mạch máu – thể dịch không phản ánh thoả mãn sự phát triển tuần tự của các triệu chứng aura trong cơn Migraine. Các tác giả cho rằng chỉ có những rối loạn đầu tiên và trước hết của bản thân tổ chức não mới phản ánh hợp lý quá trình đó. Thuyết này có căn cứ khoá học sau:

  • Thứ nhất là quan sát của Lashley (1941): tác giả đã đo được tốc độ lan rộng của bờ ám điểm thị giác trong cơn Migraine của chính mình và giả thiết rằng: “ở vùng vỏ não thị giác tương ứng với vùng ngoại vi của ám điểm có một kích thích thần kinh lan rộng với tốc độ 3mm/phút và theo sau nó là một quá trình ức chế”.

Sau đó, Laẽo (người Braxin) đã nghiên cứu trên thực nghiệm và mô tả cái gọi là “ức chế vỏ não lan rộng” (cortical spreading depression = CSD).

  • Thứ 2 là những kết quả nghiên cứu của Olsen và cộng sự ở Koppenhagen (1988): bằng phương pháp SPECT (single photon emission tomography) các tác giả đã đo dòng máu vỏ não khu vực (regional cerebral blood flow = rCBF) ờ các bệnh nhân Migraine cổ điển và thấy ở giai đoạn ngoài cơn dòng máu vỏ não khu vực không thay đổi. Trong cơn, rCBF giảm khu trú ở một vùng nhỏ của vỏ não (thường là não sau). Từ đây hiện tượng giảm dòng máu vỏ não khu vực này lan rộng ra trước với tốc độ hằng định 2 – 3mm/phút theo kiểu đồng tâm và không phụ thuộc vào các vùng phân bố của các động mạch não. Hiện tượng này không xảy ra ờ cơn Migraine thông thường.
  • Từ các cứ liệu trên Lauritzen cho rằng cơn Migraine cổ điển được khởi đầu bằng CSD xuất phát từ khu vực sau của vỏ não, sau đó lan tới rãnh trung tâm và rãnh Sylvius. Khi đạt tới hồi sau trung tâm, trên lâm sàng sẽ thấy các triệu chứng về cảm giác, ở mặt bụng của não CSD ảnh hưởng tới các sợi cảm giác đau và gây nên đau đầu.

Thuyết dây V- mạch máu (trigémino – vascularpatho – genese)

Cơ sở của thuyết này là dựa vào sự phát hiện sự xuất chiếu của dây V cảm giác lên các động mạch vòng Willis cũng như các động mạch màng cứng bởi Mạyberg. Khi hạch Gasser bị thương tổn thì thành mạch mất đi một lựợng nhất p đáng kể. Chất này làm tăng tính thấm thành mạch, gây dãn mạch… Theo thuyết này cơn Migraine xuất hiện là do những sự kiện chuyển hoá hoặc sinh lý thần kinh ở vỏ não hoặc ở các khu vực gần dây V.

Trong thực tế, cơ chế bệnh sinh của cơn Migraine vẫn còn đang được bàn luận nhưng thiên hướng chung là đa số các tác giả ủng hộ thuyết dây V – mạch máu của Moskowitz.

LÂM SÀNG

Khai thác bệnh sử

Sahs nói: “ Nếu anh có 30 phút dành cho 1 bệnh nhân đau đầu thì hãy dành 29 phút để hỏi bệnh và 1 phút để khám bệnh”.

Thật vậy, việc khại thác bệnh sử của bệnh nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán các chứng đau đầu. Trong phần khai thác bệnh sử cần tập trung làm rõ các điểm sau:

  • Các loại đau đầu của một bệnh nhân: cùng một lúc 1 bệnh nhân có thể có nhiều loại đau đầu khác nhau (nhự đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, do các dây thần kinh ngoại vi vùng sọ mặt, đau đâu Migraine…). Cân lưu ý rằng những bệnh nhân có đau đầu mạn tính có thể tự phân biệt được các loại đau đầu khác nhau của họ. Người thầy thuốc cần khai thác để xác định chứng đau đầu nào của bệnh nhân đang chiếm ưu thế và cần được ưu tiên điều trị trước.
  • Cách khởi phát: thông thường mỗi loại đau đầu có một cách khởi phát tương đối đặc trưng. Ví dụ:

+ Kịch phát, đột ngột: có thể do chảy máu nội sọ.

+ Đột ngột, dữ dội, phụ thuộc vào tư thế: thường do u não thất.

+ Cường độ tiến triển tăng dần trong một thời gian dài: thường do khối phát triển nội sọ.

+ Đau đầu tái diễn, thành cơn, khởi phát ở tuổi thiếu niên và người trẻ thường do MG.

+ Những loại đau đầu tái diễn và kéo dài trong nhiều năm thường là lành tính.

+ Đau đầu typ Tensión thường là mạn tính v.v…

  • Vị trí đau: vị trí đau đầu của bệnh nhân cần được xác định rõ ràng. Nó có vai trò tương đối quan trọng trong việc xác định nguyên nhân. Ví dụ:

+ Đau 1 bên thay đổi thường là Migraine. Migralne có thể khu trú mọi vị trí trên sọ mặt nhưng thường ở vùng thái dương.

+ Đau 1 bên hốc mắt cố định, thời gian của cơn ngắn thường là đau đầu Cluster.

+ Đau đầu do răng – mắt – xoang: thường khu trú ở vùng trán, cũng có thể đau vùng chẩm – gáy.

+ Adenom tuyến yên thường đau 2 bên thái dương.

+ u hố sau giai đoạn sớm thường đau ở vùng chẩm.

+ u trên lều: đau ở trán – đỉnh, nếu màng cứng và xương sọ bị thương tổn theo thì đau khu trú trên vùng tổn thương.

+ ổ máu tụ dưới màng cứng: đau tiến triển nặng lên rất nhanh ở ngay trên vị trí hoặc bên cạnh ổ máu tụ.

+ Đau đầu Tension: khu trú 1 hoặc 2 bên, đau nhất vùng cổ vai và chẩm, cũng có khi đau cả vùng trán.

+ Đau đầu do suy nhược thần kinh thường lan toả.

+ Đau các dây thần kinh vùng sọ mặt: thường đau tăng, đau chói khi ấn các điểm xuất chiếu các dây thần kinh tương ứng v.v…

  • Tần số và chu kỳ của đau đầu tái diễn:

+ Cơn Migraine: không đau hàng ngày hoặc tồn tại lâu dài. Tần số thường từ 1 – 2 cơn/tuần, nếu bệnh nhân có hơn 8 cơn/tháng thì nên thận trọng khi chẩn đoán là Migraine vì tần số cơn Migraine không nhiều như vậy.

+ Đau đầu Cluster: xảy ra hàng ngày và kéo dài hàng tuần hoặc vài tháng, sau đó là thời gian ổn định tương đối dài. Tuy nhiên, đau đầu Cluster mạn có thể kéo dài hàng năm.

+ Chứng đau nửa đầu thành cơn mạn tính: thường xảy ra nhiều lần trong ngày và kéo dài hàng năm.

  • Thời gian kéo dài của cơn:

+ Bệnh MG chỉ có cơn kéo dài từ 4 – 72 giờ, thường đạt cường độ đau dữ dội sau khi khởi phát 1 – 2 giờ.

+ Đau đầu Cluster: cơn kéo dài 20 – 60 phút, đặc trưng của chứng đau này là đạt cường độ cực đại ngay lập tức.

+ Đau đầu Tension: cơn đau tăng trong vài giờ, cường độ ít khi dữ dội nhưng cơn thường tồn tại lâu ngày, có khi hàng năm.

+ Cũng có bệnh nhân có đau đầu hỗn hợp (mixed or tension – vascular headache), khi đó thời gian cơn đau sẽ thay đổi.

+ Trong chảy máu nội sọ: đau đầu đạt cực đại ngay lập tức và tồn tại thường xuyên liên tục trong thời gian tương đối dài.

+ Đau dây TK chẩm và dây TK số V: đau thành các cơn ngắn, cũng có khi đau nhẹ nhưng kéo dài.

  • Thời gian xuất hiện:

+ Đau đầu Cluster: thường xuất hiện khi ngủ và có thiên hướng lặp lại đúng thời gian đó.

+ Migraine: xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng.

+ Tăng áp lực nội sọ: đau nhiều khi đêm về sáng, làm bệnh nhân tỉnh dậy, cường độ đau tăng khi đi lại.

+ Đau đầu Tension: thường đau ban ngày và đau tăng về cuối ngày.

  • Các yếu tố gây cơn:

+ Migraine: nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ hoặc ngủ dài (hoặc ngắn) hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nhất định, sau khi uống rượu bia, nhìn ánh sáng chói. Các bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng…

+ Bệnh lý nội sọ, đặc biệt bệnh lý hố sau: đau tăng khi cúi, khi ho, khi làm nghiệm pháp Valsava.

+ Giảm dịch não tủy: ngồi, đứng đau nhiều; khi nằm đỡ đau nhanh.

  • Tính chất và cường độ:

+ Đa số các tác giả trên thế giới tính cường độ theo phương pháp analog visual scale (VAS) với thang điểm 10.

+ Migraine: đau với tính chất mạch đập, cường độ vừa đến dữ dội.

+ Đau đầu chuỗi: đau nhức, nặng nề, như khoan, ổn định về cường độ.

+ Đau đầu Tenison: cảm giác căng, chặt, đầy, ép.

+ Đau đầu do màng não: cường độ dữ dội, nặng nề, kéo dài liên miên.

+ Đau dây TK số V và dây IX: ngắn, nặng nề, như dao đâm, rát bỏng.

+ Sốt, tăng HA: tính chất mạch đập v.v…

  • Tiền triệu, các triệu chứng thoảng qua và các triệu chứng kèm theo:

+ Muốn chẩn đoán chính xác đau đầu cần phải kết hợp với các triệu chứng kèm theo cơn

đau.

+ Aura: triệu chứng não khu trú thoảng qua (20 – 30 phút), thường xảy ra trước cơn MG dưới 1 giờ; biểu hiện là những rối loạn vận động, cảm giác, ngôn ngữ, hoặc các triệu chứng thân não (chóng mặt, nói ngọng, thất điều, bại tứ chi, nhìn đôi).

+ Co đồng tử, sụp mi, tăng tiết nước mắt, sung huyết kết mạc, ngạt mũi, nề mặt, quanh hốc mắt, đỏ mặt bên đau là các triệu chứng kèm theo trong cơn đau đầu chuỗi.

+ Sốt: phản ánh trường hợp đau đầu do nhiễm khuẩn.

+ Do tổn thương cấu trúc nội sọ: đau đầu dai dẳng, tiến riển tăng dần.

+ Glaucom và bệnh lý nhãn cầu: thường gây đỏ mắt v.v.

  • Yếu tố tăng đau:

+ Đau tăng khi ho: tổn thương nội sọ, tăng áp lực nội sọ.

+ Vận động tăng đau: bệnh cơ, xương, khớp hoặc bệnh chèn ép các dây thần kinh ngoại vi (cảm giác hoặc hỗn hợp).

+ Hoạt động, vận động cơ thể: Migraine, đau đầu typ Tension.

+ Đau tăng khi cúi: đau đầu chuỗi v.v…

  • Yếu tố dịu đau:

+ Cơn đau Mlgraine dịu đi khi: nghỉ ngơi, buồng tối.

+ Đau đầu typ Tension: xoa bóp, chườm nóng.

+ Đau đầu chuỗi: ấn trên chỗ đau, chườm nóng trên chỗ đau, đi lại, vận động… sẽ làm dịu đau.

  • Tiền sử gia đình: Migraine và đau đầu typ Tension có tiền sử gia đình.

Khám bệnh nhân đau đầu

Thăm khám BN đau đầu thường không cho kết quả dương tính, những người thầy thuốc cần tiến hành để đảm bảo yên tâm không bỏ sót triệu chứng của những bệnh thực thể. Blau (1986): “Một người thầy thuốc không khám toàn diện bệnh nhân chỉ cho biết được một nửa quan điểm của mình”.

Khám bệnh phải toàn diện, đầy đủ và kỹ càng.

  • Toàn thân…
  • Tâm thần…
  • Thần kinh: các hệ cơ quan, sọ, cột sống cổ, các đôi dây thần kinh sọ não, điểm xuất chiếu của các dây thần kinh vùng sọ mặt, các động mạch lớn…

CẬN LÂM SÀNG

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT.Scan) (ưu thế trong chẩn đoán khối choán chỗ, nhồi máu, chảy máu, áp-xe, não nước…); khó chẩn đoán trong bệnh lý hố sau, khoang sọ gần nền, vùng gần lỗ chẩm lớn vì hay có nhiều xương.

+ Ở bệnh nhân Migraine: hình ảnh CT bình thường, nhưng nếu đau liên tục vài ngày có thể thấy một vùng phù não nhưng không thấy ổ nhồi máu.

+ Đau đầu chuỗi, đau đầu Tenison, đau đầu chức năng cho hình ảnh CT bình thường.

  • X quang sọ thường:

+ Khi đã có CT mở cửa sổ xương thì không cần chụp X quang sọ quy ước nữa.

+ Các tổn thương dễ thấy trên phim X quang sọ quy ước là: dãn yên, tổn thương xương, dị dạng sọ…

  • X quang cột sống cổ: đau vùng chẩm – cổ, vùng C1 – C2 phải kiểm tra bằng phương pháp chụp cắt lớp.
  • MRI: thường không cần thiết chỉ định cho mọi bệnh nhân đau dầu.

-Ưu điểm: có ưu thế trong chẩn đoán các bệnh lý hố sau, biểu hiện lỗ chẩm lớn rất rõ, phát hiện dị dạng chẩm – cổ tốt, chẩn đoán các bệnh lý phần mềm (tuỷ, phần mềm cổ) và cột sống cổ.

MRA (chụp động mạch cộng hưởng từ): dùng điều tra mạch máu trong hoặc ngoài sọ, chẩn đoán dị dạng mạch rất tốt và rất thích hợp trong chẩn đoán huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ.

AG: hiếm dùng để chẩn đoán các chứng đau đầu không kèm theo tổn thương khu trú; có lợi ích trong chẩn đoán tắc, hẹp mạch gây đau đầu. cần tiến hành AG để chẩn đoán thông động – tĩnh mạch, phình mạch; tuy nhiên, theo quan điểm của đa số tác giả nếu chụp AG trong cơn đau đầu có thể gây các tai biến nguy hiểm.

Chẩn đoán phóng xạ: phương pháp này dùng để chẩn đoán rò dịch não – tuỷ.

Xét nghiệm dịch não – tuỷ: dùng để loại trừ các bệnh thực thể của não.

Điện não đồ: hiếm có tác dụng trong chẩn đoán đau đầu, không có thay đổi đặc hiệu trong từng loại đau đầu; tuy nhiên, nó có lợi trong chẩn đoán đau đầu có tổn thương thần kinh khu trú nhưng chẩn đoán hình ảnh cho kết quả bình thường và có lợi trong chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi ý thức.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán lâm sàng

Nếu đau đầu là triệu chứng của một bệnh thì ta cần căn cứ vào nhiều triệu chứng khác nhau cũng như căn cứ vào các chỉ tiêu cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý gốc. Trong trường hợp các chứng đau đầu nguyên phát, hầu hết các tác giả trên thế giới đều khẳng định rằng vấn đề chẩn đoán chỉ dựa cơ bản vào lâm sàng mà thôi. Sau đây chúng tôi chỉ xin nêu tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của các chứng đau đầu nguyên phát do nguyên nhân mạch máu của IHS năm 1988.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine ở người lớn

Migraine có aura

(Tên gọi cũ: MG cổ điển, MG mắt, MG dị cảm 1/2 người, MG liệt nửa người hoặc MG rối loạn ngôn ngữ)

Có ít nhất 2 cơn MG đáp ứng tiêu chuẩn B

Có ít nhất 3 trong số đặc điểm sau:

  • Một hoặc nhiều triệu chứng aura (tự phục hồi hoàn toàn) biểu hiện rối loạn chức năng khu trú vỏ não hoặc thân não.
  • Có ít nhất 1 tiền triệu gần phát triển dần trong hơn 4 phút hoặc 2 triệu chứng aura xuất hiện kế tiếp nhau.
  • Không có triệu chứng aura kéo dài hơn 60 phút, nếu có nhiều hơn là 1 triệu chứng aura thì thời gian kéo dài tăng lên tương ứng.
  • Đau đầu xuất hiện sau aura trước 1 giờ (cũng có thể xuất hiện trước hoặc cùng với triệu chứng aura).

Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
  • Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ.
  • Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.

Đau đầu chuỗi (cluster headache)

  • Migraine không có aura

(Tên gọi cũ: Migraine thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn)

Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn (B – c – D) sau

Đau đầu kéo dài 4 – 72 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả), Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  • Đau 1 bên.
  • Đau theo nhịp mạch.
  • Cường độ đau vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu, hoặc mất khả năng làm các công việc thường ngày).
  • Đau tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.

Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn và/hoặc nôn.
  • Sợ ánh sáng và sợ tiếng động.

Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
  • Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
  • Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Migraíne trẻ em

Migraine không có aura

(Tên gọi cũ: Migraine thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn)

Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn (B – c – D) sau

Đau đầu kéo dài 4 – 48 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả), Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  • Đau một bên.
  • Đau theo nhịp mạch.
  • Cường độ vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu, hoặc mất khả năng làm các công việc thường ngày).
  • Đau tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.

Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn và/hoặc nôn.
  • Sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng động.

Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
  • Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
  • Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.

Migraine có aura

(Tên gọi cũ: Migraine cổ điển, Migraine mắt, Migraine dị cảm 1/2 người, Migraine liệt nửa người hoặc Migraine rối loạn ngôn ngữ)

Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn (B – c – D) sau

Đau đầu kéo dài 2 – 48 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả), c. Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:

  • Đau hai bên (trán, thái dương)
  • Đau theo nhịp mạch
  • Cường độ vừa hoặc nặng (bứt rứt khó chịu, hoặc mất khả năng làm các công việc thường ngày).
  • Đau tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.

Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn và/hoặc nôn
  • Sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng động.

Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
  • Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
  • Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.

Đau đầu chuỗi (cluster headache)

Có ít nhất 5 cơn đau đầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn B đến D sau

Đau dữ dội một bên hốc mắt và/hoặc thái dương, kéo dài 15-180 phút nếu không được điều trị.

Đau đầu kèm theo ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau ở cùng bên đầu đau:

  • Sung huyết kết mạc.
  • Chảy nước mắt.
  • Chảy nước mũi.
  • Sung huyết niêm mạc mũi.
  • Chảy mồ hôi mặt và trán.
  • Co đồng tử.
  • Sụp mi.
  • Phù nề mi mắt.

Tần số cơn: từ 2 ngày 1 cơn đến 8 cơn 1 ngày.

Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:

  • Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
  • Nếu bệnh sử và/hoặc khám cơ thể và/hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã được loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp.
  • Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn Migraine đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.

Đau đầu do căng thẳng (tension type headache)

Đã có ít nhất 10 chu kỳ đau đầu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn B đến D dưới đây và có số ngày đau đầu kiểu này là 180 ngày/năm hay 15 ngày/tháng.

Đau đầu kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày, c. Có ít nhất 2 trong các đặc điểm sau:

  • Đau như ép như bó (không đau theo mạch đập).
  • Cường độ nhẹ đến vừa.
  • Đau 2 bên
  • Không tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ.

Có cả 2 tiêu chuẩn sau:

  • Không buồn nôn hoặc nôn
  • Không sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc chỉ có 1 trong 2 triệu chứng này.

Mô hình chẩn đoán lâm sàng đau đầu

Đau đầu

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh căn

Chủ yếu là tìm nguyên nhân đau đầu và điều trị nguyên nhân đó (ví dụ: tăng huyết áp, viêm màng não, ổ máu tụ nội sọ…).

Trong trường hợp đau đầu sau chọc sống thắt lưng: dự phòng bằng cách dùng kim nhỏ và để bệnh nhân nằm sấp sau khi chọc 1 – 2 giờ sau đó bất động 24 giờ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vai trò của bất động không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của loại đau đầu này mà chỉ kéo dài thời gian tiềm của nó.

Điều trị bệnh sinh

  • Chống phù não: hiện nay có nhiều loại thuốc chống phù não khác nhau, nhưng về tác dụng của chúng thì mỗi loại chỉ thích hợp với một số nguyên nhân nhất định của phù não.

+ Synacthen: tốt trong trường hợp u não.

+ Corticoid: có nhiều quan điểm khác nhau về tác dụng chống phù não của nó. Nhưng nói chung corticoid có tác dụng chống phù não trong u não và ít tác dụng trong trường hợp tai biến mạch máu não.

+ Mannitol được khuyến cáo dùng trong tai biến mạch máu não (nhưng không dùng trong các trường hợp chảy máu nội sọ), chấn thương sọ não…

+ Glucose 10 – 30%: không dùng trong trường hợp nhồi máu não.

+ Magiê sultat 25%: hiện nay ít được ưa dùng vì tác dụng của nó không rõ rệt.

  • Thuốc an tĩnh: có tác dụng tốt trong nhiều trường nhức đầu do căn nguyên tâm lý, nhức đầu do căng thẳng. Các thuốc thường dùng là: seduxen, andaxin, meprobamat, librium…

Điều trị đặc hiệu Migraine

Điều trị MG gồm điều trị cơn và điều trị dự phòng (hay điều trị nền).

  • Điều trị cắt cơn:

+ Nhóm ergotamin tartrat, viên 1mg, ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu. Sau 30 phút nếu không có kết quả ngậm tiếp viên thứ 2. Lưu ý chống chỉ định của thuốc và không dùng quá 6mg 1 ngày và không quá 10mg 1 tuần.

+ Hiện nay nhóm triptan thường được dùng cắt cơn, đợt điều trị từ 3 – 5 ngày.

+ Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với các thuốc chống nôn để điều trị cơn như aspirin, paracetamon,…

  • Điều trị dự phòng:

+ Dùng dihydroercỊotamin (tamik, dihydroergotamin) viên 3mg, uống mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10-12 tuân, cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc lên hệ tiêu hoá.

+ Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn p (propranolon), chẹn calci (tlunarián), thuốc chống trầm cảm 3 vòng v.v… cũng có thể sử dụng trong điều trị Migraine.

+ Các nhóm thuốc chống co giật như: topiramat, valproat cũng được khuyến cáo để dự phòng Migraine.

+ Từ năm 1990, Bộ môn Thần kinh Học viện Quân y đã ứng dụng phương pháp áp lạnh động mạch thái dương nông và thắt động mạch thái dương nông trong điều trị bệnh Migraine có tổn thương chọn lọc động mạch thái dương nông. Kết quả điều trị khả quan.

Điều trị triệu chứng

Nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu.

Thuốc chống đau thông thường có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng không nện dùng liên tục trong thời gian dài. về cách chọn thuốc, nên sử dụng lần lượt các thuốc tuần tự từ bậc 1 đến 2 và 3 trong bậc thang thuốc chống đau.

  • Hay được dùng nhất là nhóm salycilic (aspirin), noramidopyrin (analgin), paracetamon có hoặc không phối hợp với codeln.

Phương pháp điều trị vật lý (chườm đá, bấm huyệt…) thường có thể làm giảm cơn đau.

Châm cứu có thể được sử dụng trong điều trị cơn đau và có tác dụng trong một số trường hợp.

Vai trò dinh dưỡng của Rau quả tươi với trẻ em

Rau tươi.

Giá trị dinh dưỡng:

Rau bao gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 85 – 90%
  • Gluxit: 1 – 6%
  • Không có lipit.
  • ít chất Protein
  • Chất xơ: 1%
  • Có. chứa nhiều chất khoáng: kali, magiê, canxi, sắt, coban, đồng, kẽm, iốt, flo…
  • Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin

Các loại rau có màu xanh xẫm như rau muống, rau ngót, rau dền, cải xoong… có rất nhiều vitamin C, sắt, canxi và cả vitamin K.

Rau xanh
Rau xanh

Một số điểm lưu ý khi ăn rau:

  • Trẻ được 2 tháng nên bắt đầu cho uống nước luộc rau. Mỗi ngày nên cho uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
  • Trẻ từ 4 tháng trở đi nên cho ăn rau nghiền nát hoặc nấu thành bột rau. (lấy bộ,t rau nấu cùng với bột gạo).
  • Trẻ lớn hơn có thể nấu bột rau với cháo hoặc cho trẻ ăn rau non. Lúc đầu, cho ăn ít, sau tăng dần lên. Nên chú ý thay đổi cách chế biến để trẻ cảm thấy thích ăn hơn.
  • Mỗi loại rau có một số vitamin và khoáng chất nhất định. Vì vậy nên cho trẻ ăn nhiều loại rau, càng cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho trẻ.
  • Trẻ không thích ăn rau thì phải cho ăn thường xuyên hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều rau mà ăn ít cơm và thịt cá. Vì như vậy rất khó tránh khỏi suy dinh dưỡng.

Một số loại rau:

* Rau sam:

Cứ 100g rau xam có:

  • 1,4g
  • 3g gluxit.
  • 85mg canxi
  • 56mg photpho
  • 1,5mg sắt.

Ngoài ra, rau sam còn cho một số vitamin như:

  • 0,32mg betacaroten (tiền vitamin A).
  • 0,03mg vitamin B1.
  • 0,11mg vitamin B2.
  • 0,7mg vitamin pp.
  • 26mg vitamin

Rau sam còn có 24% chất xơ, nhiều axít hữu cơ. Rau sam có vị chua, hơi nhớt. Vì vậy, ăn rau sam có tác dụng chống táo bón, kích thích dễ ăn, chống thiếu máu.

Khi cho trẻ ăn bột, nên có thêm rau sam để bổ sung canxi, photpho, betacaroten giúp chống còi xương, tinh mắt, mau lớn.

Nên cho trẻ bị quáng gà, mờ mắt ăn nhiều rau sam.

* Rau ngót.

Cứ 100g rau ngót có:

  • 5,3g
  • 9,72mg betacaroten
  • 0,25mg vitamin B2.
  • 185mg vitamin

Rau ngót có vị ngọt, nhiều protein, nên cho trẻ ăn từ lúc nhỏ (từ khi ăn bột) với lượng tăng dần. Nên cho trẻ ăn hỗ hợp: bột + thịt + rau ngót. Vì rau ngót có betacaroten, vitamin c, vitamin B2 những chất mà thịt không có.

Rau ngót rất lành, dễ tiêu hoá, lá càng già càng bổ. Rau ngót còn là một vị thuốc chữa bệnh như: bổ huyết, thông tiểu tiện, giải ban, giải cảm, suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém…

Quả tươi.

Giá trị dinh dưỡng.

Quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Các vitamin C, B1; pp, betacaroten (tiền vitamin A).
  • Chứa nhiều chất khoáng: canxi, photpho, kali, natri, sắt…
  • Các axít hữu cơ như: acitric, amalic, afumarle…

Các vi chất khoáng trong quả có tác dụng chống còi xương. Đặc biệt, sắt có giá trị rất cao, dễ hấp thụ. Những quả có vị chua kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch ở dạ dày, ruột, giúp hấp thụ tốt các chất khoáng và vi khoáng.

Hoa quả
Hoa quả

Những quả có vị ngọt cũng dễ tiêu hoá. Chuối, hồng xiêm nghiền nát có tác dụng tốt đối với tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

Quả còn cung cấp chất xơ và peetin (gần giống như xơ) giúp điều hoà tiêu hoá tôt và chống táo bón. Ăn quả là bổ sung lượng vitamin rất lớn. Ví dụ: cam, canh, bưởi, đào… cho rất nhiều vitamin c (40 – 95mg).

Một số chú ý khi ăn quả:

  • Nên ăn quả tươi, chọn loại chính vụ, tránh dập nát, ủng thối.
  • Nên cho trẻ ăn quả kết hợp trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn, với lượng thích hợp.
  • Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn quả. Cách tốt nhất là ép lấy nước (cam, chanh, xoài, mơ, vải…) cho trẻ uống. Lúc đầu, có thể cho uống 5 – 7 giọt, sau tăng dần 2 – 3 thìa cà phê/ngày.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi có thể cho ăn hoa quả nghiền nát với số lượng từ ít đến nhiều. Lúc đầu từ 1 – 2 thìa cà phê/ngày sau đó lên tới 1 – 2 quả (hồng xiêm, quýt…).
  • Trẻ lớn hơn có thể cho ăn 1 quả chuối và bớt cơm mà giá trị dinh dưỡng vẫn không bị hao hụt.
  • Không nên cho trẻ ăn tuỳ tiện, không đúng bữa, vì trẻ sẽ ngang miệng, chán ăn, nếu kéo dài sẽ suy dinh dưỡng.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì rất dễ gây rối loạn tiêu hoá.
  • Chú ý đến vệ sinh khi cho trẻ ăn quả.

Trúng phong do nội phong – Phong trúng tạng phủ

Nguyên nhân: là nội phong cho nên phong thường trúng ngay vào tạng phủ nói chung không có các triệu chứng của ngoại cảm trúng phong.

Triệu chứng: Lúc bắt đầu, có đột nhiệt ngã vật, bất tỉnh nhân sự, chân tay bất toại, mồm méo chảy dãi. Nếu nặng có thể chết. Nếu không chết khi bệnh nhân tỉnh lại thì có bán thân bất toại, nói khó, miệng méo…

Lúc bắt đầu lại có thể chia thành 2 chứng chính như sau: Chứng bế và chứng thoát. Chứng bất thường do phong động đờm nghịch. Chứng thoát thường do chân khí bạo tuyệt.

Cần tiến hành cấp cứu ngay

1. Chứng bế:

Chứng bế lại chia ra: dương bế và âm bế.

Dương bế: (thường do phong dương và can hỏa gây nên).

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (hôn mê nông), mặt đỏ, thở phì phò, tay nắm, chân duỗi, hàm răng cắn chặt, rêu lưỡi vàng, nhờn, mạch hoạt huyền sác.

Cấp cứu:

Phép điều trị: Thanh nhiệt, khai khiếu thông lạc.

Phương thuốc: Viên xương ngải: (Thuốc Nam châm cứu – Bệnh trúng).

Xương bồ               50g                 Ngải cứu               500g

Bán hạ chế              100g               Thần sa                     4g.

Bán hạ, Xương bồ tán mịn, Ngải cứu tươi giã nhỏ vắt lấy nước cốt, cô cách thủy cho đặc lại, cho bột Xương bồ, Bán hạ luyện với hồ làm viên nhỏ bằng hạt ngô, Thần sa làm áo. Mỗi lần dùng 12g, cách 3 giờ uống 1 lần với nước nóng.

Xương bồ
Xương bồ

Phương thuốc: Thuốc hắt hơi (Thuốc nam châm cứu – Bệnh trúng)

Bồ kết bổ hạt 12 g nướng vàng – Bán hạ sống 10g tán mịn. Lấy lượng bằng hạt đậu xanh thổi vào 2 lỗ mũi để gây hắt hơi. Nếu có hắt hơi là tỉnh.

Phương thuốc; Ngải cứu 20g. Nước tiểu trẻ em 1 bát, giã nát Ngải cứu cho nước tiểu trẻ em vào, hòa đều, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. uống 2 thìa canh 1 lần, ngày uống nhiều lần. (Thuốc nam châm cứu – Trúng phong).

Ý nghĩa: Xương bồ, Bồ kết Bán hạ, nước tiểu trẻ em để khai khiếu tỉnh thần, Ngải diệp để khu tà, Thần sa để an thần.

Phương thuốc: Chí bảo đơn (Cục phương):

Tê giác (tán) 1 lạng Chu sa (thủy phi) 1 lạng Hùng hoàng 1 lạng Đồi mồi (sống), (tán) 1 lạng (thủy phi)

Xạ hương (tán) 1 phân Kim bạc 15 miếng Ngưu hoàng (tán) 0,5 lạng. Cách làm hiện nay:

Tê giác, Đồi mồi, An tức hương, Hổ phách tán mịn từng vị riêng rế. Chu sa, Hùng hoàng thủy phi; Ngưu hoàng, Xạ hương, Băng phiến tán mịn.

Tất cả đều qua sàng rồi trộn đều. Luyện mật ong làm hoàn mật, mỗi hoàn 3g. Uống mỗi lần 1 hoàn, mỗi ngày 1 lần. Trẻ em giảm liều.

Ý nghĩa:

Xạ hương, Băng phiến, An tức hương để khai khiếu, Tê giác, Ngưu hoàng, Đồi mồi để thanh nhiệt giải độc, hóa đàm trấn kinh; Chu sa, Hổ phách để trấn tâm an thần; Hùng hoàng để trừ đờm giải độc; Kim bạc, Ngân bạc để tăng tác dụng trấn tâm an thần của Chu sa, Hổ phách.

Chú ý: Nếu hàm răng cắn chặt có thể dùng thịt Ô mai sát chân răng, làm cho miệng há ra để đổ thuốc.

Sau khi đã cấp cứu tỉnh rồi thì tiếp tục điều trị theo nguyên nhân.

1. Nếu do phong dương (huyết áp cao)

Phép điều trị: Lương can tức phong.

Phương thuốc: Linh giác câu đằng thang (Thông tục thương hàn luận) gia vị.

Linh dương giác  1,5 đồng cân Tang diệp 2 đồng cân
Bối mẫu 4 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân
Câu đằng 3 đồng cân Cúc hoa 3 đồng cân
Phục thần 3 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân
Sinh cam thảo 0,8 đồng cân Trúc nhự 5 đồng cân

Thêm Hạ khô thảo, Đơn bì.

Linh dương giác và Trúc nhự sắc trước, các thuốc khác cho vào sau.

Ý nghĩa:Linh dương giác, Câu đằng, Hạ khô thảo để lương can tức phong, thanh nhiệt giải kinh; Cúc hoa để tăng thêm tác dụng tức phong; Bạch thược, Đơn bì, Sinh địa để dưỡng âm tăng dịch; Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm; Phục thần để an thần; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

2. Nếu do can hỏa (huyết áp thường rất cao)

Phép điều trị: Tả can hỏa

Phương thuốc: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải)

Long đởm thảo (sao rượu) 2 đồng cân Hoàng cầm sao 3 đồng cân
Chi tử (sao rượu) 3 đồng cân Trạch tả 4 đồng cân
Mộc thông 3 đồng cân Xa tiền tử 3 đồng cân
Đương quy (rửa bằng rượu) 1 đồng cân Sài hồ 2 đồng cân
Sinh địa (sao rượu) 3 đồng cân Sinh cảm thảo 2 đồng cân

Ý nghĩa:

Long đởm thảo (đại khổ hàn) để tả thực hỏa ở can đởm, Hoàng cầm, Chi tử (khổ hàn) để tả hỏa; Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp (qua tiểu tiện); Sinh địa, Đương quy để tư âm dưỡng huyết; Sài hồ để dẫn thuốc vào kinh can đởm; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Khi can hỏa đã giảm, thì ngừng dùng bài thuốc này.

3. Nếu có đại tiện bí kết, trung tiện nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm hoạt hữu lực, đờm nhiệt kết.

Phép điều trị: Thông phủ khí.

Phương thuốc: Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận)

Đại hoàng           12g      (rửa bằng         rượu)

Hậu phác                       6g

Chỉ thực chích              9g

sắc uống. Khi đi ngoài hết phân bón kết thì thôi uống thuốc.

Phương thuốc:

Đại phàn mía hoàn (Thuốc nam châm cứu – Táo bón).

Vỏ đại     40g      Phèn chua        8g

Nước mía 300 ml

Làm hoàn nước mía 0,5g/viên – mỗi lần uống 3 – 4 viên Khi đi ngoài hết phân bón kết thì thôi uống thuốc.

Ý nghĩa: Đại hoàng, vỏ đại, phèn để tả nhiệt, làm thông đại tiện, Hậu phác, Chỉ thực để hành khí tán kết. Nước mía để nhuận tràng, ích vị khí.

Âm bế (Thường do phong đờm, nhiệt đờm gây nên).

Triệu chứng. Bất tỉnh nhân sự yên tĩnh, thở khò khè, mạch trầm hoãn, rêu lưỡi trắng nhờn.

Cấp cứu.

Phép điều trị: Khai khiếu:

Phương thuốc: (Trích từ Thuốc nam châm cứu – Trúng phong)

a- Hạt củ cải 4g sao chín, quả bồ kết bỏ hột nướng.vàng 4g cùng tán mịn. Uống mỗi lần 4g với nước sôi. Nếu nôn được đờm ra là tỉnh.

b- Tô hợp hương hoàn (Cục phương):

Bạch truật                    2 lạng        Mộc hương 2 lạng

Tê giác                         2 lạng.       Phụ tử sao 2 lạng

Chu sa (Thủy phi)        2 lạng        Bạch đàn hương 2 lạng

Kha tử (bỏ vỏ) 2 lạng An tức hương 2 lạng
Trầm hương 2 lạng Xạ hương (tán) 2 lạng
Đinh hương 2 lạng Tất bát 2 lạng
Long não (nghiền) 1 lạng Tô hợp hương 1 lạng

Nhũ hương (tán riêng) 1 lạng.

Tán mịn, trộn đều, dùng dầu An tức hương và mật ong làm hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống một hoàn, ngày hai lần.

Ý nghĩa:

Tô hợp hương, Xạ hương, An tức hương để khai khiếu, Mộc hương, Đàn hương, Trầm hương, Nhũ hương, Đinh hương, Hương phụ để hành khí giải uất, trừ uất trệ của khí huyết ở tạng phủ; Tất bát để tăng tác dụng tàn hàn; Chu sa để trấn tâm an thần; Bạch truật để bổ khí kiện tỳ; Kha tử để thu sáp liêm khí.

Khi đã tỉnh, điều trị tiếp.

Phép điều trị: Tức phong tống dòm.

Phương thuốc: Đạo đồm thang (Phụ nhân lương phương). Gia vị.

Bán hạ 2 đồng cân Nam tinh 1 đồng cân
Chỉ thực sao cám 1 đồng cân Phục linh 1 đồng cân
Quất hồng 1 đồng cân Sinh khương 1 đồng cân

Cam thảo                0,5 đồng cân

Thêm Thiên ma, Cương tàm, Xương bồ, Uất kim.

Ý nghĩa :

Bán hạ, Nam tinh để táo thấp hóa đàm, giáng nghịch hòa vị chỉ nôn; Quất hồng để lý khí táo thấp; Phục linh để kiện tỳ thẩm thấp; Chỉ thực Uất kim để hành khí tán kết; Sinh khương để giáng nghịch hóa ẩm; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, nhuận phế, hòa trung. Thiên ma, Cương tàm để trị phong đờm thông lạc, Xương bồ để khai khiếu.

Chứng thoát: (Thường do chân khí bạo tuyệt)

Triệu chứng: Bất tỉnh nhân sự (hôn mê sâu), mắt mở, miệng há, bàn tay duỗi, thở nhanh, lưỡi rụt lại, mặt sắc xanh, nặng thì vã mồ hôi hột lạnh, mạch khó sờ thấy, nhị tiện tự chảy, hơi thở rất yếu – Là chứng nguy kịch.

Phép điều trị: Cố thoát hồi dương.

Phương thuốc:

Rượu hồi dương sâm phụ: (Thuốc nam châm cứu Bệnh trúng).

Nhân sâm    40g               Phụ tử chế             16g

Rượu       500 ml                Đường                  50g.

Thuốc tán bột cho vào rượu và đường. Người lớn mỗi lần uống 1 thìa canh pha với nước ấm 1 giờ một lần.

Phương thuốc:

Sâm phụ thang (Phụ nhân lương phương).

Nhân sâm            4 đồng cân

Phụ tử                3 đồng cân

Sắc uống để cấp cứu.

Ý nghĩa: Nhân sâm để đại bổ nguyên khí, ích khí, cố thoát. Phụ tử để hồi dương.

Cũng có thể cứu Quan nguyên, Khí hải hoặc Thần khuyết đến khi chân tay ấm, có mạch rõ, hết mồ hôi thì thôi.

Điều trị di chứng để lại sau khi đã qua cơn nguy kịch

Trong điều trị di chứng cần chú ý đến điều trị các chứng cụ thể. Mặt khác cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện để chống di chứng. Nói chung phải có thời gian mới hồi phục được.

Điều trị bán thân bất toại:

      • Nếu do khí huyết không đến nuôi chi thể thì người bệnh mất cảm giác không biết đau, ngứa.

Phép điều trị: Dưỡng huyết ôn kinh, tăng cường tuần hoàn của khí huyết.

Phương thuốc: Bổ ích trung khí (Tỳ vị luận) gia Phụ tử, uống với Thất vị địa hoàng hoàn

      • Bổ trung ích khí thang.
Hoàng kỳ 15-20g Cam thảo chích 8g
Nhân sầm 12g Đương quy 12g
Trần bì 10g Thăng ma 4g
Sài hồ 4g Bạch truật 12g

Sắc uống.

Ý nghĩa: Hoàng kỳ để ích khí, Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo để kiện tỳ, ích khí; Trần bì để lý khí. Đương quy để bổ huyết; Thăng ma, Sài hồ để thăng dương; Phụ tử để trợ dương.

Thất vị địa hoàng hoàn:

Thục địa 5 lạng Sơn thù nhục 4 lạng
Phục linh 3 lạng Sơn dược 4 lạng
Đan bì 3 lạng Nhục quế 1 lạng
Trạch tả 3 lạng.

Làm hoàn mật.

Phương thuốc. Bổ dương hoàn ngũ thang (Xem Trúng phong do ngoại phong).

Hoàng kỳ, Quy vĩ, Xích thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Địa long.

      • Nếu phong tà làm tắc mạch (mạch tý) làm cho chân tay bên liệt có thêm tê bì, nề.

Phép điều trị: Thông dương ích khí điều hòa dinh vệ.

Phương thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang (Kim quỹ yếu lược).

Hoàng kỳ              3 lạng               Thược dược 3 lạng

Quế chi                 3 lạng               Sinh khương 6 lạng

Đại táo                  12 quả

Sắc uống chia làm 3 lần, uống lúc ấm. Có thể thêm Tang ký sinh, Hoàng kỳ, Quế chi để ích khí thông dương. Thược dược để dưỡng huyết hòa dinh, Khương Táo để điều hòa dinh vệ.

Xoa bóp: gừng già, trầu không giã nát, nước tiểu, rượu 40 độ, sào nóng bóp xoa hàng ngày, 1 đợt 10 ngày, xoa 2 đợt.

Điều trị ỉa đái không tự chủ

      • Nếu có tiểu tiện không tự chủ do thận hư:

Phép điều trị: Tư thận âm, bổ thận dương.

Sơn thù nhục

Nhục thung dung

Thạch hộc

Bạch phục linh

Quan quế

Mạch môn

Xương bồ

Lượng đều nhau tán bột. Mỗi lần dùng 3 – 5 đồng cân cho vào 1 lượng nước vừa đủ với 5 lát gừng, 1 quả táo, 5 – 7 lá Bạc hà sắc uông.

Ý nghĩa: Thục, Thù để bổ thận âm. Nhục dung, Ba kích để ôn thận tráng dương – Phụ tử, Quế chi để ôn dưỡng chân nguyên, không cho dương khí phù việt, Mạch môn, Thạch hộc, Ngũ vị để tư âm liêm dương. Xương bồ, Viễn chí, Phục linh để giao tâm thận khai khiếu hóa dòm. Khương, Táo, Bạc hà để dẫn thuốc hòa dinh vệ. Phương thuốc này không dùng được cho người can dương can thịnh (có huyết áp cao)

Phương thuốc: Tứ thần hoàn (Chính trị chuẩn thằng)

Nhục đậu khấu 2 lạng       Phá cố chỉ        4 lạng

Ngũ vị tử                 2 lạng             Ngô thù du         1l ạng

Ý nghĩa: Phá cố chỉ để ôn bổ mệnh môn, Nhục đậu khấu để ôn tỳ cầm ỉa, Ngô thù để ôn tỳ trừ hàn thấp, Ngũ vị tử để sáp tràng. Phương này chủ yếu chữa ỉa không tự chủ.

Điều trị đờm dãi nhiều:

Nếu có nhiều đờm làm cho bệnh nhân thở có tiếng lọc sọc, ho khạc đờm dãi nhiều không muốn ăn, hoặc đau đầu chóng mặt.

Phép điều trị: Tuyên khiếu, tống đờm.

Phương thuốc: Đạo đờm thang (phụ nhân lương phương) gia vị thêm Bối mẫu, chóng mặt thêm Thiên ma, ít ngủ thêm Bá tử nhân.

Điều trị nói khó:

Nếu phong đờm tắc ở họng gây nên nói khó, nói ngọng. Phép điều trị: khu phong trừ đờm, thông khiếu lạc.

Phương thuốc: Thần tiên giải ngữ đơn.

Bạch phụ tử 1 đồng cân Xương bồ 3 đồng cân
Viễn chí 2 đồng cân Thiên ma 2 đồng cân
Toàn yết 1 đồng cân Khương hoạt 3 đồng cân
Nam tinh 1,5 đồng cân Mộc hương 1 đồng cân
Cam thảo 1 đồng cân

Ý nghĩa: Bạch phụ tử, Thiên ma, Nam tinh để khu phong hóa đàm; Toàn yết, Khương hoạt, Mộc hương để thông kinh lạc; Xương bồ để khai khiếu; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang thêm Xương bồ, Viễn chí (xem trúng phong do ngoại phong).

– Nếu thận khí hư suy, tinh khí không lên được gây nên nói khó, nói ngọng.

Phép điều trị: Tráng thủy, bổ dương, khai khiếu

Phương thuốc: Địa hoàng ẩm tử (xem điều trị ỉa đái không tự chủ). Nếu có mồm khô, lưỡi đỏ thì bỏ Quế, Phụ.

Điều trị chóng mặt.

Nếu âm hư phong dương vượng gây chóng mặt tai ù, mắt md, mạch huyền sác.
Phép điều trị: Bình can tiềm dương, hóa đờm thông lạc

Phương thuốc: Thiên ma Câu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị tạn nghĩa).

Thiên ma 3 đồng cân Câu đằng (cho sau) 4 đồng cân
Thạch quyết minh 6 đồng cân Ngưu tất 4 đồng cân
Sơn chi 3 đồng cân Hoàng-cầm 3 đồng cân
Đỗ trọng 3 đồng cân ích mẫu thảo 3 đồng cân
Tang ký sinh 3 đồng cân Dạ giao đằng 3 đồng cân
Phục thần 3 đồng cân

Gia: Bối mẫu, Trúc lịch để hóa đờm.

Ý nghĩa: Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình can tức phong; Sơn chi, Hoàng cầm để thanh nhiệt tả hỏa; ích mẫu để hoạt huyết lợi thủy, Ngưu tất để dẫn huyết đi xuống; Đỗ trọng, Tang ký sinh để bổ ích thận âm; Dạ giao đằng, Phục thần để an thần ích chí.

Phòng bệnh:

Ở những người có tiền triệu trúng phong (đầu nặng chân nhẹ, chóng mặt, chân tay tê, đêm đái nhiều), hoặc tự nhiên cứng lưỡi, nên uống thường kỳ:

Tang diệp, Cúc hoa, Hạ khô thảo, Thiên ma, Câu đằng, Thảo quyết minh, Bạch tật lê để tránh cơn trúng phong.

Chú ý: Trong khi chữa, cần vận động sớm tất cả các khớp để cho gân không co lại làm cứng khớp bên liệt. Làm như sau:

      • Lúc đầu người nhà giúp bệnh nhân vận động. Còn bệnh nhân phải nghĩ đến động tác, và khi vận động thì nói như tập chỉ huy động tác tập.

Sau đó tự tập, tay nọ giúp tay kia, cũng làm như trên.

    • Vận động càng sớm càng tốt để có thể nhanh chóng tự lo lấy sinh hoạt hàng ngày, làm đà cho việc phục hồi chức năng.

Hải kim sa

Hải kim sa
Hải kim sa

Hải kim sa ( 海金沙 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Hải kim sa (Xuất xứ: Gia hữu bản thảo).

+ Tên khác: Tả chuyển đằng hôi (左转藤灰), Hải kim sa (海金砂).

+ Tên Trung văn: 海金沙 HAIJINSHA

+ Tên Anh văn: Japanese Climbing Fern Spore

+ Tên La tinh:

Lygodium japonicum (Thunb.) Sw.[Ophioglossum japonicum Thunb.]

+ Nguồn gốc: Là bào tử đã chín của Hải kim sa thực vật họ Hải kim sa.

Dược liệu Hải kim sa SPORA LYGODII

Thu hoạch

Khỏan lập thu lúc bào tử đã chín thu nhặt, quá sớm quá muộn đều dễ rơi rụng. Chọn sáng sớm ngày nắng lúc sương chưa khô, cắt xuống lá cọng, bỏ vào trong sọt vuông có lót giấy hoặc vải, phơi khô nơi tránh gió; sau đó dùng tay xát vò, run, làm cho bào tử phía sau lá rơi rụng, rồi dùng sàng nhỏ sàng bỏ lá cọng là được.

 Phân bố

Các vùng Quảng Đông, Triết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ nam, Hồ Bắc, Tứ xuyên, Quảng Tây v.v… của Trung Quốc.

Tính vị

Ngọt, mặn, lạnh.

Qui kinh

Vào kinh Bàng quang, Tiểu trường.

– Công hiệu –

Lợi thủy thông lâm, chỉ thống.

Ứng dụng

Lâm chứng: Bổn phẩm tính hạ giáng, giỏi về thanh thấp nhiệt Tiểu trường Bàng quang, nhất là giỏi cầm đau niệu đạo, là yếu dược trị các chứng lâm sáp đau. Trị bệnh cấp nhiệt lâm, như “ Tuyền Châu bản thảo” dùng bổn phẩm nghiền nhỏ, Cam thảo làm thang tống uống; Trị huyết lâm như “Phổ tế phương”, dùng bổn phẩm nghiền nhỏ, nước mới múc hoặc nước đường cát tống uống; Trị thạch lâm phối ngũ với Kê nội kim, Kim tiền thảo v.v…; Trị cao lâm cùng dùng với Họat thạch, Mạch đông, Cam thảo v.v…, như Hải kim sa tán (Thế y đắc hiệu phương); Bổn phẩm có thể lợi thủy tiêu sưng, điều trị thủy thũng, phần nhiều phối ngũ với Trạch tả, Trư linh, Phòng kỷ, Mộc thông để tăng cường tác dụng lợi niệu.

– Trích yếu sách cổ –

Bản thảo phẩm hối tinh yếu: Chủ thông quan khiếu, lợi thủy đạo.

– Bản thảo cương mục: Chủ thấp nhiệt sưng đầy, tiểu tiện nhiệt lâm, cao lâm, huyết lâm, thạch lâm, hạ bộ đau (hành thống), giải nhiệt độc khí.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống 6 ~ 15g. Nên gói sắc.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người Thận âm khuy hư nên dùng cẩn thận.

– Bản thảo kinh sơ: Người tiểu tiện không lợi cùng với các chứng lâm do thận thủy chân âm không đủ chớ dùng.

– Bản thảo phùng nguyên: Người tạng thận chân dương không đủ kỵ dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Hàm chứa chất dầu béo, ngòai ra có chứa 1 lọai lygodin thành phần dễ tan trong nước.
  2. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc bổn phẩm đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ flexneri (phước thị), trực kkhuẩn thương hàn v.v… có tác dụng ức chế. Hải kim sa còn có tác dụng lợi mật.

  1. Nghiên cứu lâm sàng: Theo báo cáo, Hải kim sa đóng vào viên nang, nuốt uống, dùng điều trị Vị quản thống. Có hiệu quả (Tạp chí Trung y Triết Giang, 2001, 8: 343).

 – Phụ dược –

Hải kim sa đằng (海金沙藤) HAIJINSHATENG

Là tòan thảo của Hải kim sa. Công hiệu tính năng giống như Hải kim sa, kiêm năng thanh nhiệt giải độc. Ngòai trị chứng lâm ra. Còn có thể dùng trị nhọt sưng lóet độc, quai bị và hòang đản. Liều dùng, sắc uống, 15 ~ 30g. Dùng ngòai lượng thích hợp, sắc thang rửa ngòai hoặc giã đắp.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị nhiệt lâm cấp đau: Hải kim sa nghiền nhỏ, Sanh Cam thảo làm thang quấy đều uống.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 2: Trị cao lâm: Hải kim sa, Họat thạch đều 1 lượng (nghiền nhỏ), Cam thảo 2 chỉ (nghiền nhỏ). Thuốc trên nghiền đều. Mỗi lần uống 2 chỉ, trước bửa ăn, sắc Mạch môn đông thang điều uống, Đăng tâm làm thang cũng được.

(Thế y đắc hiệu phương – Hải kim sa tán)

+ Phương thuốc 3:

Trị chứng kết sỏi đau đường tiểu: Hải kim sa, Họat thạch nghiền thành nhỏ. Dùng Xa tiền tử, Mạch đông, Mộc thông sắc nước điều thuốc bột, và gia thêm mật chút ít, uống ấm.

(Quảng Tây Trung dược chí)

+ Phương thuốc 4:

Trị tiểu ra máu: Hải kim sa nghiền nhỏ, dùng nước mới múc điều uống.

Một phương dùng nước đường cát điều uống.

(Phổ tế phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị Tỳ thấp trướng đầy: Hải kim sa 1 lượng, Bạch truật 2 chỉ, Cam thảo 5 phân, Hắc sửu 1,5 chỉ. Sắc nước uống.

(Tuyền Châu bản thảo)

Tắm có lợi ích gì cho sức khỏe

Tắm lạnh – nóng

Trước tiên dội nước lạnh từ chân trở xuống, rồi lưng, bụng, ngực. Nên tắm bằng vòi hoa sen theo cách tưới hoa, không nên dội cả gáo nước. Sau khi làm ướt toàn thân, xát một ít xà phòng thơm, xoa toàn thân rồi phun một lần nước lạnh nữa, sau đó tắm bằng nước nóng, thời gian không nên quá dài. Tắm lạnh nóng làm cho huyết quản ở da co vào rồi lại giãn ra, tăng được tính đàn hồi, làm tăng tác dụng chuyển đổi chất của da.

Tác dụng của tắm nóng – lạnh

Tắm là một hình thức kích thích lên da. Tắm đúng phương pháp, vận dụng phù hợp với sức khỏe và từng loại bệnh, sẽ phát huy hết tác dụng của tắm, giống như cơ thể được xoa bóp đúng cách.

Khi được kích thích, da sẽ tiết ra chất histamin và truyền đi khắp cơ thể; da cũng tiết ra một chất có tác dụng kích thích tuyến giáp và tuyến thượng thận, làm tăng chuyển hoá cơ bản, tăng sức đề kháng.

Nước lạnh sẽ tác động lên trung tắm điều hoà, từ đó kích thích tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng để tiết ra chất adrenalin, thyroxin, làm tăng chuyển hoá ở các cơ vân – gan, tăng thân nhiệt do đốt nhiều đường mỡ. Như vậy tắm nước lạnh rất tốt với những người muốn giảm cân hoặc mắc bệnh béo phì. Với một số bệnh tim, nếu được tắm nước lạnh sẽ làm tim đập chậm lại, mạch giãn, sức bóp của tim mạnh hơn, do đó có thể thay được các thuốc cường cơ tim. Tắm với nước lạnh cũng rất thích hợp với những người muốn lên cân: Sự kích thích tuần hoàn làm cho con người ưa hoạt động, từ đó chuyển hoá cũng tăng lên. Không những thế, do tắm nước lạnh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và tuần hoàn nên quá trình hấp thụ các chất bổ của cơ thể tăng lên, từ đó sức khỏe sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu tắm nước lạnh quá lâu, cơ thể sẽ bị giảm kích thích, dần dần sẽ làm ức chế tuần hoàn.

Ngược lại với tắm nước lạnh, tắm nước nóng lại kích thích phủ tang, kích thích các tuyến nội tiết, tăng cường chuyển hoá toàn thân, hạ nhiệt, đào thải chất cặn bã, bài tiết các chất độc và tiêu các tràn dịch. Tắm nước nóng rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp, vì khi ngâm nước nóng, tim sẽ đập nhanh, huyết áp sẽ hạ xuống. Tuy nhiên, không nên tắm nước nóng quá lâu. Khi đó tim phải làm việc nhiều sẽ nguy hiểm cho sức khỏe và việc tắm nước nóng không còn có lợi nữa.

Lợi ích của Tắm nước lạnh
Lợi ích của Tắm nước lạnh

Tắm nước nóng có tác dụng tương tự đối với hệ thần kinh như tắm nước lạnh.

Tắm vài giây sẽ gây kích thích, tắm lâu hơn nữa sẽ làm giảm kích thích và nếu thật lâu sẽ hoàn toàn rơi vào tình trạng ức chế.

Người ta đã áp dụng tắm nóng – lạnh đối với một số bệnh và đạt được hiệu quả cao như: Khi bệnh nhân sốt mê man, nói sảng, nếu đắp nước lạnh lên mặt sẽ tác động đến hệ thần kinh, do đó làm người bệnh thở sâu và tỉnh lại; ngâm chân trong nước nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và làm buồng trứng, tử cung co lại.

Tắm nước nóng và tắm nước lạnh làm tăng sức mạnh của cơ và giảm mệt nhọc, nhưng không nên kéo dài thời gian tắm sẽ không có lợi. Người ta đã nghiên cứu và kết luận: Tắm nước nóng sẽ làm quá trình oxy hoá tăng lên và như vậy làm tăng chuyển hoá nói chung. Những người có thể trạng yếu hoặc mới ốm dậy, nếu thường xuyên tắm nước nóng hoặc nước ấm, cộng với ăn uống đủ chất, sẽ chóng lên cân, mau phục hồi sức khỏe. Do tắm nước nóng làm ra mồ hôi, làm các chất protid bị phân hoá, vì vậy được áp dụng trong điều trị bệnh gút.

Dù tắm nóng – lạnh có những ưu điểm trong điều trị một số bệnh, tăng cường sức khỏe, nhưng không vì thế mà lạm dụng. Trong nhiều trường hợp chỉ cần tắm nước lạnh hoặc nước nóng trong .vài phút sẽ làm giảm bệnh, nhưng nếu quá thời gian trên, tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì thế, ngoài nhiệt độ của nước, ngoài việc tập trung nước vào vùng nào, thì thời gian cho một lần tắm cũng rất quan trọng.

Nói chung, nếu tắm đúng phương pháp bạn sẽ thấy da dẻ hồng hào, mạch đập tốt, cơ thể bớt mỏi mệt, sảng khoái và sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Nếu sau khi tắm thấy người lạnh, chân tay rã rời, hơi thở yếu, khó chịu, mệt mỏi… chứng tỏ thời gian cũng như phương pháp và hình thức tắm của bạn đã có điểm chưa đúng. Với những người bệnh muốn dùng phương pháp tắm để chữa bệnh, nhất thiết phải có sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.

Tắm vì sức khỏe

Mỗi cách tắm khác nhau có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe. Cách tắm thông thường rất có lợi cho sức khỏe gồm có: Tắm sạch, tắm để hưng phấn, tắm để an thần, tắm nước nóng, tắm nước lạnh và tắm vừa nóng vừa lạnh.

Mỗi cách tắm khác nhau có tác dụng khác nhau đối với sức khoẻ
Mỗi cách tắm khác nhau có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe

Tắm sạch

Là cách tắm thông thường. Mục đích là để tẩy sạch ghét, mồ hôi và lớp da đã tróc trên mặt da. Nhiệt độ nước thường từ 35-38°C là vừa. Bình quân, vào mùa hè nên tắm mỗi ngày 1 lần, vào mùa đông mỗi tuần tắm 2-3 lần, mỗi lần tắm từ 10-30 phút. Tắm sạch vừa để làm sạch, vừa giúp bạn thư giãn, tránh các bệnh về da…

Tắm để hưng phấn

Mục đích là để rèn luyện thân thể, phấn chấn tinh thần. Nên tắm vào buổi sáng. Cách tắm như sau: Sau khi tắm sạch thì ngâm toàn thân vào nước lạnh 18°c khoảng 3 phút. Tắm xong phải nhanh chóng lau khô cho da đỏ lên, giúp cho máu dưới da tuần hoàn tốt hơn. Người da khô sau khi tắm nên bôi kem dưỡng da để da mềm mại.

Tắm để an thần

Mục đích làm mất mỏi mệt, người cảm thấy dễ chịu, thư giãn, được nghỉ ngơi. Cách tắm như sau: Ngâm mình vào nước ấm khoảng 37°c, nhắm mắt thư giãn khoảng 10-15 phút, sau đó ra khỏi bồn tắm, lau khô và xoa bóp toàn thân với kem dưỡng da khoảng 5 phút.

Bệnh Viêm đường dẫn mật

I.   Đại cương

1. Định nghĩa

Viêm đường dẫn mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan, trừ viêm túi mật là thể đặc biệt của viêm đường mật.

2. Sự thường gặp

Tuổi hay gặp: 20-40 tuổi

Nữ gặp nhiều hơn nam (2,4 lần)

Gặp ở người có tiền sử giun chui ống mật.

Người có sỏi mật.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân viêm đường mật chia thành hai nhóm lớn:

  • Do vi trùng có thể phân lập được:

+ Coli: 70-80%

+ Trực khuẩn Friedlander, thương hàn, liên cầu, tạp khuẩn…

  • Không do vi khuẩn: Các yếu tố thuận lợi gây tắc cơ giới đường mật từ đó gây ứ mật, viêm nhiễm.

+ Sỏi mật (viên sỏi, cặn sỏi)

+ U (lành, ác) của bóng Vater.

+ Dị dạng đường mật, sau giun chui ống mật.

4. Giải phẫu bệnh lý

  • ống mật chủ giãn từng đoạn thành dầy lên.

– Dịch mật đục, màu xanh sẫm, trong có tế bào mủ, albumin tăng.

  • Gan ứ mật có các đốm mủ.
  • Túi mật giãn, răn reo, teo, thành dầy.

II.   Triệu chứng

A. Lâm sàng

  1. Đau hạ sườn phải (91,33%), đau dữ dội, lan lên ngực lên vai phải có khi vừa đau HSP vừa đau thượng vị.
  2. Sốt (81,66%) sốt bất chợt, nóng 39-400C, rét run vã mồ hôi. Sốt không theo một quy luật nào.
  3. Vàng da: (25,66%) da vàng, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng (98,33%) vàng da từng đợt. Khi vàng da vẫn sốt.

Tam chứng trên được gọi tên là tam chứng Charcot.

4.   Toàn thân và thực thể

Mệt mỏi, ăn không tiêu, ngứa toàn thân.

Gan to mấp mé, ấn vào đau.

Điểm túi mật đau. Hoặc dấu hiệu Murphy (+).

Mạch chậm: 60 nhịp/l phút.

B.   Xét nghiệm

  1. Bilirubin máu tăng, chủ yếu là tăng bilirubin kết hợp (bt bilirubin toàn phần: 3,5- 17 micromol/l (Bi – kết hợp bằng dưới 1/3TP)
  • BC tăng
  • Máu lắng tăng.
  • Phosphataza kiềm tăng (bt dưới 170 u/l ở 250)

2.   Nước tiểu

  • Muối mật (+). Phản ứng Hay +
  • Sắc tố mật (+)

3.  Dịch mật

  • Màu xanh sẫm đục.
  • Albumin tăng, tế bào mủ (+)
  • Cấy vi khuẩn mọc.

4.   Soi ổ bụng

  • Gan có màu xanh sẫm, có ổ mủ nhỏ, bờ gan tù trên mặt có giải fibrin
  • Túi mật căn giãn tăng tưới máu hoặc teo nhỏ nhẽo.
    1. SA: thành túi mật dày (bt: dưới 0,3cm)
    2. Các xét nghiệm khác: để xác định nguyên nhân
  • X quang chụp mật không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị: phát hiện sỏi
  • Xạ đồ, axit mật huyết thanh thay đổi.

III.   Chẩn đoán

A.   Chẩn đoán xác định

  1. Dựa vào tam chứng Charcot
  • Đau HSP kiểu đau quặn gan
  • Sốt: nóng rét, vã mồ hôi.
  • Vàng da từng đợt khi vàng da vẫn sốt.
  1. Máu: Bi – tăng, BC máu, máu lắng tăng
  2. Dịch mật: albumin tăng, tế bào mủ (+) đây là tiêu chuẩn “vàng”
  3. SOB, SA hỗ trợ thêm làm rõ được nguyên nhân.

B.   Chẩn đoán phân biệt:

  1. Sốt rét: sốt có chu kỳ, không vàng da, BC không tăng KSTSR (+)
  2. Huyết tán: thiếu máu – vàng da – lách to – phân vàng – nước tiểu vàng.
  3. Viêm gan mạn tấn công: Gan to 2cm chắc nhẵn có sao mạch bàn tay Có hội chứng suy gan. SOB + sinh thiết để chẩn đoán xác định.
  4. Viêm gan SVT: sốt – đau – vàng da khi vàng da hết sốt. BC  giảm     SGOT-SGPT tăng

IV.    Biến chứng

A.   Cấp tính

1. Túi mật tăng to dọa vỡ

  • Sốt cao
  • Đau dữ vùng HSP
  • Sờ túi mật căng to rất đau.

Phải mổ cấp cứu dẫn lưu túi mật.

2. Túi mật hoại tử

  • Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc
  • Điểm túi mật đau
  • Có thể có truỵ tim mạch

3. Thấm mật phúc mạc

  • Sốt cao, vàng da rõ
  • Phản ứng co cứng thành bụng
  • Mạch nhanh huyết áp tụt.

4. Chảy máu đường mật

  • Đau sốt vàng da
  • Nôn máu, cục máu có hình dài nâu như ruột bút chì.

5. Shock mật

  • Sốt cao, vàng da đậm
  • Mạch nhanh, huyết áp tụt rất thấp
  • Thiểu niệu vô niệu
  • Toàn trạng nặng nhanh chóng.

6. Nhiễm trùng máu

  • Sốt cao rét run nhiều
  • Mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt
  • Cấy máu thấy vi khuẩn mọc
  • Chướng bụng, vô niệu.

B.   Biến chứng mạn

  1. áp xe đường mật

Sốt cao giao động

Gan to và đau

SOB: trên mặt gan có nhiều ổ áp xe nhỏ.

2.   Viêm gan mật

Da vàng

Gan to chắc, nhẵn

Rối loạn tiêu hoá

Chảy máu cam và chảy máu chân răng…

3.   Ung thư đường mật

Vàng da ngày càng tăng

Suy sụp cơ thể nhanh

Chụp đường mật thấy tổn thương.

4.   Viêm thận suy thận

Đái ít, nước tiểu có trụ hạt, HC, BC albumin

Phù mặt

Ure máu tăng, creatinin tăng…

V.    Điều trị

A.   Điều trị nội khoa

  1. Chế độ ăn
  • Kiêng mỡ (nhất là mỡ động vật)
  • Uống các nước khoáng: nhân trần, Actisô.

2.   Thuốc giải quyết nguyên nhân

  • Nếu do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ: Nếu không có kháng sinh đồ thì dùng 1,2 hoặc 3 trong các thuốc sau:

+ Colistin (viên nén 500.000UI) liều 1v/10kg x 7 ngày, khi cần liều cao có thể cho 12 triệu đơn vị/24h.

+ Cephalosporin (viên nhộng 500mg) liều 2g/24h, nặng 2-3-4g/24h x 7 ngày.

+ Aminocid (nang trụ 0,25) liều 125-250mg x 2-4 lần/24h x 7 ngày

+ Apixilin (viên 0,25) liều 4-8/24h x 7 – 10 ngày

+ Getamyxin (ống 80mg) liều 1-2 ống/24h x 5-10 ngày.

  • Nếu nguyên nhân do sỏi:

+ Sỏi nhỏ dưới 2cm của gan, túi mật còn hoạt động có một lý do nào đó không mổ được thì dùng thuốc tan sỏi:

. Chenodesoxycholic (Chenodex 250mg, Chenar 200mg, Chenofalk chenolik 250mg) liều dùng 15-22mg/kg/24h kéo dài 6 đến 24 tháng. Kết quả 50-70%. (2/3 mất sỏi, 1/3 sỏi nhỏ lại)

. Urodesoxycholic (Delusan 250mg, Ursolvan 200mg, Destolite 150mg) liều dùng 8-12mg/kg/24h trong 6-18 tháng. Kết quả 80%.

Các thuốc có biến chứng: ỉa lỏng, tăng men SGOT, SGPT nhẹ.

3.   Điều trị triệu chứng

  • Giãn cơ giảm đau:

+ Atropin 1/2mg x 1 ống dưới da

+ Papaverin: 0,04 x 4 viên/24h hoặc cần cho Spasmaverin 0,10 tiêm bắp ngày 1 ống (5ml).

+ Meteospamyl (viên 300mg) ngày 1 viên x 2-3 lần

  • Lợi mật:

+ Sorbitol 5g x 3 gói/24h x 5-7 ngày

+ Actisô: Chophytol, Phytol (viên 0,20, ống 5ml).

Liều mỗi lần 2 viên trước bữa ăn hoặc 20ml-40ml dạng syrup.

4.   Điều trị kết hợp corticoid

Sau điều trị như trên bệnh kéo dài vẫn sốt có thể dùng một đợt corticoid + kháng sinh.

Prednirolon: 5mg

Bắt đầu: 8 viên x 6 ngày

6 viên x 8 ngày

4 viên x 15 ngày

2 viên x 1 tháng.

Chú ý những chống chỉ định. Chỉ dùng 1 đợt 7-10 ngày,  liều  trung  bình  20 mg/24h.

5.   Điều trị biến chứng nếu có

B. Điều trị ngoại khoa

Chỉ định:

  1. Viêm đường mật do sỏi
  2. Viêm đường mật có biến chứng.

Trẻ cần ăn các thức ăn đa dạng

Trẻ em cần ăn như thế nào ?

Trẻ em cần nhiều năng lượng để hoạt động và phát triển. Hàng ngày, các công việc như bú, kêu, khóc đã tiêu tốn mất 25% số calo mà các cháu thu được do ăn uống. Trong những ngày tháng đầu tiên, sự phát triển cơ thể của các cháu yêu cầu phải được cung cấp một lượng năng lượng đặc biệt vì chỉ tới tháng thứ 5 là cháu bé đã phải cân nặng gấp đôi số cân lúc mới sinh ra; khi 1 tuổi cháu phải nặng gấp 3 lần.

Điều đáng chú ý là : cơ thể không chỉ cần được cung cấp một số calori nhưng còn yêu cầu số calori đó được sản sinh ra từ những thức ăn đa dạng.

Thức ăn được chia thành nhiều loại : có loại giàu về prôtêin, giàu chất béo; có loại chứa nhiều đường, muối khoáng và vitamin. Mỗi loại chỉ cung cấp cho cơ thể được một phần nhu cầu. Thí dụ : gan có nhiều chất sắt; óc có nhiều phốt pho; rau có nhiều vitamin nhưng chỉ có cà rốt mới có nhiều vitamin A v.v…Nôn trớ ở trẻ nhỏ

Không có thức ăn nào có đầy đủ các chất bổ cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, muốn nuôi dưỡng trẻ tốt – kể cả người lớn – cần phải ăn các thức ăn đa dạng và biết điều hòa các bữa ăn.

Thí dụ : Nếu trưa đá ăn rau, chiều lại ăn món ăn nấu với bắp cải là món dễ tiêu quá thì không tốt; buổi trưa đã cho Bé ăn trứng, chiều lại ăn bánh trứng hấp như vậy là thừa trứng. Trong một bữa, đã ăn khoai tây nghiền lại tráng miệng bằng món bánh gạo nấu với sữa, như vậy là thừa chất bột. Một đứa tre oils sào cũng phải ăn bít-tết và rau sẽ được cung cấp đủ lượng prôtêin và chất sắt những vẫn thiếu các chất bổ dưỡng khác.

Bởi vậy, người biết cách nuôi dưỡng trẻ phải biết thay đổi các món ăn từng bữa, từng ngày.

Không nên quên bữa điểm tâm

Một số trẻ từ 2 tuổi đã bắt đầu tới trường mẫu giáo. Các bậc cha mẹ nên sửa soạn cho cháu được ăn điểm tâm đầy đủ trước khi đi học, đừng để các cháu phải nhịn hoặc ăn vội vàng.

Sau giấc ngủ đêm, cơ thể của trẻ đã qua 11-12 giờ không ăn uống, nay cần phải được tiếp tế năng lượng để có sức khởi động. Người lớn chỉ cần ăn một ít điểm tâm, nhưng trẻ em lại cần phải ăn sao để có đủ các chất prôtêin, gluxít, vitamin và muối khoáng. Một bữa điểm tâm như vậy cần có :

  • Sữa;
  • Chất bột : bánh mì, cơm, ngô v.v…;
  • Quả tươi, nước quả;
  • Chất béo và chất đường có trong : bơ, mật ong, mứt.

Nevirapine (ViramuneTM) và Efavirenz thuốc điều trị HIV

Nevirapine (ViramuneTMlà loại thuốc đầu tiên được cấp phép trong số các NNRTI. Nevirapine phối hợp với AZT+ddI có lẽ là công thức phối hợp đầu tiên trong số các công thức HAART. Nó đã được khảo sát từ năm 1993 qua nghiên cứu ACTG 193A, và đã được     khẳng định là vượt trội so với các phác đồ đơn trị hoặc phối hợp 2 loại thuốc ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng. Sự vượt trội này chỉ thể hiện ở quá trình diễn biến bệnh và sự khác biệt về mặt tỷ lệ sống không rõ ràng (Henry 1998). Hơn nữa phối hợp AZT + ddI +  nevirapine đã được khảo sát kỹ trong nghiên cứu INCAS và ACTG 241 (Raboud 1999, D’Aquila 1996). Nevirapine cũng đã được đưa ra so sánh với PI trong nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu Atlantic, d4T+ddI phối hợp với nevirapine cũng hiệu quả tương đương phối hợp với indinavir (van Leeuwen 2003). Nghiên cứu Combine thấy việc thêm nevirapine vào cùng với phối hợp AZT+3TC hiệu quả cao hơn so với việc phối hợp thêm nelfinavir (Podzamczer 2002). Dược động học của nevirapine cho phép dùng liều mỗi ngày một lần (Van Heeswijk 2000). Nhiều nghiên cứu khác nhau như 2NN hoặc Atlantic đã cho thấy sự thành công của liều 400 mg ngày một lần (van Leeuwen 2003, Van Leth 2004), dù rằng liều này vẫn chưa được chấp nhận ở tất cả các quốc gia. Một loại viên phóng thích chậm đang được chế tạo.

Nevirapine gây tăng men gan trong 20 % trường hợp, trong đó một số ca có thể khá nghiêm trọng. Luôn cần dẫn liều. Đã có một báo cáo rằng không nên dẫn liều nếu trước đó bệnh nhân đã được dùng efavirenz (Winston 2004) và điều này vẫn cần được xác nhận lại. Khi dùng nevirapine nên xét nghiệm men gan 2 tuần một lần trong vòng 8 tuần đầu. Phát ban có thể xuất hiện ở 15-20 % số bệnh nhân và có thể dẫn đến phải ngừng thuốc trong 7 % số bệnh nhân (Miller 1997). Phòng ngừa bằng antihistamin hay steroid cũng không ngăn ngừa được phát ban (GESIDA 2004, Launay 2004). Trong trường hợp có xuất hiện phát ban hoặc tăng men gan đơn thuần (tới gấp 5 lần ngưỡng trên của giá trị bình thường), thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc. Nhưng cần rất thận trong nếu cả hai tình huống trên đồng thời xảy ra! Người ta khuyến cáo rằng nên ngừng thuốc nếu phát ban xuất hiện cùng với tăng men gan cho dù tăng nhẹ (gấp trên hai lần ngưỡng trên của giá trị bình thường). Cần nhớ rằng độc gan có thể xảy  ra muộn sau vài tháng (Sulkowski 2002). Bệnh nhân có viêm gan mạn và các bệnh nhân nữ nhẹ cân đều có nguy cơ độc gan (Sulkowski 2000, Sanne 2005, Kappelhoff 2005).

Nguy cơ cao cũng ở những bệnh nhân mà tình trạng miễn dịch còn tốt. Bệnh nhân nữ có T CD4 trên 250/µl có nguy cơ cao gấp 12 lần (11 so với 0.9 %), và FDA cũng đã đưa ra cảnh báo về vấn đề này từ năm 2004. Không nên dùng nevirapine ở bệnh nhân chưa từng điều trị ARV nếu CD4 ở trên ngưỡng 250 tế bào đối với nữ và 400 tế bào đối với nam.

Tuy nhiên một số  nghiên cứu gần đây đã không thể lặp lại được mối liên hệ với tình trạng miễn dịch (Wolf 2006). Đặc biệt ở những bệnh nhân đã từng điều trị, khi chuyển sang NVP, nguy cơ độc gan cũng không tăng lên cho dù CD4 ở mức cao (De Lazzari 2006, Mocroft 2006).

Không có sự liên quan nào giữa tác dụng phụ và nồng độ thuốc trong huyết tương (Kappelhoff 2005). Đặc tính di truyền có thể có vai trò trong việc gây phản ứng với nevirapine – đặc biệt là typ HLA (Martin 2005) và một số biến thể gen vận chuyển thuốc (Haas 2006, Ritchie 2006). γGT tăng rõ và kéo dài là rất hay gặp, điều này hay dẫn đến nghi ngờ oan cho bệnh nhân đã uống rượu quá mức độ cho phép.

Nevirapine có tác dụng tốt về mặt chuyển hóa lipid. Các nghiên cứu như Atlantic hoặc 2NN, đã phát hiện sự thay đổi lipid có lợi về cholesterol và triglycerides (Van der Valk 2001, Van Leth 2004) – và tác dụng này cũng tương tự như đối với efavirenz dù rằng ở mức thấp hơn (Fisac 2005). Liệu các tác dụng tốt này sẽ có ứng dụng lâm sàng thế nào và có giúp phòng ngừa các biểu hiện tim mạch hay không thì vẫn còn chưa rõ.

Efavirenz (Sustiva™ hay Stocrin™) là thuốc NNRTI thứ 3 được chấp nhận, và là thuốc đầu tiên trong nhóm này đã chứng tỏ rằng NNRTI ít nhất cũng có hiệu quả tốt hơn PI trên những bệnh nhân chưa từng được điều trị hoặc chỉ mới được điều trị trong thời gian ngắn. Đặc biệt nghiên cứu 006 đã chỉ ra sự vượt trội của efavirenz so với indinavir (Staszewski 1999). Từ  đó, efavirenz đã được so sánh với nhiều loại thuốc khác trong nhiều nghiên cứu. Và efavirenz thường là tốt. Nghiên cứu ACTG 5095 thấy efavirenz tốt hơn abacavir khi phối hợp với AZT+3TC (Gulick 2004); Nghiên cứu ACTG 384 thấy nó tốt hơn nelfinavir (Robbins 2003, Shafter 2003); và trong nghiên cứu AI424-034 thì ít nhất nó cũng có hiệu lực ngang bằng với atazanavir (Squires 2004). ACTG 5192 thì thấy thuốc còn vượt trội hơn so với lopinavir/r (Riddler 2006).

Các triệu chứng thần kinh trung ương ở mức độ vừa phải là thường xảy ra khi sử dụng efavirenz, bởi vậy nên dùng thuốc vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Bệnh nhân phải được báo trước về những tác dụng phụ này, chúng bao gồm cả hoa mắt, chóng mặt và tê bì, nhưng cũng có thể ở dạng những giấc mơ sống động hoặc kể cả ác mộng. Hơn nữa, bệnh nhân cũng phải được cảnh báo khi làm những công việc có nguy hiểm tiềm tàng như lái xe hay vận hành máy móc. Tác dụng phụ có lẽ liên quan đến nồng độ thuốc cao trong máu (Marzolini 2001) và ở người châu Phi da đen có vẻ có tố chất di truyền thuận lợi cho điều đó hơn (Haas 2004).

Nhiều nghiên cứu cho thấy efavirenz phá vỡ cấu trúc bình thường của giấc ngủ (Gallego 2004). Trong một nghiên cứu thấy: sau 4 tuần điều trị bằng efavirenz có 66 % bệnh nhân kêu ca về triệu chứng chóng mặt, 48 % có các giấc mơ bất thường, 37 % thấy luôn buồn ngủ và  35 % mất ngủ (Fumaz 2002). Mặc dù các triệu chứng này có vẻ tiêu giảm dần trong liệu trình điều trị nhưng vẫn có 1/5 số bệnh nhân các triệu chứng tồn tại kéo dài (Lochet 2003). Trong những trường hợp này, efavirenz cần được thay bằng thuốc khác.

Các vấn đề về gan mật ít xảy ra hơn với nevirapine, và liều dẫn là không cần thiết. Ngược lại với nevirapine, nhờ thời gian bán hủy của efavirenz dài nên việc dùng liều ngày 1 lần là đảm bảo và liều này đã được cấp phép nhiều năm nay. Tuy nhiên, tác động trên lipid không được thuận lợi như nevirapine. Chứng vú to nam giới thường xảy ra khi điều trị với efavirenz, điều này không chỉ là gánh nặng tâm lý mà nó còn gây đau (Rahim 2004). Ở những ca như vậy, efavirenz cũng cần được thay bằng nevirapine nếu có thể.

Efavirenz cũng chống chỉ định ở phụ nữ có thai. Ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần lưu ý đặc biệt khi dùng efavirenz và nếu người đó có khả năng mang thai thì nên dùng nevirapine.

Bảng 2.2. Tần xuất các tác dụng phụ quan trọng nhất của nevirapine và efavirenz (Số liệu lấy từ các nghiên cứu khác nhau đã trích dẫn trong chương này )
Nevirapine Efavirenz
Tác dụng phụ trên TK trung ương Hiếm 58-66 %
Tác dụng phụ nghiêm trọng trên TK trung ương Rất hiếm 5-7 %
Nhiễm độc gan 17 % 8 %
Rối loạn lipid máu Không Thường có
Vú to nam giới Không Đôi khi
Phát ban 15 % 5 %

Delavirdine (Rescriptor™) là thuốc NNRTI thứ 2 được FDA cấp phép vào tháng 4 năm 1997. Bởi số viên nhiều và phải dùng thuốc 3 lần mỗi ngày nên hiện nay delavirdine hiếm khi được kê đơn. Delavirdine không được cấp phép ở châu Âu vì năm 1999 hồ sơ xin cấp phép bị loại do không đủ dự liệu chứng tỏ hiệu lực thuốc. Tuy vậy, delavirdine có vẻ có hiệu quả như những loại NNRTI khác (Conway 2000). Trong nghiên cứu DLV 21, AZT+3TC+delavirdine so sánh với AZT+3TC và AZT+delavirdine trên 369 bệnh nhân, hầu hết là chưa từng được điều trị ARV. Sau một năm điều trị, 68 % bệnh nhân có tải lượng virus dưới 50 bản sao/ml ở nhóm phối hợp 3 thuốc so với chỉ dưới 10% ở hai nhóm còn lại (Conway 2000). Phát ban (30 %) có lẽ hay xảy ra hơn so với các NNRTI khác. Delavirdine làm tăng nồng độ một số thuốc PI trong huyết tương (Harris 2002). Tuy nhiên, sử dụng điều này như một chiến lược tăng cường điều trị không được chấp nhận rộng rãi.

Thang điểm đánh giá lâm sàng lão khoa Sandoz

Điểm đánh giá
1 = Không hiện diện
2 = Rất nhẹ
3 = Nhẹ
4 = Trung bình nhẹ
5 = Trung bình
6 = Trung bình nặng
7 = Rất nặng

Đánh giá dựa trên tình trạng bệnh nhân, thái độ của họ và cách hành xử

Yếu tố Đánh

giá

1. Lộn xộn Thiếu sự tương tác với người, sự vật xung quanh và thời gian. Quá trình tư duy bị chậm lại, khiếm khuyết trong nhận thức, hiểu biết, và hoạt động, thiếu tổ chức và sắp xếp.

Đánh giá đáp ứng của người bệnh ở buổi phỏng vấn gần nhất

2. Thiếu hụt thức tỉnh tâm thần Giảm hửng thú, tập trung và đáp ứng, sự sẵn sang và khả năng tư duy thông suôt.. Mất khả năng phán đoán, khả năng đưa ra quyết định.

Đánh giá dựa trên các câu hỏi đã được sắp đặt trước, kết quả phỏng vấn lần gần nhất

3. Thiếu sót trí nhớ gần ngắn hạn Suy giảm việc nhó lại những sự kiện gần đây của người bệnh, và những hành động quan trọng của họ như sự viếng thăm của người thân,các món trong bữa awb, những thay đổi môl trường đáng kể, hoạt động cá nhân.

Đánh giá dựa trên các câu hỏi cấu trúc có liên quan, không phải dựa trên phản ứng của người bệnh

4. Mất định hướng Mất định hướng không gian và thời gian, không nhận biết

được các cá nhân và cả bản thân

Đánh giá dựa trẽn phản ứng với các câu hỏi phỏng vấn

5. Trạng thái trầm cảm Không thấy hạnh phúc, và thất vọng, cảm thấy vô dụng và tuyệt vọng, ám ảnh bởi thất bại và sự xa lánh của gia đình và bạn bè, ám ảnh bệnh tật, rối loạn chức năng bản thể, thứ dậy sớm.
6. Cảm xúc Các đáp ứng cảm xúc không thích hợp và không ổn định.

Có thể cười khóc bát chợt đáp ứng tích cực hoặc tiêu cực quá mức với các tình huống không đáng kể.

Đánh giá dựa vào quan sát và phỏng vấn

7. Mất khả năng tự chăm sóc Mất khả năng tự chăm sóc bản thân bao gồm vệ sinh cá nhân, mặc quan áo, trang điểm, ăn uống.

Đánh giá dựa trên quan sát hoạt động của bệnh nhân trong và ngoài các tình huống phỏng vấn, không dựa vào phàn nàn của bệnh nhân

8. Hồi hộp, lo âu Lo âu, sợ sệt quá mức về hiện tại và tương lai. Sợ hãi và phàn nà vê các dấu hiệu chức năng dạng cơ thể như đau đầu, khô miệng,

Đánh giá dựa trên trải nghiêm khách quan của người bệnh và các dấu giậu thực thể như rùng mình, thở dài, ra mồ hôi.

9. Mất động lực và mục đích Mất hứng thú tự nhiên trong việc bắt đầu và kết thúc các nhiệm vụ, công việc hàng ngày thậm chí không còn để ý đến các nhu cầu cá nhân. Đánh giá dựa trên quan sát hành vi của bệnh nhân
10. Hay cáu giận (Khó tính) Căng thẳng, dễ cáu giận, thiếu kiên nhẫn, khó dung hòa với các yếu tố gây bức xúc và căng thẳng hay các tình huongs khó khan thách thức.

Đánh giá dựa trên trạng tháu và thái độ của bệnh nhân lúc phỏng vấn

11. Thù địch Lời nói hiếu chiến, phản bác, thiếu tôn trọng, cãi vã, bạo lực.

Đánh giá dựa trên ấn tượng lúc phỏng vấn, và thái độ của người bệnh và hành vi đối VỚI người khác quan sát được

12. Gây rắc rối Thường xuyên yêu cầu các lwof khuyên hoặc trợ giúp không cần thiễt. Can thiệp vào công việc của người khác, không yên phận và yên thân.

Đánh giá dựa trên hành vi của người bệnh trong và người các tình huống được phỏng vấn

13. Bàng quan với xung quanh Bàng quan với các sự kiện hang ngày, sở thích và cả môi trường mà trước đó có hứng thú như tin tức, tivi, nóng, lạnh, tiên ôn.

Đánh giá dựa trên thông tin của bệnh nhân vàcác dấu hiệu quan sat được ngoài các tình huống phỏng vấn

14. Không hòa đồng Quan hệ không thân thân thiện, phản ứng tiêu cực với các hoạt động giải trí của xã hội và cộng đồng, xa lánh.

Đánh giá dựa trên các quan sát có được và không dựa trên ấn tượng của bệnh nhân

15. Thiếu hợp tác Bât tuân lệnh theeo chỉ dẫn hoặc yêu cầu bắt buộc, hành động với thái độ bất cẩn chống đối và thiếu cân nhắc cho các hành động đó
Đánh giá dựa trên thông tin thu thập được do quan sát các hoạt động hang ngày của bệnh nhân ngoài các tình huông phỏng vấn
16. Mệt mỏi Chậm chạp, thiếu nhiệt huyết, mệt mỏi, kiệt sức,

Đánh giá dựa trên trên thông tin thu thập được do quan sát các hoạt động hang ngày của bệnh nhân ngoài các tình huống phỏng vấn

17. Mất sự ngon miệng Không thèm ăn, ăn uống không điều độ, thiếu dinh dưỡng hoặc giảm cân.

Đánh giá dựa trên thái độ của người bệnh với việc ăn uống, nhu cầu thực phẩm, và sự giảm cân

18. Chóng mặt Ngoài cảm giác chóng mặt thực sự, chóng mặt trong tình huống này bao gồm khoảng thời gian không các định trong di chuyên và cân bằng, cảm giác có gì đó trong đầu, nhậy cảm ánh sáng.

Đánh giá dựa trên khám bệnh và các trải nghiệm chủ quan của bệnh nhân

19. Ắn tượng chung Cân nhắc kinh nghiệm lâm sàng và kiến thức của bạn về bệnh nhân, chỉ định trạng thái của bẹnh nhân tại thời điểm thăm khám, đánh giá tình trạng thể lực, chức năng tinh thần và tâm thần

 

Bệnh giun móc (Ancylostoma duodenlane et necator Americanus)

Bệnh giun móc (Ancylostoma duodenlane et necator Americanus) Người nhiễm bệnh do ấu trùng xuyên qua da vào cơ thể là chính.

Triệu chứng bệnh học:

Biểu hiện triệu chứng qua 3 giai đoạn di chuyển của ấu trùng

  • Giai đoạn ấu trùng qua da:

Độ vài ngày sau nhiễm ấu trùng giun:

Nổi mẩn da ngứa gãi nên gây nhiễm trùng ở chân, tay, ngực …

Nổi mẩn ngứa lan dần, vết đỏ rộng 0,5mm, dài 1-2mm lan dần mỗi ngày vài cm hoặc vài mm trong vài ngày (gặp ở trẻ em). Giai đoạn này chỉ điều trị tại chỗ bằng xát xà phòng, xoa bạc hà cho đỡ ngứa hoặc rửa bằng sulfat đồng pha thật loãng hoặc xoa chất kháng histamin

  • Giai đoạn ấu trùng tới phổi:

Khoảng vài ngày:

Ho khan ho cơn không có đờm, giọng khàn mất giọng.

Có khi sốt thất thường, hen suyễn.

Nghe phổi có ran từng nơi.

X-quang phổi thấy mờ rải rác.

Máu BC ái toan tăng

  • Giai đoạn giun trưởng thành đến tá tràng:

Bắt đầu: nuốt đau, khó nuốt, chán ăn. Sau đau vùng thượng vị không có chu kỳ (viêm tá tràng) X-quang dạ dày không thấy tổn thương, có tác giả cho thấy rộng đoạn III tá tràng và phù niêm mạc (Pose) gầy Web Mayer (+) sút, nôn oẹ, ỉa chảy sau đó ỉa máu vi thể,

Thiếu máu, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, da niêm mạc nhợt phù thũng, chân nặng, tim có thổi tâm thu, mạch

Xét nghiệm: HC giảm, Hb giảm, Fe giảm, tuỷ xương HC non tăng không có ái

Toàn thân: nếu là trẻ em chậm lớn, nét mặt cằn cỗi, da mồi như ông lão, lì xì, ngu độn, tóc thưa.

Nếu ở tuổi dậy thì: dậy thì chậm (nam: liệt dương, nữ: mất kinh, vú teo) Trẻ em đôi khi thấy cứng gáy, múa giật, động kinh…

Chẩn đoán:

  • Xét nghiệm phân: thấy trứng giun móc.
  • Lâm sàng dựa vào chứng thiếu máu (sau loại trừ các nguyên nhân)

Điều trị:

  1. Tẩy giun móc:
  • Vermox (viên 100mg)

Liều dùng: 1 lần 2 viên x 2 lần/24h, dùng 3 ngày liền. Nếu sau 7 ngày còn trứng giun tiếp tục một đợt nữa. Uống sáng và tối. Khi uống thuốc không uống rượu và không dùng thuốc tẩy.

  • Levamisol (viên 150mg)

Mỗi lần 1 viên x 2 lần/24h uống 2 ngày liền, sau 7 ngày còn trứng cho uống đợt nữa.

  • Tetraclorethylen (didakeene) nang, gelatin 0,5ml (0,5mg) và 1ml (1g).

Người lớn trên 16 tuổi 0,1ml/kg (không quá 4ml/24h) uống vào sáng sớm lúc đói (cứ 15’ nuốt chửng 1 nang), 2h sau khi nuốt nang cuối cùng cho uống 1 liều thuốc tẩy Mangne siesulfat 30g, kiêng rượu, dầu mỡ khi đang uống thuốc.

  • Pyrantel pamonat viên 125mg, liều dùng 1 lần 10mg/kg/24h cho 2-3 ngày liền.

2. Điều trị thiếu máu:

  • Truyền máu tươi cùng nhóm máu (thận trọng)
  • Vitamin B12microgam 1ống/24h tiêm bắp trong 10-15 ngày
  • Viên sắt: Siderfol ngày 1viên trong 30ngày.

 

Chữa Xơ cứng động mạch bằng các loại trà

Xơ cứng động mạch là một dạng bệnh biến thể của viêm động mạch. Chất cholesterol, mỡ trung tính hoặc chất platelet hoặc lớp cặn trong dịch máu ở huyết quản bị gồ lên, khiến huyết quản tăng thêm độ dầy, trở nên cứng, khiến chỗ trống bên trong huyết quản bị thu hẹp lại, làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra không thuận lợi, từ đó tạo ra chứng xơ cứng động mạch, nếu tiếp tục bị xấu đi thì sẽ tắc nghẽn hoàn toàn dẫn tới nhồi máu cơ tim và nghẽn mạch máu não.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó chủ yếu là do sự rối loạn thay đổi chất lipid, động lực học của dịch máu bị thay đổi và bản thân động mạch cũng có sự thay đổi. Khi người bệnh có triệu chứng lượng mỡ trong máu cao (chủ yếu là hàm lượng các chất cholesterol, chất triglyceride và hàm lượng thấp của chất lipoproteins tăng lên) thì bệnh sẽ dễ phát sinh. Khiến lượng mỡ trong máu tăng lên có thể là do ăn những thức ăn có chứa quá nhiều hàm lượng mỡ động vật như mỡ lợn, thịt mỡ, các loại nội tạng như gan, thận, lòng đỏ trứng, kem sữa v.v… Cũng có thể là do bệnh về gan thận, bệnh tiểu đường, chức năng tuyến giáp yếu đi dẫn tới sự thay thế chất lipid bị mất làm lượng mỡ trong máu tăng lên.

Bệnh này thường gặp nhiều ở người già, phần lớn là trên 40 tuổi (ở phụ nữ thường gặp nhiều là sau thời kì mãn kinh). Nhưng người ở tuổi trung niên hoặc thậm chí là ở tuổi thanh niên cũng có thể mắc bệnh. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, bệnh cũng thường nặng hơn. Những cư dân ở thành thị, những người lao động trí óc căng thẳng, người bị béo phì, cao huyết áp, người bị bệnh tiểu đường và người có lượng mỡ trong máu cao cũng thường dễ mắc bệnh hơn.

Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng “trà là phương thuốc hữu hiệu nhất từ thiên nhiên được ban cho con người”. Các nghiên cứu cũng sớm chứng minh được rằng, uống trà có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, từ đó có thể phòng tránh được những căn bệnh phát sinh về tim, não, huyết quản. Vì trong lá trà có chứa phenol, đặc biệt là nhi trà có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng mỡ và bảo vệ mao mạch huyết quản.

Các loại trà nên sử dụng

– Trà câu kỷ

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mười mấy hạt câu kỷ, đổ nước nóng vào, uống làm nhiều lần.

Công dụng chữa trị: Bổ thận ích tinh, dưỡng gan sáng mắt, nhuận phổi.

Chú ý: Câu kỷ có thể làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ và chống xơ cứng động mạch. Khi chức năng gan thận không đủ dẫn tới chóng mặt ù tai, thị giác kém, trí nhớ giảm còn có chức năng chữa các chứng trên đồng thời bảo vệ sức khỏe, rất thích hợp với người dùng máy tính nhiều dẫn tới mỏi mắt.

Vị thuốc câu Kỷ tử
Vị thuốc câu Kỷ tử

– Trà hoa hòe

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mỗi ngày vào sáng và tối có dùng 6 gam hoa hòe, đổ nước sôi vào sau đó uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Có tác dụng rõ rệt khi làm giảm huyết áp.

Chú ý: Hoa hòe có thể làm giảm sự đau và giòn của mao mạch huyết quản. Có thể dùng để phòng chống và chữa trị bệnh cao huyết áp, xuất huyết não.

– Trà sơn tra

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra 15-30 gam, đổ nước sôi vào uống thay trà. Mỗi ngày vào sáng và tối dùng một lần.

Công dụng chữa trị: Giảm lượng mỡ trong máu.

Chú ý: Theo nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, những thành phần có trong sơn tra có thể tăng cường và điều hòa chức năng của cơ tim, cải thiện sự xơ cứng của huyết mạch, phòng chống sự rối loạn của nhịp tim, giảm lượng mỡ trong máu, mở rộng huyết quản, giảm huyết áp. Người bị cao huyết áp, đau tim, lượng mỡ trong máu cao có thể dùng.

– Trà hoa cúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mỗi ngày dùng khoảng 3 gam cúc trắng uống như trà, mỗi ngày 3 lần; có thể cho hoa cúc vào cùng với hoa kim ngân, cam thảo đun lên rồi uống như trà.

Công dụng chữa trị: Bình gan sáng mắt, thanh nhiệt giải độc.

Chú ý: Hoa cúc cũng giống như cam thảo, vị của nó không đắng, có thể dùng hoa cúc to hoặc hoa cúc nhỏ đều được. Hoa cúc có tác dụng rõ rệt trong việc làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng của động mạch vành, dùng với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, không chỉ cải thiện được triệu chứng mà còn có thể làm giảm lượng cholestron, có tác dụng chữa bệnh rõ rệt đối với căn bệnh xơ cứng động mạch não và động mạch vành.

trà hoa Cúc
Trà hoa Cúc

– Trà nhân hạt sen

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Dùng 12 gam nhân hạt sen, đổ nước sôi vào sau đó uống như trà, vào mỗi sáng và tối uống trong ngày uống một lần.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, an thần, trợ tim.

Chú ý: Nhân hạt sen là phần chồi mầm màu xanh ở giữa hạt sen, nó có vị đắng, nhưng lại có tác dụng giảm huyết áp rất tốt.

Những điều cần ghi nhớ

Xơ cứng động mạch là căn bệnh thường gặp ở người già. Để phòng tránh xơ cứng động mạch nên bắt đầu ở tuổi trung niên:

Một là tham gia các hoạt động thể dục thích hợp, chú ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Mức vận động ở tuổi trung niên không nên quá nhiều, các bài tập vận động không nên quá sức, chủ yếu là các bài vận động như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, tập thái cực quyền. Vận động không chỉ giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần, khiến thần kinh ổn định mà còn có thể giảm lượng cholestron trong máu. Những người ở tuổi trung niên không thể chạy bộ hoặc những người làm việc văn phòng có thể thường xuyên thực hiện những bài vận động ở mắt cá chân, nhấc hai đầu gối lên, mũi chân chạm đất, xoay tròn phần mắt cá chân, xoay theo một hướng khoảng 20 lần, mỗi ngày làm hai lần sẽ phát huy được tác dụng.

Hai là cải thiện chế độ ăn uống. Thông thường, qua tuổi 40 sẽ bị mắc chứng xơ cứng động mạch ở các mức độ khác nhau. Trong chế độ ăn uống trước tiên không nên ăn quá nhiều nhằm duy trì sự ổn định về trọng lượng của cơ thể. Tiếp đó nên ăn ít những thực phẩm là động vật có chứa nhiều mỡ, nhiều đường. Có thể ăn nhiều cá, những thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng chất magie, nữ giới mỗi ngày phải có 450 mg, nam giới mỗi ngày phải có 550 mg magie là thích hợp nhất. Chuối và hạnh nhân có chứa nhiều hàm lượng magie.

Ba là thực hiện cai thuốc cai rượu một cách nghiêm túc. Hàng ngày nên giữ tâm lí vui vẻ, tinh thần thoải mái, tạo mối quan hệ tốt và giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp, hàng xóm và bạn bè xung quanh. Trạng thái tinh thần tốt cũng là một trong các cách để phòng chống bệnh xơ cứng động mạch.

Bốn là uống nhiều trà xanh. Trà xanh có chức năng giảm lượng mỡ trong máu, có thể phòng tránh bệnh xơ cứng huyết quản. Theo báo cáo, do nhi trà có trong trà xanh chứa thành phần có lợi là flavon có thể giảm lượng mỡ trong máu, giảm lượng platelet bị đông tụ quá nhiều, giảm độ dính ở máu, chống tắc huyết quản, từ đó giảm số lần trúng phong. Vì vậy, người hay uống trà xanh có số lần trúng phong ít hơn người không uống là 73%.

Huyệt Quan Xung

Quan Xung

Tên Huyệt:

Quan = cửa ải; Xung = xung yếu. Ý chỉ rằng kinh mạch làm cho khí huyết mạnh lên . Huyệt là cửa ải của 2 huyệt Thiếu Xung (Tm.1) và Trung Xung (Tâm bào.9), vì vậy gọi là Quan Xung (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 1 của kinh Tam Tiêu.

Huyệt Tỉnh, thuộc hành Kim.

Vị Trí huyệt:

Ở bờ trong ngón tay áp út, cách chân móng 0, 1 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là xương, ở giữa chỗ bám gân ngón đeo nhẫn của cơ gấp chung ngón tay sâu vàcơ duỗi chung ngón tay, bờ trong của đốt 3 xương ngón tay thứ tư.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc D1.

Tác Dụng:

Sơ khí hóa ở kinh lạc, giải uất nhiệt ở Tam Tiêu.

Chủ Trị:

Trị đầu đau, họng viêm, sốt cao.

Phối Huyệt:

1. Phối Dịch Môn (Tam tiêu.2) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bàng quang.10) + Thương Dương (Đại trường.1) trị nhiệt bệnh không ra mồ hôi, cảm phong nhiệt (Giáp Ất Kinh).

2. Phối [Túc] Khiếu Âm (Đ.44) + Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị họng tê, lưỡi rụt, miệng khô (Thiên Kim Phương).

3. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bàng quang.49) trị tiêu khát, uống nước nhiều (Bị Cấp Thiên Kim Phương).

4. Phối Đại Hoành (Tỳ 15) trị trẻ nhỏ bị uốn ván (Bách Chứng Phú).

Phối Thiếu Thương (Phế 11) + Thiếu Trạch (Tr.1) + Thiếu Xung (Tm.9) + Thương Dương (Đại trường.1) + Trung Xung (Tâm bào.9) trị trúng phong bất tỉnh (Châm Cứu Đại Thành).

6. Phối Chiếu Hải (Th.6) + Liệt Khuyết (Phế 7) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Tỳ Du (Bàng quang.20) trị tiêu khát (ChâmCứu Đại Toàn).

7. Phối Ẩn Bạch (Tỳ 1) + Dũng Tuyền (Th.1) + Phong Long (Vị 40) + Thiếu Thương (Phế 11) + Thiếu Xung (Tm.9) trị họng sưng đau (Y Học Cương Mục).

8. Phối Á Môn (Đc.15) trị nói khó, nói ngọng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 0, 1 – 0, 2 thốn hoặc châm nặn máu. Cứu 1 – 3 tráng – ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Nhiệt Bệnh’ ghi: “Họng đau, lưỡi co rút, miệng khô, Tâm phiền, Tâm thống, mặt trong cánh tay đau, tay không giơ lên đầu được, nên châm ở ngón tay áp út, phía ngón út, cách gốc móng 1 lá hẹ [h. Quan Xung] (Linh khu 23, 56).

Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: Tai điếc, Thủ huyệt ở ngón tay áp út, chỗ giao nhục với móng tay [h. Quan Xung], (Linh khu 24, 26).

Bệnh Dày Xương

Định nghĩa

Phì đại khu trú hoặc ít nhiều lan rộng ở một hoặc nhiều xương, làm tăng mức độ đậm (cản quang) trên hình ảnh X quang của xương, và gây ra những biến đổi về cấu trúc và hình thể của xương.

Phân loại

NHỮNG BỆNH NỘI TIẾT: ưu năng tuyến cận giáp trạng nguyên phát, bệnh to các cực.

NHIỄM ĐỘC: vitamin D, Fluorur, arsen, chì, bismuth, berili

NHỮNG BỆNH KHÁC: xơ cứng xương gặp trong bệnh Paget, di căn ung thư vào xương (các bệnh máu ác tính), bệnh nguyên hồng cầu phôi thai.

BỆNH XƯƠNG HOÁ ĐÁ (xem bệnh này) hoặc bệnh Albers-Schonberg.

BỆNH DÀY XƯƠNG CỐT MẠC TRẺ EM (hội chứng Caffey-Silverman): bệnh chưa rõ căn nguyên, biểu hiện từ lúc 6 tháng tuổi, có những đặc điểm sau: hình thành đột ngột những chỗ sưng đau ở các chi hoặc ở hàm dưới do biến đổi cấu trúc của xương ở bên dưới (bên trong) (lớp xương đặc thì dày lên và lớp xương xốp thì đặc lại), tăng phosphatase kiềm trong máu.

BỆNH DÀY BẢN TRONG XƯƠNG TRÁN:  gặp trong hội chứng Morgagni-Morel (xem từ này).

BỆNH DÀY XƯƠNG TOÀN THÂN BẨM SINH (hội chứng Koszewski): bệnh ở trẻ sơ sinh, rất hiếm gặp, đặc hiệu bởi chứng dày xương và tăng trương lực cơ toàn thân. Khám X quang thấy xơ cứng xương nội tuỷ lan toả và dày lớp xương cốt mạc ở các thân xương dài. Bệnh thường diễn biến tới nguy kịch.

BỆNH DÀY XƯƠNG TOÀN THÂN VỚI DÀY DA (hội chứng uhlinger): hội chứng hiếm gặp, biểu hiện vào tuổi dậy thì, và có đặc điểm là dày ngoại cốt toàn thể, cốt hoá các khớp xương nhỏ và dày da khu trú ở vùng da đầu và da các chi dưới. Bệnh ngừng phát triển tự nhiên sau một vài năm.

BỆNH DÀY XƯƠNG RILEY- SCHWACHMANN: bệnh có những đặc điểm: xơ cứng khu trú ở phần thân các xương dài, yếu cơ toàn thân và đi lại khó khăn.

BỆNH DÀY XƯƠNG xơ CỨNG TOÀN THÂN (loạn sản đầu xương, hội chứng Camurati-Engelmann): bệnh hiếm gặp ở trẻ em, di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội, có những đặc điểm: dày xương xơ cứng ở phần thân các xương dài, ở xương sọ nhưng hiếm hơn, đôi khi các dây thần kinh sọ bị chèn ép. Bệnh biểu hiện ở trẻ em bởi đau cơ và teo cơ các chi dưới. Các chi tăng trưởng không cân đối. Khám X quang thấy hình ảnh dày cả xương cốt mạc và xương nội tuỷ ở phần thân của những xương dài.

BỆNH ĐẶC XƯƠNG BIẾN DẠNG (hội chứng Maroteaux-Lamy): bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn, có những đặc điểm: đặc xương lan toả trong cả bộ xương, dày lớp xương cốt mạc và ống tuỷ xương bị thu hẹp, bàn tay và bàn chân đều ngắn, xơ hoá, màu xanh lục, răng bị sâu, các móng loạn sản, cằm tụt ra sau, ngay từ tuổi trước học đường đã thấy thiếu hụt phát triển tầm vóc. Tới tuổi trưởng thành thì chiều cao không vượt quá l,50m. Có những bất thường về hình ảnh X quang lúc còn nhỏ, đặc biệt là thóp trước ở vòm sọ không liền. Bệnh đặc xương biến dạng phân biệt với bệnh xương hoá đá bởi chứng loạn hình (dị dạng) xương sọ và chi (người thấp bé, bàn tay và bàn chân ngắn, hình thành các móng không bình thường).

BỆNH DÀY XƯƠNG CHI (bệnh xương hoá ngà một chi Putti): hội chứng có đặc điểm là dày xương “thành dải” chạy suốt dọc chiều dài của một chi, teo các cơ và rối loạn dinh dưỡng của mô liên kết dưới da.

BỆNH XƯƠNG ĐẶC ĐốM (bệnh xương đặc rải rác): bệnh mang tính gia đình, có đặc điểm là ở đầu những xương dài có nhiều mảng xơ cứng xương, được phát hiện nhân khám X quang thấy những vết mờ đục hơn trong mô xương. Bệnh không thể hiện triệu chứng lâm sàng, các vết xơ cứng xương ổn định. Tiên lượng tốt.

BỆNH TĂNG PHOSPHATASE DI TUYỂN (bệnh Paget thiếu niên, bệnh xương lạc chỗ tăng phosphatase): bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn, có đặc điểm là cấu trúc xủa mô xương bị biến đổi, với những vùng dày xương cho hình ảnh mờ đục hơn ở đa số các xương khi chụp X quang. Enzym phosphatase kiềm trong huyết thanh cao. Xét nghiệm nước tiểu thấy hàm lượng các chất thoái giáng của chất tạo keo và của hydroxyprolin được bài tiết ra rất cao. Hormon calcitonin có hiệu quả tốt tới diễn biến của bệnh.

BỆNH DÀY XƯƠNG NỘI TUỶ (hội chứng Van Büchern): bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn, biểu hiện từ tuổi trẻ em bởi biến dạng hàm dưới và những cung mày, và những dấu hiệu chèn ép dây thần kinh sọ (như: liệt mặt, điếc). Khám X quang thấy hình ảnh dày các xương của sọ và thân các xương dài.

BỆNH XƠ CỨNG XƯƠNG: phì đại và xơ cứng các xương sọ, biến dạng khối xương mặt khi tới 10 tuổi, điếc và liệt mặt do chèn ép các dây thần kinh sọ, dính ngón tay thứ 2 và thứ 3. ở người lớn còn có tăng áp nội sọ. Bệnh di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu lặn.

BỆNH DÀY XƯƠNG CỨNG KHỚP CỘT SỐNG (xem bệnh này).