Blog Trang 600

Cắt chỉ vết khâu

Mục đích

Tránh xẹo xấu.

Thoát lưu dịch, mủ.

Chỉ định

Vết thương lành tốt đến ngày cắt chỉ.

Vết thương nhiễm trùng.

Nhận định vết khâu

Vị trí vết khâu.

Mục đích vết khâu?

Thời gian?

Tình trạng vết khâu: Sưng? Đỏ? Đau? Nóng? Tiết dịch?

Tình trạng người bệnh: Tổng trạng? Nhiệt độ?

Thời gian cắt chỉ vết khâu

Vết thương đầu, mặt, cổ, thẩm mỹ 3-5 ngày.

Vết thương bình thường: 7 ngày.

Vết thương dài trên 10cm, gần khuỷu, xương thời gian cắt chỉ lâu hơn hoặc cắt mối bỏ mối.

Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, thành bụng nhiều mỡ: 10 ngày trở lên.

Vết thương nhiễm trùng: cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

Một số yêu cầu khi cắt chỉ vết khâu

Phải sát trùng chỉ trước khi cắt.

Phần chỉ phía trên không được chui xuống dưới da.

Phải kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt.

Hạn chế sự đau đớn cho người bệnh.

Bảng 51.1. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng soạn dụng cụ cắt chỉ vết khâu

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Quan sát vết thương
2 Mang khẩu trang, rửa tay
3 Trải khăn vô khuẩn:
4 Các dụng cụ vô khuẩn trong khăn:

1 kềm kelly

1 nhíp không mấu

1 kéo cắt chỉ

Chén chung đựng dung dịch sát trùng da

Gạc củ ấu

Gạc miếng

5 Các dụng cụ khác:

Găng tay sạch

Chai dung dịch rửa tay nhanh

Kềm gắp băng bẩn

Giấy lót

Túi đựng rác thải y tế

Băng keo

Kéo cắt băng (nếu cần)

Thau chứa dung dịch khử khuẩn

Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bảng 51.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng thay băng cắt chỉ vết khâu

Stt Nội dung ý nghĩa Tiêu chuẩn cần đạt
1 Báo, giải thích cho người bệnh. Giúp người bệnh an tâm và hợp tác. ân cần, cảm thông, thấu hiểu.
2 Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp. Bộc lộ vùng vết thương. Người bệnh tiện nghi, giúp cho việc chăm sóc vết thương được dễ dàng. Giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái.
3 Đặt tấm lót dưới vết thương.

 

Tránh chất dịch dính vào ráp giường và áo quần người bệnh. Tấm lót có mặt thấm hút và một mặt không.

Lót nơi có nguy cơ dịch chảy ra.

4 Mang găng tay sạch.

 

Giảm nguy cơ lây nhiễm. Kích cỡ của găng phải phù hợp với tay của điều dưỡng.
5 Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay. Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương.

Giảm nguy cơ tổn thương mô mới mọc.

Nếu băng cũ dính sát vào vết thương quá, ta nên thấm ướt băng bằng NaCl 0,9% rồi nhẹ nhàng tháo băng cũ ra.
6 Dùng nhíp rửa vết khâu.

 

Giảm sự lây nhiễm từ vùng da xung quanh vết khâu vào chân chỉ vết khâu. Sát trùng từ đường giữa (ngay vết khâu) hai bên chân chỉ và vùng da xung quanh vết khâu.
7 Đặt gạc lên vị trí gần vết khâu.

 

Để quan sát mối chỉ rõ ràng. Đặt gạc an toàn, tránh làm hiễm mặt trên của miếng gạc.
8 Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng

 

Tránh làm tổn thương mô sẹo và giảm bớt cảm giác đau cho người bệnh. Chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da.
9 Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc. Tránh bỏ sót mối chỉ khi cắt. Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ.
10 Sát trùng lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5cm.

 

Giảm sự lây nhiễm từ vùng da xung quanh vết khâu vào chân chỉ vết khâu. Sát trùng lại từ đường giữa (ngay vết khâu) hai bên chân chỉ và vùng da xung quanh vết khâu.
11 Đặt gạc lên vết khâu (rộng ra 5cm). Che chở vết khâu giảm nguy cơ tổn thương hay bội nhiễm từ môi trường bên ngoài. Gạc phải phủ rộng ra ngoài 3-5cm của vết khâu.
12 Cố định bông băng.

 

Giữ yên bông băng trên da. Dán cố định theo chiều ngang đễ tránh sút băng keo.
13 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi. Giao tiếp. Giúp người bệnh được tiện nghi.
14 Dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ. Theo dõi và quản lý người bệnh. Ghi lại những công việc đã làm.

Bảng 51. 3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng thay băng cắt chỉ vết khâu

Stt Nội dung Thang điểm
0 1 2
1 Báo, giải thích cho người bệnh
2 Chuẩn bị tư thế người bệnh thích hợp
3 Bộc lộ vùng vết thương (người bệnh được kín đáo và thoải mái)
4 Đặt tấm lót dưới vết thương, mở sơ mép khăn, cắt băng keo
5 Mang găng tay sạch
6 Tháo băng bẩn bằng kềm sạch, sát khuẩn lại tay
7 Mở khăn khay dụng cụ vô khuẩn
8 Lấy nhíp và kềm vô khuẩn an toàn
9 Dùng nhíp rửa vết khâu từ đường giữa, hai bên chân chỉ
11 Đặt gạc lên vị trí an toàn gần vết khâu
12 Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng

(chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da)

13 Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ
14 Sát trùng lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5cm
15 Đặt gạc lên vết khâu (rộng ra 5cm)
16 Cố định bông băng
17 Cho các dụng cụ bẩn vào thau chứa dung dịch khử khuẩn
18 Tháo găng tay
19 Báo cho người bệnh biết việc đã xong, giúp người bệnh tiện nghi
20 Dọn dụng cụ, rửa tay
21 Ghi hồ sơ
Tổng cộng
Tổng số điểm đạt được

Bệnh viêm cơ cốt hoá

  • VIÊM CƠ CỐT HOÁ KHU TRÚ: thường do bị chấn thương một lần hoặc bị đi bị lại nhiều lần, bệnh thường xảy ra ở những cơ ngực, cơ nhị đầu cánh tay, hoặc ở các cơ của đùi. Bệnh khởi phát bởi một cơn đau ở cơ bị chấn thương, tiếp theo là hình thành một nốt xơ (cục xơ), trong vài tuần chuyển thành nốt sụn rồi nốt xương. Tuy nhiên, tổn thương thường ảnh hưởng rất nhẹ hoặc không ảnh hưởng tới chức năng của cơ.
  • VIÊM CƠ CỐT HOÁ TIẾN TRIỂN (bệnh Munchmeyer): bệnh hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân, khởi phát từ tuổi trẻ em hoặc vị thành niên. Biểu hiện đầu tiên là sưng đau ở một cơ của cột sống hoặc vùng cổ. Sau một vài tuần hoặc vài tháng, thì cũng những hiện tượng như thế sẽ xuất hiện ở một cơ khác, và các nốt (cục) xương hình thành trong các cơ bị bệnh. Các nốt (cục) này thường có thể sờ nắn thấy và nhìn thấy khi khám X quang. Theo quá trình bệnh tiến triển, thì những động tác của cơ trở nên khó khăn và đau, tới giai đoạn muộn thì sẽ có những biến dạng xuất hiện, khi bệnh nhân thở, thì lồng ngực nỗ rộng kém hơn bình thường. Bệnh diễn biến theo từng đợt xen lẫn các thời kỳ thuyên giảm. Bệnh cũng có thể ổn định ở giai đoạn sớm, và bệnh nhân có thể sống bình thường. Nhưng trong những trường hợp khác, thì bệnh nhân thật sự bị mất vận động và thường tử vong do nhiễm khuẩn xen kẽ. Người ta chưa biết có biện pháp nào để điều trị bệnh này.

Cách lựa chọn mái tóc đẹp hợp với khuôn mặt

Mái tóc chỉ đẹp khi nào phù hợp với khuôn mặt mình. Vì vậy bạn cần chọn thật kỹ kiểu tóc để tôn vinh sắc đẹp của mình. Bạn có khuôn mặt nào thì cần có mái tóc tương tự mới thích hợp và tăng vẻ đẹp. Không nên thấy người khác có kiểu tóc mới là mình bắt chước ngay, nhiều khi không hợp mà dễ trở thành lố bịch. Khuôn mặt và mái tóc cần hết sức hài hoà. Mái tóc sẽ làm tôn vẻ đẹp khuôn mặt bạn lên hoặc nếu bạn làm mái tóc không hợp với khuôn mặt sẽ làm ngây ngô hoặc già đi nhiều sau khi uốn tóc, cắt tóc.

Nguyên tắc chung là tuỳ từng tuổi mà làm đầu tóc. Nếu không cầu kỳ thì khi bạn đã có tuổi búi thành lọn hoặc quấn tóc trần quanh đầu. Một số hạn trẻ để tóc thề ngang vai cũng rất duyên dáng, đơn giản, đẹp, hợp với tuổi trẻ của mình.

Nếu bạn có mái tóc khô thì bạn không nên để dài mà nên cắt ngắn. Ngược lại bạn nào có mái tóc mềm mại thì có thể để dài hơn.

Tóc ngang vai chỉ dành cho tuổi thiếu nữ là hợp nhất. Khi uốn tóc và để các lọn tóc dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khuôn mặt, đầu và toàn thân mình (Xem hình).

  1. Bạn có trán cao thì tóc không cần che trán, trái lại nếu trán thấp thì cần tóc che để giấu bớt khuyết điểm của mình.
  2. Nếu mặt bạn đầy đặn thì tóc không cần dài quá cằm, có thể ngắn ngang má, uốn cong tóc trước ve vuốt má.
  3. Nếu mặt bạn hơi dài, hai má hóp vào thì nên để mái tóc buông thả xuống khỏi cằm, đong đưa theo gió làm cho nét mặt thêm phần quyến rũ.
  4. Nếu mặt bạn to, tròn thì để mái tóc thề xõa vai rất đẹp.
  5. Nếu mặt bạn vuông, cằm bạnh thì tóc để dài hợp hơn để cao. Tuy nhiên nếu bạn có tính hồn nhiên, vui tươi thì tóc để cao cùng có vẻ đẹp lôi cuốn vì cái cằm ấy càng làm tăng vẻ đẹp hồn nhiên trẻ trung của bạn.

Hình (a,b,c,d)

Một số mái tóc phù hợp với khuôn mặt
Một số mái tóc phù hợp với khuôn mặt

Một số mái tóc phù hợp với khuôn mặtMái tóc đẹp phải tuỳ thuộc vào vẻ đẹp tổng thể của bạn, hỏi cũng với khuôn mặt đó nhưng mái tóc phải thay đổi theo dáng vóc:

  1. Nếu bạn cao thì tóc để dài thích hợp, trái lại nếu bạn thấp thì phải để tóc cao.
  2. Nếu bạn có cổ cao nên để tóc dài hay cao đều họp cả. Trái lại nếu bạn có cổ thấp thì nên để tóc cao và mặc áo không có cổ hoặc hở cổ.
  3. Nếu bạn lùn quá hoặc to béo thì có thể để dài hoặc cắt hơi cao hơn vai rồi buộc túm hai bên (tuổi thiếu nữ).

Mái tóc còn tuỳ thuộc vào nét mặt. Nếu bạn có nét mặt vui tươi, trẻ trung thì hầu hết các mái tốc đều không có gì phản lại sắc đẹp. Nhưng ngược lại, nếu bạn nào có nét mặt buồn, hay cau có thì dù mái tóc đó có hợp với khuôn mặt, sự cau có cũng làm giảm sắc đẹp rất nhiều.

Bạn cần có mái tóc đẹp, thích hợp nhưng cần tránh những điểm sau khi bạn đã trên 25 tuổi đời:

  1. Cổ ngắn, béo quá lại uốn hoặc cắt tóc dài.
  2. Cổ gầy, cao, đen lại để tóc cao hở gáy.
  3. Lùn và béo mà để tóc to xoà ngang vai rộng.
  4. Cao và gầy nhưng lại để tóc chải bồng.

Hội chứng Purpura Thrombocytopenic Không Định Nghĩa

Bối cảnh

Hội chứng purpura thrombocytopenic không định nghĩa (ITP), còn được gọi là purpura thrombocytopenic miễn dịch nguyên phát và purpura thrombocytopenic tự miễn, được định nghĩa là tình trạng giảm tiểu cầu đơn độc với tủy xương bình thường và không có các nguyên nhân khác của giảm tiểu cầu. ITP có hai hội chứng lâm sàng riêng biệt, biểu hiện như một tình trạng cấp tính ở trẻ em và một tình trạng mạn tính ở người lớn.

Sinh lý bệnh

ITP chủ yếu là một bệnh liên quan đến việc tăng cường phá hủy tiểu cầu ngoại vi, với hầu hết bệnh nhân có kháng thể chống lại các glycoprotein màng tiểu cầu cụ thể. Suy tủy tương đối có thể góp phần vào tình trạng này, vì các nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân có sản xuất tiểu cầu bình thường hoặc giảm.

ITP cấp tính thường xảy ra sau một nhiễm trùng cấp tính và tự hồi phục trong vòng 2 tháng. ITP mạn tính kéo dài hơn 6 tháng mà không có nguyên nhân cụ thể.

Tỷ lệ mắc bệnh như sau:

  • Tỷ lệ mắc ITP ở người lớn khoảng 66 trường hợp trên 1.000.000 mỗi năm.
  • Một ước tính trung bình về tỷ lệ mắc ở trẻ em là 50 trường hợp trên 1.000.000 mỗi năm.
  • Số ca mới của ITP kháng trị mạn tính khoảng 10 trường hợp trên 1.000.000 mỗi năm.

Tỷ lệ tử vong/Bệnh tật

Chảy máu là biến chứng nghiêm trọng nhất; chảy máu nội sọ là quan trọng nhất. Tỷ lệ tử vong do chảy máu khoảng 1% ở trẻ em và 5% ở người lớn. Ở những bệnh nhân có tình trạng thrombocytopenia nặng, tỷ lệ tử vong dự đoán trong 5 năm do chảy máu tăng lên đáng kể ở những bệnh nhân trên 60 tuổi và dưới 40 tuổi — 47,8% so với 2,2%, tương ứng. Tuổi cao và tiền sử chảy máu trước đó làm tăng nguy cơ chảy máu nặng ở người lớn bị ITP.

Sự hồi phục tự phát xảy ra ở hơn 80% trường hợp ở trẻ em. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra ở người lớn.

Tuổi

Xem danh sách dưới đây:

  • Tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở người lớn từ 20-50 tuổi.
  • Tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra ở trẻ em từ 2-4 tuổi.
  • Khoảng 40% tổng số bệnh nhân dưới 10 tuổi.

Dân số học liên quan đến giới tính và tuổi tác

Trong ITP mạn tính (người lớn), tỷ lệ nữ so với nam là 2,6:1. Hơn 72% bệnh nhân trên 10 tuổi là nữ. Trong ITP cấp tính (trẻ em), tỷ lệ phân bố giữa nam (52%) và nữ (48%) là ngang nhau.

Ở người lớn, tỷ lệ mắc cao nhất từ 20 đến 50 tuổi. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc cao nhất từ 2 đến 4 tuổi. Khoảng 40% tổng số bệnh nhân dưới 10 tuổi.

Thuốc Strattera (atomoxetine) – Tác dụng và liều dùng

Công dụng của atomoxetine là gì?

Strattera (tên thương mại của atomoxetine) được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn.

Những tên thương hiệu nào có sẵn cho atomoxetine?

  • Strattera

Atomoxetine có sẵn dưới dạng thuốc generic không?

Tôi có cần toa thuốc để sử dụng atomoxetine không?

Tác dụng phụ của atomoxetine là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của Strattera ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm:

  • Khó chịu dạ dày
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi tâm trạng
  • Sụt cân

Các tác dụng phụ thường gặp nhất ở người lớn bao gồm:

  • Khó ngủ
  • Khô miệng
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Khó chịu dạ dày
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Khó đi tiểu
  • Tác dụng phụ liên quan đến tình dục

Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu xoang
  • Khó tiêu
  • Táo bón
  • Cáu kỉnh

Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Huyết áp cao
  • Suy gan
  • Priapism (cương dương kéo dài)
  • Nhịp tim bất thường
  • Trầm cảm

Các tác dụng phụ nghiêm trọng và biến cố bất lợi khác bao gồm:

  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, Strattera gây ra phản ứng dị ứng như tích tụ dịch (phù) hoặc nổi mề đay, có thể nghiêm trọng.
  • Strattera có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim. Huyết áp nên được đo trước khi bắt đầu dùng thuốc, sau khi tăng liều và định kỳ trong suốt quá trình điều trị.
  • Strattera có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh nhân nên được hướng dẫn liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát triển các triệu chứng hoặc dấu hiệu tổn thương gan như ngứa, nước tiểu sẫm màu, vàng da, đau bụng trên bên phải hoặc các triệu chứng giống như cúm không rõ nguyên nhân.
  • Priapism được định nghĩa là tình trạng cương cứng dương vật đau hoặc không đau kéo dài hơn 4 giờ, đã được báo cáo ở bệnh nhân nhi và người lớn điều trị bằng các thuốc kích thích. Cương cứng thường chấm dứt khi ngừng thuốc. Cần có sự chăm sóc y tế kịp thời nếu nghi ngờ mắc priapism.

Liều dùng của atomoxetine là gì?

Strattera được dùng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn. Viên nang không được bẻ ra và rắc lên thức ăn, mà phải uống nguyên viên.

  • Liều khởi đầu khuyến nghị cho trẻ em và người lớn nặng trên 70 kg là 40 mg mỗi ngày một lần. Sau 3 ngày, liều có thể tăng lên 80 mg uống mỗi ngày một lần hoặc chia làm hai lần mỗi 12 giờ. Liều tối đa có thể tăng lên 100 mg mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Trẻ em trên 6 tuổi và nặng dưới 70 kg nên bắt đầu với liều 0,5 mg/kg mỗi ngày một lần. Sau 3 ngày, liều có thể tăng lên 1,2 mg/kg mỗi ngày một lần hoặc chia làm hai lần mỗi 12 giờ. Liều tối đa không được vượt quá 1,4 mg/kg hoặc 100 mg, tùy theo mức nào thấp hơn.

Những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào tương tác với atomoxetine?

  • Strattera không nên dùng cùng với thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng MAOI, ví dụ như phenelzine sulfate (Nardil) và tranylcypromine sulfate (Parnate).
  • Fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil), quinidine và một số loại thuốc khác có thể ức chế enzyme trong gan, làm chậm quá trình đào thải Strattera khỏi cơ thể, từ đó làm tăng lượng Strattera trong máu và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Atomoxetine có an toàn khi mang thai hoặc cho con bú không?

  • Trong một số nghiên cứu trên động vật (thỏ và chuột), liều Strattera rất cao (gấp 6 đến 23 lần so với liều sử dụng ở người) có liên quan đến việc giảm cân nặng khi sinh và giảm tỷ lệ sống sót của thai. Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào được thực hiện trên phụ nữ mang thai. Do đó, trước khi kê đơn Strattera cho phụ nữ mang thai, các bác sĩ phải cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng và các rủi ro chưa rõ.
  • Strattera được bài tiết vào sữa mẹ của động vật. Mặc dù chưa có nghiên cứu tương tự trên người, có khả năng Strattera cũng được bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy, cần cân nhắc lợi ích và rủi ro tiềm năng trước khi kê đơn cho phụ nữ đang cho con bú.

Những thông tin khác cần biết về atomoxetine?

Các dạng bào chế của atomoxetine: Viên nang có các mức độ 10 mg, 18 mg, 25 mg, 40 mg, 60 mg, 80 mg và 100 mg.

Cách bảo quản atomoxetine: Viên nang Strattera nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 59°F đến 86°F (15°C đến 30°C)

Tóm tắt

Strattera (atomoxetine) là một loại thuốc được kê đơn để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Các tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, khô miệng, buồn nôn/nôn mửa và giảm cảm giác thèm ăn. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần xem xét các tương tác thuốc, liều dùng, cảnh báo và thận trọng, cũng như các thông tin về an toàn khi mang thai và cho con bú.

Ghép gan trong điều trị

Chỉ định: mọi bệnh gan dẫn đến suy gan mạn tính đe doạ sự sống trước mắt hay trung hạn (1 năm), không chữa được, nhất là các bệnh sau:

  • Xơ gan nguyên phát có cổ trướng, chảy máu tái phát không kiểm soát được, ngứa đến mức không chịu đựng được, suy nhược nặng và có bilirubin huyết cao hơn 100-150 mmol/l
  • Viêm xơ hoá đường mật nguyên phát nặng.
  • Viêm gan tối cấp: khi lo ngại có thể dẫn đến tử vong.
  • Xơ gan sau viêm gan B: khi virus không nhân lên nữa.
  • Xơ gan sau viêm gan C: bệnh nhân vẫn mang virus và gan ghép thường bị tái nhiễm.
  • Xơ gan do rượu: nếu bị nặng sau khi thiếu rượu 3 – 6 tháng.

Chỉ định khác: teo đường mật, hội chứng Budd-Chiari, khối u gan nguyên phát hay di căn, u đường mật, bệnh

Chống chỉ định: khối tân sinh ngoài gan – thận, nhiễm khuẩn huyết, bệnh tim-mạch, AIDS. Chống chỉ định tương đối trên 60 tuổi.

Biến chứng: thải mảnh ghép (xem thuật ngữ này). Hội chứng “ống mật biến mất” đã được mô tả như một kiểu thải ghép và có đặc điểm là ứ mật trong gan nhưng không có tổn thương tế bào gan.

Kết quả: 75% sống tối 1 năm. Kết quả tốt hơn ở bệnh nhân dưới 15 tuổi và ở bệnh nhân bị xơ gan nguyên phát.

Ultravist

Thuốc Ultravist
Thuốc Ultravist

ULTRAVIST

SCHERING AG

Ultravist 150:

dung dịch tiêm 0,31 g/ml: chai 50 ml. Ultravist 240:

dung dịch tiêm 0,5 g/ml: chai 20 ml, 50 ml, 100 ml, 200 ml ; ống/lọ 10 ml.

Ultravist 300:

dung dịch tiêm 0,62 g/ml: chai 20 ml, 50 ml, 75 ml, 100 ml, 150 ml, 200 ml ; ống/lọ 5ml, 10 ml.

Ultravist 370:

dung dịch tiêm 0,77 g/ml: chai 100 ml, 150 ml, 200 ml ; ống/lọ 30 ml.

THÀNH PHẦN

Ultravist 150:

cho 1 ml

Iopromide 0,31 g

Ultravist 240:

cho 1 ml
Iopromide 0,5 g

Ultravist 300:

cho 1 ml
Iopromide 0,62 g

Ultravist 370:

cho 1 ml
Iopromide 0,77 g

CHỈ ĐỊNH

Ultravist 150:

Tiêm động mạch trong thủ thuật chụp mạch máu loại trừ bằng số (DSA), kiểm tra chức năng của shunt nối trong lúc làm thẩm phân.

Ultravist 240 / 300 / 370:

Thuốc cản quang dùng trong phép chụp cắt lớp điện toán (CT), phép chụp động mạch loại trừ bằng số (DSA), chụp hệ niệu nội tĩnh mạch, chụp tĩnh mạch chi, chụp các khoang trong cơ thể (chụp X quang khớp, tử cung – vòi trứng, chụp đường rò) ngoại trừ chụp tủy sống, não thất, các xoang chứa dịch.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cường giáp, phụ nữ có thai.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc cảm với thuốc cản quang có chứa iodinate, suy chức năng gan hoặc thận nặng, suy tim và suy tuần hoàn, khí phế thủng, tổng trạng suy kiệt, xơ vữa động mạch não tiến triển, tiểu đường cần điều trị, tình trạng co giật do não, cường giáp tiềm ẩn, bướu giáp nhân thể nhẹ và đa u tủy.

Các bệnh nhân có tạng dị ứng thường dễ bị phản ứng quá mẫn hơn.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Buồn nôn, nôn mửa, hồng ban, cảm giác đau và nóng là các phản ứng thường gặp nhất khi tiêm nội mạch. Cần điều trị cấp cứu: phản ứng tuần hoàn đi kèm với giãn mạch ngoại biên và hạ huyết áp ; nhịp tim nhanh phản xạ, khó thở, kích thích, lú lẫn, tím tái và có thể dẫn đến mất ý thức.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Chụp hệ niệu nội tĩnh mạch:

1 ml Ultravist 300 / kg cân nặng.

Những dị tật cơ xương

  • Hở môi và hở vòm miệng: dị tật liên quan tới màn hầu (phần vòm miệng mềm cấu tạo bởi cơ và mạc) và khẩu cái xương (phần vòm miệng cứng cấu tạo bởi xương), hoặc cả hai. Hở môi chỉ có vấn đề về thẩm mỹ, trong khi hở vòm miệng thì có thể làm cho hoạt động ăn và lúc trẻ học nói có khó khăn.
  • Vẹo cổ bẩm sinh: biểu hiện ở những ngày đầu hoặc trong tuần đầu sau khi trẻ ra đòi bởi dấu hiệu đầu nghiêng về một bên, và nguyên nhân là do co kéo bẩm sinh bởi cơ ức đòn chũm hoặc cơ này bị tổn thương (khối máu tụ tiếp theo là xơ hoá) do khi đẻ phải can thiệp.
  • Hội chứng KLippel-Feil
  • Bàn chân vẹo: dị tật hay gặp nhất là bàn chân vẹo kiểu bàn chân ngựa. Bàn chân gấp về phía gan chân và lệch (khép) vào phía trong.
  • Dị dạng Poland: phối hợp giữa bất sản cơ ngực to và dị dạng bàn tay cùng bên.
  • Hội chứng Prune-Belly: bất sản một hoặc nhiều lớp cơ của thành bụng, thường kết hợp với thận ứ nước. Cũng hay kết hợp với tinh hoàn ẩn.
  • Loạn phát triển xương sọ (xem hội chứng này).
  • Loạn dưỡng sụn (xem hội chứng này).
  • Hội chứng loạn dinh dưỡng cơ khớp bẩm sinh (xem hội chứng này).
  • Trật (sai) khớp hông bẩm sinh (xem hội chứng này).
  • Giảm phosphatase bẩm sinh hoặc giảm hoạt tính phosphatase bẩm sinh (xem Hội chứng này).

Người bệnh tim khi Thai nghén

TẬT VAN TIM (xem: phân loại chức năng các bệnh tim):

  • Nhóm chức năng I hoặc II: các bệnh nhân thuộc hai loại này vẫn có thể mang thai, và đẻ bình thường.
  • Nhóm III hoặc bệnh nhân đã từng có thời kỳ suy tim trong những lần có thai trước: chỉ định phá thai trong 3 tháng đầu tiên. Nếu sản phụ muốn sinh con, hoặc nếu suy tim phát triển ở nửa sau của thời kỳ thai nghén thì điều trị bệnh nhân theo những nguyên tắc thông thường (nghỉ ngơi, chế độ ăn không muối nghiêm ngặt, thuốc lợi tiểu, digital). Về xử trí trong cuộc đẻ thì ý kiến còn phân tán. Theo quy tắc chung, nếu không có chỉ định sản khoa đặc biệt nào, thì để sản phụ đẻ tự nhiên hơn là mổ lấy thai.

BỆNH NHÂN MANG VAN TIM GIẢ: đối với các mặt suy tim và nhóm chức năng mà bệnh nhân được phân loại, thì những vấn đề đặt ra cũng giống như đối với trường hợp tật van tim. Tuy nhiên bệnh nhân mang van tim giả cần được điều trị bằng thuốc chống đông máu thường xuyên. Những thuốc chống đông máu uống có tiềm năng sinh quái thai, dễ gây sẩy thai, và dị dạng ở phôi thai. Vì vậy trong lúc có thai thì người ta cho rằng tiêm dưới da heparin với liều 5.000 tới 10.000 đơn vị mỗi ngày là hơn.

CÁC BỆNH TIM NẶNG CÓ THE PHẢI ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI KHOA: những bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ khít, hoặc bị viêm nội tâm mạc cấp tính khó kiểm soát bằng thuốc kháng sinh, có thể được phẫu thuật trong khi có thai với tỷ lệ tử vong ở mẹ và con chấp nhận được. Thực ra, thì nên điều trị những bệnh tim nói trên trước khi có thai.

TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TỪ TRƯỚC

  • Tăng huyết áp động mạch nặng (huyết áp tâm trương cao, có biến đổi ở đáy mắt, phì đại thất trái, thận bị ảnh hưởng): hiếm thấy ở những phụ nữ có thai, nhưng nếu có thì là chỉ định phá thai.
  • Tăng huyết áp động mạch trung bình: phụ nữ bị bệnh tăng huyết áp có tỷ lệ bị chứng sản giật nhiều hơn gấp 5 lần, so với phụ nữ huyết áp bình thường. Chỉ định thuốc hạ huyết áp suốt thời kỳ có thai. Không chắc chắn là thuốc hạ huyết áp có làm giảm nguy cơ sản giật hay không, nhưng có hiệu quả làm giảm tỷ lệ tử vong ở người mẹ và giảm tỷ lệ tử vong chu sinh.

BỆNH CƠ TIM TRƯỚC VÀ SAU CUỘC ĐẺ: trong thời kỳ trước và sau cuộc đẻ (2 tháng trước và 6 tháng sau) có thể xảy ra suy tim trái (khó thở, nhịp nhanh, phù phổi, tim to) tuy trước thời kỳ này sản phụ không hề có bệnh tim hoặc bị bệnh nhiễm vi khuẩn hoặc virus nào. Người ta chưa biết căn nguyên của tình trạng này. Tiên lượng khó nói trước, tỷ lệ tử vong chiếm 20- 30%. Những người sống sót thường khỏi bệnh hoàn toàn (40-50%), tuy nhiên, họ có nguy cơ bị lại trong những lần đẻ sau. Biện pháp điều trị là điều trị suy tim trái (thuốc lợi tiểu, digoxin, thuốc giãn mạch); những thuốc chống đông máu cũng được đề nghị sử dụng vì nguy cơ tai biến nghẽn mạch. Trong trường hợp điều trị nội khoa không kết quả, thì có thể chỉ định ghép tim.

Răng yếu mỏi – Chẩn đoán phân biệt Đông y

Khái niệm

Răng yếu mỏi là chỉ khi nhai xé thực vật cảm thấy răng yếu mỏi vô lực. Sách Nhật hoa tử chư gia bản thảo đời Đường gọi là “Xỉ sở”, “Sở” tức là răng có cảm giác ghê như tiếp xúc vị chua. Trung quốc ý học đại tư điển có mục “Xỉ hàn” tức là loại “Răng mỏi do tiếp xúc vị chua”.

Chứng này với chứng “Chua miệng” khác nhau. Loại chua miệng là chỉ trong miệng có vị chua mà răng không có cảm giác nào khác thường còn chứng này là loại răng mềm yếu, sức nhai kém.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Răng yếu mỏi do Tỳ thận khí hư: Có chứng răng yêu mỏi gặp lạnh thì bệnh tăng và gặp nhiệt cũng có cảm giác khó chịu, thậm chí nhai xé yếu, mạch Trầm Nhược, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
  • Răng yếu mỏi do phong lạnh từ ngoài ẩn náu: chứng răng yếu mỏi, gặp lạnh hoặc gặp phong thì bệnh tăng, ưa ăn đồ nóng, sợ ăn thức lạnh, mạch Huyền Khẩn, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng trơn.

Phân tích

Điểm cộng đồng của hai chứng hậu nói trên là răng yếu mỏi, nhai xé yếu, lúc nặng lúc nhẹ. Răng yếu mỏi do Tỳ Thận khí hư thì chủ yếu là chính khí hư. Răng là bộ phận thừa của xương, Thận chủ về xương. Mặt khác răng với Vị có quan hệ mật thiết mà Vị với Tỳ lại là một đường màng nối liền. Tỳ Thận khí hư răng mất sự nuôi dưỡng cho nên yếu mỏi vô lực. Chứng Răng yếu mỏi do ngoại tà phong lạnh ẩn náu thì chủ yếu là tà khí ẩn náu. Tà khí phong lạnh ẩn náu ở răng thì yếu mỏi vô lực. Điểm khác nhau giữa hai loại này là: Loại trên phần nhiều gặp ở người cao tuổi lại có thời gian yếu mỏi quá dài, gặp đồ nóng đồ lạnh đều khó chịu chứ không có nhân tố dụ phát rõ rệt.Loại sau phần nhiều gặp ở lứa tuổi khỏe mạnh trung niên ưa nóng mà không sợ lạnh, ở vùng răng thường có cảm giác gió thổi. Răng yếu mỏi do Tỳ Thận khí hư điều trị nên kiện Tỳ bổ Thận dùng Hạch Đào nhân nhai nhỏ và nuốt cũng có thể giảm nhẹ và có thể dùng Thanh nga hoàn gia giảm mà điều trị. Loại Răng yếu mỏi do phong lạnh từ ngoài ẩn náu điều trị nên ôn kinh tán hàn cho uống Ma hoàng phụ tử tế tân thang.