Blog Trang 599

Bệnh Rối loạn vận động mật

I.   Đại cương

Rối loạn vận động mật: là rối loạn đơn thuần về chức năng của đường dẫn mật, thường xảy ra ở phụ nữ, có thể đưa đến những cơn đau bụng gan điển hình.

1.   Sự hoạt động bình thường của hệ thống dẫn mật

  • ở vách túi mật và các ống dẫn mật có các sợi cơ có tác dụng như một cơ tròn tập trung nhiều nhất ở cổ túi mật gọi là cơ tròn Lutsơken (Lutchkens) và ở bóng Vater gọi là cơ tròn ốt – đi (oddi).
  • Túi mật có tác dụng chứa mật và cô đặc mật lại. Giữa hai bữa ăn túi mật thường đầy mật.
  • Khi mật từ gan chảy xuống, cơ oddi khép lại, cơ Lutchkens phải mở ra thì mật mới qua vào túi mật.
  • áp lực bình thường trong túi mật là 15-20 cm nước. Lúc túi mật co bóp thì áp lực tăng lên 30-50cm nước.
  • Hệ thống thần kinh chi phối các đường mật là: thần kinh phó giao cảm làm tăng co bóp và vận động. Thần kinh giao cảm làm giảm sự co bóp và vận động. Các hệ thần kinh đó có liên hệ với vỏ não.
  • Hệ thống thể dịch gồm hai chất:

+ Cholecystokinin tiết ra ở tá tràng: Làm co túi mật và các cơ thắt

+ Anticholecyslokinin được tạo nên ở thành túi mật: có tác dụng làm giãn túi mật và các cơ thắt.

2.   Rối loạn hoạt động của hệ thống dẫn mật

  • Khả năng co bóp của túi mật yếu:

Túi mật bị mất trương lực sẽ bị giãn ra và ứ đầy mật, bóp đẩy mật ra khó khăn.

Rối loạn này không gây đau đớn nhiều mà chỉ làm bệnh nhân khó tiêu.

  • Các cơ tròn co lại:

+ Cơ tròn Lutchkens co lại: Mật trong túi mật không ra được, túi mật sẽ tăng co bóp, áp lực trong túi mật tăng lên gây ra những cơn đau quặn gan.

+ Cơ Oddi co lại: Mật không xuống được tá tràng, túi mật co bóp mạnh nên áp lực tăng lên gây ra những cơn đau quặn gan.

3.   Nguyên nhân bệnh sinh

  • Nguyên nhân  chính  do  mất  thăng  bằng  giữa  Cholecystoltinin  và  anticholecy
  • Suy nhược thần kinh
  • Các rối loạn hocmôn sinh dục (nhất là nữ) vào thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau mạn kinh.
  • ảnh hưởng của các phản xạ, các ổ viêm nhiễm lân cận: Viêm dạ dày, viêm ruột mất trương lực.v.v….

II.   Triệu chứng

  1. Lâm sàng

Đau bụng: Cơn đau quặn

Không sốt

Da, niêm mạc không vàng

2.   Xét nghiệm

  1. Máu: Bạch cầu, công thức bạch cầu bình thường
  2. Sinh hóa máu: Bilirubin máu không tăng, Bilirubin niệu (-)
  3. Thông tá tràng: Mật A vẫn có, mật B chảy rất chậm hoặc không có, mật C vẫn có.
  4. X – quang: nếu túi mật bài tiết chậm sau bữa ăn Boyden (bánh mỳ, trứng) thì có thể thấy xuất hiện ống mật chủ hoặc ống mật

III.   Chẩn đoán

  1. Dựa vào

  • Cơn đau quặn gan điển hình, nhưng không vàng da, không sốt.
  • Tuổi bệnh nhân: thường trẻ nhất là nữ
  • Xuất hiện cơn đau nếu ấn mạnh và nhanh vào túi mật.
  • Triệụ chứng X quang bình thường.

2.   Chẩn đoán phân biệt

a. Sỏi mật: Có tam chứng: CHARCOT

  • Đau quặn
  • Sốt: Nóng, rét run, vã mồ hôi.
  • Vàng da, khi vàng da vẫn sốt

Tam chứng trên tái phát nhiều lần. X quang, siêu âm thấy sỏi.

b.   Bệnh loét dạ dày tá tràng:

  • Đau vùng thượng vị có chu kỳ.

– X – quang hoặc soi dạ dày phát hiện thấy ổ loét.

c.   Đau thần kinh liên sườn:

  • Cơn đau liên tục

IV.    Điều trị

  1. Giảm đau chống co thắt

  • Atropin l/2mg x 1 – 2 ống tiêm dưới da / 24 giờ x 7 ngày.
  • Papaverin 0,04 x 4 viên. Hoặc dùng tiêm bắp Papaverin 40mg / 2ml cho 1 – 2 ống / 24 giờ, có thể thay thế bằng Nospa 0,04 cho 4 viên / 24 giờ uống.

2.   Nhuận mật

  • Magiesunphat 3-5g uống 2 lần kết hợp với nước sắc nhân trần 200ml/24h hoặc actiso 30ml / 24 giờ. Sorbitol 5g x 2 gói / 24 giờ.

3.   Thông tá tràng tháo dịch mật

  • Mỗi tuần 2 lần thông tá tràng có tác dụng giảm đau được lâu.

4.   Dùng các loại thuốc an thần

  • Seduxen 5mg x 2 viên / 24 giờ, Stilnox 10mg x 1 viên / 24 giờ.

5. Điều trị ngoại khoa

  • Chỉ cần áp dụng khi điều trị nội khoa không khỏi, cơn đau vẫn thường xuyên xuất hiện.

* Các phương pháp:

  • Cắt dây thần kinh phế vị

– Mở thông túi mật ra ngoài, thành bụng.

  • Cắt bỏ túi mật.

6.   Điều trị các bệnh mạn tính kèm theo.

Cây cối xay

CÂY CỐI XAY

Tên khác: Nhĩ hương thảo (磨盘草), Kim hoa thảo.

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae).

Mô tả:

Cây: Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.

Mùa hoa quả tháng 2-6.

Dược liệu: gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2 cm, được cắt vát dài 1 – 1,5 cm. Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3 – 4 cm. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 – 10 cm. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 – 2 cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

Thu hái: Vào mùa hạ, đem về, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt.

Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.

Công năng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.

Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng

Cách dùng, liều lượng: Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 – 20g, hạt 2 – 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

  1. Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.
  2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống
  3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống

Ghi chú: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận.

Phân loại và phân chia giai đoạn tổn thương bàn chân do đái tháo đường

Với mong muốn có được sự hiểu biết về đánh giá và điều trị hoàn thiện hơn cho những người bệnh đái tháo đường có tổn thương bàn chân.Trong những năm gần đây nhiều tác giả đã dày công nghiên cứu để đưa ra một phân loại có hệ thống phân loại hoàn hảo, vừa phản ánh được mức độ tổn thương, vừa giúp cho đánh giá đúng mức tiên lượng bệnh. Từ sau phân loại của Wagner – Meggitt, có những phân loại chính được tính đến như sau

Shea (1975) mô tả phương pháp định loại các ổ loét dựa trên cơ sở độ sâu và độ rộng của vết thương. Tuy nhiên, phân loại này có hạn chế là không chú ý đến tình trạng thiếu máu nơi tổn thương; vì thế không có khả năng tiên lượng quá trình hồi phục.

Forrest và Gambor-Neilien (1984) đưa ra phân loại cũng chú ý đến tổn thương lâm sàng, nhưng cũng không chú ý đến thiếu máu, cũng chưa chú ý đến mức độ nặng của tổn thương.

Knoghton (1986) đề nghị phương pháp cho điểm tổn thương và yếu tố tiểu cầu trong việc làm làm lành vết thương.

Pecoraro và Retsbec (1990) mô tả tổn thương với bậc 10 điểm. Đây có thể là phân loại tiến bộ nhất vì nó có liên quan đến tiên lượng bệnh một cách chặt chẽ.

Armstrong, Harkless (1996) mô tả một phân loại mới dựa trên cơ sở phân loại của Wagner – Meggitt (1970). Phân loại này tách được thiếu máu và nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng rất khó để tiến hành áp dụng trên lâm sàng.

Phân loại Wagner

Wagner và Meggitt (Bệnh viện RanchoLos Amigos Caliíbrnia) năm 1970 đã đề nghị một phân loại cho tổn thương bàn chân người đái tháo đường.

Phân độ này gồm 6 độ:

– Từ độ 0 – độ 3 (0,1,2,3) dựa trên tổn thương sâu của mô mềm của bàn chân.

– Tổn thương từ độ 4-5 dựa trên mức lan toả của tổn thương ở bàn chân.

Sau đây xin trình bày chi tiết phân độ này và cả thái độ xử trí theo từng giai đoạn.

A. PHÂN ĐỘ THEO WAGNER VÀ MEGGITT

Độ 0: Không có tổn thương, nhưng xuất hiện các yếu tố nguy cơ; ví dụ các tổn thương “chai”. Ở giai đoạn này người bệnh cần được các nhà chuyên khoa về bàn chân (chiropodist) khám và điều trị. Các tổn thương chai (callus) phải được loại bỏ.

Độ 1. Loét nông; tổn thương này hay xảy ra ở vị trí chịu áp lực tỳ đè lớn, thường gặp là ô mô út, mô cái và gót chân.

Nguyên tắc xử trí:

– Loại bỏ tổn thương chai bằng dao mổ để lộ loét nông.

– Chụp X quang để loại bỏ chắc chắn có tổn thương xương (nhiễm trùng xương – nếu có là sang độ 3).

– Điều trị nhiễm trùng tại chỗ nếu có.

– Giữ sạch vết thương.

– Kiểm soát glucose máu chặt chẽ, thậm chí phải dùng insulin.

Độ 2. Loét sâu, có thể có nhiễm trùng tại chỗ, nhưng chưa có tổn thương xương; thường có kèm theo tổn thương thần kinh.

Độ 3: Người bệnh có viêm mô tế bào, đôi khi hình thành các ổ áp xe. Có thể có viêm xương.

Thái độ xử lý:

Cho người bệnh nhập viện, tiến hành liệu pháp điều trị và theo dõi đặc biệt.

– Cắt bỏ mô hoại tử.

– Quản lý glucose máu cả khi đói và sau khi ăn (gần như mức sinh lý), trường hợp cần thiết phải dùng insulin tĩnh mạch.

– Liệu pháp kháng sinh tích cực, tại chỗ và toàn thân, kể cả đường tĩnh mạch.

– X quang bàn chân. Tìm kiếm có tổn thương viêm tuỷ xương không?

–  Thăm dò không chảy máu để đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại vi, bằng Doppler.

Can thiệp ngoại khoa: cắt bỏ phần tổn thương hoặc làm cầu nối động mạch.

Độ 4. Hoại tử ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân. Hậu quả của tổn thương này là sự kết hợp giữa bệnh lý thần kinh, mạch máu và chấn thương.

Độ 5: Hoại tử nặng (rộng và sâu) của bàn chân. Đối tượng này buộc phải vào viện để tiến hành các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng tỷ mỷ – từ đó định ra phương pháp điều trị cho phù hợp.

Theo phân độ này, người ta thấy các độ 0 và độ 1 có thể điều trị tại nhà; độ 2 và độ 3 có thể điều trị nội khoa tại bệnh viện; trường hợp thật cần thiết sẽ xét điều trị ngoại khoa còn với độ 4 và độ 5 thì buộc phải xét tới điều trị ngoại khoa.

Phân loại này có lẽ là hoàn thiện nhất song vẫn còn 2 điểm cần được thảo luận.

(1) Khoảng cách độ không rõ ràng dễ bị lầm lẫn; ví dụ độ 1 loét nông, độ 2 loét sâu – đến ngay độ 3 có tổn thương viêm xương và /hoặc ápxe

(2) Đến độ 4 và độ 5 thực ra lại chỉ mô tả tình trạng thiếu máu bàn chân, nhưng lại không phản ánh sự liên quan với các độ thấp hơn. Trong thực tế tổn thương độ 4 và độ 5 có thể kết hợp với bất kỳ độ nào từ 0 đến 3.

B. PHÂN LOẠI: ĐỘ SÂU- THIẾU MÁU
(Theo James w. Brodsky)

Đây là bảng phân loại VVagner có sửa đổi. Phân loại này khắc phục được sự tách biệt giữa các hình thái tổn thương và tình trạng thiếu máu. Đồng thời phân loại cũng làm rõ sự phân tách giữa các độ thứ 3, với thứ 4 và thứ 5. Phân độ cũng tạo ra mối liên quan, tiện cho đánh giá giữa độ tổn thương và tiên lượng điều trị.

(1) Phân loại độ sâu:

Độ 0. Bàn chân có yếu tố nguy cơ: Độ này không loại trừ các loét trước đã lành hoặc có bệnh lý thần kinh kèm theo những biến dạng có thể gây ra loét mới.

Với mức tổn thương này, việc cần làm là giáo dục người bệnh kiểm soát tốt nồng độ glucose máu, giữ vệ sinh và bảo vệ bàn chân, sử dụng này giày tất phù hợp.

Độ 1: Loét nông không nhiễm trùng.

Với độ tổn thương này, nhân viên y tế phải giúp đỡ người bệnh kiểm soát tốt lượng glucose máu, sử dụng giày dép phù hợp, loại bỏ dị vật gây tổn thương bàn chân, nếu có, dùng nạng khi đi bộ; đôi khi phải dùng giày, dép đặc biệt.

Độ 2: Loét sâu, loét xâm lấn đến gân, cơ và khớp(có hoặc không còn có nhiễm trùng nông).

Loại tổn thương này cần cắt lọc vết thương, dùng kháng sinh mạnh tại chỗ và toàn thân. Nếu diễn biến tốt trở lại được độ 1.

Độ 3: Loét nặng, tổn thương xương, nhiễm trùng sâu (ví dụ viêm tuỷ xương hoặc apxe).

Đến độ này phải can thiệp ngoại ở mức độ cao hơn, khả năng phải cắt cụt hoặc tháo bỏ một phần tuỳ tổn thương.

(2) Phân loại thiếu máu:

  1. Tổn thương nhưng không có thiếu máu.
  2. Tổn thương có thiếu máu, nhưng không có hoại tử. Ở mức này phải tiến hành thăm dò đánh giá tình trạng mạch máu bằng các phương pháp: Doppler, thậm chí phải chụp mạch – về điều trị khi cần phải can thiệp tái tạo mạch.
  3. Hoại tử cục bộ: Hoại tử cục bộ phần trước của bàn chân. Ở độ này cần đánh giá tình trạng mạch kỹ lưỡng trên lâm sàng và cận lâm sàng. Xét khả năng tái tạo cấu trúc mạch; nếu cần phải cắt cụt bộ phận.
  4. Hoại tử toàn bộ: Thầy thuốc phải tiến hành thăm dò, đánh giá tình trạng mạch máu để quyết định cắt bỏ toàn bộ hay bảo tồn ở mức độ cho phép.

Thuốc Bronchitol (mannitol)

Bronchitol là gì và hoạt động như thế nào?

Bronchitol là một loại thuốc kê đơn được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để cải thiện chức năng phổi ở những người từ 18 tuổi trở lên bị xơ nang (CF).

Bronchitol chỉ được sử dụng cho người lớn đã vượt qua bài kiểm tra dung nạp Bronchitol (BTT). Liều đầu tiên của Bronchitol sẽ được cho trong khi thực hiện BTT dưới sự giám sát của bác sĩ và kiểm tra xem liệu Bronchitol có phù hợp với bạn hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị để theo dõi bạn và chuẩn bị thuốc nếu bạn gặp phải cơn co thắt phế quản trong quá trình kiểm tra. Nếu bạn gặp phải cơn co thắt phế quản trong BTT, bạn sẽ không được kê đơn Bronchitol.

Bronchitol không nên sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Không biết liệu Bronchitol có an toàn và hiệu quả đối với trẻ em dưới 18 tuổi hay không.

Tác dụng phụ của Bronchitol là gì?

Bronchitol có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Các vấn đề về hô hấp đột ngột ngay sau khi hít thuốc. Hãy sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc thuốc cứu trợ nếu bạn gặp phải các vấn đề về hô hấp đột ngột. Hãy tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu thuốc giãn phế quản hoặc thuốc cứu trợ không làm giảm triệu chứng.
  • Ho ra máu (chảy máu phổi). Đây là một tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng thường gặp. Việc ho ra máu trong đờm có thể xảy ra khi bạn đang sử dụng Bronchitol. Hãy gọi bác sĩ của bạn hoặc đến cấp cứu ngay lập tức nếu bạn ho ra một lượng lớn máu.

Các tác dụng phụ thường gặp của Bronchitol bao gồm:

  • Ho
  • Ho ra máu
  • Đau hoặc kích ứng ở phía sau miệng và họng và khó chịu khi nuốt
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Đau khớp
  • Vi khuẩn trong đờm

Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khiến bạn khó chịu hoặc không biến mất.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra của Bronchitol. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn cung cấp thêm thông tin.
Hãy gọi bác sĩ để được tư vấn y tế về các tác dụng phụ.

Liều dùng của Bronchitol là gì?

Các xét nghiệm và đánh giá cần thiết trước khi kê đơn Bronchitol (Bài kiểm tra dung nạp Bronchitol)

Trước khi kê đơn Bronchitol để điều trị xơ nang, bài kiểm tra dung nạp Bronchitol (BTT) phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có khả năng xử lý cơn co thắt phế quản cấp tính, để xác định những bệnh nhân phù hợp với liệu pháp duy trì Bronchitol.

Thực hiện BTT để xác định bệnh nhân có gặp phải co thắt phế quản, giảm FEV1, hoặc giảm độ bão hòa oxy khi sử dụng Bronchitol hay không. Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ sự kiện nào trong quá trình BTT, bệnh nhân đã thất bại trong BTT và không nên kê đơn Bronchitol. Nếu bệnh nhân không gặp bất kỳ sự kiện nào trong BTT, bệnh nhân đã vượt qua BTT và là ứng viên cho liệu pháp Bronchitol.

Đảm bảo có sẵn thuốc cứu trợ và thiết bị cấp cứu để sử dụng ngay lập tức trong quá trình BTT.

Không thực hiện BTT nếu bệnh nhân được coi là không ổn định về mặt lâm sàng.
Xem thông tin kê đơn để có hướng dẫn đầy đủ và tránh các lỗi thuốc liên quan đến liều lượng và thủ tục BTT.

Không sử dụng liệu pháp duy trì Bronchitol cho bệnh nhân không vượt qua BTT.

Liều dùng khuyến nghị để điều trị xơ nang

Đối với bệnh nhân đã vượt qua BTT, liều khuyến nghị của Bronchitol là 400 mg hai lần một ngày bằng cách hít qua miệng (nội dung của 10 viên nang được sử dụng riêng biệt) qua máy xông hít [xem Các xét nghiệm và đánh giá cần thiết trước khi kê đơn Bronchitol (Bài kiểm tra dung nạp Bronchitol)].

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn nên được sử dụng bằng cách hít qua miệng, từ 5-15 phút trước mỗi liều Bronchitol.

Bronchitol nên được sử dụng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, với liều tối thiểu cách ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Sử dụng và bảo dưỡng máy xông hít

Hướng dẫn bệnh nhân về các phương pháp vệ sinh an toàn (rửa tay sạch và lau khô kỹ) và cách sử dụng máy xông hít đúng cách, bao gồm việc nạp viên nang và kỹ thuật hít đúng theo Hướng dẫn Sử dụng của Bệnh nhân.

Máy xông hít Bronchitol cần được thay mới sau 7 ngày sử dụng.

Nếu máy xông hít cần phải rửa, bệnh nhân nên để máy khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Các thuốc tương tác với Bronchitol là gì?

Chưa có nghiên cứu chính thức về tương tác thuốc với mannitol, thành phần hoạt chất trong Bronchitol.

Bronchitol có an toàn khi sử dụng trong khi mang thai hoặc cho con bú không?

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt về việc sử dụng Bronchitol trên phụ nữ mang thai.

Dữ liệu hiện có về việc sử dụng Bronchitol ở phụ nữ mang thai không đủ để xác định bất kỳ nguy cơ thuốc nào liên quan đến các dị tật bẩm sinh lớn hoặc sảy thai.

Có những rủi ro đối với người mẹ liên quan đến xơ nang trong thai kỳ.

Bronchitol chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ nếu lợi ích tiềm năng vượt trội so với nguy cơ tiềm tàng đối với mẹ và thai nhi.

Chưa biết liệu Bronchitol có được bài tiết trong sữa mẹ hay không.

Lợi ích phát triển và sức khỏe của việc cho con bú nên được cân nhắc cùng với nhu cầu lâm sàng của mẹ đối với Bronchitol và bất kỳ tác dụng phụ tiềm tàng nào đối với trẻ bú mẹ từ Bronchitol hoặc từ tình trạng bệnh lý của mẹ.

Tóm tắt

Bronchitol là một loại thuốc kê đơn được sử dụng kết hợp với các liệu pháp khác để cải thiện chức năng phổi ở người từ 18 tuổi trở lên bị xơ nang (CF) đã vượt qua bài kiểm tra dung nạp Bronchitol (BTT). Các tác dụng phụ nghiêm trọng của Bronchitol bao gồm các vấn đề về hô hấp đột ngột và ho ra máu (chảy máu phổi).

Bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm hiv/ aids

Bệnh lây truyền qua đường tình dục và hiv/ aids

TS Nguyễn Khắc Viện

  1. Nhắc lại một số nét về bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục kinh điển gồm có : lậu, giang mai, hạ cam, hột xoài (nicolas favre),u hạt bẹn ( granuloma inguinale).

Cho đến nay người ta đã bổ sung thêm đến hai chục bệnh lây truyền qua đường tình dục , trong đó có một bệnh rất quan trọng là hiểm hoạ của loài người, đó là nhiễm HIV/ AIDS.

Đa số các bệnh lây truyền qua đường tình dục điều trị khỏi được, trừ nhiễm HIV/ AIDS. Hiện   nay bệnh AIDS vẫn chưa có thuốc điều trị một cách có hiệu quả.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục để lại di chứng nặng nề nếu điều trị muộn như giang mai, lậu.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, nhiễm HIV/ AIDS thực chất là lây truyền trực tiếp qua đường máu, mà hoạt động tình dục chỉ là một cách để cho virus , vi khuẩn truyền từ máu người bệnh sang máu người lành.

  1. Những hiểu biết rất cơ bản về nhiễm HIV/ AIDS:

1. HIV là virus gây nên AIDS ( HIV = Human immunodeficiency virus).

2. AIDS là giai đoạn muộn của nhiễm HIV(acquired immunodeficiency syndrome).

3. Là một bệnh dịch toàn cầu ai cũng có thể bị .

4. Chưa có thuốc chữa khỏi, kết thúc bệnh bằng cái chết.

5. Chưa có vắc xin phòng bệnh.

6. Có thể phòng bệnh được nếu hiểu biết về HIV/AIDS và luôn luôn có ý thức dự phòng.

Các dịch thể của người nhiễm HIV có chứa HIV là :

+ Tinh dịch

+ Dịch tiết âm đạo

+ Máu .

+ Sữa mẹ

2.8. Vấn đề khử trùng HIV

+ Nồi hấp 120 ° 20 phút

+ Nước sôi 20 phút

+ Hypochloride Natri 0, 5 % 10 – 30 phút

+ Glutaraldehyde 2% 10 – 30 phút.

+ Formalin 1 % 10 – 30 phút

+ Cồn 70% 10 – 30 phút

Các biện pháp trên đều có thể tiệt trùng được.

Một vài vấn đề cha được trả lời một cách thoả đáng: ở ngoài không khí (ví dụ một giọt máu của người vị nhiễm HIV) rơi uống đất hoặc rơi lên quần áo thì thường bao nhiêu lâu sau virus bị tiêu diệt.

  1. Các yếu tố nguy cơ lây bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/ AIDS:
  1. 1. Quan hệ tình dục không an toàn.

+ Thế nào là hành vi tình dục không an toàn.

  • Có trên 1 bạn tình ( càng nhiều càng nguy cơ cao).
  • Giao hợp qua hậu môn mà không dùng condom là cực kỳ có nguy cơ cao
  • Không dùng Condom

+ Trong quan hệ tình dục người phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV/ AIDS cao hơn nam giới.

Vì : – Phụ nữ có rất ngiều nguy cơ lây nhiễm ngay từ lần giao hợp đầu tiên.

– Khi mắc STD thường không có triệu chứng, khó chẩn đoán khi đã có STD thì càng dễ nhiễm HIV.

– Phụ nữ thường bất lợi khi quan hệ tình dục ( do tư thế ) hoặc do cưỡng bức .

  1. 2. Uống rượu, chích ma tuý có các nguy cơ lây bệnh là:

+ Uống rượu dẫn đến mất tự chủ quan hệ tình dục không dùng condom

+ Dùng chung bơm tiêm, kim tiêm khi chích ma tuý.

+ Dùng chung kim xăm mình mà không tiệt trùng.

  1. 3. Những người bệnh phải truyền máu hoặc sản phẩm của máu như : bị bệnh chảy máu ( hemophilia), suy tuỷ, bệnh bạch cầu, mổ lớn.

Hoặc những người nhận tạng : ghép tim, ghép thận …

  1. 4. Một số nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp với nhiều người:

+ Nhân viên massage ( massage mặt, toàn thân, chân), nhân viên tẩm quất.

+ Thợ cắt tóc cạo râu cho khách mà khách bị nhiễm HIV (+)

+ Nhân viên y tế : khám bệnh, tiêm thuốc, thay băng, làm tiểu thủ thuật chảy máu, mổ, xét nghiệm, nhổ răng …

+ Nhân viên làm thẩm mỹ : xăm mình, xăm môi, mắt …

  1. 5. Một số giao tiếp khác: bắt tay, hôn có thể bị nhiễm HIV nếu cả 2 người cùng có vết xước da.
  1. Đặc điểm của lực lợng vũ trang và vấn đề lây bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/AIDS.

+ Nhiệm vụ của quân đội làm cho quân nhân luôn luôn xa nhà , xa vợ.

+ Nhu cầu giải toả căng thẳng, buồn tẻ trong doanh trại.

+ Uống rượu, chích ma tuý để giải buồn.

+ Một số lớn quân nhân trẻ có nhu cầu hoạt động tình dục rất cao.

+ Có tư tởng chủ quan,không đúng:(tất cả là do số mệnh, quan hệ tình dục có thể bị bệnh nhưng chưa chắc đã rơi vào ta).

+ Căn cứ quân sự, các doanh trại quân đội là nơi thu hút gái mãi dâm đến kiếm tiền .

+ Chiến tranh và sự biến động xã hội làm tăng số người tìm đến tình dục để giải toả căng thẳng .

  1. Các biện pháp phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/ AIDS trong lực lượng vũ trang .
  • Tuyên truyền giáo dục: phải giáo dục mọi quân nhân hiểu được tính chất nguy hiểm khi nhiễm STD và Hiểu được các biện pháp phòng bệnh.

+ Dùng nhiều hình thức giáo dục như : lên lớp, nói chuyện, thông tin trên đài truyền thanh, truyền hình, báo tường và đặc biệt giáo dục đồng đẳng ( tức là người nọ nói cho người kia biết trong cùng một đơn vị).

+ Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí lành mạnh tại đơn vị: ca hát, thể dục thể thao, đọc báo, nghe đài, xem ti vi. Để giảm bớt căng thẳng, buồn tẻ ở đơn vị .

  1. 2. Thực hiện an toàn trong quan hệ tình dục : Thế nào là tình dục an toàn.

+ Không quan hệ tình dục ( tiết chế, kiêng ) bừa bãi.

+ Sống chung thuỷ một vợ một chồng.

+ Hạn chế số lượng bạn tình, chung thuỷ với bạn tình.

+ Không dùng các hành động lôi kéo như ôm , hôn .

+ Khi quan hệ tình dục phải đeo bao cao su trước khi có bất cứ tiếp xúc nào như qua miệng, âm đạo, hậu môn.

+ Không lắp thêm các dụng cụ vào dương vật như : cấy bi , đeo mắt giả, đuôi ngựa…

+ Có thể dùng biện pháp đạt khoái cảm ( orgasm) mà không giao hợp, hoặc thực hiện ” outercourse”

+ Cần phải bảo vệ đôi bàn tay trong trường hợp có các vết đứt tay, các vết trợt, vì dịch tiết âm đạo có chứa HIV.

  • Xử dụng bao cao su đúng quy cách ở cả nam và nữ.
  • Không uống rượu say, không dùng ma tuý , không xăm mình.

+ Không dùng chung kim tiêm, bơm tiêm.

-+Không dùng chung kim xăm mình, kim xỏ lỗ tai…mà chưa được khử trùng đúng quy cách.

  • Phải kiểm tra HIV trước khi cho máu , trước khi cho tạng(tuy nhiên ở giai đoạn cửa sổ không phát hiện ra có nhiễm HIV hay không ).
  • Đối với nhân viên y tế :

+ Giữ an toàn đôi bàn tay khi tiếp xúc với các vật nhọn, sắc.

+ Rửa sạch tay bằng xà phòng, nước sau khi xong việc.

+ Dùng găng tay, quần áo bảo vệ, đeo kính khi tiếp xúc với máu và các sản phẩm từ máu.

+ Khử trùng rác thải y tế ( huỷ kim tiêm sau khi tiêm ).

+ Khử trùng tốt các dụng cụ y tế .

+ Khi tiếp xúc với bệnh nhân, sờ vào tổn thương ở da phải đi găng tay.

  • Đối với nhân viên massege, thợ cắt tóc, nhân viên làm thẩm mỹ nên nghỉ việc khi đôi bàn tay không được lành lặn.

6- Một số chú ý khác :

+ Không nên bắt tay khi tay bạn không lành lặn.

+ Không nên hôn nếu có vết xây xước, mụn ở môi , miệng, da mặt. Khi hôn không nên gây ra vết xước chảy máu.

+ Khi cắt tóc ở hiệu : mỗi người dùng một lưỡi dao cạo riêng, vứt bỏ sau khi dùng.

Di chứng tai biến mạch máu não điều trị theo đông y

Sau giai đoạn cấp (thông thường là từ ngày thứ 20 sau tai biến mạch máu não trở đi), khi các triệu chứng bệnh đã ổn định, người bệnh không còn xuất hiện thêm các triệu chứng mới thì có thể nói các triệu chứng còn lại là di chứng của tai biến mạch máu não. Lúc này, chính khí của cơ thể còn hư yếu, khí trệ huyết ứ, lạc mạch không thông, vì vậy cần sử dụng các thuốc và phương pháp điều trị có tác dụng nâng cao chính khí, hoạt huyết thông lạc.

Chứng hậu

  • Yếu hoặc liệt nửa người, có thể kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện.
  • Lưỡi cứng, nói khó
  • Chân tay cử động khó khăn
  • Ngoài ra, có thể có các biểu hiện: cảm giác tê dại, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, hoặc đại tiện bí kết
  • Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày nhớt hoặc rêu lưỡi vàng
  • Mạch trầm hoạt hoặc huyền hoạt.

Pháp điều trị: ích khí, hoạt huyết, thông lạc

Phương dược

  • Cổ phương: Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị.

Địa long       10g     Sinh kỳ       12g

Đào nhân       08g     Xích thược    12g

Hồng hoa       08g     Quy vỹ        12g

Xuyên khung    12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

  • Chú ý: trong các trường hợp xuất huyết não, chỉ sử dụng bài thuốc này khi đã chắc chắn không còn tình trạng xuất huyết.

Gia giảm:

+ Khí hư nhiều: mệt mỏi, thở ngắn, bụng trướng, đại tiện bí kết, gia: đảng sâm 12g.

+ Tỳ hư, đại tiện lỏng: giảm đào nhân, đương quy; gia bạch truật 12g, phục linh 12g, biển đậu 10g.

+ Chân tay tê bì, vận động khó khăn, gia: kê huyết đằng 12g, mộc qua 10g.

+ Chân tay mềm yếu, vô lực gia: tang ký sinh 12g, đỗ trọng 12g, kỷ tư 12g.

+ Lưỡi cứng, nói khó gia xương bồ 10g.

Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị di chứng tai bến mạch máu não
Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị di chứng tai bến mạch máu não
  • Thuốc nam:
Đan sâm 15g Hà thủ ô 12g
Kê huyết đằng 15g Tô mộc 12g
Rễ vú bò I2g Xương bồ 08g
Tang ký sinh I2g Hy thiêm 12g
Cam thảo đất 08g    

sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 — 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

Châm bình bổ bình tả các huyệt nửa người bên liệt: kiên ngung, tý nhu, khúc trì. thủ tam lý, nội quan, ngoại quan, hợp cốc, bát tà, hoàn khiêu, phục thỏ, lương khâu, huyết hải, dương lăng tuyền, huyền chung, giải khê, thái xung, bát phong… mỗi ngày 8-10 huyệt. Công thức huyệt tùy theo thể bệnh và tình trạng bệnh.

  • Nếu kèm theo liệt mặt: thêm đầu duy, dương bạch, tình minh, ty trúc không, thừa khấp, địa thương, giáp xa bên liệt; hợp cốc bên đối diện.
  • Nuốt sặc, nói ngọng thêm: ân môn, liêm tuyển, thông lý hai bên.
  • Rối loạn khứu giác thêm nghinh hương hai bên.
  • Nếu bàn tay nắm chặt, các ngón tay co duỗi khó khăn: châm tả hợp cốc xuyên lao cung.
  • Đàm nhiều: chân tay nặng nề, mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt, châm tả phong long; châm bổ: túc tam lý, tam âm giao.
  • Huyết hư nhiều: sắc mặt nhợt, mệt mỏi, ngủ kém, hay mơ, chân tay co duỗi khó khăn, châm bổ: huyết hải, túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao.

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt

Ở giai đoạn này, việc xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả rõ rệt đối với người bệnh tai biến mạch máu não. Cần thực hiện ít nhất 1 lần/ngày dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy thuốc. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xoa bóp phần thân bên liệt thường xuyên để giúp khí huyết lưu thông, phục hồi chức năng của các cơ nửa người bên liệt, tránh loét do nằm lâu.

Sơ cứu gẫy xương

1.  PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG:

Có hai loại chính

  • Gãy xương kín: là gãy xương nhưng không có vết thương mở ra bên ngoài cơ thể.
  • Gãy xương hở: là gãy xương có kèm theo vết thương hở ra ngoài .Vết thương hở này có thể do ngoại lực tác động vào (ngoại lực gây gãy xương) hoặc do bản thân đầu xương gãy xuyên ra ngoài da. Gãy xương hở có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

2.  TRIỆU CHỨNG:

Nếu nạn nhân tỉnh, có thể hỏi nạn nhân về tư thế, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, về tiếng xương gãy khi xảy ra tai nạn.

3.  CHẨN ĐOÁN:

Dựa vào 3 triệu chứng và dấu hiệu: ĐAU, MẤT VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN DẠNG

  • Đau: Chỗ nghi ngờ gãy xương đau, nhất là khi khám chạm vào.
  • Mất vận động: Phần cơ thể chỗ nghi ngờ gãy xương không vận động được.
  • Biến dạng: So sánh hình dạng và chiều dài của bộ phận có xương nghi ngờ bị gãy với đối diện của cơ thể sẽ thấy có sự khác Các loại biến dạng có thể là gấp khúc, ngắn xương hoặc xoay quanh trục xương.
  • Ngoài ra có thể thấy những thay đổi trên da tại chỗ nghi ngờ gãy xương như sưng tím (lúc đầu có thể chưa rõ, nhưng sau đó sưng lên nhanh chóng), vết thương hở (có thể nhìn thấy đầu xương lòi ra tại chỗ rách da).
  • Để chần đoán chính xác gãy xương, cần chụp Tuy nhiên nếu nghi ngờ gãy xương, thì cần tiến hành sơ cứu ban đầu.

4.  NGUYÊN TẮC SƠ CỨU BAN ĐẦU:

4.1. Nguyên tắc chung:

Cố định các đầu xương gãy và chống sốc.

4.2.  Các bước tiến hành:

  • Trước hết cấp cứu các chức năng sống cơ bản: làm thông đường thở, hồi phục hô hấp, cầm máu, giảm đau.
  • Với các xương lớn bị gãy nhất là xương đùi, cần cho thuốc giảm đau mạnh để chống sốc: morphin 10mg, một ống tiêm bắp.
  • Tránh cử động chỗ xương nghi ngờ bị gãy và các khớp liền kề.
  • Đặt nẹp cố định chỗ nghi ngờ gãy xương. Sau đó nâng cao chi bị gãy lên để giảm tụ máu và chảy máu.
  • Nếu gãy xương hở, cắt hoặc cởi bỏ quần áo chỗ vết thương, cầm máu bằng băng ép vết thương. Không rửa vết thương, không cho ngón tay vào vết thương.
  • Vận chuyển người bệnh lên tuyến trên theo phương pháp vận chuyển an toàn sau khi sơ cứu và cố định xương gãy.

5.  SƠ CỨU MỘT SỐ LOẠI GÃY XƯƠNG:

5.1. Xương sọ:

  • Nguyên nhân thường do vật cứng đập vào đầu hoặc do ngã Thường kèm theo tổn thương da đầu gây chảy máu nhiều.
  • Chẩn đoán: Chẩn đoán dựa vào Xquang, cho nên ở tuyến xã không chẩn đoán chính xác được.
  • Sơ cứu: Khi có vết thương đầu:

+    Cầm máu vết thương bằng gạc sạch áp vừa phải lên vết thương

+    Tránh động tác làm gập cổ vì có thể có gãy cột sống cổ kèm theo

+    Không cố làm sạch vết thương sọ vì có thể gây nhiễm trùng hoặc chảy máu nhiều

+    Nếu có dịch chảy ra từ tai hoặc mũi nạn nhân, không nút tai hoặc mũi, không làm bất cứ gì để ngăn dịch chảy ra.

5.2.  Xương vùng mặt:

  • Nguyên nhân thường do vật tù đập vào mặt.
  • Chẩn đoán: Dựa vào tình trạng biến dạng mặt, khó há miệng, đau nhiều, bầm tím phù nề nặng, chảy máu mũi mồm
  • Sơ cứu:

+    Quan trọng nhất là cầm máu và làm thông đường thở

+ Nếu nạn nhân tỉnh và không có dấu hiệu của tổn thương cột sống cổ hoặc lưng, để nạn nhân ngồi cúi người về phía trước để máu và dịch có thể chảy ra. Nếu nạn nhân bất tỉnh, để nạn nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp để dẫn dịch hoặc máu chảy ra.

5.3.  Cột sống cổ

  • Nguyên nhân thường do ngã cao hoặc vật cứng đập vào cột sống
  • Chẩn đoán: Tổn thương cột sống biểu hiện từ mức độ nhẹ là chỉ đau, hoặc tê tay chân, cho đến mức độ nặng là liệt tứ
  • Sơ cứu:

+    Nếu nghi ngờ tổn thương cột sống cổ, luôn để đầu nạn nhân thẳng, không gập ra trước hoặc ngửa ra sau hoặc chuyển động sang hai bên.

+    Không di chuyển nạn nhân cho đến khi cấp cứu hỗ trợ đến.

+    Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân, nên tìm một miếng ván và gọi thêm người hỗ trợ, tiến hành cố định cổ như sau:Cột sống cổ

 

5.4.  Cột sống lưng:

  • Nguyên nhân thường do ngã cao hoặc chấn thương trực tiếp vào vùng lưng
  • Chẩn đoán: Tổn thương từ nhẹ (đau) đến nặng (liệt 2 chân)
  • Sơ cứu:

+ Để nạn nhân nằm yên tại chỗ, hạn chế vận chuyển nạn nhân cho đến khi có người hỗ trợ.

+ Nếu buộc phải vận chuyển, tìm một ván cứng (như cánh cửa) luồn vào lưng của nạn nhân và buộc nạn nhân vào để cố định lưng của nạn nhân. Phải có ít nhất 3 người để làm và theo thứ tự trong hình dưới đây:Cột sống lưng

5.5.  Xương đòn:

  • Nguyên nhân thường do ngã chống tay
  • Chẩn đoán: xương đòn biến dạng, đau
  • Sơ cứu: Dùng một khăn tam giác treo cẳng tay lên theo hình sau:sơ-cứu-gãy-xương-đòn

5.6.  Xương cánh tay:

  • Thường do vật cứng đập vào cánh tay
  • Chẩn đoán: Sưng, đau, biến dạng, mất vận động cánh
  • Sơ cứu: Cố định bằng nẹp rồi treo như hình sau:sơ-cứu-gãy-xương-cánh-tay

5.7.  Xương cẳng tay:

  • Xương quay và xương trụ có thể gãy một hoặc cả hai xương
  • Chẩn đoán dựa vào sưng, đau, biến dạng và mất vận động cẳng tay
  • Sơ cứu: Cố định như hình sau:sơ-cứu-gãy-xương-cẳng-tay

5.8.  Xương đùi:

  • Thường do bị đè ép bởi vật nặng (xe cán qua,…)
  • Chẩn đoán: Đau nhiều, biến dạng, mất vận động
  • Sơ cứu: Cố định như trong hình sauso-cuu-gay-xuong-dui

5.9.  Xương cẳng chân:

  • Thường do bị đè bởi vật nặng (xe cán qua,…) hoặc bị vật cứng đập vào.
  • Chẩn đoán: Sưng, đau, biến dạng
  • Sơ cứu: Cố định như hình sauso-cuu-gay-xuong-cang-chan

5.10. Xương bàn chân:

  • Thường do bị đè bởi vật nặng (xe cán qua,…) hoặc bị vật cứng đập vào.
  • Chẩn đoán: Sưng đau biến dạng bàn chân
  • Sơ cứu: Cố định theo hình sauso-cuu-gay-xuong-ban-chan

Nghiên cứu hoạt chất từ Xuyên Tâm Liên – Andrographolide (穿心莲内酯) trên thí nghiệm và lâm sàng

Andrographolide (穿心莲内酯) được chiết xuất từ Xuyên Tâm Liên là gì?

Andrographolide chiết xuất từ Xuyên Tâm Liên dạng uống
Andrographolide chiết xuất từ Xuyên Tâm Liên dạng uống

Andrographolide là một chất hữu cơ. Công thức phân tử C20H30O5. Thành phần có công hiệu của cây Xuyên Tâm Liên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, có tác dụng đặc biệt đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn, vi rút và bệnh lỵ, và được biết đến như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Sản phẩm này là một hợp chất Diterpene Lactone, rất khó hòa tan trong nước và thường chỉ có thể được sử dụng bằng đường uống.

Công thức hóa học của Andrographolide
Công thức hóa học của Andrographolide

Andrographolide (穿心莲内酯) đã được xuất hiện trong Dược điển Trung Quốc xuất bản năm 2010. (Như vậy nó không phải được nghiên cứu với mục đích ban đầu một loại thuốc chuyên dùng trong điều trị Covid – 19).

Phương pháp điều chế

Lá cây Xuyên Tâm Liên được ngâm trong dung dịch Etanol 95%, dung dịch ngâm Etanol thu được khử màu bằng than hoạt tính, chất lỏng sau khi khử màu được chưng cất để thu hồi Etanol, chất lỏng được cô đặc lại để thu được tinh thể thô. Các tinh thể thô được đun nóng với lượng gấp 15 lần Etanol 95% để hòa tan, được than hoạt tính khử màu, Lọc khi còn nóng, Kết tinh lại, thu được sản phẩm kết tinh lại màu vàng nhạt. Sau khi rửa và tinh chế bằng nước cất, Cloroform và Metanol, thu được thành phẩm là Andrographolide. Đối với thuốc thô, tổng sản lượng là 1-1,5%.

Nguyên liệu

Toàn bộ cây hoặc lá của cây Xuyên Tâm Liên Họ Ô rô – Andrographis Paniculata(Burm.f) (爵床科植物穿心莲).

Giám định

⑴ Lấy khoảng 1mg chế phẩm này, thêm 3ml Etanol, hoà tan ở nhiệt độ ấm, để nguội, thêm 1ml dung dịch Etanol của axit 3,5-Dinitrobenzoic (3,5-二硝基苯甲酸) 1% trong Etanol và 2 giọt dung dịch thử natri hydroxit, cho thấy đỏ tím.
⑵ Lấy khoảng 10mg chế phẩm này, thêm 2ml Etanol để hoà tan ở nhiệt độ thấp, thêm 2 đến 3 giọt dung dịch thử Kali hydroxit tạo Etanol, thấy sẽ chuyển dần sang màu đỏ.
(3) Lấy dung dịch dưới mục xác định hàm lượng và xác định nó bằng phương pháp đo quang phổ (Dược điển Trung Quốc 2000 Bộ 2 Phụ lục IV A), và nó có độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 224nm.
⑷ Phổ hấp thụ ánh sáng hồng ngoại của sản phẩm này phù hợp với phổ điều khiển (Hình 301 của bộ quang phổ).

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng vi sinh vật gây bệnh

Thí nghiệm trên động vật cho thấy Andrographolide và NeoAndrographolide (新穿心莲内酯) đều có tác dụng ức chế và trì hoãn sự gia tăng thân nhiệt do Phế cầu, Song cầu khuẩn hoặc Liên cầu tan huyết nhóm A gây ra, Nhưng Andrographolide mạnh hơn NeoAndrographolide.

Các thí nghiệm in vitro cho thấy Xuyên Tâm Liên có tác dụng kháng HIV nhất định.

Công thức hóa học của Neoandrographolide
Công thức hóa học của Neoandrographolide

Tác dụng hạ sốt

Andrographolide có tác dụng hạ sốt ở các mức độ khác nhau trên Sốt nội độc tố, sốt do phế cầu hoặc liên cầu tan máu ở thỏ nhà. Tác dụng hạ sốt của hoạt chất Xuyên Tâm Liên A, B, C và D trên thỏ sốt do vắc xin thương hàn và phó thương hàn, hoặc do 2,4-Dinitrophenol gây ra sốt cao ở chuột bạch lần lượt bị suy yếu.

Tác dụng chống viêm

Hoạt chất Xuyên Tâm Liên nhóm A, B, C và D đều có tác dụng chống viêm ở các mức độ khác nhau. 1g / kg đường uống có thể ức chế sự gia tăng tính thấm của da hoặc mao mạch ổ bụng của chuột do Xylene hoặc axit Axetic, Giảm lượng dịch tiết cấp tính do dầu Croton gây ra trong túi hạt Selye. Nhưng không có ảnh hưởng rõ ràng đến sự tăng sinh của mô hạt. có thể ức chế sự phát triển phù chân chuột cống bằng Carrageenan (một mô hình kinh điển để đánh giá tác dụng chống viêm của một hoạt chất hay một dược liệu), nhưng tác dụng sẽ biến mất sau khi loại bỏ tuyến thượng thận. Hoạt chất D có tác dụng chống viêm mạnh nhất, tiếp theo là C, A và B.

Tác động đến chức năng miễn dịch của cơ thể

Có báo cáo rằng Xuyên Tâm Liên có thể tác dụng đến một số khía cạnh của miễn dịch tế bào. Nước sắc của nó có thể nâng cao năng lực nuốt Tụ cầu vàng của tế bào bạch cầu người. Sử dụng Xuyên Tâm Liên bằng đường uống có thể khiến da người chậm phản ứng đối với Old Tuberculin. Chế phẩm Xuyên Tâm Liên Tân Viêm Đắc Bình (穿心莲制剂新炎得平) (chứa các Este và Xeton), có thể làm tăng nồng độ Lysozyme (một Enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn) trong huyết thanh ở chuột nhắt và Tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào và bạch cầu trung tính trong phúc mạc. Dùng liên tục Andrographolide sulfonate (穿心莲内酯磺化物) cho Thỏ hoặc Chuột nhắt có thể làm tăng đáng kể khả năng thực bào của các tế bào thực bào máu ngoại vi chống lại Phế cầu hoặc Staphylococcus aureus. Tiêm Andrographolin nhóm A dạng tiêm (穿心莲甲素) và Hỷ Viêm Bình dạng tiêm (喜炎平) cũng có thể tăng cường chức năng của thực bào. Andrographolide Succinate Half Ester khử nước (脱水穿心莲内酯琥珀酸半酯) cũng ức chế quá mẫn kiểu chậm ở chuột do 2,4-dinitrochlorobenzene (2,4-二硝基氯苯) gây ra.

Hỷ Viêm Bình dạng tiêm (喜炎平)
Hỷ Viêm Bình dạng tiêm (喜炎平)

Tác dụng kháng sinh dục

Xuyên Tâm Liên có tác dụng đình chỉ thai đáng kể. Xuyên Tâm Liên có thể gây ngừa thai ở chuột và phá thai ở thỏ đang mang thai. Nước sắc khi tiêm vào màng bụng có tác dụng làm ngừng thai trong các thời kỳ khác nhau: kết hợp phôi, Thụ thai, làm tổ và cuối kỳ ở chuột. Tiêm bắp, tiêm dưới da, bơm uống, tiêm trong phúc mạc, tiêm tĩnh mạch và tiêm trong tử cung đều có thể tạo ra tác dụng chống có thai sớm cực tốt. Tiêm trong tử cung, liều lượng nhỏ, và hiệu quả tốt. Nếu Hormone Progesterone hoặc hoàng thể ngoại sinh được tiết ra, Hormone (LH-RH) và Xuyên Tâm Liên được tiêm cùng một lúc có thể ngăn ngừa sẩy thai. Điều này cho thấy Xuyên Tâm Liên có thể có tác dụng đối kháng với Progesterone trong cơ thể, do đó gây sẩy thai. Có người cho rằng Xuyên Tâm Liên có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của các tế bào nguyên bào nuôi cấy trong ống nghiệm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số dẫn xuất bán tổng hợp của Andrographolide cũng có tác dụng chống mang thai sớm ở các mức độ khác nhau. Dẫn xuất Andrographolide khử nước-Pang-4 có tác dụng kháng thai thời kỳ sớm khá tốt trên chuột nhắt và chuột cống, là một loại thuốc tránh thai mới đáng được nghiên cứu nhiều hơn. Do đó thuốc có ảnh hưởng rõ rệt trên nguyên bào nuôi nhau thai, có thể khiến teo nhung mao nhau thai hoặc giảm số lượng tế bào, làm biến mất các Tế bào hợp bào và tế bào Langerhans, Phù kẽ và chảy máu.

Tác dụng Lợi mật bảo vệ gan

Xuyên Tâm Liên có tác dụng lợi mật đối với chuột cống, đồng thời có thể làm tăng trọng lượng gan ở chuột cống và rút ngắn thời gian ngủ do Cyclohexylbarbital Natri gây ra. Sử dụng trước Andrographolide có thể chống lại độc tính trên gan do carbon tetrachloride, D-galactosamine và acetamidophenol, và có thể làm giảm đáng kể mức SGPT, SGOT, SALP và HTG, tương ứng. Có báo cáo chỉ ra rằng chiết xuất Methanol của Xuyên Tâm Liên là chất độc và có thể thúc đẩy cái chết của chuột do bị tổn thương gan.

Tác dụng chống khối u

Andrographolide Succinate Half Ester khử nước có tác dụng ức chế nhất định đối với Khối u được cấy ghép W256. Andrographolide khử nước Disuccinate Half Ester Potassium Hydrogen được chế thành Arginine muối kép (viết tắt là andrographolate). Bất kể liều lượng lớn, trung bình, nhỏ đều có tác dụng ức chế tế bào khối u, tác dụng tăng lên tùy theo sự tăng liều, hiệu quả ức chế khối u là xác thực và ổn định. Các thí nghiệm in vitro đã chứng minh rằng Xuyên Tâm Liên có tác dụng ức chế sự tổng hợp DNA của các tế bào ung thư vú được nuôi cấy. Các thí nghiệm in vitro đã chứng minh: Xuyên Tâm Liên có tác dụng ức chế sự tổng hợp DNA của các tế bào ung thư vú được nuôi cấy.

Các tác dụng khác

Thuốc tiêm Viêm Hổ Ninh (炎琥宁) và Xuyên Hổ Ninh (穿琥宁) có tác dụng an thần rõ rệt, có thể rút ngắn thời kỳ Tiền mê của Natri Pentobarbital gây mê cho chuột nhắt, kéo dài thời gian gây mê, cũng có thể khiến gây mê với lượng nhỏ pentobarbital natri.

Andrographolide có thể làm tăng chức năng của vỏ thượng thận. Andrographolide nhóm A, B, C và D có thể làm teo tuyến ức của chuột vị con với liều lượng lớn hơn.

Thuốc tiêm Viêm Hổ Ninh (炎琥宁)
Thuốc tiêm Viêm Hổ Ninh (炎琥宁)
Thuốc tiêm Xuyên Hổ Ninh (穿琥宁)
Thuốc tiêm Xuyên Hổ Ninh (穿琥宁)

Ứng dụng lâm sàng

Dùng chữa Lỵ trực trùng, Leptospirosis, Viêm màng não, Viêm phổi, tăng cường chức năng vỏ Thượng Thận, Viêm đường hô hấp trên. Đối với nhu cầu lâm sàng của các bệnh nhiễm Vi rút, Đưa các nhóm ưa nước khác nhau vào cấu trúc Lacton của sản phẩm để tăng cường khả năng hòa tan trong nước và cải thiện hiệu quả chữa bệnh. Do đó, đã tạo ra nhiều loại thuốc tiêm Andrographolide. Thuốc tiêm Xuyên Tâm Liên, trên lâm sàng những loại thuốc được ứng dụng rộng rãi tiêu biểu trong danh mục này là Xuyên Hổ Ninh tiêm (穿琥宁), Viêm Hổ Ninh tiêm (炎琥宁) và Liên Tất Trị (莲必治) tiêm. Đã Được Bộ Y tế và cục quản lý Trung y Quốc gia liệt vào là một trong những loại thuốc thiết yếu trong khoa cấp cứu.

Thuốc tiêm Andrographolide
Thuốc tiêm Andrographolide

Phản ứng không mong muốn

Andrographolide uống có thể vì quá đắng mà gây nôn mửa. Do đó Sản phẩm này và các chế phẩm khác nhau có thể gây khó chịu dạ dày, chán ăn khi dùng đường uống với liều lượng lớn. Đã có báo cáo về hiện tượng nổi mẩn, đau thượng vị và sốc phản vệ sau khi tiêm bắp.

Các triệu chứng của phản ứng nặng có thể thấy: tức ngực, khó thở, sắc mặt nhợt nhạt, môi xanh tím, toát mồ hôi lạnh, mạch yếu, tụt huyết áp, v.v …;

Các phản ứng nhẹ thường biểu hiện như đau bụng, nôn mửa, hen suyễn, mày đay, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, và hắt hơi.

Thời gian phản ứng có thể ngay lập tức, hoặc 5-20 phút sau khi tiêm. Sau khi cấp cứu, thường cải thiện dần dần trong vòng 5 đến 45 phút, và một số cá nhân hồi phục trong vòng 24 giờ. Ngoài ra còn có các báo cáo về trường hợp Xuyên Tâm Liên ảnh hưởng trao đổi nước ối khiến tắc nghẽn nước ối cấp tính.

Tác dụng phụ

Sản phẩm được ứng dụng trên lâm sàng, ít tác dụng phụ gây độc. Liều gây chết trung bình của chiết xuất Andrographolide được dùng cho chuột là 13,19g / kg (tính theo Andrographolide).

Bác sĩ Nguyễn Trung Xin dịch. ( https://thuocchuabenh.vn/vi-thuoc-dong-y/nhung-nghien-cuu-hoat-chat-chiet-xuat-xuyen-tam-lien-andrographolide.html)

Stugeron

Thuốc Stugeron
Thuốc Stugeron

STUGERON

JANSSEN PHARMACEUTICA

Viên nén 25 mg: vỉ 10 viên, hộp 25 vỉ.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Cinnarizine 25 mg

DƯỢC LỰC

Các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên cơ thể sống cho thấy cinnarizine giảm co bóp cơ trơn gây ra bởi các tác nhân hoạt mạch khác nhau (histamine, angiotensine, bradykinine, nicotine, acétylcholine, adrénaline, noradrénaline, BaCl2) và gây ra bởi sự khử cực KCl. Hoạt tính chống co cơ đặc hiệu được quan sát thấy trên cơ trơn mạch máu. Cinnarizine tác động trên đáp ứng co cơ của các sợi cơ trơn khử cực bằng cách ức chế chọn lọc luồng ion calci đi vào tế bào bị khử cực nhờ đó giảm thiểu sự hiện diện của ion calci cần cho việc cảm ứng và duy trì co cơ.

Cinnarizine không độc hại và không cản trở các chức năng sinh lý quan trọng (hệ thần kinh trung ương, chức năng tuần hoàn, hô hấp).

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Trên chuột cống thí nghiệm, cinnarizine đánh dấu đồng vị phóng xạ được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong vòng 1 giờ ở máu, gan, thận, tim, lách, phổi và não. Chuyển hóa thuốc mạnh mẽ xảy ra trong vòng 1/2 giờ sau khi uống và sau 32 giờ nồng độ thuốc trong mô là không đáng kể. Thuốc được chuyển hóa đặc biệt thông qua việc khử N-alkyl hóa. Khoảng 2/3 chất chuyển hóa được thải ra ở phân và 1/3 ở nước tiểu. Thải trừ thuốc hầu như hoàn toàn trong vòng 5 ngày sau khi dùng thuốc.

CHỈ ĐỊNH

Rối loạn tiền đình: điều trị duy trì các triệu chứng rối loạn mê đạo bao gồm chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, ù tai, rung giật nhãn cầu, buồn nôn và nôn.

Phòng ngừa say sóng, say tàu xe và phòng ngừa chứng đau nửa đầu.

Điều trị duy trì các triệu chứng bắt nguồn từ mạch máu não bao gồm hoa mắt, choáng váng, ù tai, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích và khó hòa hợp, mất trí nhớ, kém tập trung.

Điều trị duy trì các triệu chứng rối loạn tuần hoàn ngoại biên bao gồm bệnh Raynaud, xanh tím đầu chi, đi khập khễnh cách hồi, rối loạn dinh dưỡng, loét giãn tĩnh mạch, tê rần, co thắt cơ buổi tối, lạnh đầu chi.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với thuốc.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Bệnh nhân Parkinson chỉ nên dùng Stugeron nếu lợi ích dùng thuốc là cao hơn nguy cơ khả dĩ làm nặng thêm bệnh này.

LÚC CÓ THAI

Mặc dù trên súc vật nghiên cứu, Stugeron không cho thấy tác dụng sinh quái thai, nên cân nhắc giữa nguy cơ tiềm tàng và lợi ích dùng thuốc trên phụ nữ mang thai.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Rượu, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: dùng đồng thời với Stugeron có thể tăng tác dụng gây buồn ngủ của các thuốc này hoặc của Stugeron.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở liều cao. Trong hầu hết các trường hợp các tác dụng này tự biến mất sau một vài ngày. Ở bệnh nhân nhạy cảm, nên bắt đầu dùng thuốc với liều 1 viên, 3 lần/ngày và tăng dần liều dùng.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

1-2 viên, 3 lần/ngày.

Nguyên nhân và điều trị bệnh Áp Xe Não

Định nghĩa

Ứ mủ trong chất não.

Căn nguyên

Các liên cầu hiếu khí và Bacteroides fragilis là các mầm bệnh hay gặp nhất. Người ta cũng còn thấy nhiều loại tụ cầu và liên cầu hiếm khí khác. Nhiều mầm bệnh thường cùng có mặt.

NGUYÊN NHÂN TẠI CHỖ: nhiễm khuẩn ở tai, ở mũi, nhất là viêm tai mạn tính tái phát; đôi khi do viêm xương chũm hay viêm xoang. Viêm quầng ở mặt và nhiễm khuẩn ở da đầu. Chấn thương sọ, viêm màng não mủ.

NGUYÊN NHÂN TOÀN THÂN

  • Nhiễm khuẩn từ xa (áp xe di căn): từ áp xe phổi, giãn phế quản, mủ màng phổi, viêm phổi, viêm màng trong tim chậm, viêm tủy xương, viêm tử cung, áp xe gan, viêm thận-bể thận hay viêm tuyến tiền liệt. Mắc bệnh tim gây tím tái. Thường có nhiều ổ áp xe di căn. Còn áp xe do nguyên nhân tại chỗ thường chỉ có một ổ.
  • Nhiễm khuẩn huyết và nhiễm nấm toàn thân: thường có nhiều ổ áp xe.
  • Mắc bệnh do amip, nhiễm nấm actinomyces.

Trong thực tế, nguyên nhân hay gặp nhất gây áp xe não là viêm tai không được điều trị. Vi khuẩn tới
não qua các huyết khối có vi khuẩn hay đi dọc theo các dây thần kinh sọ VII và VIII. Nhiễm khuẩn cũng có thể tới thuỳ thái dương qua trần của tai giữa hay tới tiêu não qua xoang chũm. Thường là áp xe ngoài màng cứng hay dưới màng cứng, không có ổ áp xe thực sự trong chất não. Chừng nào có chảy mủ ở tai thì nguy cơ bị áp xe não không lớn lắm.

Giải phẫu bệnh: nhũn chất não (hoại tử) và tạo thành mủ. Ranh giới của khối áp xe trong các thể mạn tính rõ hơn là trong các thể cấp tính. Thường có phù não.

Triệu chứng

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN: có những thể cấp và những thể mạn tính kín đáo đến nỗi không nghĩ đến là áp xe não. Có thể có sốt và nôn. Trong các thể mạn tính thường không có sốt và có khi chỉ có gầy sút nhanh.

TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ VÀ/HOẶC DẤU HIỆU MÀNG NÃO: nhức đầu, buồn nôn, nôn, phù gai thị, tim hơi chậm và cứng gáy.

TRIỆU CHỨNG THẦN KINH KHU TRÚ: giống như các khối u não. Không rõ lắm nếu là áp xe ngoài màng cứng.

  • Thuỳ trán: nhức đầu, thiếu tập trung, bại nửa người, cơn co giật ở một bên.
  • Thuỳ thái dương: nhức một bên đầu, mất ngôn ngữ nếu ổ áp xe ở bên chiếm ưu thế.
  • Tiểu não: nhức đầu dưới vùng chẩm, rung giật nhãn cầu, khó nhìn cố định, chân và tay cùng bên tổn thương bị yếu.

CƠN ĐỘNG KINH: cơn động kinh toàn thể hoặc cụ bộ, có thể ác tính.

TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN: dễ mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, ngủ gà hay bị kích động, lú lẫn, mất ngôn ngữ (bị tổn thương bán cầu chiếm ưu thế, thường là bên trái).

Tiến triển (các giai đoạn nối tiếp nhau)

  • Viêm não cấp trước khi có mủ.
  • Tấy rộng.
  • Ô mưng mủ.
  • Thành ổ áp xe có vỏ bọc (giai đoạn mạn tính).

Biến chứng

Ổ áp xe vỡ vào não thất gây hình ảnh lâm sàng rất nặng: co giật, mê sảng, rối loạn vận động và chết trong vài giờ. Trong một số trường hợp khác, chết do viêm màng não mủ, có dấu hiệu kích thích màng não, co giật và hôn mê không hồi phục.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Máu: tăng bạch cầu rõ hơn trong các thể cấp tính. Tốc độ máu lắng tăng.
  • Dịch não tuỷ: bình thường hoặc hơi tăng tế bào và protein nếu áp xe không tới khoang dưới nhện. Nếu áp xe vào khoang dưới nhện thì dịch bị đục và có thể xác định vi khuẩn bằng cách nuôi cấy.

Chọc dò tủy sống nguy hiểm vì có thể gây tụt não.

  • Cấy máu: bao giờ cũng phải làm, có khi dương tính.

Xét nghiệm bổ sung

  • Có thể xác định vị trí ổ áp xe bằng chụp cắt lớp, nhấp nháy đồ não (tăng bắt chất đồng vị) và nhất là bằng cộng hưởng từ. Chụp X quang phổi có thể cho thấy bệnh ở phổi.
  • Khám tai mũi họng: tìm viêm tai, viêm xương chũm, viêm xoang.

Chẩn đoán

  • Thường có ổ nhiễm khuẩn (viêm tai mạn tính, viêm xương chũm, viêm xoang, áp xe phổi v.v…).
  • Rối loạn thần kinh tiến triển, đôi khi có dấu hiệu khu trú và tăng áp lực nội sọ.
  • Trong các thể mạn tính, hình ảnh lâm sàng giống như khối u não. Vị trí được khẳng định bằng chụp cắt lớp.

Chẩn đoán phân biệt

  • U não: không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, không sốt, không tăng bạch cầu, hay có phù gai thị hơn là áp xe não.
  • Viêm màng não mủ lan toả: không có dấu hiệu khu trú, dịch não tủy bao giờ cũng đục, có dấu hiệu màng não.
  • Rối loạn tâm thần: chẩn đoán đôi khi khó khăn nếu rối loạn xảy ra trong bối cảnh bị mắc bệnh có thể gây áp xe não.
  • Tắc các xoang tĩnh mạch, xuất huyết màng não.

Tiên lượng

Thường dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Tỷ lệ tử vong chung là 30%.

Điều trị

KHÁNG SINH: ở giai đoạn chưa có mủ hay bị nhiều ổ áp xe.

  • Kháng sinh trị liệu khi không xác định được mầm bệnh: penicillin G (20 triệu đơn vị/ngày theo đường tĩnh mạch); có thể kết hợp với metronidazol nếu nghi là do vi khuẩn hiếm khí. Chloramphenicol           hay cephalosporin thế hệ 3 cũng được dùng. Thời gian điều trị: ít nhất là 2 tháng.
  • Kháng sinh có chỉ dẫn (phân lập được vi khuẩn, làm kháng sinh đồ): đòi hỏi phải khoan sọ hoặc chọc dò dưới chỉ dẫn của máy soi cắt lớp.

PHẪU THUẬT: tháo mủ ổ áp xe được bọc và chỉ có một ổ.

CÁC BIỆN PHÁP KHÁC: điều trị tăng áp lực nội sọ, phù não, bằng các corticoid hoà tan. Thuốc chống động kinh nếu có co giật.

GHI CHÚ: mủ dưới màng cứng là đọng mủ giữa màng cứng và màng nhện; đặc biệt được gặp sau nhiễm khuẩn ở xoang trán, xoang sàng hay ở trẻ sau khi bị viêm màng não cấp do vi khuẩn. Theo thứ tự hay gặp từ nhiều xuống ít là: liên cầu hiếm khí, tụ cầu, liên cầu hiếu khí, và Bacteroides fragilis. ứ mủ có biểu hiện là nhức đầu, sốt, ngủ gà, nôn, co giật, rối loạn thần kinh khu trú, liệt nửa người, mất ngôn ngữ, phù gai thị. Chẩn đoán xác định bằng chụp cắt lớp và điều trị bao gồm phẫu thuật để tháo mủ ngay tức khắc và kháng sinh.

Từ châm trong châm cứu

Ngày nay khoa học bước đầu xác định phòng và chữa bệnh bằng từ là do từ trường từ điều trị tác động làm thay đổi từ tính của tế bào và dung môi (đặc biệt là trong thành phần cấu tạo hồng cầu có Fe) làm thay đổi chuyển động ion, qua cơ chế phản xạ thần kinh thể dịch dẫn đến hiệu quả : tăng tuần hoàn mao mạch, lưu thông máu và bạch huyết, tăng dinh dưỡng đối với nhiều tổ chức cơ thể, tăng thực bào, chống viêm và giảm đau. Nhiều tác giả cho biết khác với điện trường, với liều ứng dụng để chữa bệnh, từ trường hầu như không gây độc hại cho cơ thể.

Từ được ứng dụng để điều trị ử nhiều nước. Gần đây Khoa Vật lý chữa bệnh Viện Quân y 108 được sự giúp đỡ của nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước đã nghiên cứu sản xuất thành công các viên nam châm từ pherit. Qua nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng ở một số bệnh viện trong và ngoài quân đội đạt kết quả khả quan.

Từ châm là phương pháp dùng từ trường kích thích lên các huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để chữa bệnh thay vì dùng kim, điện, nhiệt, laser… Hiện nay thường dùng các viên nam châm từ tròn phi 5,6,10 dày 2-3mm. Cường độ từ trường tại giữa bề mặt (max) là 600-800 arsted (gauss) 80mT rồi dùng băng dính dán giữ viên nam châm tại chỗ. Có thể dùng máy dò huyệt để kiểm tra (nếu có).

Về chọn huyệt theo phác đồ châm cứu thông dụng nhưng từ châm thường chọn 4-6 huyệt chủ yếu. Theo kinh nghiệm của một số tác giả thì phía cực nam có tính “bổ” nhiều hơn, còn phía cực bắc có tính “tả” nhiều hom. Nói chung, nếu chọn một huyệt đơn nên dán phía cực nam vào da, nếu hai huyệt kép nên dán một nam, một bắc. Đặt viên từ vào đúng huyệt rồi dùng băng dính dán giữ lại, lúc đầu không có cảm giác, sau 20 phút thấy hơi ấm, thời gian lưu từ 5-15 ngày. Khi tắm rửa phải bỏ băng dính ra, sau đó lau khô rồi dán lại, không để ướt viên từ. Hết liệu trình bỏ viên từ ra, cất đi để sử dụng lần sau (3-5 năm).

Qua nghiên cứu thực nghiệm thấy nhiệt độ tại chỗ ở vùng dán từ nâng lên 0,3-0,4°C sau 20-30 phút so với bên dán không có từ. Điện trở da tại chỗ giảm so với trước. Sự so sánh khác nhau giữa hai cực B và N chưa rõ. Từ châm giảm đau đớn, không lây bệnh, không gây dị ứng da (ngứa, mẩn, nề). Người bệnh có thể dán tại nhà theo chỉ dẫn. Thời gian dùng viên từ phi 5-6 là 3 năm, phi 10-12 là 5 năm. Qua theo dõi, từ châm điều trị một số chứng bệnh có kết quả lâm sàng. Các điểm đau nông (do rối loạn vận mạch, thần kinh chấn thương), các mụn nhọt chưa làm mủ (đỏ, đau}, các chứng bệnh có tính chức năng, đau khớp không đặc biệt, hen phế quản, suy nhược thần kinh, dị ứng, mệt mỏi cơ thể. Một số bệnh : đau lưng, đau dây thần kinh, đau dạ dày và đại tràng, cơn cao huyết áp V.V..

Liệt vận nhãn – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị bệnh

1. ĐẠI CUƠNG

Liệt vận nhãn có biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp và là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại mắt và toàn thân, có thể do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn. Tùy theo nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà có thể biểu hiện trên lâm sàng với các hình thái khác nhau, lác liệt hoặc liệt động tác liên hợp 2 mắt.

2. NGUYÊN NHÂN

Chấn thương

  • Chấn thương sọ não: thường gây liệt dây thần kinh đơn độc, hay gặp liệt dây
  • Chấn thương hố mắt: thường hay gây liệt cơ hơn liệt dây thần

U não:

  • Có thể gây tổn thương nhiều dây thần kinh

Tăng áp lực sọ não

  • Thường gây liệt dây VI hai bên.

Bệnh lý mạch máu

  • Phình động mạch do đái tháo đường, phình động mạch cảnh gây liệt thần kinh III, IV,
  • Tăng huyết áp, xuất huyết màng não do vỡ phình động mạch gây liệt vận nhãn.
  • Thiểu năng động mạch sống nền gây liệt vận nhãn ở người cao tuổi.

Bẩm sinh

  1. Bệnh lý thần kinh – cơ: Nhược cơ
  2. Bệnh rối loạn chuyển hóa: Bệnh đái tháo đường

Các nguyên nhân khác

  • Nhiễm khuẩn, nấm, virut
  • Viêm: Bệnh xơ cứng rải rác, viêm đa rễ thần kinh
  • Ngộ độc.

3. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Triệu chứng cơ năng

+    Song thị

+    Lác mắt

Triệu chứng thực thể

+    Song thị

Là triệu chứng điển hình của lác liệt nhưng không phải trường hợp lác liệt nào cũng có song thị. Song thị gia tăng tối đa ở phía hoạt trường của cơ bị liệt. Độ lác càng lớn song thị càng rõ. Triệu chứng này có thể mất dần do hiện tượng trung hòa, ức chế hoặc xuất hiện tư thế bù trừ của đầu, cổ.

Trong liệt dây III có thể song thị ngang đơn thuần nếu chỉ tổn nhánh chi phối cơ trực trong nhưng đa số là song thị đứng do phối hợp tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo bé.

Trong liệt dây IV song thị đứng, tối đa khi nhìn xuống dưới vào trong.

Trong liệt dây VI song thị ngang và là triệu chứng cơ năng làm cho bệnh nhân đến khám sớm.

+    Lác mắt

  • Góc lác thay đổi ở các hướng nhìn khác nhau, góc lác lớn nhất khi nhìn về hướng tác dụng của cơ bị liệt.
  • Độ lác nguyên phát (D1) nhỏ hơn độ lác thứ phát (D2). Đây là triệu chứng cơ bản để chẩn đoán phân biệt với lác cơ năng.

+    Hạn chế vận nhãn

  • Hạn chế vận động ở hoạt trường của các cơ bị liệt.
  • Giai đoạn đầu của lác liệt thường có biểu hiện hạn chế vận nhãn của cơ bị liệt và giai đoạn sau có thể biểu hiện quá hoạt của cơ đối vận với cơ bị liệt.
  • Trên lâm sàng khi thăm khám cần phải kiểm tra vận nhãn theo 9 hướng nhìn bao gồm: nhìn thẳng, nhìn sang phải, nhìn sang trái, nhìn lên trên, nhìn xuống dưới, nhìn trên phải, nhìn trên trái, nhìn dưới phải, nhìn dưới trái để xác định hạn chế vận nhãn và so sánh hai mắt.

+    Tư thế bù trừ

  • Tư thế lệch đầu vẹo cổ để tránh song thị bằng cách đầu quay về phía hoạt trường của cơ bị liệt. Đối với liệt cơ thẳng ngang thì tư thế bù trừ thường là lệch mặt, liệt cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo, tư thế bù trừ phức tạp và thường kèm theo lệch đầu, vẹo cổ, thay đổi tư thế cằm.
  • Tư thế bù trừ còn chịu ảnh hưởng của những biến đổi thứ phát của các cơ phối vận hay đồng vận nên ở giai đoạn sau của liệt vận nhãn bệnh cảnh lâm sàng không còn điển hình như giai đoạn đầu.

Triệu chứng khác tại mắt

+ Bệnh nhân có thể rối loạn cảm giác giác mạc, giảm hoặc mất phản xạ đồng tử, giãn đồng tử, soi đáy mắt có thể có hình ảnh phù gai, xuất huyết. Bên cạnh đó cần phải làm một số khám nghiệm tại mắt như đo thị lực, nhãn áp (có thể cao), thị trường (thu hẹp, bán manh), đô độ lồi mắt.

+    Các khám nghiệm loại trừ nhược cơ như tets nước đá, test prostigmin, tensilon.

Triệu chứng toàn thân

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây liệt vận nhãn có thể gặp cao huyết áp, liệt nửa người….

Cận lâm sàng

Chụp XQ sọ não và hốc mắt.

Chụp CT Scan sọ não hoặc cộng hưởng từ phát hiện khối u, phình mạch…

Chụp mạch não có thuốc cản quang phát hiện phình mạch.

Siêu âm nhãn cầu, hốc mắt.

Xét nghiệm máu, chức năng tuyến giáp…

Chẩn đoán xác định

  • Chẩn đoán liệt vận nhãn

Dựa vào 4 triệu chứng là song thị, lác mắt, hạn chế vận nhãn và tư thế lệch đầu vẹo cổ.

  • Chẩn đoán nguyên nhân,vị trí liệt vận nhãn

Thường rất khó bên cạnh việc dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng cần phối hợp với khám chuyên khoa thần kinh

  • Chẩn đoán liệt dây thần kinh III, IV, VI

+    Liệt dây thần kinh III:

Thường có biểu hiện sụp mi 1 hoặc 2 bên.

Lác ngoài, có thể chỉ lác ngang đơn thuần hoặc lác đứng phối hợp nếu có tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo.

Song thị có thể mất trong trường hợp sụp mi nặng, có thể song thị ngang đơn thuần nhưng đa số là song thị đứng do tổn thương phối hợp cơ thẳng đứng hoặc chéo bé.

Hạn chế vận nhãn trên, dưới và trong.

Có thể có dãn đồng tử do liệt cơ co đồng tử.

+    Liệt dây thần kinh IV:

Song thị đứng, song thị tối đa khi nhìn xuống dưới, vào trong

Hạn chế vận nhãn xuống dưới, vào trong

Tư thế bù trừ đầu nghiêng sang bên không có cơ bị liệt, cằm gập xuống.

Trong liệt dây IV bẩm sinh thấy không có sự cân xứng của khuôn mặt.

Nghiệm pháp Bielchowsky (+).

+    Liệt dây thần kinh VI:

Song thị ngang và là triệu chứng làm cho bệnh nhân đến sớm với thầy thuốc.

Hạn chế vận nhãn ngoài.

Lác trong

Chẩn Đoán Phân Biệt

Trên lâm sàng cần phân biệt lác liệt với lác cơ năng

  • Nguyên nhân của lác cơ năng thường do di truyền, tật khúc xạ không được chỉnh kính…
  • Trong lác cơ năng thường có giảm thị lực một bên và đặc biệt góc lác hằng định ở mọi hướng nhìn. Tuy nhiên với những trường hợp lác cơ năng lâu ngày, độ lác lớn rất khó phân biệt với lác liệt.

4. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

Tìm và điều trị nguyên nhân

Điều trị triệu chứng.

Kết hợp nhiều phương pháp (có thể điều trị ngoại khoa khi cần thiết).

Điều trị cụ thể

Áp dụng trong giai đoạn liệt cấp tính nhằm tránh song thị, cải thiện vận nhãn, đề phòng tư thế bù trừ và nhược thị.

  • Điều trị nguyên nhân và phối hợp với các chuyên khoa khác.
  • Châm cứu
  • Điều trị tại mắt:

+    Bịt mắt luân phiên: hạn chế song thị

+    Đeo lăng kính: bảo tồn hợp thị và tránh song thị

+    Tập vận nhãn theo các hướng

+ Tiêm thuốc Botulium toxin type A: liều 1,5 đơn vị – 2,5 đơn vị/0,1ml. Tiêm vào thân cơ đối vận với cơ bị liệt, tiêm một liều duy nhất, sau 6 tháng tiêm nhắc lại.

+    Vitamin liều cao.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tiến triển phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương.

30% các trường hợp có thể tự hồi phục.

Nếu điều trị muộn, điều trị không đúng có thể để lại các biến chứng lác, sụp mi, lệch đầu vẹo cổ ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

6. PHÒNG BỆNH

Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể gây liệt vận nhãn.

Tại sao tôi luôn cảm thấy đói?

Cơ thể của bạn phụ thuộc vào thực phẩm để tạo ra năng lượng, vì vậy cảm thấy đói nếu bạn không ăn trong vài giờ là điều bình thường. Nhưng nếu dạ dày của bạn luôn có tiếng kêu, ngay cả sau khi ăn, có thể có điều gì đó đang xảy ra với sức khỏe của bạn.

Thuật ngữ y tế cho cảm giác đói cực độ là polyphagia. Nếu bạn cảm thấy đói mọi lúc, hãy đi khám bác sĩ.

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra cảm giác đói.

1. Bệnh tiểu đường

Cơ thể bạn chuyển đổi đường trong thực phẩm thành nhiên liệu gọi là glucose. Nhưng khi bạn bị bệnh tiểu đường, glucose không thể đến tế bào. Thay vào đó, cơ thể bạn sẽ bài tiết ra và khiến bạn cảm thấy đói hơn.

Những người bị tiểu đường loại 1, đặc biệt, có thể ăn một lượng lớn thực phẩm mà vẫn giảm cân.

Ngoài sự gia tăng cảm giác thèm ăn, các triệu chứng của bệnh tiểu đường có thể bao gồm:

  • Khát nước cực độ
  • Cần đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không thể giải thích
  • Mờ mắt
  • Vết thương và bầm tím lâu lành
  • Tê hoặc đau ở tay hoặc chân
  • Mệt mỏi

2. Đường huyết thấp

Hạ đường huyết là khi mức glucose trong cơ thể bạn giảm xuống rất thấp. Đây là một vấn đề phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường, nhưng các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra điều này, bao gồm viêm gan, rối loạn thận, khối u nội tiết ở tuyến tụy (insulinomas) và các vấn đề với tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bị hạ đường huyết có thể có biểu hiện say rượu. Họ có thể nói ngọng và gặp khó khăn khi đi lại. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Lo âu
  • Cảm giác như tim đang bỏ nhịp
  • Da xanh xao
  • Run rẩy
  • Đổ mồ hôi
  • Tê quanh miệng

3. Thiếu ngủ

Không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể bạn kiểm soát cảm giác đói. Những người thiếu ngủ có cảm giác thèm ăn lớn hơn và khó cảm thấy no hơn. Bạn cũng có khả năng thèm các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều calo hơn khi mệt mỏi.

Các tác động khác của việc thiếu ngủ bao gồm:

  • Khó khăn trong việc giữ tỉnh táo
  • Thay đổi tâm trạng
  • Vụng về
  • Nhiều tai nạn hơn
  • Khó tỉnh táo vào ban ngày
  • Tăng cân

4. Căng thẳng

Khi bạn lo âu hoặc căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra một hormone gọi là cortisol. Điều này làm tăng cảm giác đói của bạn.

Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng phụ nữ mệt mỏi
Căng thẳng thần kinh, stress dễ dàng phụ nữ mệt mỏi

Nhiều người trong tình trạng căng thẳng cũng thèm các thực phẩm giàu đường, chất béo hoặc cả hai. Có thể đây là cách cơ thể bạn cố gắng “tắt” phần não gây lo lắng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cơn giận dữ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Vấn đề về giấc ngủ
  • Đau dạ dày

5. Chế độ ăn uống

Không phải tất cả thực phẩm đều làm bạn no như nhau. Những loại thực phẩm giúp kiềm chế cơn đói tốt nhất là thực phẩm giàu protein — như thịt nạc, cá hoặc sản phẩm từ sữa — hoặc giàu chất xơ. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Chất béo lành mạnh như những chất có trong hạt, cá và dầu hướng dương có thể làm giảm mức cholesterol của bạn. Chúng là chìa khóa cho một chế độ ăn uống cân bằng và có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn sau khi ăn.

Bánh ngọt, bánh mì trắng, nhiều bữa ăn đóng gói và thức ăn nhanh thiếu những chất dinh dưỡng này nhưng lại nhiều chất béo và carbohydrate không lành mạnh. Nếu bạn ăn nhiều loại này, bạn có thể thấy mình đói ngay sau bữa ăn. Bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Bạn có thể cảm thấy no hơn sau bữa ăn nếu bạn dành nhiều thời gian để nhai và thưởng thức thực phẩm của mình, thay vì ăn nhanh. Cũng có thể hữu ích khi chú ý đến những gì trên đĩa của bạn thay vì TV hoặc điện thoại.

6. Thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn muốn ăn nhiều hơn bình thường. Các thuốc kháng histamine, được sử dụng để điều trị dị ứng, thường gây ra điều này, cũng như các loại thuốc chống trầm cảm gọi là SSRIs, corticosteroid, một số loại thuốc tiểu đường và thuốc chống loạn thần.

Nếu bạn đã tăng cân kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, có thể loại thuốc đó đang khiến bạn cảm thấy đói. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để tìm hiểu những loại thuốc khác có thể phù hợp với bạn.

7. Thai kỳ

Nhiều bà mẹ tương lai nhận thấy sự gia tăng lớn về cảm giác thèm ăn. Đây là cách cơ thể bạn đảm bảo rằng em bé nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

Hầu hết phụ nữ tăng từ 4 đến 6 pound trong 3 tháng đầu (bác sĩ của bạn sẽ gọi đây là tam cá nguyệt đầu tiên) và sau đó 1 pound mỗi tuần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Các dấu hiệu khác cho thấy bạn có thể mang thai là:

  • Kỳ kinh bị trễ
  • Cần đi tiểu thường xuyên
  • Đau dạ dày
  • Ngực nhạy cảm hoặc ngực lớn hơn

8. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến hình bướm ở cổ bạn. Nó tạo ra các hormone kiểm soát tốc độ hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Nếu tuyến giáp của bạn hoạt động quá mức, bạn có thể bị cường giáp.

Ngoài tuyến giáp lớn, các dấu hiệu khác của vấn đề này có thể bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Cảm giác lo âu
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Yếu cơ
  • Khát nước ngay cả sau khi uống

9. Nước ngọt diet

Nhiều người uống nước ngọt không đường để cắt giảm calo hoặc giảm cân. Nhưng đường giả trong những đồ uống này khiến não bạn mong đợi lượng calo có thể sử dụng làm nhiên liệu. Khi cơ thể bạn không nhận được bất kỳ calo nào, nó sẽ kích hoạt “công tắc đói” của bạn và báo cho bạn lấy calo từ thực phẩm thay thế.

Nếu nước ngọt diet khiến bạn đói, bạn cũng có thể nhận thấy:

  • Đau đầu
  • Thèm đường
  • Tăng cân

10. Dehydration (Mất nước)

Bạn có đang đói hay chỉ khát? Bạn không phải lúc nào cũng có thể phân biệt sự khác biệt trong các tín hiệu bạn nhận được từ cơ thể mình.

Các dấu hiệu khác của mất nước bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Đi tiểu ít hơn hoặc nước tiểu có màu tối
  • Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn uống một cốc nước trước hoặc trong bữa ăn, bạn có thể cảm thấy no với ít calo hơn.

11. Mức độ tập thể dục

Cơ thể bạn đốt cháy calo làm nhiên liệu khi bạn tập thể dục. Điều này dẫn đến sự tăng cường trao đổi chất của bạn, quá trình mà cơ thể bạn sử dụng năng lượng. Ở một số người, điều này có thể gây ra cảm giác đói tăng lên.

Sai lầm: Trẻ em thiếu máu cần uống nhiều sữa bò?

Trẻ em rất dễ bị chứng bệnh thiếu máu. Các bậc cha mẹ thường cho rằng thiếu máu là do thiếu chất dinh dưỡng sinh ra, cho nên tìm mọi cách đồng thời với việc cho trẻ uống thuốc bổ máu thường lại còn có “sáng kiến” là cho uống thật nhiều sữa bò và ăn thật nhiều trứng gà. Cách cho ăn như vậy đã không khoa học nên còn làm cho chứng bệnh thiếu máu thêm nặng hơn.

Sữa bò
Sữa bò

Chứng bệnh thiếu máu mà trẻ em thường hay mắc phải hiện nay phần lớn là do cho trẻ ăn thiên lệch, dinh dưỡng không cân đối gây nên. Nói chung những trẻ bị bệnh thiếu máu hầu hết là thiếu máu do thiếu chất sắt. Trong sữa bò có chứa rất ít chất sắt, mỗi 100 gam sữa bò chỉ có chứa 0,1 mg chất sắt, nhưng lại có tới 120 mg chất canxi và 90 mg chất phốtpho. Hơn nữa, chất canxi và phốtpho hợp với chất sắt hình thành hợp chất không hòa tan. Điều này không những ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể, mà còn làm cho giá trị dinh dưỡng của bản thân sữa bò bị hạ thấp. Với trứng gà cũng có tình hình tương tự như vậy. Trong mỗi 100 gam trứng gà có chứa 2,7 mg chất sắt, nhưng lại có chứa 55 mg canxi và 210 mg phôtpho, nó cũng sẽ hạ thấp tỉ lệ hấp thu chất sắt có trong thức ăn của cơ thể. Đặc biệt là khi ăn sữa bò hoặc ăn trứng gà cùng với các chất dinh dưỡng có chất sắt và những loại thuốc có chứa chất sắt, thì tình hình lại càng nghiêm trọng hơn. Cho nên, khi trẻ em thiếu máu đang điều trị bằng thuốc mà lại ăn lượng lớn sữa bò và trứng gà thì không những không giúp ích gì cho trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt, mà ngược lại làm cho bệnh càng nặng lên. Do đó, những trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt thì không nên ăn nhiều sữa bò và trứng gà. Đối với những trẻ em bị thiếu máu, trước hết phải sửa lại thói quen không tốt là ăn thiên lệch và phải bổ sung chất dinh dưỡng cân đối cho trẻ. Còn nếu đang dùng thuốc bổ có chất sắt hoặc ăn các thức ăn bổ dưỡng giàu chất sắt thì tốt nhất là chọn dùng vào thời gian giữa hai bữa ăn để tránh ảnh hưởng và sự nhiễu loạn của các thức ăn khác, hơn nữa ăn thêm chút trái cây hoặc uống nước trái cây giàu vitamin c sẽ giúp cơ thể hấp thu và lợi dụng tốt chất sắt.

Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa và sản phẩm từ sữa

Những thuốc có chứa chất sát không những kị uống cùng lúc với sữa bò và ăn trứng gà, mà còn ki cả với uống nước trà nữa. Trong nước trà có chứa lượng lớn chất tannin, nó sẽ làm cho chất sắt phát sinh lắng đọng, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể đối với chất sắt.

Thuốc giảm Lipid huyết (Thuốc giảm sinh mỡ máu)

Những thuốc giảm lipid huyết (hoặc giảm sinh mỡ máu hoặc bình thường hoá lipid huyết) là những chất có tác dụng hạ thấp hàm lượng trong máu của cholesterol toàn phần, của cholesterol LDL (là chất gây ra xơ vữa động mạch) và/hoặc của những triglycerid; một số trong những thuốc này có thể làm tăng hàm lượng trong máu của cholesterol HDL (là chất bảo vệ chống xơ vữa).

Phân loại các loại tăng lipid huyết theo Fredrickson

Typ Phân đoạn lipoprotein có hàm luọng cao Những lipid chinh có hàm luọng cao
1 Chylomicron Triglycerid
lla LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) Cholesterol
llb VLDL

(lipoprotein tỷ trong rất thấp) + LDL

Cholesterol + triglycerid
III IDL Cholesterol + trlglycerid
IV VLDL Triglycerid
V Chylomicron Triglycerid + cholestetol

Chỉ định sử dụng những thuốc giảm lipid huyết

Khi cholesterol toàn phần vượt quá 2,7 g/1 (trừ bốt 0,3 g/1 ở là phụ nữ), người ta khuyên mới đầu nên can thiệp bằng cách sửa chữa những tập quán ăn uống (xem: chế
độ ăn uống trong tăng lipid huyết) và kiểm soát chứng béo phì. Khi chế độ ăn uống giảm lipid huyết đã được thực hiện đúng đắn trong vòng từ 3 tới 6 tháng, mà vẫn không bình thường hoá được hàm lượng của cholesterol và/hoặc triglycerid, thì người ta cho thêm một thứ thuốc. Hàm lượng các lipid trong máu mà bắt đầu từ đó người ta khuyên nên cho thuốc, phụ thuộc vào tuổi, giới, và quần thể dân mà đối tượng ở trong đó. Nói chung, người ta cho rằng nếu không có bệnh động mạch vành, không bị đái tháo đường, hoặc những yếu tố nguy cơ khác, thì những thuốc giảm lipid huyết được chỉ định sử dụng một cách hệ thống, khi hàm lượng cholesterol LDL vượt quá 2,7 g/1 (7,0 mmol/1).

Trong trường hợp tăng cholesterol huyết vô căn, thì phải thực hiện chế độ ăn nghèo cholesterol và nghèo mỡ bão hoà, đồng thời phải ăn một lượng đủ chất mõ đơn hoặc đa không no.

Trong trường hợp tăng triglycerid huyết nội sinh, thì chế độ ăn lại phải nghèo glucid, uống ít các đồ uống có cồn, mà phải ăn những thức ăn giàu chất mỡ đơn bão hoà và đa không no. Đối với những người nghiện rượu, thì chứng tăng triglyceriđ huyết thường sẽ hết sau khi cai uống rượu.

Sau từ 3-6 tháng tuân thủ chế độ ăn uống mà không có hiệu quả, thì những thuốc giảm lipid huyết được chỉ định trong những hoàn cảnh sau:

Tăng cholesterol huyết vô căn hoặc thể trạng (typ lia);

Tăng triglycerid huyết nội sinh (typ Ilb, typ III, typ IV).

Tăng cholesterol huyết dù trung bình, nhưng ở những bệnh nhân có bệnh động mạch vành.

Thuốc giảm lipid huyết ít hoặc không có hiệu quả đối với hai thể hiếm gặp sau đây:

Những trường hợp tăng triglycerid huyết ngoại sinh phụ thuộc vào chất mỡ từ thức ăn (typ I).

Những trường hợp tăng triglycerid huyết ngoại sinh và nội sinh thuộc typ V.

Không được kê đơn những thuốc giảm lipid huyết như một thuốc hàng đầu trong những trường hợp tăng lipid huyết thứ phát (giảm năng tuyến giáp, ứ mật, hội chứng thận hư) và trong trường hợp đái tháo đương không kiểm soát được.

Trước khi bắt đầu điều trị, phải tiến hành ba lần định lượng lipid (vào buổi sáng lúc đói) cách nhau 2- 4 tuần, để chắc chắn là bất thường về lipid là rối loạn thường xuyên. Đối với người mắc chứng béo phì, chỉ được cho thuốc giảm lipid huyết sau khi đã thực hiện chế đọ ăn uống giảm calo không mang lại hiệu quả.

Những thuốc giảm lipid huyết có tác dụng làm giảm thấp hàm lượng cholesterol toàn phần, hàm lượng cholesterol LDL (yếu tố sinh xơ vữa), và/hoặc những triglycerid; một số những thuốc này có thể làm tăng cholesterol HDL (bảo vệ chống xơ vữa). Trong mọi trường hợp, thuốc giảm lipid huyết không bao giờ là lý do để ngừng chế độ ăn uống giảm mỡ máu.

Một nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng điều trị bằng simvastatin những bệnh nhân bệnh mạch vành tim bị tăng cholesterol huyết, thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim-mạch trong số họ giảm xuống có ý nghĩa.

Cholesterol là một thành phần của mọi màng tế bào trong cơ thể, hậu quả dài hạn của những tác động tới sự tổng hợp cholesterol còn đang phải được xác định .

Lựa chọn thuốc giảm lipid huyết

Tăng cholesterol huyết vô căn hoặc thể trạng (typ lia): hàm lượng cholesterol toàn phần vượt quá 2,50g/l và hám lượng triglycerid vẫn bình thường; những thuốc thuộc loại statin (pravastatin, simvastatin) là những thuốc đầu bảng; theo thứ tự hiệu quả kém dần, có thể kể tới: colestyramin, và những thuốc thuộc loại fibrat (fenofibrat, bezafibrat). Probucol và tiadenol là những thuốc kém hiệu quả hơn nữa. Đối với trẻ em, thì chế độ ăn là chủ yếu; có thể cho colestyramin đối với thể tăng cholesterol huyết gia đình.

Tăng tríglyceríd huyết nội sinh (typ IV): trong một số thể, hàm lượng cholesterol toàn phần vẫn bình thường, nhưng hàm lượng triglycerid thì cao và hàm lượng cholesterol HDL giảm; Tang triglycerid huyết nội sinh thường đáp ứng với việc ngừng uống rượu và chế độ ăn thích hợp.

Trong trường hợp hai biện pháp trên không thành công, thì sử dụng fibrat hoặc dầu cá chứa nhiều acid béo omega-3 đa không no (xem: icosapent). Chống chỉ định dùng colestyramin và probucol.

Tâng Hpid huyết hỗn hợp (typ lib): ở thể này, hàm lượng của cả cholesterol lẫn triglycerid đều tăng; theo thứ tự hiệu quả kém dần, có thể kể tới: những thuốc thuộc loại fibrat (đặc biệt là gemfibrozil) và những thuốc ức chế enzym HMG- CoA reductase.

Thận trọng

Pihrat: giảm liều lượng trong trường hợp suy thận và giảm albumin-huyết.

Colesteramin: trong trường hợp phối hợp với digitalis hoặc thuốc chống đông máu, thì phải uống các thuốc này cách xa nhau một khoảng thời gian ít nhất 2 giờ.

Thuốc ức chế HMG-CoA reductase: nếu phối hợp với fibrat, thì tăng nguy cơ làm đau cơ và tăng enzym CPK.

Fibrat

Tính chất: những thuốc loại fibrat có tác dụng làm giảm cholesterol huyết, bằng cách ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó thuốc làm giảm VLDL và LDL đồng thời làm giảm tỷ số cholesterol toàn phần/cholesterol LDL.

Chỉ định

Tăng cholesterol huyết và tăng triglycerid huyết nội sinh ở người lớn, hoặc đơn độc hoặc kết hợp (giữa các typ lia, lib, III, và IV), khi đã tuân thủ chế độ ăn thích hợp trong vòng từ 3-6 tháng mà không có hiệu quả.

Thử nghiệm phòng ngừa sơ cấp những bệnh tim do thiếu cấp máu bằng Clofibrat cho thấy

Clofibrat không làm giảm tỷ lệ tử vong tổng thẻ của bệnh này.

Chưa chứng minh được hiệu quả dài hạn của fibrat trong việc phòng ngừa sơ cấp hoặc thứ cấp những biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch.

Đối với trẻ em, chỉ định hạn chế trong điều trị tăng lipid huyết nặng.

Thận trọng

Theo rõi Creatinin-huyết và transaminase.

Nếu sau 3 tháng điều trị mà tổng hợp tình hình lipid không thấy Cholesterol giảm ít nhất 10% và/hoặc triglycerid không giảm ít nhất 20%, thì phải ngừng điều trị bằng thuốc này.

Chống chỉ định

Suy gan: sỏi mật.

Suy thận. .

Khi có thai (chưa chứng minh được tính vô hại) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Chóng mặt, nhức đầu, bất lực, chuột rút (co cứng cơ), đau cơ.

Tăng các enzym CPK và SOGT.

Tăng tần suất mắc bệnh sỏi mật.

Giảm ham muốn tình dục, bất lực.

Phản ứng da dị ứng, hãn hữu giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tương tác thuốc: với những thuốc

chống đông máu uống (giảm một

phần ba liều lượng); với ketoconazol,

với những thuốc chống tràm cảm

IMAO, với dantrolen, methyldopa, perhexillin (tăng độc tính với gan); với lovastatin (nguy cơ gây ra chứng tiêu cơ vân).

CÁC BIỆT DƯỢC (fibrat)

Bezafibrat

Befizal ® (Boehringer Mannheim)

Liều lượng: 400-600 mg/ ngày chia làm 3 lần.

Ciprofibrat

Lipanor ® (Sanofi Winthrop).

Liều lượng:             100-200g/ ngày,

uông một lần

Clofibrat

Lipavlon ® (Zeneca-Pharma)

Liều lượng: người lớn l,5-2g/ ngày chia làm 2 lần.

Fenofibrat

Fenofibrat – tên thông dụng Lipanthyl ® (Fournier)

Sécalip ® (Biothérapie).

Liều lượng: 200-400 mg/ ngày chia làm 1-3 lần.

Gemfibrozil

Lipur ® (Parke-Davis).

Liều lượng:900 mg/ ngày uống một lần.

THUỐC ỨC CHẾ HMG-COA REDUCTASE (Statin)

Tính chất: thuốc ức chế cạnh tranh của enzym HMG-CoA reductase, hạn chế sự tổng hợp cholesterol trong tế bào, kích thích những thụ thể của LDL và làm tăng số lượng các thụ thể này; thuốc làm giảm hàm lượng trong huyết tương của cholesterol và LDL, đồng thời làm tăng vừa phải cholesterol-HDL.

Chỉ định

Tăng cholesterol huyết nguyên phát typ lia, với cholesterol toàn phần > 3 g/1 , và sau khi đã tuân thủ đúng đắn chế độ ăn uống thích hợp trong vòng 3-6 tháng mà không đạt kết quả (kể tà lúc sử dụng thuốc vẫn phải tiếp thục tuân thủ chế độ ăn uống thích hợp như trước).

Tăng triglycerid huyết (typ I, IV và V): các thuốc statin ít hiệu quả.

Không có hiệu quả đối với tăng cholesterol huyết thể gia đình đồng hợp tử (không có thụ thể của LDL).

Được đề nghị sử dụng để phòng ngừa thứ cấp những biến chứng của xơ vữa động mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành (ví dụ, bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim), kể cả trường hợp cholesterol huyết “bình thường”.

Liều lượng

Pravastatin, simvastatin: liều khởi đầu là 10 mg mỗi ngày uống một lần (liều tối đa là 40mg/ngày).

Fluvastatin: liều khởi đầu là 20mg mỗi ngày.

Nếu cholesterol toàn phần giảm xuống tới dưới 160 mg/dl (4,lmmol/l), hoặc nếu cholesterol- LDL giảm xuống dưới 100 mg/dl (2,6mmol/l), thì giảm bốt liều lượng.

Thận trọng

Theo rõi transaminase và CPK và tổng hợp tình hình lipid sau 1-2 tháng.

Phải ngừng điều trị trong trường hợp không đạt kết quả thoả đáng sau 3-6 tháng.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thuốc.

Có bệnh gan đang tiến triển; tăng transaminase kéo dài.

Đối tượng dưới 18 tuổi.

Suy thận; bị chứng tiêu cơ vân.

Nghiện rượu mạn tính, đái tháo đường.

Khi có thai (chưa xác định được tính vô hại) và đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Táo bón hoặc ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đày hơi.

Nhức đầu, mất ngủ.

Tăng transaminase.

Phản ứng da dị ứng.

Mệt mỏi, đau cơ : ngừng điều trị nếu CPK tăng cao; đã thấy một số trường hợp bệnh cơ và tiêu cơ vân do sử dụng một số sản phẩm loại này.

An toàn dài hạn vẫn chưa được rõ.

Tương tác thuốc: với những thuốc chống đông máu uống (tăng tác động chống đông máu); với ciclosporin, với gemfibrozil và với niacin (tăng CPK và nguy cơ tiêu cơ vân).

CÁC BIỆT DƯỢC (statin) Fluvastatin

Fractal ® (Sinbio).

Lescol ® (Sandoz)

Liều lượng: 20 mg/ ngày, uống vào buổi tối.

Pravastatin

Elisor ® (Bristol-Myers Squibb). Vastern ® (Specia).

Liều lượng: 20 mg/ ngày uống một lần.

Simvastatin (Simvinolin)

Lúdales ® (Sanofi Winthrop). Zocor® (M., S. & D.-Chibrret).

Liều lượng: 10 mg/ ngày uống một lần

NHỰA TRAO ĐỔI ION

Colestyramin

Questran ® (Bristol-Myers Squibb).

Tính chất: nhựa tổng hợp có ái tính mạnh đôl với những acid mật ở ruột, có khả năng trao đổi ion clorua với một ion cholat: như vậy, những hợp chất không hoà tan của acid mật sẽ được hình thành, và acid mật đáng lẽ được tái hấp thụ bởi chu kỳ ruột-gan, thì sẽ bài tiết theo phân ra ngoài, lượng acid mật bị mất đi sẽ được bù bởi tăng oxy- hoá cholesterol và từ đó dẫn tới giảm cholesterol huyết.

Chỉ định

Tăng cholesterol huyết vô căn hoặc thể trạng (typ lia), khi hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu vẫn cao mặc dù tuân thủ chế độ ăn thích hợp và khắc khổ. Tuy sử dụng thuốc nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì chế độ ăn thích hợp như trước.

Ngứa vì ứ mật trong hoặc ngoài gan không hoàn toàn.
Kém hấp thu muối mật trong những trường hợp cắt bỏ hồi tràng hoặc bệnh của hồi tràng.

Liều lượng

Liều khởi đầu là 4 g mỗi ngày, rồi tăng dần lên tới 8-12 g/ ngày, uống trước bữa ăn.

Phải hoà tan thuốc trong nước trước khi uống.

Chống chỉ định

Suy gan, tắc đường mật hoàn toàn.

Táo bón mạn tính, có các bệnh đại tràng.

Phụ nữ có thai và trẻ em: sử dụng dành cho những trường hợp tăng cholesterol huyết nặng, dưới sự theo rõi hấp thu các vitamin tan trong dầu mõ.

Tác dụng phụ

Hay bị táo bón, và đôi khi táo bón nặng, tới mức có thể gây tắc ruột, chứng phân có mõ, đau rát bỏng ở dạ dày, đau bụng.

Giảm hấp thu sắt ở đường tiêu hoá (giảm siderin huyết) và giảm hấp thu những vitamin tan trong dầu mỡ (A, D và K).

Có khả năng tăng các triglycerid.

Tương tác thuốc: với nhiều thuốc khác cũng bị kìm hãm hấp thu ở đường tiêu hoá, đặc biệt là digitan, tetracyclin, thuốc chống đông máu uống, hormon giáp trạng, phenobarbital. Những thuốc này nên uống một giờ trước hoặc 6 giờ sau khi uống colestyramin.

NHỮNG THUỐC GIẢM LIPID HUYẾT KHÁC

Benfluorex

Médiator ® (Servier)

Hiệu quả còn chưa được khẳng định

Liều lượng: 150-450 mg/ ngày chia làm 2-3 lần.

Icosapertt

Maxepa ® (P. Fabrre) [+ tocopherol].

Tên khác: acid omega-3 đa liên kết không no.

Dầu tự nhiên sản xuất từ thịt của cá, với các thành phần:

Acid eicosa-penta-enoic (EPA) 18%

Acid docosa-hexa-enoic (DHA) 12%.

Chỉ định: tăng glycerid huyết nội sinh, đơn độc hoặc trội, khi việc tuân thủ chế độ ăn thích hợp và kham khổ riêng không đủ có hiệu quả: tăng lipid huyết typ Ilb, III, và IV.

Liều lượng: 6g/ngày chia làm 3 lần. Tiadenol

Fontipol ® (Lafon).

Liều lượng: 1,6-2,4 g/ngày chia làm 2 lần.

Phương pháp chụp cắt lớp phát PHOTON đơn trong chẩn đoán thần kinh

ĐẠI CƯƠNG

Nguyên lý

  • Single photon emission computed tomography (SPECT) – Phương pháp chụp cắt lớp phát PHOTON đơn là một kỹ thuật trong y học hạt nhân, sử dụng các dược phẩm phóng xạ, các đầu dò quay (một hoặc nhiều đầu) và một máy chụp cắt lớp để tạo ảnh của các lớp cắt cơ thể trên các bình diện khác nhau. Các hình ảnh SPECT phản ánh hoạt động chức năng của cơ quan sát thực hơn là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chỉ phản ảnh về hình thái khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, tạo ảnh cộng hưởng từ.

SPECT sử dụng hệ thống đa đầu dò hoặc hệ thống camera gamma Hệ thống sẽ phát hiện sự phát photon đồng thời từ 3 lát cắt của não và cho phép phân giải một chiều dày tổ chức 1,7cm. Mục đích của phương pháp là định lượng chính xác sự tưới máu khu vực và chức năng cơ quan căn cứ vào sự phân bố hoạt tính xạ.

Vai trò của SPECT và các dược phẩm thường được sử dụng

  • Trong các bệnh lý thần kinh, SPECT có vai trò của kiểm tra chức năng não bộ thông qua các thông số về tuần hoàn và chuyển hoá của não.
  • Hiện nay có 4 dược phẩm phóng xạ được sử dụng nghiên cứu hình ảnh não được FDA công nhận là: 1-123 isopropyliodoamphetamin (IMP, SPECTamin); Tc – 99m HMPAO (hexamethyl propylamin oxim, ceretec); Tc – 99m ECD (ethyl cysteinate dimer, neurolite) và thallium 201 diethyldithiocarbamat (T1 – DDC).

Thông qua tiêm tĩnh mạch của hợp chất chứa technetium sẽ kiểm tra được rối loạn chức năng của hàng rào máu – não, bằng Iod – 123 – amphetamin hoặc hít khí xenon – 133 sẽ kiểm tra được chức năng tưới máu khu vực.

Tiêm tĩnh mạch

Hình 8.119. Hình ảnh SPECT bình thường

Ở người bình thường, phân bố xạ đối xứng, nhiều nhất ở vùng chất xám vỏ não và ở vùng ngoại vi của thùy trán, thái dương, đỉnh và chẩm. Hơn nữa, dòng chảy mạnh còn thấy ở vùng đồi thị và các nhân xám trung ương.

Vùng lưu lượng tuần hoàn thấp có màu xanh, vùng có lưu lượng tuần hoàn cao có màu da cam (hình 8.119).

CHỈ ĐỊNH

Các chỉ định về thần kinh

Định khu ổ động kinh.

Chẩn đoán viêm tuỷ xương, phân biệt nhiễm khuẩn xương với các nhiễm khuẩn phần mềm.

Định khu các ổ áp – xe.

Phân biệt các ổ hoại tử với u não (lymphoma, các u tuyến thần kinh – nội tiết….

Phát hiện các ổ huỷ xương và gẫy xương.

Hỗ trợ chẩn đoán sa sút trí tuệ (bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do mạch máu, sa sút trí tuệ với thể Lewy, sa sút trí tuệ trán – thái dương).

Chẩn đoán và đánh giá mức độ đột qụy não.

Đánh giá tình trạng chức năng động mạch cảnh trong trong thủ thuật gây tắc mạch giới hạn thời gian bằng bóng.

Chẩn đoán phân biệt bệnh với hội chứng

Các chỉ định về tâm thần

Chẩn đoán và đánh giá rối loạn chú ý.

Chẩn đoán và đánh giá các rối loạn nhân cách.

Chẩn đoán và đánh giá bệnh tâm thần phân liệt.

Chẩn đoán và đánh giá

Các chỉ định khác

Chỉ định trong chuyên ngành tim mạch.

Các chỉ định khác.

SPECT TRONG CHUYÊN NGÀNH THẦN KINH

SPECT trong các bệnh thần kinh cụ thể

Trong động kinh

SPECT có thể thay thế rất tốt cho PET để phát hiện các ổ co giật trước khi xảy ra cơn, tạo điều kiện cho điều trị phẫu thuật có hiệu quả các trường hợp động kinh kháng trị. Các cơn động kinh thường kèm theo tăng tới máu một cách rõ rệt (các cơn cục bộ tăng tới máu khu trú còn các cơn toàn thể tăng tới máu lan toả). Người ta có thể nghiên cứu SPECT trong cơn động kinh (khi đó phải gây cơn bằng cách giảm liều thuốc kháng động kinh đang dùng). Trong cơn động kinh, SPECT căn cứ vào sự gia tăng sinh lý của dòng máu khu vực để định khu một cách chính xác vùng tổ chức não gây cơn động kinh. Các nghiên cứu trong cơn cho thấy độ nhậy của ph­ương pháp định khu ổ tổn thương theo SPECT là 81 – 93% (SPECT giữa các cơn thấy có giảm tuần hoàn não tại các ổ động kinh với độ nhậy 40 – 75%). Hơn nữa SPECT còn có thể phối hợp với điện não video để tạo thành một tổ hợp theo dõi cơn động kinh hoàn chỉnh. SPECT không được dùng để phát hiện ổ động kinh sau cơn hoặc giữa các cơn, không dùng để xác định loại cơn hoặc theo dõi kết quả điều trị động kinh.

Trong bệnh lý mạch máu não

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, SPECT có thể chỉ ra vùng thiếu máu cấp tính tốt hơn là CT.Scan, 8 giờ sau khi bị nhồi máu não chỉ có khoảng 20% hình ảnh CT cho kết quả dương tính trong khi tỷ lệ này ở SPECT là 90%, cho tới 72 giờ tỷ lệ dương tính của CT và SPECT là tương đương nhau. Hơn nữa, ổ nhồi máu quan sát thấy ờ SPECT thường lớn hơn hình ảnh quan sát thấy trên phim CT.

Trong khi điều trị đột qụy thiếu máu não cấp tính, việc sử dụng rt-PA trong vòng 3 giờ sau khởi phát có ý nghĩa rất lớn. Trong trường hợp này có thể chỉ cần hình ảnh CT âm tính với đột qụy chảy máu não là có thể cho chỉ định dùng rt-PA rồi, SPECT không thể loại trừ đột qụy chảy máu như CT, nên không thể sử dụng làm chỗ dựa để cho chỉ định rt-PA trong giai đoạn nhồi máu não cấp tính.

SPECT chỉ có ý nghĩa chẩn đoán đột qụy não trong giai đoạn từ khoảng 6 giờ đến 14 ngày sau khởi phát. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu giá trị của SPECT trong đánh giá tiên lượng sau đột qụy não, xác định thể đột qụy, theo dõi điều trị đột qụy, chẩn đoán co thắt mạch sau chảy máu dưới nhện và chẩn đoán cũng như tiên lượng TIA.

Trong u não

SPECT đã chứng minh được vai trò chẩn đoán phân biệt giữa u não tồn tại và tổn thương tổ chức não do phóng xạ ở các bệnh nhân u não có sử dụng xạ trị. về phương diện lâm sàng thì hai tổn thương này rất khó phân biệt, chẩn đoán xác định các tân sản của não (chia độ của gliomas). Đối với các u nội tiết thần kinh (các carcinoids và các u nội tiết thần kinh khác) có các thụ cảm thể somatostatin, bởi vậy chúng dễ được làm hiện hình bằng các chất giống somatostatin (như octreotid, pentetreotid) được gắn với các đồng vị phóng xạ thích hợp. ủy ban tư vấn Y học úc (Australian Medical Services Advisory Committee) khẳng định, SPECT thường được tiến hành cùng với tạo ảnh kháng thể (antibody imaging, octreoscan) của các u nội tiết thần kinh sau khi tiêm xạ 24 giờ (cũng có thể 48 giờ). Khi đó giá trị chẩn đoán sẽ cao hơn.

Trong bệnh Alzheimer

SPECT cũng được nghiên cứu để chẩn đoán bệnh Alzheimer, tuy nhiên, hiện nay chẩn đoán xác định bệnh Alzheimer chỉ có thể dựa vào tổ chức học. Bệnh chỉ được chẩn đoán thông qua việc loại trừ rộng rãi. Vì vậy, giá trị thực của công việc chẩn đoán sa sút trí tuệ là để xác định các nguyên nhân khác gây tổn thương nhận thức có thể chữa khỏi được.

SPECT không chỉ ra được rõ rệt khả năng đánh giá các bệnh nhân sa sút trí tuệ của nó, không có chỉ định rõ ràng trong chẩn đoán, đánh giá tiên lượng và theo dõi kết quả điều trị (Ferrant, 2004).

Trong bệnh Alzheimer, SPECT cho thấy giảm tưới máu ở vùng vỏ não liên hợp thùy đỉnh và phần sau thùy thái dương. Vùng vỏ não liên hợp thuỳ trán tổn thương ưu thế trong một số trường hợp, nhưng thường ở giai đoạn cuối của bệnh. Thuỳ chẩm và tiểu thuỳ cạnh trung tâm ít bị tổn thương nhất và thường được bảo toàn.

Đối với các ổ tiêu xương và vỡ đốt sống

  • Vai trò của SPECT đối với cột sống trong những năm gần đây bị hạn chế bởi MRI và đặc biệt của MRI có tiêm thuốc đối quang từ.

– Chụp cắt lớp cột sống với SPECT cho phép quan sát thấy các thương tổn liên quan với các ổ gãy hoặc ổ phản ứng xương do đè ép cũng như các ổ tiêu xương, trong đó chẩn đoán rất nhậy với tiêu xương giai đoạn sớm và các ổ gãy do đè ép. Trong nhiều trường hợp, SPECT có thể phát hiện các ổ gãy và phân biệt tổn thương xương hay tổn thương phần mềm sớm hơn X quang nhiều ngày cho tới nhiều tuần. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp tính đặc hiệu của SPECT không cao nên vẫn cần phải kết hợp với nhiều phương pháp chẩn đoán bổ trợ khác để loại trừ các trường hợp dương tính giả.

SPECT của động mạch cảnh trong

Chỉ định làm tắc động mạch cảnh thoáng qua bằng bóng (internal carotid artery temporary balloon occlusion = TBO) là một thăm dò trước mổ cần thiết để đánh giá các phình mạch cũng như các u vùng gáy hoặc nền sọ trước khi các bệnh nhân được phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch với yêu cầu thủ thuật gây tắc mạch nhân tạo kéo dài. TBO thường được chỉ định kết hợp với các phương pháp phân tích tuần hoàn não để xác định những bệnh nhân không chịu được loại phẫu thuật này. Thông thường xenon – CT được sử dụng trong khi làm TBO để phát hiện vùng thiếu máu; nhưng gần đây SPECT được coi là phương pháp cần lựa chọn để phát hiện các ổ giảm tới máu trong khi làm test tắc động mạch cảnh. Các nghiên cứu cho thấy tính an toàn và hiệu quả của phương pháp cao, nhưng vẫn còn sớm để khẳng định SPECT ưu thế hơn xenon – CT trong chỉ định này.

Các chỉ định khác

SPECT còn được chỉ định trong chẩn đoán HIV, các bệnh não khác, chấn thương sọ não, múa giật Huntington, trạng thái thực vật kéo dài cũng như trong chẩn đoán chết não. SPECT đối với Parkinson, Suchovversky và cs (2006) cho rằng còn chưa thấy tính đắc dụng của cắt lớp SPECT trong chẩn đoán phân biệt giữa bệnh và hội chứng Parkison.

Mất răng toàn bộ – nguyên nhân, điều trị

I.   ĐỊNH NGHĨA

Mất răng toàn bộ là tình trạng mất toàn bộ răng trên cả hai cung hàm.

II.    NGUYÊN NHÂN

  • Sâu răng.
  • Các tổn thương khác gây mất mô cứng của răng.
  • Viêm quanh răng.
  • Chấn thương.
  • Răng bị nhổ do có bệnh lý liên quan đến răng như u, nang xương hàm.

III.     CHẨN ĐOÁN

  • Dựa vào tình trạng mất răng trên cung hàm.
  • Chụp phim X quang để đánh giá tình trạng xương hàm vùng mất răng.
  • Xét nghiệm máu nếu cần

IV.     ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc

Làm phục hình răng phục hồi lại các răng mất để thiết lập lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khác nhau tùy theo phương pháp phục hình mất răng.

  1. Điều trị cụ thể

Điều trị tiền phục hình

Bấm gai xương ở sống hàm.

Điều trị các trường hợp phanh môi, má bám thấp

Làm sâu ngách tiền đình trong một số trường hợp ngách tiền đình nông.

Phục hình răng bằng Hàm giả tháo lắp

Có hai loại: hàm nhựa thường, hàm nhựa dẻo.

  • Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng toàn bộ.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với nhựa nền hàm.
  • Các bước:

+  Lấy dấu 2 hàm và đổ mẫu.

+  Làm thìa cá nhân (tại Labo).

+  Lấy dấu thìa cá nhân và đổ mẫu.

+  Làm nền tạm, gối sáp.

+ Thử cắn và ghi tương quan 2 hàm.

+  Lên răng.

+  Thử răng.

+  Ép nhựa và hoàn thiện hàm (tại Labo).

+  Lắp hàm.

+ Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

3. Phục hình răng bằng Implant

  • Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng toàn bộ.
  • Chống chỉ định

+ Thiếu xương hàm vùng mất răng.

+ Các bệnh toàn thân không cho phép.

+ Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

– Các bước

+ Làm hàm nhựa như phần 2.2.1.

+  Cấy tối thiểu 2 trụ Implant.

+  Sửa soạn các trụ Implant.

+  Sửa soạn nền hàm giả mang phần âm của cúc bấm.

+  Lắp hàm giả .

+ Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiên lượng

Tất cả các phương pháp  phục hình đều có tác dụng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

  1. Biến chứng
  • Sang thương niêm mạc miệ
  • Viêm quanh

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám để ngăn ngừa sâu răng và viêm quanh răng.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh của răng, quanh răng và điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng gây mất răng.

Bướu ác thận trẻ em

I. ĐẠI CƯƠNG

Đặc đim

Bướu ác thận thường gặp nhất, tỉ lệ 7% trong nhóm bướu ác đặc ở trẻ em. Bướu ác thận bao gồm: bướu nguyên bào thận (bướu Wilms 80% (WT), bướu nguyên – trung bì thận (Mesoblastic nephroma 3%), sarcom tế bào sáng (Clear cell sarcom 3%), bướu ác dạng cơ vân (Rhabdoid tumour 2%), carcinoma thận (Renal cell carcinoma (RCC).

Tần suất

Nữ > Nam: 1/ 0,92.

Tuổi: 3t – 5t ( WT 2 bên: 2,5t ).

Lịch sử

  • John Hunter (chết 1793 ), Walker (1897), Max Wilms (1867 – 1918 ) mô tả đầy đủ 1899.
  • William Ladd (1938) mô tả kỹ thuật mổ.

Nguyên nhân

  • Yếu tố nguy cơ: tia X, hóa chất (Hydrocarbon)
  • Liên quan đột biến gen NST 11 (12 -15%) (WT1, WT2, WTX…), tiền căn gia đình (1 – 2%)

II. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng

  • Bướu vùng hông lưng nằm sâu, di dộng ít, không đau, chắc nhưng vài chỗ căng mềm, giới hạn tương đối rõ, có thể lấn qua đường giữa
  • Tiểu máu (15%): khi bướu xâm lấn vào bể thận hoặc mạch máu rốn thận
  • Đau bụng (10%): có xuất huyết trong bướu
  • Da niêm xanh (xuất huyết, vỡ bướu).
    • Toàn thân: chán ăn, sốt, ho, mệt mỏi (20%).
    • Dãn tĩnh mạch thừng tinh: do tắc nghẽn tĩnh mạch thận trái hay tĩnh mạch chủ dưới
    • Tăng huyết áp (10%).
    • Tam chứng kinh điển: phát hiện trễ, bao gồm: bướu bụng, tiểu máu, thận câm.
  • Các dị tật phối hợp: không mống mắt, lỗ tiểu thấp, tinh hoàn ẩn, phì đại nửa người, hội chứng di truyền (WAGR, Denys -Drash, Beckwith – Wiedemann…).

2.  Cận lâm sàng

  • Huyết đồ.
  • Chức năng gan, thận
  • Siêu âm tim: bướu trong tâm nhĩ phải
  • X-quang bụng: bóng thận to, không có nốt canxi
  • Siêu âm bụng ba chiều: vị trí, kích thước, vỏ bao giả, mạch máu, hạch vùng.
  • CT scan bụng, ngực, não: vị trí, kích thước, vỏ bao giả, mạch máu, hạch vùng, di căn?
  • Catecholamin niệu: chẩn đoán phân biệt
  • Các xét nghiệm tầm soát dị tật kèm
  • Chụp động mạch thận chọn lọc: bướu thận hai bên, bướu thận trong bệnh thận móng ngựa
  • Sinh thiết:
    • Là tiêu chuẩn vàng để có kết quả mô học, thực hiện khi hóa trị trước
    • Sinh thiết lõi, đi vào khoang sau phúc mạc, không xuyên ổ bụng. Phần gieo rắc do sinh thiết sẽ được cắt bỏ khi phẫu thuật.

3. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định: hình ảnh CT scan
  • Chẩn đoán phân biệt

Nang thận lành tính, Xanthogranulomatous pyelophritis, bướu nguyên bào sợi cơ viêm

Bướu nguyên bào thần kinh

4. Xếp giai đoạn

  • Theo NWTSG: National Wilms’ Tumor Study Group

+   Giai đoạn I

  • Bướu khu trú trong thận và cắt được hoàn toàn, không xâm lấn bao thận, không liên hệ rốn thận

+   Giai đoạn II

  • Bướu lan ra khỏi thận và cắt thận được hoàn toàn (hay bờ phẫu thuật (-), hạch vùng (-))

Xâm lấn bao thận

Xâm lấn mạch máu rốn thận

Sinh thiết bướu trước phẫu thuật

Gieo rắc bướu tại chỗ lúc phẫu thuật (spill)

+   Giai đoạn III

  • Bướu còn sót lại về đại thể hay vi thể sau phẫu thuật
    • Không cắt bỏ được bướu
    • Bờ phẫu thuật còn tế bào bướu
    • Gieo rắc bướu trên phúc mạc
    • Hạch vùng bị di căn
    • Có thuyên tắc trên mặt cắt của bướu

+   Giai đoạn IV

  • Di căn theo đường máu (phổi, gan, xương, não) hay hạch di căn ngoài ổ bụng

+   Giai đoạn V

  • Bướu cả hai thận lúc chẩn đoán nên xếp giai đoạn mỗi bên theo tiêu chuẩn trên

Theo SIOP: Societe Internationale d’Oncologie Pediatrique có sự khác biệt với NWTSG như sau

+   Giai đoạn II

  • Hạch vùng (+), xâm lấn niệu quản

+   Giai đoạn III

  • Sinh thiết trước hay trong lúc mổ
  • Hạch cạnh động mạch chủ dưới mạch máu thận bị di căn
  • Vỡ bướu trước hay trong lúc mổ.

5. Chẩn đoán học: quan trọng trong điều trị

  • Wilms’tumour FH 80%, UH 5%
    • Mô học thuận lợi: được cấu tạo bởi 3 thành phần: mầm gốc (blastema), thượng bì và mô đệm (stroma)
    • Mô học không thuận lợi: đặc trưng là sự thoái sản (tế bào đa dạng, không điển hình). Mô học không thuận lợi có tính kháng thuố Thoái sản khu trú tiên lượng tốt hơn thoái sản lan tỏa
  • Mesoblastic nephroma 3%
    • Phát hiện từ trước sinh nghĩ đến bướu nguyên – trung bì thận, 85% dưới 2 tuổ Dạng bướu ác với đặc tính xâm lấn và tái phát tại chỗ và về vi thể biểu hiện đa dạng tế bào.
  • Clear cell sarcom 3%

Trẻ > 4 tuổi nghĩ thêm sarcom tế bào sáng của thận, loại này đứng thứ hai trong nhóm bướu ác thận trẻ M+ (não, xương..).

  • Renal cell carcinoma . >10t, EGRF, 20% M+
  • Rhabdoid tumour 2%. Ác, rốn thận, PTH, 18 tháng.
  • Hiếm gặp hơn: RCC, PNET,

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị: phối hợp đa mô thức, kinh điển Trẻ dưới 6 tháng WT: theo NWTSG hay SIOP.

Giai đoạn I:

  • Dễ phẫu thuật, cần thiết phải cắt thận và không cần điều trị sau đó
  • Dạng bướu lành: cắt thận, giải phẫu bệnh: đa dạng tế bào, theo dõi sau mổ
  • Nguy cơ vỡ bướu khi phẫu thuật: có thể dùng đơn độc Vincristine trước mổ.

Giai đoạn II, III điều trị như trẻ > 6 tháng nhưng liều điều trị bằng 2/3 – ½ liều chuẩn.

  • Trẻ trên 6 tháng, lựa chọn điều trị.

2. Các phương pháp

Phẫu thuật: phương pháp vừa điều trị vừa chẩn đoán giai đoạn

  • Các phương pháp: thám sát, sinh thiết, cắt thận hay cắt 1 phần thận +/- sinh thiết hạch
  • Phẫu thuật trước hay sau hóa trị hay kết hợp đa mô thức
  • Bướu to (không thể sinh thiết, không đáp ứng hóa trị).
  • Nghi ngờ chẩn đoán, sinh thiết kim đi ngược với chẩn đoán.
  • Mổ cấp cứu trong trường xuất huyết không cầm do vỡ bướu

Tránh tuyệt đối làm xấu thêm bệnh khi phẫu thuật vỡ bướu hay gieo rắc thêm vào ổ bụng hay vùng chậu.

Kỹ thuật mổ:

  • Rạch da theo đường ngang hay dưới sườn vào ổ bụng
  • Thám sát ổ bụng
    • Gan và hạch vùng dọc theo bó mạch chủ bụ Hạch vùng nghi ngờ sẽ sinh thiết.
    • Thận đối diện được đánh giá và sẽ sinh thiết nếu nghi ngờ
  • Tách mạc treo đại tràng và tá tràng (kỹ thuật Kocher) và đẩy vào
  • Mở phúc mạc thành
  • Xác định bó mạch thận, kiểm tra nhẹ nhàng hiện diện của bướu trong lòng mạch máu thận và tĩnh mạch chủ dướ Kiểm tra mạch máu lân cận.
  • Kẹp và thắt mạch máu thận
  • Cắt trọn khối bướu và lớp mỡ quanh thận
  • Cắt xa niệu quản gần tới bàng
  • Khâu lại phúc mạc thành
  • Lưu ý:
    • Khía cạnh “vô trùng tế bào” trong ung thư và hạn chế tổn thương bó mạch sinh dục
    • Chỉ định cắt một phần thận thường được dùng trong ung thư thận hai bên.

Hóa trị: XEM THÊM NỘI KHOA

  • Hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật hay cả trước và sau phẫu thuật: Đáp ứng hóa trị chậm khi còn khối bướu, nhưng nên thực hiện
  • Bướu lớn một bên không cắt được, bướu hai bên hay có thuyên tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch chủ dưới nên hóa trị trước mổ sau khi có kết quả giải phẫu bệnh lý.
  • Giảm nguy cơ vỡ bướu do vỏ bao giả dầy hơn
  • Kiểm soát được tái phát tại chỗ và di căn
  • Biến chứng do thuốc như: viêm phổi mô kẽ, bất thường trên siêu âm tim…
  • Sau mỗi đợt hóa trị: đánh giá đáp ứng và độc tính thuốc

Xạ trị: sau phẫu thuật

  • Khi u còn sót lại
  • Di căn hạch, phổi
  • Bướu dính vào phúc mạc
  • Giai đoạn IV, V
  • Mô học không thuận lợi

3. Nhóm nghiên cứu NWTSG, SIOP

  • SIOP: >6 tháng, không vỡ bướu: hóa trị trước do các dạng ác tính không phải WT thường gặp và không bắt buộc 100% có kết quả mô họ NWTSG: tất cả đều chỉ định phẫu thuật, trừ (1) WT 2 bên (2) thuyên tắc TMCD trên TM gan (3) xâm lấn cơ quan lân cận mà phẫu thuật sẽ cắt phải (trừ tuyến thượng thận) (4) Tổn thương di căn phổi lan tỏa sẽ hóa trị trước nhưng không trì hoãn phẫu thuật quá 12 tuần.
  • Vincristin, Dactinomycin, Doxorubicin được dùng trong WT, và phối hợp thêm Etoposide, Carboplatin, Cyclophosphamide trong các dạng mô học khác.
  • COG: những nốt tròn của phôi được xem là di căn cho đến khi chứng minh được bằng mô họ SIOP: cắt trọn khối di căn phổi sau hóa trị thì không cần thiết xạ trị.

IV. THEO DÕI

  1. Biến chứng
    • Tử vong do hóa trị và xạ trị thường cao hơn phẫu thuật
  2. Tiên lượng: phụ thuộc tuổi, tổng trạng, vị trí tái phát, mô học, thời gian lui bệnh, phác đồ điều trị ban đầu
    • Tiên lượng xấu nếu có di căn hạch, phổi, gan, não.
  3. Tái khám: sau điều trị mỗi 6 tuần, sau đó 3 tháng x 8; 6 tháng x 6 bằng siêu âm, X-quang phổi, hay chụp CT
    • Theo dõi
      • Huyết áp hàng năm
      • Creatinin máu trong 5 năm.
      • Protein/creatinin niệu sáng sớm hàng năm

V. KẾT LUẬN

Điều trị bướu nguyên bào thận là điều trị kinh điển theo quan điểm Châu Âu và Mỹ, với tỉ lệ thành công cao. Thách thức còn lại của điều trị chỉ còn khu trú lại giai đoạn V (bướu Wilms 2 bên) và các dạng mô học khác.

Vỏ bao giả của bướu thận không liên tục, bướu đã vỡ và phát triển vào các cơ quan lân cận

Vỏ bao giả của bướu thận không liên tục, bướu đã vỡ và phát triển vào các cơ quan lân cận