Trang chủĐông y chữa bệnhDi chứng tai biến mạch máu não điều trị theo đông y

Di chứng tai biến mạch máu não điều trị theo đông y

Sau giai đoạn cấp (thông thường là từ ngày thứ 20 sau tai biến mạch máu não trở đi), khi các triệu chứng bệnh đã ổn định, người bệnh không còn xuất hiện thêm các triệu chứng mới thì có thể nói các triệu chứng còn lại là di chứng của tai biến mạch máu não. Lúc này, chính khí của cơ thể còn hư yếu, khí trệ huyết ứ, lạc mạch không thông, vì vậy cần sử dụng các thuốc và phương pháp điều trị có tác dụng nâng cao chính khí, hoạt huyết thông lạc.

Chứng hậu

  • Yếu hoặc liệt nửa người, có thể kèm theo liệt mặt cùng bên hoặc liệt mặt bên đối diện.
  • Lưỡi cứng, nói khó
  • Chân tay cử động khó khăn
  • Ngoài ra, có thể có các biểu hiện: cảm giác tê dại, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ, hoặc đại tiện bí kết
  • Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày nhớt hoặc rêu lưỡi vàng
  • Mạch trầm hoạt hoặc huyền hoạt.

Pháp điều trị: ích khí, hoạt huyết, thông lạc

Phương dược

  • Cổ phương: Bổ dương hoàn ngũ thang gia vị.

Địa long       10g     Sinh kỳ       12g

Đào nhân       08g     Xích thược    12g

Hồng hoa       08g     Quy vỹ        12g

Xuyên khung    12g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

  • Chú ý: trong các trường hợp xuất huyết não, chỉ sử dụng bài thuốc này khi đã chắc chắn không còn tình trạng xuất huyết.

Gia giảm:

+ Khí hư nhiều: mệt mỏi, thở ngắn, bụng trướng, đại tiện bí kết, gia: đảng sâm 12g.

+ Tỳ hư, đại tiện lỏng: giảm đào nhân, đương quy; gia bạch truật 12g, phục linh 12g, biển đậu 10g.

+ Chân tay tê bì, vận động khó khăn, gia: kê huyết đằng 12g, mộc qua 10g.

+ Chân tay mềm yếu, vô lực gia: tang ký sinh 12g, đỗ trọng 12g, kỷ tư 12g.

+ Lưỡi cứng, nói khó gia xương bồ 10g.

Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị di chứng tai bến mạch máu não
Vị thuốc Hoàng kỳ trong điều trị di chứng tai bến mạch máu não
  • Thuốc nam:
Đan sâm 15g Hà thủ ô 12g
Kê huyết đằng 15g Tô mộc 12g
Rễ vú bò I2g Xương bồ 08g
Tang ký sinh I2g Hy thiêm 12g
Cam thảo đất 08g    

sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 — 20 phút, uống trong ngày.

Châm cứu

Châm bình bổ bình tả các huyệt nửa người bên liệt: kiên ngung, tý nhu, khúc trì. thủ tam lý, nội quan, ngoại quan, hợp cốc, bát tà, hoàn khiêu, phục thỏ, lương khâu, huyết hải, dương lăng tuyền, huyền chung, giải khê, thái xung, bát phong… mỗi ngày 8-10 huyệt. Công thức huyệt tùy theo thể bệnh và tình trạng bệnh.

  • Nếu kèm theo liệt mặt: thêm đầu duy, dương bạch, tình minh, ty trúc không, thừa khấp, địa thương, giáp xa bên liệt; hợp cốc bên đối diện.
  • Nuốt sặc, nói ngọng thêm: ân môn, liêm tuyển, thông lý hai bên.
  • Rối loạn khứu giác thêm nghinh hương hai bên.
  • Nếu bàn tay nắm chặt, các ngón tay co duỗi khó khăn: châm tả hợp cốc xuyên lao cung.
  • Đàm nhiều: chân tay nặng nề, mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt, châm tả phong long; châm bổ: túc tam lý, tam âm giao.
  • Huyết hư nhiều: sắc mặt nhợt, mệt mỏi, ngủ kém, hay mơ, chân tay co duỗi khó khăn, châm bổ: huyết hải, túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao.

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng nửa người và mặt bên liệt

Ở giai đoạn này, việc xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Đây là phương pháp điều trị có hiệu quả rõ rệt đối với người bệnh tai biến mạch máu não. Cần thực hiện ít nhất 1 lần/ngày dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy thuốc. Ngoài ra, cần hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xoa bóp phần thân bên liệt thường xuyên để giúp khí huyết lưu thông, phục hồi chức năng của các cơ nửa người bên liệt, tránh loét do nằm lâu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây