Hải kim sa

Vị thuốc Đông y
Hải kim sa
Hải kim sa

Hải kim sa ( 海金沙 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Hải kim sa (Xuất xứ: Gia hữu bản thảo).

+ Tên khác: Tả chuyển đằng hôi (左转藤灰), Hải kim sa (海金砂).

+ Tên Trung văn: 海金沙 HAIJINSHA

+ Tên Anh văn: Japanese Climbing Fern Spore

+ Tên La tinh:

Lygodium japonicum (Thunb.) Sw.[Ophioglossum japonicum Thunb.]

+ Nguồn gốc: Là bào tử đã chín của Hải kim sa thực vật họ Hải kim sa.

Dược liệu Hải kim sa SPORA LYGODII

Thu hoạch

Khỏan lập thu lúc bào tử đã chín thu nhặt, quá sớm quá muộn đều dễ rơi rụng. Chọn sáng sớm ngày nắng lúc sương chưa khô, cắt xuống lá cọng, bỏ vào trong sọt vuông có lót giấy hoặc vải, phơi khô nơi tránh gió; sau đó dùng tay xát vò, run, làm cho bào tử phía sau lá rơi rụng, rồi dùng sàng nhỏ sàng bỏ lá cọng là được.

 Phân bố

Các vùng Quảng Đông, Triết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ nam, Hồ Bắc, Tứ xuyên, Quảng Tây v.v… của Trung Quốc.

Tính vị

Ngọt, mặn, lạnh.

Qui kinh

Vào kinh Bàng quang, Tiểu trường.

– Công hiệu –

Lợi thủy thông lâm, chỉ thống.

Ứng dụng

Lâm chứng: Bổn phẩm tính hạ giáng, giỏi về thanh thấp nhiệt Tiểu trường Bàng quang, nhất là giỏi cầm đau niệu đạo, là yếu dược trị các chứng lâm sáp đau. Trị bệnh cấp nhiệt lâm, như “ Tuyền Châu bản thảo” dùng bổn phẩm nghiền nhỏ, Cam thảo làm thang tống uống; Trị huyết lâm như “Phổ tế phương”, dùng bổn phẩm nghiền nhỏ, nước mới múc hoặc nước đường cát tống uống; Trị thạch lâm phối ngũ với Kê nội kim, Kim tiền thảo v.v…; Trị cao lâm cùng dùng với Họat thạch, Mạch đông, Cam thảo v.v…, như Hải kim sa tán (Thế y đắc hiệu phương); Bổn phẩm có thể lợi thủy tiêu sưng, điều trị thủy thũng, phần nhiều phối ngũ với Trạch tả, Trư linh, Phòng kỷ, Mộc thông để tăng cường tác dụng lợi niệu.

– Trích yếu sách cổ –

Bản thảo phẩm hối tinh yếu: Chủ thông quan khiếu, lợi thủy đạo.

– Bản thảo cương mục: Chủ thấp nhiệt sưng đầy, tiểu tiện nhiệt lâm, cao lâm, huyết lâm, thạch lâm, hạ bộ đau (hành thống), giải nhiệt độc khí.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống 6 ~ 15g. Nên gói sắc.

Kiêng kỵ

– Trung dược học: Người Thận âm khuy hư nên dùng cẩn thận.

– Bản thảo kinh sơ: Người tiểu tiện không lợi cùng với các chứng lâm do thận thủy chân âm không đủ chớ dùng.

– Bản thảo phùng nguyên: Người tạng thận chân dương không đủ kỵ dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học: Hàm chứa chất dầu béo, ngòai ra có chứa 1 lọai lygodin thành phần dễ tan trong nước.
  2. Tác dụng dược lý:

Thuốc sắc bổn phẩm đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ flexneri (phước thị), trực kkhuẩn thương hàn v.v… có tác dụng ức chế. Hải kim sa còn có tác dụng lợi mật.

  1. Nghiên cứu lâm sàng: Theo báo cáo, Hải kim sa đóng vào viên nang, nuốt uống, dùng điều trị Vị quản thống. Có hiệu quả (Tạp chí Trung y Triết Giang, 2001, 8: 343).

 – Phụ dược –

Hải kim sa đằng (海金沙藤) HAIJINSHATENG

Là tòan thảo của Hải kim sa. Công hiệu tính năng giống như Hải kim sa, kiêm năng thanh nhiệt giải độc. Ngòai trị chứng lâm ra. Còn có thể dùng trị nhọt sưng lóet độc, quai bị và hòang đản. Liều dùng, sắc uống, 15 ~ 30g. Dùng ngòai lượng thích hợp, sắc thang rửa ngòai hoặc giã đắp.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:Trị nhiệt lâm cấp đau: Hải kim sa nghiền nhỏ, Sanh Cam thảo làm thang quấy đều uống.

(Tuyền Châu bản thảo)

+ Phương thuốc 2: Trị cao lâm: Hải kim sa, Họat thạch đều 1 lượng (nghiền nhỏ), Cam thảo 2 chỉ (nghiền nhỏ). Thuốc trên nghiền đều. Mỗi lần uống 2 chỉ, trước bửa ăn, sắc Mạch môn đông thang điều uống, Đăng tâm làm thang cũng được.

(Thế y đắc hiệu phương – Hải kim sa tán)

+ Phương thuốc 3:

Trị chứng kết sỏi đau đường tiểu: Hải kim sa, Họat thạch nghiền thành nhỏ. Dùng Xa tiền tử, Mạch đông, Mộc thông sắc nước điều thuốc bột, và gia thêm mật chút ít, uống ấm.

(Quảng Tây Trung dược chí)

+ Phương thuốc 4:

Trị tiểu ra máu: Hải kim sa nghiền nhỏ, dùng nước mới múc điều uống.

Một phương dùng nước đường cát điều uống.

(Phổ tế phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị Tỳ thấp trướng đầy: Hải kim sa 1 lượng, Bạch truật 2 chỉ, Cam thảo 5 phân, Hắc sửu 1,5 chỉ. Sắc nước uống.

(Tuyền Châu bản thảo)

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận