Blog Trang 459

Bệnh Viêm tụy mạn tính

I. Đại cương

Viêm tụy mạn tính là sự xơ hoá từ từ của nhu mô tụy, dẫn tới sự phá hủy ngày càng nặng nhu mô tụy dẫn tới hậu quả suy giảm hoặc mất chức năng tụy.

1.   Phân loại

Có nhiều thể loại Viêm tụy mạn, có 3 thể chính sau:

  • VTM tiên phát:

. Thể vôi hoá.

. Thể không có vôi hoá.

  • VTM thứ phát:

. Sau nghẽn tắc ống tụy (hẹp bóng Vater).

. Dính sẹo trên ống tụy (chấn thương phẫu thuật, u chèn ép).

  • VTM thể đặc biệt (do di truyền, rối loạn chuyển hoá nội tiết).

2.   Giải phẫu bệnh lý

  • Đại thể:

. Tổ chức tụy chắc (tăng tổ chức liên kết, teo nhu mô).

. Mặt tuyến không đều, rải rác có các nang (kystes).

. Tổn thương toàn tuyến hoặc khu trú (Đầu, thân, đuôi).

– Vi thể:

. Tăng sinh tổ chức liên kết ở gan hoặc trong tiểu thùy.

. Các mạch máu xơ hoá. Một số sợi thần kinh tăng sản.

. Các lớp biểu mô của tuyến mất.

. Các ổ tái sinh hình thành các xoang nhỏ đè ép vào ống dẫn, ống tụy có chỗ giãn, có thể có sỏi.

. Các tiểu đảo Langerhans bị teo, xơ nhưng muộn hơn.

3.   Bệnh căn bệnh sinh

a.   Nguyên nhân:

– Viêm tụy mạn tiên phát:

. Rối loạn chuyển hóa: thiếu đạm thừa mỡ kéo dài.

. Nhiễm độc: rượn, chì, Hg, phospho, coban mạn.

. Viêm tụy mạn tiên phát có vôi hóa hay gặp ở nam (35 – 50 tuổi) có nghiện rượn, trung bình sau 9 năm mắc nghiện.

VTM không vôi hóa, thường có tăng gammaglobulin.

. Viêm tụy mạn tự miễn với sự hiện diện những kháng thể kháng tụy.

. Viêm tụy mạn tiên phát đặc biệt có tính di truyền gia đình. Bệnh nhầy nhớt tụy di truyền (mucoviscidose hoặc fibrose kyscique du pancréas) hoặc chứng cường tuyến cận giáp, chứng tăng lipit máu nội sinh.

– Viêm tụy mạn thứ phát:

. Tắc nghẽn ống tụy hoặc vùng bóng Vater.

. Thương tổn do chấn thương hoặc phẫu thuật.

. Do một u chèn ép ống tụy.

. Giãn các ống tụy, và xơ hóa quanh các ống tụy.

– Viêm tụy mạn đặc biệt:

. Di truyền.

. Rối loạn chuyển hóa nội tiết (như trên đã nói).

b. Cơ chế sinh bệnh: chưa biết rõ. Rất ít gặp những trường hợp Viêm tụy cấp chuyển thành Viêm tụy mạn. Rượu làm tăng độ quánh và nồng độ protein của dịch tụy làm dễ xảy ra sự kết tủa. Tình trạng thiếu đạm kéo dài gây thương tổn mạn tính ở nhu mô tụy. Sau nhiều năm tiến triển gây ra giãn các nang tụy, sự kết tủa protein trong các ống tụy tạo thành thỏi đạm – calci, sự xơ hóa quanh và giữa các chùm tuyến lan khắp tuyến tụy phá hủy dần nhu mô tụy (Nội tiết, ngoại tiết) thay thế bằng mô xơ đặc có thâm nhiễm viêm. Sự giãn các tuyến nang và ống tụy dẫn đến sự hình thành những u nang của tụy, lúc đầu bé sau có thể to ra vỡ vào các mô quanh tụy và dịch tụy chảy vào tạo ra các u nang giả ngoài tụy.

II.   Triệu chứng học

A.   Lâm sàng

  1. Đau bụng
  • Đau thượng vị, lan sang phải hoặc trái, xuyên sau lưng.
  • Đau lâm râm kéo dài, có lúc thành từng cơn.
  • Đau sau ăn mỡ nhiều, uống rượu, làm việc nặng, cảm xúc.
  • Giảm đau khi nằm nghiêng co, ngồi cúi, úp lưng..
  • Có thể có buồn nôn và nôn.
  • Khoảng 20% không có đau bụng.

2.   ỉa lỏng

  • Nhiều lần trong ngày.
  • Phân nhiều, lỏng như cháo, màu xám nhạt mùi thối, phân láng mỡ, sợi cơ
    1. Sờ nắn bụng: không có dấu hiệu gì rõ rệt, có thể thấy:
  • ấn vùng tá tụy đau, vùng tam giác Chauffard: đau.
  • Nắn HST tư thế nghiêng phải đau (dấu hiệu: Mallet – Guy).
  • Điểm May – Robson: đau.
  • Da niêm mạc hơi vàng nhạt (vàng kéo dài 2 – 10 ngày hết) thường vàng da sau cơn

đau nhưng không sốt như sỏi mật.

  • Có tác giả nói: “sờ thấy tuyến tụy như một giải chắc” hoặc ở người gầy sờ tụy to hơn bình thường (u nang, hoặc u tụy).

4.   Toàn thân

  • Gầy đét, da khô lông tóc thưa, dễ rụng
  • Thiếu máu, phù nề.
  • Thường xuyên mệt mỏi, giảm trí nhớ.

B.   Xét nghiệm

  1. Thăm dò chức năng ngoại tiết tụy
  • Hút dịch tá tràng:

. Dịch tụy giảm (Bt: 250 – 1500ml/24h).

. Các men: Trypsin, lipaza, amylaza giảm, mất.

  • Tìm thức ăn trong phân (xem phần I) cần làm nhiều.

2.   Xét nghiệm máu

  • Amylaza và lipaza máu không Tuy nhiên amylaza máu tăng sau một cơn đau bụng có ý nghĩa chẩn đoán, nên thử cùng một lúc amylaza và glucoza ba lần (24h, 48h và 72h) sau cơn đau.
  • Bilirubin, phosphataza kiềm có thể tăng (có viêm mạn quanh ống mật).
  • Định lượng canxi, lipit và triglicerit huyết tăng để phát hiện viêm tụy mạn trong cường giáp trạng và tăng lipit máu.
  • Nghiệm pháp tăng đường máu, biểu hiện kiểu đái tháo đường.
    1. Xét nghiệm nước tiểu: Tìm amylase, Glucose, sắc tố mật, xét nghiệm D- xylose giúp cho chẩn đoán chứng hấp thu kém.
    2. Xét nghiệm trực tiếp dịch tá tràng, dịch tụy trong các test secretin, test secretin- pancreozymin hoặc bữa ăn. Định lượng lactoferrin trong dịch tụy nếu tăng cao là có ý nghĩa chẩn đoán viêm tụy mạn. Tuy nhiên quá tốn kém.

5.   X – quang

  • Chụp bụng không chuẩn bị: thấy sỏi, điểm canxi hóa D12, L1, L2.
  • Chụp khung tá tràng: Hẹp đoạn 2 tá tràng(tròn lại).
  • Biến đổi bờ cong lớn dạ dày: co kéo, nham nhở
  • Bơm hơi sau phúc mạc: hình tụy thay đổi.
  • Chụp tĩnh mạch lách cửa: biểu hiện tăng áp lực tĩnh mạch cửa cục bộ.
  • Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP): cho biết hình ảnh bóng Vater, tổn thương ống tụy, u nang tụy, sỏi tụy, sỏi mật…
  • Chụp X quang cắt lớp vi tính(CT) và chụp động mạch tụy có chọn lọc
    1. Siêu âm: Đánh giá kích thước tụy tạng, ống tụy, tình trạng nhu mô và phát hiện u nang tụy. Giá trị càng cao nếu kết hợp chọc hút tụy dưới hướng dẫn của siêu âm.
    2. Soi ổ bụng: quan sát tụy qua mạc nối nhỏ, bệnh nhân tư thế đầu cao nằm nghiêng bên phải.
    3. Xạ đồ (scintigraphy): Dùng seleomethionin thấy sự cố định phóng xạ mất, có hình lạ, có khi bình thường.

III.   Chẩn đoán bệnh

A.   Chẩn đoán xác định

  1. Nói chung khó, chỉ nghĩ tới khi lâm sàng gặp một bệnh nhân gầy còm cằn cỗi, ỉa lỏng không rõ nguyên nhân, kết hợp những kết quả thăm dò cho phép.
  2. Là một chẩn đoán sau khi đã loại các nguyên nhân khác

B.   Chẩn đoán phân biệt

  1. Các bệnh tại tụy

Ung thư tụy: Chiếm 1-2% các loại ung thư, 60% là K đầu tụy, gặp ở nam ở lứa tuổi

  • Bệnh từ từ: ợ hơi, mất khẩu vị, đầy bụng, ỉa chảy.
  • Đau bụng âm ỉ không rõ ràng
  • Khi u to có chèn ép, lâm sàng rõ thì đã muộn:

+ Hội chứng tắc mật (K đầu tụy)

+ Hội chứng tăng áp lực gánh

+ Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới: phù tím 2 chân.

  • Máu lắng tăng.
  • Nghiệm pháp thăm dò tụy bình thường (dịch giảm nhưng các men bình thường)

Sỏi tụy: ít gặp gồm chất hữu cơ, canxicarbonat và phospho)

  • Đau thượng vị dữ dội, lan ra lưng, gặp ở người khỏe mạnh.
  • Giống cơn đau quặn gan, đau sau bữa ăn vài giờ.
  • Rối loạn tiêu hóa: ỉa phân mỡ, có sợi cơ.
  • X – quang tụy (chuẩn bị hay không): phát hiện sỏi tụy.

U nang tuyến tụy: (ít gặp)

  • Tiền sử có viêm tụy cấp.
  • Cảm giác nặng tức, đau thượng vị lan về bên hạ sườn trái.
  • Tiêu hóa kém: nôn, mệt mỏi, gầy.
  • Đôi khi có vàng
  • Có thể có chảy máu đường tiêu hóa làm lạc hướng chẩn đoán
  • Có thể có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch gánh cục bộ do chèn ép.
  • Khám phát hiện khối u to (nhìn thấy) ở thượng vị, nhẵn, căng và không di động, gõ khối u đục giữa hai vùng trong là dạ dày và đại tràng
  • X – quang:

+ Chụp tụy không chuẩn bị đôi khi thấy sỏi

+ Chụp dạ dày: dạ dày bị lõm vào vùng bờ cong lớn (nang đuôi tụy)

+ Chụp đại tràng: đại tràng ngang bị đẩy võng xuống.

+ Chụp bơm hơi sau phúc mạc: thấy nang tụy.

+ Chụp tĩnh mạch lách cửa: hình tĩnh mạch lách bị đè ép.

2.   Bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Đau thượng vị có chu kì.
  • Dựa vào chụp dạ dày, soi dạ dày.

3.   Viêm túi mật

  • Đau quặn
  • Sốt nóng, rét, bạch cầu tăng.
  • Có thể có vàng
  • Chẩn đoán nhờ siêu âm, soi ổ bụng.

4.   Các bệnh khác trong ổ bụng

  • Bệnh tiểu tràng,
  • Bệnh đại tràng,
  • Bệnh lao ruột.

* Sau khi loại các bệnh trên, nếu gặp bệnh nhân có các dấu hiệu:

1 – Đau bụng âm ỉ kéo dài vùng thượng vị lan ra sau lưng.

2- Chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, phân có mỡ, sợi cơ.

3- Nghiệm pháp tăng đường máu dương tính.

4- Xét nghiệm chức năng tụy có rối loạn (nhất là chức năng tụy ngoại tiết)

5- X – quang có hình sỏi vôi hóa.

Ta phải nghĩ tới viêm tuỵ mạn tính.

C.   Chẩn đoán thể bệnh

  1. Thể tắc hẹp môn vị hoặc tá tràng
  • Nôn ra thức ăn cũ.
  • ăn vào một lúc thấy đầy bụng.
  • X quang dạ dày tá tràng: thấy u ngoài đè vào

2.   Thể phối hợp với đái tháo đường

  • Vừa ỉa phân sống có mỡ,
  • Đồng thời có bệnh tăng đường máu: ăn nhiều, uống nhiều, đường máu

3.   Thể viêm tụy mạn tái phát

  • 60% trong các thể lâm sàng
  • Xuất hiện sau viêm tụy cấp tính.(nhất là thể hoại tử, xuất huyết)
  • Thường tái đi tái lại nhiều lần xen kẽ thời kì ổn định
  • Tụy xơ hóa có các triệu chứng viêm tụy mạn điển hình

4.   Thể đau bụng kéo dài

  • Chiếm 20% các thể lâm sàng

Sau các bệnh đường mật, túi mật, loét thủng vào tụy, sau quai bị.

  • Triệu chứng chủ yếu là:

+ Đau bụng kéo dài,

+ Tăng lên khi ăn mỡ, chua cay.

+ ỉa chảy phân mỡ.

5.   Thể giả u

  • Chiếm 15% các thể lâm sàng.
  • Triệu chứng tăng dần tùy theo vị trí u (u đầu tụy: vàng da tắc mật)
  • Chẩn đoán: nhờ sau phẫu thuật mới nghĩ đến viêm tụy mạn.

6.   Thể ẩn của viêm tụy mạn

  • Chiếm 5% các thể lâm sàng.
  • Có triệu chứng của viêm tụy cấp, đau bụng vừa phải, rối loạn tiêu hóa.

7.   Thể chảy máu

  • Chảy máu do loét dạ dày tá tràng kèm
  • Chảy máu do tăng áp lực gánh cục bộ.
  • Chảy máu đơn thuần do viêm tụy mạn (hemowirsunguie), hiếm nhưng nặng, chảy máu dai dẳng.

8.   Thể vàng da

Thường do chít hẹp bóng Vater, bệnh nhân mổ với chẩn đoán tắc mật.

9.   Thể sỏi tụy

  • Phát hiện nhờ siêu âm, X quang về vấn đề khác của bụng.

10.    Thể phối hợp với loét

U tụy gây ra loét ống tiêu hóa (hội chứng Zollinger-Ellison)

IV.    Tiến triển, biến chứng

A.   Tiến triển

Bệnh tiến triển nặng dần. Các biến chứng thường xảy ra trong 10 năm đầu. Đáng chú ý là trong 10-15 năm sau (1/3 số ca) do sự phá hủy các tuyến có hiện tượng giảm và hết đau bụng. Nổi lên là các triệu chứng hấp thu kém và đái đường

B.   Biến chứng

  1. U nang: Do giãn các ống tụy hoặc các u nang tụy giả do sự hoại tử của tụy vào các vùng xung
  2. Chảy máu tiêu hóa (l0%) do sỏi tụy gây tổn thương các mạch máu lân cận hoặc do tăng áp lực gánh từng đoạn (đuôi tụy gây chèn ép tĩnh mạch lách hoặc huyết khối tĩnh mạch lách)
  3. Vàng da ứ mật: Do u đầu tụy chèn ép ống mật chủ.
  4. Đái đường ở 1/3 trường hợp, 1/3 trường hợp khác rối loạn đường máu sau bữa ăn.
  5. Hội chứng hấp thu kém: (phân mỡ 1/3 trường hợp)
  6. Nôn mửa do hẹp tá tràng.
  1. Tràn dịch thanh mạc, phế mạc thường bên trái, màng bụng, màng tim (ít hơn): do một u nang tụy giả rò vỡ vào, tràn dịch có hàm lượng amylase cao và có thể có máu.

8.   Nghiện ma túy.

  1. Ung thư hóa tụy ở khoảng 3% số viêm tụy mạn

V.    Điều trị

A.   Điều trị nội khoa

  1. Nếu có đợt cấp điều trị như viêm tụy cấp

2.   Giai đoạn không có viêm cấp:

  • Chế độ ăn hết sức quan trọng: nhiều đạm, hydratcarbon, ít mỡ, chia thành nhiều bữa. Nếu đi phân mỡ nên ăn thay bằng dầu thực vật: dầu dừa hoặc một số biệt phẩm như dầu hoặc bột Portugen (Mỹ), biosorbin, ..

Nếu phân mỡ kèm theo sút cân, sử dụng các biệt phẩm chứa các enzym tụy với liều cao: Pancreatin, Cotazyme, Combizym, Festal, Pancroel… uống vào các bữa ăn (3-8 viên) và trước khi đi ngủ. Vì men này có hiệu quả ở môi trường kiềm cần cho phối hợp với Bicarbonat natri (l-3 gram) hoặc Cimetidin (viên 300mg) mỗi bữa ăn.

  • Có thể dùng thêm lipase 000 đơn vị quốc tế (6-12 viên) mỗi ngày.
  • Thuốc giảm đau:

+ Atropin, Pyrazolon, Phenacetin, Aspirin (Aspirin 0,5-2gram/24h) có tác dụng giảm đau, chống viêm, phòng tắc mạch.

+ Phóng bế Novocain dung dịch 0,25% vùng thắt lưng.

Tuyệt đối không dùng thuốc phiện gây nghiện cho bệnh nhân.

  • Điều trị các bệnh kết hợp:

+ Bệnh đường ruột

+ Bệnh đái đường: dùng thuốc hạ đường máu. Nếu không hiệu quả chuyển sang insulin liệu pháp (thay thế).

+ U nang tụy: nếu còn bé (dưới 2 cm), chưa có biến chứng thì điều trị bảo tồn, theo dõi bằng siêu âm. Nếu u to hơn có thể chọc hút dưới siêu âm. Nếu không đỡ, có biến chứng thì phẫu thuật

B.   Điều trị ngoại khoa

  1. Chỉ định
  • Các cơ quan lân cận bị loét (dạ dày tá tràng, ứ đọng do sỏi mật, viêm đường mật).
  • Khi không chẩn đoán chắc chắn là K tụy.
  • Khi có u nang giả biến chứng hoặc to dần.
  • Đau bụng kéo dài, bệnh nhân không chịu nổi.

2.   Các thủ thuật có thể dùng

  • Nối ống Wirsung vào ống tiêu hóa (khi ống này dãn to)
  • Cắt đuôi, thân tụy kèm theo cắt lách (tổn thương khu trú ở đuôi, thân tụy. Có tăng áp lực gánh cục bộ) kèm theo nối tụy – ruột non nếu ống Wirsung
  • Cắt đầu tụy – tá tràng (tổn thương đầu tụy, sỏi đầu tụy)
  • Cắt tụy toàn bộ (ít dùng) vì phải dùng insulin liệu pháp.
  • Mở tụy lấy sỏi và nối tụy – ruột

–    Cắt thần kinh tạng khi viêm tụy mạn không giãn ống Wirsung.

+CT Scanner trong viêm tụy cấp:

-Hình ảnh tụy to toàn bộ hay to từng phần

-Tăng tỷ trọng khi viêm tụy cấp chảy máu

-Giảm tỷ trọng không đồng đều khi viêm tụy cấp hoại tử, không nâng tỷ trọng khi bơm thuốc cản quang.

-Mức độ hoại tử:  Hoại tử dưới 1/3(35%) đIều trị bảo tồn, 1/3-1/2(35-50%) cân nhắc

đIều trị nội hay ngoại khoa, >1/2 ngoại khoa.

-Các bậc để tiên lượng Viêm tụy cấp theo Ranson và Balthazar: A,B,C,D,E.

Phân loại viêm tuỵ cấp

Theo holleder, lennert và wanke 1983

Dữ kiện I II III
1. Đau vùng thượng vị + + +
2. Buồn nôn, nôn + +
3. Phản ứng thành bụng ở thượng vị

khi khám

+ +
4. Chướng bụng, dấu hiệu bán tắc + +
5. Vàng da +
6. Sốc +
7. Thiểu niệu +
8. Suy hô hấp +
9. Dấu hiệu thần kinh +
10. Xuất huyết tiêu hoá +
11. Dịch ổ bụng nâu, men +
12. Huyết áp max (mmHg) >120 <100 <80
13. Mạch/1phút 100 >120 >140
14. Nhiệt độ Bt,  380 380-390C
15. Glucoza máu (mmol/l) <150 >150
16. Canxi máu (12,25-2,5 mmol/l)S (2,5-7mmol/l/24h)U 2 <2
17. Hematocrit
18. Bạch cầu /mm3 máu >15.000 >2.000
19. Ure, watinin máu S. (44-200 mmol/l) U(8,8-12,6mmol/l)
20. Toan chuyển hoá +
21. Amylaza (máu, nước tiểu) + + +

Độ I: Viêm tuỵ cấp phù nề (Điều trị nội khoa)

Độ II: Viêm tuỵ cấp hoại tử có giới hạn (Điều trị nội khoa tích cực có thể hạn chế được tiến triển xấu)

Độ III: Viêm tuỵ xuất huyết hoại tử lan toả (Điều trị tích cực tiên lượng vẫn xấu)

Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung)

Tên khác: bệnh liệt rung

Định nghĩa

Bệnh gây ra bởi tổn thương thoái hoá hệ thần kinh ngoại tháp, và có đặc điểm là bệnh nhân bị run khi nghỉ ngơi (khi không vận động), tăng tương lực cứng cơ, nét mặt ngay đơ và bước đi chậm chạp bằng những bước ngắn.

Căn nguyên

  • Bệnh Parkinson: do thoái hoá tại chỗ những nơron (tế bào thần kinh) tiết dopamin nằm ở trong thể vân (một nhân xám dưới vỏ não) của đại não. Bệnh Parkinson tuy gặp ở khắp nơi trên toàn thế giới nhưng chưa biết nguyên nhân. Bệnh hiếm khi xảy ra ở tuổi dưới 45, nhưng ở tuổi trên 60 thì 1% dân số có khả năng mắc bệnh. Người ta hay nói tới một cảm xúc hoặc một chấn thương xảy ra trước khi bệnh khỏi phát, nhưng những yếu tố này thực ra chỉ là lý do làm người ta chú ý tới những rối loạn kín đáo vốn đã có sẵn. Bệnh tiến triển nặng dần, không thuyên giảm.
  • Hội chứng parkinson thứ phát:

Nguyên nhân hay gặp nhất là sử dụng thuốc an thần kinh (phenothiazin, methyldopa), những thuốc này làm giảm những nguồn dự trữ dopamin và ngăn chặn những xung động thần kinh gây tiết dopamin, và những biến đổi này có thể hồi phục. Như vậy, những thuốc này gây ra rối loạn chức năng cấp tính và tạm thời ở những tế bào của thể vân, từ đó dẫn tới tăng trương lực cơ và loạn vận động. Chỉ cần giảm liều những thuốc nói trên cũng đủ làm thuyên giảm triệu chứng, và nếu ngừng hẳn thuốc thì bệnh nhân trở lại bình thường, với điều kiện là bệnh nhân chưa bị ảnh hưởng của thuốc quá lâu ngày. Những thuốc kháng tiết cholin có thể phòng ngừa rối loạn tăng trương lực cơ.

Hội chứng Parkinson có thể là một hậu quả lan toả trong não của bệnh viêm não, của nhiễm độc (oxyd carbon, mangan, cobalt, thuỷ ngân, ..V…) của chấn thương nhiều lần (các võ sỹ quyền Anh), của khối u, của những rối loạn chuyển hoá hoặc của tình trạng thoái hoá.

  • Hội chứng Parkinson phối hợp:

với suy giảm trí tuệ trước lão suy, với bệnh Creutzfeldt-Jacob, bệnh Steele-Richardson- Olszewski, bệnh Huntington, với hội chứng Shy-Drager, với teo trám cầu-tiểu não.

Giải phẫu bệnh

Thoái hoá thể vân và những đường dẫn truyền thần kinh liềm đen-thể vân thể hiện bởi giảm nồng độ dopamin ở trong liềm đen (một nhân xám ở trung não). Còn trong những hội chứng Parkinson sau viêm não, thì những cấu trúc nói trên có thể chỉ là các vị trí của hệ thống thần kinh trung ương bị viêm.

Triệu chứng

Bệnh khởi phát đôi khi âm thầm, đến nỗi chính bệnh nhân không biết mà các triệu chứng lại do người xung quanh nhận thấy. Có 4 triệu chứng vận động đặc biệt sau: cứng, mất vận động, run, và mất phản xạ tư thế.

RUN LÚC NGHỈ (LÚC KHÔNG VẬN ĐỘNG); bệnh hay khởi phát bởi triệu chứng run chậm (4-5Hz), rõ rệt nhất là ở bàn tay (khi bệnh nhân “cuốn thuốc lá”, hoặc “xé bánh mì”), rồi đến run ở đầu.

Khi bệnh nhân làm các động tác chủ động thì run giảm bớt, và có thể hết hẳn do cố gắng khắc phục. Tuy nhiên run tăng lên khi bệnh nhân bị xúc cảm, và trong khi ngủ thì không bị run.

TĂNG TRƯƠNG LỰC CƠ: thuộc kiểu ngoại tháp, tăng trương lực cứng cơ, với xu hướng giữ nguyên tư thế. Gấp thụ động cẳng tay vào cánh tay có thể nhận thấy những dao động của trương lực cơ (dấu hiệu bánh xe có răng). Những phản xạ tư thế đều trở nên quá mức. ở những thể đã muộn, thì những động tác theo ý muôn trở nên khó thực hiện vì tăng trương lực cơ, đồng thời có thể gây ra đau ở quanh khớp, tuy nhiên, không xảy ra liệt nhẹ, hoặc liệt thật sự.

ĐỘNG TÁC HIẾM VÀ CHẬM CHẠP: bệnh nhân ít vận động (chứng giảm vận động), khó khởi động một động tác theo ý muốn (chứng mất vận động), và sau khi khỏi động thì động tác diễn ra chậm chạp (chứng vận động chậm). Những rối loạn này thường kèm theo cảm giác mệt mỏi.

MẤT NHỮNG ĐỘNG TÁC TỰ ĐỘNG HOẶC PHỐI HỢP: khi đi, tay bệnh nhân không đung đưa theo nhịp đi, và đây thường là dấu hiệu được nhận thấy sớm.

NÉT MẶT NGAY ĐƠ: những cơ bám da ở mặt bất động, bộ mặt trở nên không biểu lộ. Tất cả các nét của bộ mặt đều không còn nữa và tuy bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có vẻ ngây dại. Những động tác chớp mắt tự phát thấy hiếm hơn, và mắt bệnh nhân mở rộng, ướt nước mắt. Nước bọt phùi ra khỏi miệng (chứng tăng tiết nước bọt). Bệnh nhân nhìn tập trung kém hơn, và đôi khi có những cơn xoay nhãn cầu.

DÁNG ĐI TẤT TƯỞI: bệnh nhân bước những bước ngắn, chậm chạp, thân người cúi về phía trước hình như là chạy đuổi theo sau trọng tâm của thân (đẩy ra trước).

LỜI NÓI: chậm chạp và đều đều; khi tới giai đoạn muộn thì cuối cùng bệnh nhân sẽ mắc chứng rối loạn lòi nói (loạn ngôn ngữ). Chữ viết với nét run và khi bắt đầu viết thì các chữ khá to rồi lại thu nhỏ dần dọc theo dòng chữ (chứng viết chữ nhỏ). Nếu so sánh chữ viết ở những thời kỳ tiếp nối nhau, người ta cũng có thể đánh giá được tiến triển của bệnh.

CHỨNG KHÔNG NGỒl YÊN: bệnh nhân có cảm giác không thể ngồi yên hoặc nghỉ ngơi, mà luôn có nhu cầu đi đi lại lại.

TÌNH TRẠNG TÂM THẦN: trong bệnh Parkinson, bệnh nhân hay bị trầm cảm và diễn biến tới tình trạng sa sút trí tuệ trong 50% số trường hợp.

NHỮNG RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT: ra mồ hôi, tiết bã nhờn, táo bón, hạ huyết áp tư thế.

  • Bệnh càng diễn biến lâu, thì khi nằm bệnh nhân trở mình rất khó khăn, và khi bị ngã thì khó đứng dậy được. Cuối cùng thì bệnh nhân nằm liệt giường.
  • Tới giai đoạn muộn nữa, thì có thể xuất hiện loét do nằm và viêm phổi do hít phải thức ăn uống.

Chẩn đoán căn cứ vào

  • Triệu chứng run lúc nghỉ (run khi không vận động) với những động tác nhỏ liên tục, nét mặt ngay dơ.
  • Dáng đi tất tưởi, tăng trương lực cơ dao động trong những động tác thụ động (dấu hiệu bánh xe có răng).

Diễn biến: nói chung, mới đầu bệnh nhân nhận thấy bàn tay mình bị run khi để yên. Sau 5 năm, nhiều bệnh nhân đã phải nằm tại giường vì chứng tăng trương lực cơ làm cho mất khả năng. Nói và nuốt trở nên khó khăn. Viêm da tiết bã nhờn và nhiễm khuẩn xen kẽ nhau thường là những biến chứng phiền toái. Bệnh nhân hay bị trầm cảm, kể cả rối loạn trí nhớ. Vào giai đoạn cuối, có thể bệnh nhân bị lú lẫn và sa sút trí tuệ. Những biến đổi tâm thần thường vừa do thuốc điều trị gây ra, vừa do quá trình thoái hoá thần kinh gây ra.

Điều trị

Liệu pháp vận động đều đặn trong giai đoạn đầu. về sau phải dùng thuốc nếu thấy cần thiết.

BỆNH PARKINSON

  • Thuốc: (xem: thuốc chống bệnh Parkinson).
  • Phẫu thuật thần kinh: phẫu thuật mở đồi thị động ba chiều được đề nghị trong trường hợp run một bên gây khó chịu và kháng thuốc levodopa, nhưng không có rối loạn tâm thần. Mở thể vân động ba chiều thường thực hiện ở một bên cũng đã được đề nghị.

HỘI chúng PARKINSON do THUỐC: giảm liều thuốc hoặc ngừng hẳn những thuốc gây ra hội chứng này, và cho một loại thuốc kháng tiết cholin.

GHI CHÚ: Chứng run nguyên phát là một thể run tư thế tinh tế và nhanh (8-10/giây). Khác với run lúc nghỉ (lúc không vận động) kiểu Parkinson, chứng run nguyên phát chỉ xuất hiện khi cố ý giữ một tư thế nào đó và lại hết khi nghỉ. Đây thường chỉ là một bệnh lành tính, di truyền nhiễm sắc thể thân kiểu trội trong 40% số trường hợp bị bệnh. Chứng run nguyên phát có thể khởi phát vào bất kỳ tuổi nào, run cả hai bên, và có thể mới đầu biểu hiện bởi triệu chứng viết khó khăn, nặng thêm nếu bị xúc cảm.

Điều trị: propranolol thường có hiệu quả. Trong những thể tiến triển và gây tàn phế, có thể chỉ định mở đồi thị động ba chiều.

Thuốc trấn tĩnh (Giải lo âu, an thần)

Thuốc trấn tĩnh là những thuốc làm giảm sự căng thẳng xúc cảm, dùng nhiều nhất là các benzodiazepin. Một số thuốc an thần cũng được khuyên dùng với liều thấp làm thuốc trấn tĩnh. Trái với các benzodiazepin, buspon không gây ra các triệu chứng cai thuốc.

BENZODIAZEPIN Xem bảng 1.9.

CÁC THUỐC KHÁC

Buspiron

Buspar ® (Bristol – Myers Squibb) Thời gian bán huỷ 2-11 giờ.

Liều dùng: người lớn 15 – 40 mg/ ngày chia 3 lần.

Captodiam

Covatine ® (Bailly – Speab)

Liều dùng: 150mg/ngày chia 3 lần. Etifoxin

Stresam ® (Biocodex)

Liều dùng: người lớn 150mg/ngày chia 3 lần

Hydroxyzin

Atarax ® (UCB)

Liều dùng: Người lớn 50-200mg/ ngày chia 3 lần.

Meprobamat

Equanil ® (Sanofi Winthrop) Meprobamat – tên thông dụng Novalm ® (LDM Santé)

Liều dùng: Người lớn 400- 1600mg/ngày.

THUỐC AN THẦN DÙNG LIỀU NHỎ

Haloperidol

Haldol faible ® (Janssen-Cilag) Tên khác: Butyrophenon

Liều dùng: người lớn l-3mg/ngày (tới 9mg/ngày trong bệnh máy giật cơ)

Tác dụng phụ: cơn kích thích, ảo giác, dị cảm, tăng cảm đau.

Levomepromazin

Nozinan ® (Specia)

Dẫn chất của phenothiazin Liêu dùng: người lớn 6-12mg/ngày. Thioridazin

Melleril ® (Sandoz)

Dẫn chất của phenothiazin

Liều dùng:             người lớn 30-

60mg/ngày.

BARBITURIC DÙNG PHỐI HỢP

Atrium ® (Riom)

Phối hợp phénobarbital và 2 chuỗi carbamat (febarbamat và difebarbamat). Dùng trong các rối loạn do nghiện rượu.

DẪN CHẤT BROM

Calci bromogalactogluconat

Calcibronat ® (Sandoz)

Phối hợp các loại muôi calci brom, nên dùng trong các rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích thích (hiệu lực cần xác minh)

Chống chỉ định: Trẻ em, người cao tuổi, bị mất nước, tăng calci huyết, viêm cầu thận.

Tác dụng phụ: Lú lẫn tâm thần, ảo giác (nhất là ở người cao tuổi, nổi ban da kiểu trứng cá, kích động, mất định hướng.

DẪN CHẤT BROM PHOI Hộp

Assagix ®, Galigène ®, Neurocalcium ®, Sédatif Tiber ®, Xirô Tafyssèdre ®.

Giấc Ngủ An Toàn Cho Bé

Bé của bạn cần ngủ. Và bạn cũng vậy. Cả hai bạn sẽ dễ ngủ hơn nếu bạn biết những rủi ro khi ngủ và cách tốt nhất để giữ cho bé yêu của bạn an toàn trong khi ngủ.

Rủi Ro Khi Ngủ

Tất cả trẻ em dưới 1 tuổi đều có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hội chứng này được gọi là cái chết trong nôi vì nó xảy ra khi trẻ đang ngủ trong nôi. Nguyên nhân không phải do nhiễm trùng hay thuốc men, và nó không thể lây lan. Đây được xem là nguyên nhân gây tử vong nếu không có lời giải thích nào khác. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ này bao gồm:

  • Sinh non
  • Tiếp xúc với rượu hoặc ma túy trước khi sinh
  • Tiếp xúc với khói thuốc trước hoặc sau khi sinh
  • Nhiễm trùng

Chưa rõ liệu có phải việc có anh chị em đã tử vong vì SIDS làm tăng nguy cơ hay không.

Đôi khi, đường thở của trẻ có thể bị tắc nghẽn khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến cái chết bất ngờ ở trẻ sơ sinh (SUID).

Giấc Ngủ An Toàn Cho Bé
Giấc Ngủ An Toàn Cho Bé
Giấc Ngủ An Toàn Cho Bé
Giấc Ngủ An Toàn Cho Bé

Chia Sẻ Phòng Ngủ, Không Chia Sẻ Giường

Hiện nay khuyến nghị rằng trẻ nên ngủ trong phòng của cha mẹ trong 6 tháng đầu đời, hoặc tốt hơn nữa, cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi. Các số liệu mới cho thấy việc chia sẻ phòng có thể làm giảm nguy cơ SIDS lên đến 50%. Điều này giúp dễ dàng theo dõi, an ủi và cho trẻ ăn. Tuy nhiên, trẻ cần có không gian an toàn riêng: một chiếc nôi, cũi hoặc giường chung (một khu vực ngủ riêng biệt nối với giường của bạn). Trẻ không nên ngủ trên giường với cha mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ ngạt thở, và nguy hiểm hơn nếu bạn hút thuốc, uống rượu hoặc dùng ma túy (bao gồm cả một số loại thuốc kê đơn).

Chiến Dịch Giấc Ngủ An Toàn

Có một chiến dịch giáo dục công cộng gọi là “An toàn để Ngủ” nhằm tiếp cận và thông báo cho các bậc cha mẹ và người chăm sóc khác. Có nhiều điều cần thực hiện để tạo ra và duy trì một môi trường ngủ an toàn.

Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về giấc ngủ an toàn trong lần khám đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Chăn Ga An Toàn

Bé của bạn nên ngủ trong một chiếc cũi, giường chung hoặc nôi không có gì khác ngoài bản thân bé. Điều này có nghĩa là không có đệm chắn, chăn, gối, đồ chơi mềm, thiết bị định vị, hoặc đồ chơi có dây có thể với tới. Đảm bảo đệm chắc chắn và phẳng, và luôn sử dụng ga trải giường vừa vặn. Chăn ga mềm – ở trên hoặc dưới trẻ – có thể chặn đường thở của trẻ.

Ít Hơn Là Nhiều

Bạn có thể thấy các cũi có đồ chơi nhồi bông, đồ chơi khác hoặc gối trên tạp chí và trên TV. Chúng có thể trông dễ thương, nhưng không an toàn cho bé yêu của bạn.

Tư Thế Ngủ An Toàn

Đừng để bé ngủ trên ghế sofa, xích đu hoặc bất kỳ đâu khác ngoài giường ngủ của bé. Mỗi khi bạn đặt bé ngủ, hãy đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường chung với mặt hướng lên. Đó là tư thế ngủ đúng cho bé cho đến khi bé có thể lăn từ bụng lên và từ lưng xuống. Các thiết bị định vị giấc ngủ, như đệm nghiêng hoặc chăn cuộn, có vẻ là ý tưởng hay, nhưng chúng có thể di chuyển ra khỏi vị trí và cản trở đường thở của trẻ.

Vì cách cấu tạo cơ thể, trẻ sơ sinh khỏe mạnh ít có khả năng bị nghẹt thở khi nằm ngửa, bất chấp những gì bạn có thể đã nghe. Chúng có khả năng ho ra hoặc nuốt bất cứ thứ gì mà chúng ọc ra.

Quần Áo và Đồ Che

Khi cho bé mặc đồ đi ngủ, bộ đồ một mảnh hoặc túi ngủ là lựa chọn tốt nhất. Tùy thuộc vào mùa, nó có thể nhẹ hoặc dày.

Tốt nhất là không sử dụng chăn. Chiếc chăn mặc nên giữ cho bé ấm. Không để bé ngủ trong chăn quấn.

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ và Núm Vú Giả

Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp ngăn ngừa SIDS là cho bé bú sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ được bú mẹ, ngay cả trong thời gian ngắn, ít có nguy cơ mắc SIDS. Đừng cho bé bú trong khi ngồi trên ghế hoặc trên ghế sofa nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ ngủ quên.

Núm vú giả cũng làm giảm nguy cơ SIDS. Nếu bạn dự định cho bé bú, hãy không giới thiệu núm vú giả cho đến khi bạn biết bé đang bú tốt. Không bao giờ treo núm vú giả quanh cổ bé hoặc gắn nó vào quần áo khi bé đang ngủ. Và không cần phải cho núm vú giả vào miệng bé sau khi bé đã ngủ.

Nói Chuyện với Tất Cả Người Chăm Sóc

Đừng giả định rằng người chăm sóc bé biết tầm quan trọng của việc tuân thủ các hướng dẫn Giấc Ngủ An Toàn. Hãy nhắc lại các bước này với người giữ trẻ, người trông trẻ, ông bà và các bạn bè, người thân khác chăm sóc cho bé. Đảm bảo họ biết rằng họ luôn phải tuân theo các quy tắc này. Bạn có thể thậm chí dán các quy tắc này ở trong phòng trẻ nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Chứng ghét âm thanh hay dị ứng tiếng ồn (Misophonia) là gì?

Có phải một số âm thanh hàng ngày nào đó khiến bạn có phản ứng cảm xúc thái quá, nhưng dường như không làm phiền ai khác không?

Đó chính là trường hợp của misophonia — một sự không thích hoặc ghét bỏ mạnh mẽ đối với những âm thanh cụ thể.

Điều gì xảy ra?

Misophonia là một rối loạn trong đó một số âm thanh nhất định gây ra các phản ứng cảm xúc hoặc sinh lý mà một số người có thể coi là không hợp lý trong hoàn cảnh đó. Những người mắc misophonia có thể mô tả rằng một âm thanh nào đó “khiến họ phát điên.” Phản ứng của họ có thể dao động từ tức giận và khó chịu đến hoảng sợ và cần phải bỏ chạy. Rối loạn này đôi khi được gọi là hội chứng nhạy cảm âm thanh chọn lọc.

Những cá nhân mắc misophonia thường báo cáo rằng họ bị kích thích bởi âm thanh từ miệng — tiếng ồn mà ai đó tạo ra khi ăn, thở hoặc thậm chí nhai. Những âm thanh khó chịu khác bao gồm tiếng gõ bàn phím hoặc gõ ngón tay, hoặc tiếng của cần gạt nước trên kính. Đôi khi, một chuyển động lặp đi lặp lại nhỏ cũng là nguyên nhân — ai đó nghịch ngợm, va chạm vào bạn hoặc lắc chân của họ.

Tương tự, những người mắc misophonia cũng cho biết họ thường phản ứng với các kích thích hình ảnh đi kèm với âm thanh, và có thể cũng phản ứng mãnh liệt với các chuyển động lặp đi lặp lại. Các nhà nghiên cứu tin rằng những người mắc misophonia có thể đã có vấn đề với cách não bộ của họ lọc âm thanh và rằng một trong những đặc điểm của “âm thanh gây khó chịu” có thể là tiếng ồn lặp đi lặp lại. Sự lặp lại đó sau đó làm trầm trọng thêm các vấn đề xử lý âm thanh khác.

Rối loạn này có vẻ như dao động từ nhẹ đến nặng. Các cá nhân báo cáo một loạt các phản ứng sinh lý và cảm xúc, kèm theo các nhận thức. Nếu bạn có phản ứng nhẹ, bạn có thể cảm thấy:

  • Lo âu
  • Không thoải mái
  • Sự thôi thúc bỏ chạy
  • Sự ghê tởm

Nếu phản ứng của bạn nặng hơn, âm thanh liên quan có thể gây ra:

  • Cơn thịnh nộ
  • Tức giận
  • Ghét bỏ
  • Hoảng sợ
  • Sợ hãi
  • Căng thẳng cảm xúc

Rối loạn này có thể cản trở cuộc sống xã hội của bạn. Những người mắc misophonia đã được biết đến với việc phát triển lo âu dự đoán khi bước vào những tình huống mà âm thanh gây kích thích có thể hiện diện. Bạn có thể tránh nhà hàng hoặc ăn riêng với vợ, gia đình hoặc bạn cùng phòng của mình.

Theo thời gian, bạn cũng có thể phản ứng với các kích thích hình ảnh. Nhìn thấy một cái gì đó mà bạn biết có thể tạo ra âm thanh gây khó chịu có thể gây ra một phản ứng.

Bạn mắc phải như thế nào?

Tuổi khởi phát của tình trạng này vẫn chưa được biết, nhưng một số người báo cáo có triệu chứng từ 9 đến 13 tuổi. Misophonia phổ biến hơn ở các cô gái và xuất hiện nhanh chóng, mặc dù không có vẻ liên quan đến một sự kiện nào đó.

Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra misophonia, nhưng đây không phải là vấn đề với tai của bạn. Họ nghĩ rằng nó một phần là tâm lý, một phần là thể chất. Nó có thể liên quan đến cách âm thanh ảnh hưởng đến não của bạn và kích hoạt các phản ứng tự động trong cơ thể.

Bởi vì tai của bạn bình thường và thính giác của bạn ổn, bác sĩ có thể gặp khó khăn trong việc chẩn đoán. Misophonia đôi khi bị nhầm lẫn với lo âu hoặc rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một số bác sĩ nghĩ rằng nó nên được phân loại là một rối loạn mới.

Thường thì các bác sĩ không nhận thức được tình trạng này, và không có sự đồng thuận về phân loại. Misophonia có vẻ xảy ra độc lập và cũng cùng với các vấn đề sức khỏe, phát triển và tâm thần khác.

Một nghiên cứu đột phá gần đây đã phát hiện rằng misophonia là một rối loạn dựa trên não. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gián đoạn trong khả năng kết nối ở các phần của não bộ xử lý cả kích thích âm thanh và phản ứng chiến đấu/chạy trốn. Nó cũng liên quan đến các phần của não bộ mã hóa tầm quan trọng của âm thanh.

Bạn điều trị như thế nào?

Tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nhưng bạn có thể học cách quản lý nó.

Điều trị thường liên quan đến một cách tiếp cận đa ngành kết hợp liệu pháp âm thanh từ các chuyên gia thính học và tư vấn hỗ trợ trong đó các chiến lược đối phó được nhấn mạnh.

Bạn có thể thử một thiết bị như máy trợ thính tạo ra âm thanh trong tai bạn giống như tiếng thác nước. Tiếng ồn này giúp phân tâm bạn khỏi các kích thích và giảm phản ứng.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm liệu pháp trò chuyện.

Lối sống của bạn cũng đóng vai trò quan trọng. Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng. Bạn cũng có thể đeo nút tai và tai nghe để lọc âm thanh. Tạo ra các khu vực yên tĩnh hoặc những chỗ an toàn trong nhà của bạn nơi không ai tạo ra những âm thanh làm phiền bạn.

Bạn cũng có thể tìm thấy các nhóm trực tuyến và trên mạng xã hội nơi mọi người chia sẻ các chiến lược đối phó.

Mạch Nha

Tên khoa học:

Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae)

Mạch nha dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Dược tính bản thảo” là hạt lúa mạch Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae) cho lên mầm phơi khô. Nước ta chưa có lúa mạch nên thường dùng Cốc nha (mầm hạt lúa) thay thế hoặc nhập Mạch nha Trung quốc.

Vị thuốc Mạch nha chữa biếng ăn ở trẻ
Vị thuốc Mạch nha chữa biếng ăn ở trẻ

Tùy theo cách bào chế mà có các tên như: Sinh mạch nha, Sao mạch nha, Tiêu mạch nha (Mạch nha sao cháy).

Mạch Nha (Còn gọi là Mạch nghiệt)

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác dụng hạ đường huyết.

Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 – 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý.

Còn một số bị nhiễm độc là do mầm nha bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý.

Liều thường dùng và chú ý:

Liều thường dùng: 10 – 15g, sắc uống, liều cao có thể dùng đến 30 – 120g. Cắt giảm sữa cần dùng liều cao.
Chú ý: Kiện tỳ dưỡng vị: dùng sống, hành khí tiêu ích sao lên dùng.
Phụ nữ cho con bú không nên dùng.

Khí vị:

Vị mặn, khí ôn, không độc, Đậu khấu, Sa nhân, Mộc qua, Ngũ vị tử làm sứ.

Chủ dụng:

Tiêu hóa thức ăn, tiêu đờm, chữa khí lạnh, trưng hà, trướng đầy ở ngực và cách mạc, hạ khí xuống, khoan khoái trong ruột, chữa huyết trệ ở Thượng tiêu, trong bụng sôi, n^ăn hoắc loạn, khai Vị, tiêu thức ăn cũ, là thuốc nhạy bén để làm ấm Trung tiêu. Vương Sứ Cổ nói: người Tỳ, Vị hư nên ăn Mạch nha và Thần khúc để làm mạnh tiêu hóa, là ý nghĩa theo loại của nó, dùng cốc loại để tiêu cốc, chứng Vị hư, đồ ăn tích trệ thì nên dùng, còn như cho nó làm mạnh Tỳ, Vị, uống lâu bổ ích cho người thì chưa phải, vì nếu chân hỏa ở trên và dưới không vượng thì Mạch nha đâu có công năng vận hành khỏe mạnh.

Cấm kỵ:

Có thai chớ dùng vì dễ làm trụy thai, người thuộc hư cũng chỉ nên dùng ít, phải phòng nó làm tiêu mất thủy dịch của Thận. Tiết Lập Trai chữa bệnh vú sưng tức sữa dùng Mạch nha 1-2 lạng (10-20đ), sao chín sắc nước uống, liền khỏi. Do đó biết được sức phá khí, phá huyết của Mạch nha vậy. Cho nên Đan Khê nói: Mạch nha có thể làm tiêu hao tạng Thận là thế.

Cách chế:

Sao chín bỏ trấu dùng.

Nhận xét:

Mạch nha tính đình trệ, ngâm nước nảy mầm, khí của nó tuy có hơi thanh mà tính còn chưa biến hóa, sao đen chuyên chữa ngũ cốc tích trệ. Người xưa nói Mạch nha tiêu Thận là vì nó công phạt Vị khí, làm cho dương sự suy. Lý Thời Trân nói: có tích thì tiêu tích, không tích thì tiêu nguyên khí.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Loại chứng trị tài”

Bài Tiêu thực hoàn

Mạch nha, Son tra, Thần khúc, Thái phục tử, Thanh bì, Trần bì, Hương phụ, A ngùy. Trị Tỳ, Vị hư nhược, ăn uống không điều hòa, dần dần thành chứng thực tích.

“Lan thất bí tàng”

Bài Chỉ thực tiêu bĩ hoàn

Bạch truật (thổ sao), Đảng sâm, chích Chỉ thực, Bạch linh, Hậu phác, Hoàng liên (sao nước Gừng) đều 8-12g, Mạch nha khúc, Bán hạ khúc đều 6-8g, can Khương 4g, chích Thảo 4-8g.

Cùng tán nhỏ, thêm Hồ làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g, uống với nước nguội lúc đói. Có thể chuyển sang thuốc thang.

Có tác dụng tiêu bĩ mãn, kiện Tỳ, hòa Vị.

Trị vùng thượng vị đầy trướng, ăn không tiêu, đại tiện táo, Dạ dày viêm, sa Dạ dày.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Bổ nguyên phục vị thang

Đảng sâm 12g, Bạch truật 10g, Vân linh 10g, Sa nhân 6g, Khấu nhân 6g, Trần bì 6g, Chỉ xác 6g, Hậu phác 6g, Mạch nha 6g, Cốc nha 6g, Thần khúc 6g, Sơn tra 6g, Mộc hương 3g, Sơn dược 15g, Đại táo 6 quả, Kê nội kim 12g, Cam thảo 6g. sắc, chia uống vài lần trong ngày hoặc cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống 12-16g, ngày vài lần.

Có tác dụng bổ Trung ích khí, kiện Tỳ hòa Vị.

Tri sa Dạ dày.

Bài này bổ ích mà vô hại, có thể uống dài ngày (có thể phải uống đến 6 tháng) dùng tri bệnh sa Dạ dày có hiệu quả.

Bệnh Hirschsprung – phình đại tràng bẩm sinh

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Là tình trạng vắng bẩm sinh các tế bào hạch thần kinh của các đám rối cơ ruột từ cơ thắt trong làm mất dẫn truyền nhu động ở đoạn ruột bệnh lý, gây ứ phân và hơi phía trên.
  • Thường gặp nhất là ở trực tràng và đại tràng sigma (75-80%), đến đại tràng góc lách (8,5%), đại tràng ngang (2,5%), toàn bộ đại tràng (10%), hồi tràng và hỗng tràng (1%).
  • Tần suất: 1/5.000 trẻ sinh sống, nam/nữ: 4/1.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng lâm sàng

  • Chậm tiêu phân su sau 24 giờ sau sanh, chướng bụng, tăng nhu động ruột, nôn ói, khi có tiêu  chảy  nên  nghĩ  đến viêm ruột
  • Trẻ lớn: tiêu bón xen kẽ những đợt tiêu lỏng, những đợt bán tắc ruột lặp đi lặp lại, chậm lên cân, bụng chướng, gõ vang, u phân ở bụng
  • Thở nhanh, mạch nhanh, sốt trong nhiễm trùng huyết
  • Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng, tăng trương lực hậu môn, dấu hiệu tháo cố

2. Cận lâm sàng

  • X-quang bụng đứng không sửa soạn: hình ảnh tắc ruột thấp, các quai ruột dãn, mực nước hơi, vắng hơi vùng chậu và bóng trực tràng.
  • Hình ảnh X-quang đại tràng cản quang thẳng, nghiêng gồm 3 đoạn: đoạn vô hạch hẹp, cứng, đờ, bờ nhẵn; đoạn chuyển tiếp hình phễu và đoạn dãn. Đo chỉ số RSI ( AB/CD): có giá trị chẩn đoán khi <1
Hình ảnh đoạn hẹp, dãn trên phim đại tràng cản quang thẳng nghiêng
Hình ảnh đoạn hẹp, dãn trên phim đại tràng cản quang thẳng nghiêng
Đo chỉ số RSI
Đo chỉ số RSI

– Sinh thiết trực tràng (Swenson): là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh Hirschsprung. Lấy một mảnh thành trực tràng, trên đường lược 2 – 3.

III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  • Tắc ruột sơ sinh chức năng: nhiễm trùng huyết, suy giáp, sang chấn sản khoa…
  • Teo ruột non
  • Tắc ruột phân su
  • Loạn sản thần kinh ruột

IV. BIẾN CHỨNG

  • Viêm ruột: tiêu chảy cấp, chướng bụng, sốt, tiến triển có thể gây loét, thủng ruột, xảy ra ở tất cả các đoạn ruột
  • Thủng ruột: thường ở vùng chuyển tiếp, manh tràng hay ruột thừa, do viêm ruột, đặt thông trực tràng, chụp cản Biểu hiện của tình trạng viêm phúc mạc.

V. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Giải quyết tình trạng tắc nghẽn
  • Nâng đỡ tổng trạng
  • Điều trị viêm ruột

2. Điều trị tạm thời

  • Thụt tháo hàng ngày.
  • Hậu môn tạm: khi thụt tháo thất bại, có biến chứng viêm ruột, thủng ruột

3. Điều trị triệt để

  • Chuẩn bị trước mổ:

+  Làm sạch đại tràng.

+  Kháng sinh dự phòng: Cephalosporin thế hệ 3.

  • Phương pháp phẫu thuật:

+  Hạ đại tràng qua ngã hậu môn.

+  Trường hợp vô hạch đoạn dài: nội soi ổ bụng hỗ trợ.

+  Trường hợp vô hạch toàn bộ đại tràng: phẫu thuật Duhamel cải biên.

– Chăm sóc sau mổ:

+  Nhịn 24-48 giờ.

+  Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3 + Aminoglycosid + Metronidazole.

4. Biến chứng

  • Biến chứng sớm:

+  Xì miệng nối: do căng, thiếu máu, hở miệng nối, khâu hẹp khẩu kính đại tràng không thích hợp.

+  Nhiễm trùng vết mổ.

+  Rối loạn đi tiêu.

– Biến chứng muộn:

+  Táo bón.

+  Viêm ruột.

+  Són phân.

+  Hẹp miệng nối.

+  Rò trực tràng-âm đạo, trực tràng-niệu đạo, rò tầng sinh môn

+  Còn sót đoạn vô hạch.

5. Tái khám: 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, mỗi năm.

Khám tai ngoài và màng nhĩ

Chúng ta bắt đầu bằng khám vành tai, cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Chúng ta dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như : sào bào, mỏm chũm, bờ chũm, nắp tai, để tìm điểm đau. Đối với trẻ nhỏ chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào sự trả lời của nó vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta ấn vào tai bệnh.

Tay sờ giúp chúng ta phát hiện sự đóng bánh ở sau tai hoặc sưng hạch ở trước tai.

Tiếp theo đó chúng ta khám ống tai ngoài và màng nhĩ.

  1. Tư thế của bệnh nhân :

Nếu bệnh nhân là người lớn chúng ta để họ ngồi đối diện với thầy thuốc, đầu quay về bên tai không khám.

Nếu là trẻ em nhỏ, nên cho nó đi đái, xong rồi chúng ta nên để cho bà mẹ bế con ngồi lên đùi của mình và ôm ghì đầu em bé vào ngực, như vậy em bé bớt sợ hãi và bớt giãy giụa.

Nếu là một em bé khó bảo, tốt hơn hết là nhờ một người hộ lý khỏe giữ chặt nó lại : hai chân kẹp chân em bé, tay phải quàng trước bụng nó và cầm chặt hai tay bệnh nhân, tay trái ôm ghì đầu nó vào ngực mình.

  1. Sử dụng spêculum tai :

Thầy thuốc đầu đội đèn Clar hoặc gương trán tập trung ánh sáng vào cửa tai, dùng tay phải (đối với tai trái) hoặc tay trái (đối với tai phải) kéo vành tai về phía sau và trên để đánh giá độ rộng của ống tai sau đó chọn một cái spêculum vừa cỡ với ống tai.

Nếu khám tai phải, nên cầm spêculum bằng tay phải, nếu khám tai trái thì cầm bằng tay trái. Nên hơ ấm dụng cụ trước khi cho vào tai. Trong khi đặt spêculum không nên đẩy thẳng từ ngoài vào trong mà phải len lỏi theo chiều cong của ống tai, tránh làm thương tổn thành ống tai.

Khi bắt đầu thấy màng nhĩ thì dừng lại không vào sâu nữa. Nếu ráy tai hoặc mủ che lấp màng nhĩ thì phải gắp ráy tai ra hoặc lau sạch mủ rồi mới xem tai. Động tác chùi sạch ống tai rất quan trọng, nó tránh cho chúng ta không mắc sai lầm khi đánh giá màng nhĩ và giúp chẩn đoán chính xác. Muốn thấy phần trên của màng nhĩ cần phải hướng phễu soi về phía trên và trước.

Ở hài nhi, ống tai có nhiều lông mịn che lấp màng nhĩ, chúng ta nên dùng dầu vaselin vuốt các lông này nằm xuống trước khi soi.

  1. Hình ảnh màng nhĩ bình thường :

Màng nhĩ hình trái xoan, màu trắng bóng như vỏ củ tỏi. Ở người lớn màng nhĩ nghiêng về phía ngoài 45 độ so với trục đứng của ống tai ngoài, ở hài nhi góc này lên trên 60 độ. Vì vậy nên màng nhĩ rất khó xem ở loại bệnh nhân này

Người ta chia màng nhĩ ra làm hai phần phần căng và phần chùng :

Ranh giới giữa hai phần là dây chằng nhĩ búa trước và dây chằng nhĩ búa sau. Giữa phần căng chúng ta thấy có điểm lõm, đó là rốn màng nhĩ tương xứng với cực dưới của cán búa. Cán búa là một cái gờ dọc đi từ bờ trên của phần căng xuống đến rốn màng nhĩ, nó hơi nghiêng về phía trước khoảng 15 độ.

Ở cực trên của cán búa có một điểm lồi bằng đầu kim ghim, được gọi là mỏm ngắn của xương búa. Về phía dưới và trước của màng nhĩ có một vùng sáng hình tam giác mà người ta quen gọi là tam giác sáng. Đó là sự phản chiếu ánh sáng đèn do mặt bóng của màng nhĩ.

Phần chùng bắt đầu từ phía trên dây chằng nhĩ búa, màng nhĩ ở đây màu hồng, dễ nhầm lẫn da của ống tai. Phần chùng còn được gọi là màng Srapnen (Shrapnell) và ngăn cách thượng nhĩ với ống tai ngoài.

Trong khi khám màng nhĩ chúng ta nên bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước bọt (nghiệm pháp Toynhee) để xem màng nhĩ có di động không. Chúng ta có thể thay thế nghiệm pháp này bằng cách bơm không khí vào ống tai với spêculum Sieglơ.

Trong trường hợp tai bị bệnh chúng ta sẽ thấy sự thay đổi về màu sắc, về độ bóng, độ nghiêng của màng nhĩ. Chúng ta cũng có thể thấy sự giãn mạch máu ở dọc theo cán búa, hoặc mức nước ở màng nhĩ. Trong trường hợp tai giữa tích mủ thì màng nhĩ sẽ căng. Sự vắng mặt của tam giác sáng và của những nếp gờ nói lên rằng màng nhĩ bị phù nề. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng hoặc có những sẹo mỏng, sẹo dày, sẹo dính, sẹo vôi hóa.

Màng nhĩ bình thường ở mỗi người có thể khác nhau vì vậy cần phải xem cả hai tai để có cơ sở so sánh.

  1. Khám vòi Ơxtasi. Chúng ta có nhiều cách thử để xem vòi nhĩ Ơxtasi có bị tắc không.

Nghiệm pháp Valsava: Bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và xì hơi thật mạnh làm phồng cả hai má. Nếu bệnh nhân có nghe tiếng kêu ở tai tức là vòi thông.

Nghiệm pháp Politzer: Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước, bịt một bên mũi. Thầy thuốc dùng quả bóng cao su to bơm không khí vào mũi bên kia trong khi bệnh nhân nuốt nước. Nếu bệnh nhân nghe tiếng kêu trong tai tức là vòi Ơxtasi thông.

Bệnh Đái tháo đường typ 2

I. ĐỊNH NGHĨA

Đái tháo đường “Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng glucose máu, (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein, (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch”.

II. NGUYÊN NHÂN – CƠ CHẾ SINH BỆNH

1. Nguyên nhân

Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường typ 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.

  • Yếu tố di truyền.
  • Yếu tố môi trường: là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Các yếu tố đó là:
  • Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.
  • Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…
  • Các stress về tâm lý.
    • Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không thể can thiệp được.

2.  Cơ chế bệnh sinh

  • Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin:
  • Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thường thấy ở người đái tháo đường typ 2 có kháng Tăng insulin máu, kháng insulin còn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa v.v…
  • Người đái tháo đường typ 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin- đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L.

3.  Biến chứng của bệnh

Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường typ 2 là gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Vì thế ngay tại thời điểm phát hiện bệnh trên lâm sàng người thày thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh.

III. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường – WHO; IDF – 2012, dựa vào một trong các tiêu chí:

  • Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl). Hoặc:
  • Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Hoặc:
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tế- IFCC). Hoặc:
  • Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).

Những điểm cần lưu ý:

  • Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày khác nhau
  • Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường typ 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)

  • Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l (140mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200mg/dl).
  • Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG): nếu glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l (100mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125mg/dl); và glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8mmol/l (< 140 mg/dl).
  • Mức HbA1c từ 5,6% đến 6,4%.

2.  Phân loại tóm tắt (Phân loại đơn giản)

  • Đái tháo đường typ 1

“Là hậu quả của quá trình huỷ hoại các tế bào beta của đảo tuỵ. Do đó cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong”.

  • Đái tháo đường typ 2
  • Các thể đặc biệt khác
    • Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
    • Bệnh lý của tuỵ ngoại tiết.
    • Do các bệnh nội tiết khác.
    • Nguyên nhân do thuốc hoặc hoá chất khác.
    • Nguyên nhân do nhiễm trùng
    • Các thể ít gặp, các bệnh nhiễm sắc thể…
  • Đái tháo đường thai kỳ

3. Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường typ 2

  • Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường typ 2
    • Tuổi trên 45.
    • BMI trên
    • Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
    • Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2).
    • Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.
    • Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặng trên 4000 gam, xảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…)
    • Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
  • Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh
    • Bước 1: Sàng lọc bằng câu hỏi, chọn ra các yếu tố nguy cơ.
    • Bước 2: Chẩn đoán xác định theo các tiêu chuẩn WHO, IDF-2012. Trình tự tiến hành: WHO-2011.

Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh đái tháo đườngGhi chú: XN – Xét nghiệm, ĐHLĐ – Đường huyết lúc đói, ĐHBK – Đường huyết bất kì, ĐH 2giờ – Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose, NPDNGĐU- Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, RLĐHLĐ – Rối loạn đường huyết lúc đói, RLDNG – Rối loạn dung nạp glucose, ĐTĐ – Đái tháo đường.

* Xác định lại chẩn đoán nếu đường máu lúc đói ban đầu 5,6-6,9 mmol/l hoặc đường máu bất kỳ 5,6-11,0 mmol/l. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, rối loạn đường huyết lúc đói khi glucose huyết lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/L.

** Nếu glucose huyết tương lúc đói dưới 7,0 mmol/l thì làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Nếu đường huyết ≥ 7,0 mmol/l, chẩn đoán là đái tháo đường.

# Người có chẩn đoán ĐTĐ hoặc RLĐHLĐ/ RLDNG mà không được xác định lại sẽ phải xét nghiệm lại sau 1 năm và căn cứ vào kết quả xét nghiệm sau 1 năm để xác định lần xét nghiệm tiếp theo.

III. ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

  • Hướng dẫn điều trị này chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở giai đoạn không có bệnh cấp tính – ví dụ nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng cấp, hoặc phẫu thuật, hoặc ung thư…
  • Hướng dẫn này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi, mắc bệnh ĐTĐ typ 2.

1.  Nguyên tắc chung

  • Mục đích
    • Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
    • Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo).
  • Nguyên tắc
    • Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh đái tháo đường.
    • Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu…
    • Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật…).

2.  Mục tiêu điều trị

Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Glucose máu-   Lúc đói

–   Sau ăn

Mmol/l 4,4 – 6,1

4,4 – 7,8

≤ 6,5

7,8 ≤ 9,0

> 7,0

> 9,0

HbA1c* % ≤ 7,0 > 7,0 đến ≤ 7,5 > 7,5
Huyết áp mmHg ≤ 130/80**≤ 140/80 130/80 – 140/90 > 140/90
BMI kg/(m)2 18,5 – 23 18,5 – 23 ≥ 23
Cholesterol          toàn phần Mmol/l < 4,5 4,5 – ≤ 5,2 ≥ 5,3
HDL-c Mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9
Triglycerid Mmol/l 1,5 ≤ 2,3 > 2,3
LDL-c Mmol/l < 1,7*** ≤ 2,0 ≥ 3,4
Non-HDL Mmol/l 2,5 3,4 – 4,1 > 4,1

* Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng. Như vậy, sẽ có những người cần giữ HbA1c ở mức 6,5% (người bệnh trẻ, mới chẩn đoán đái tháo đường, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh đi kèm); nhưng cũng có những đối tượng chỉ cần ở mức 7,5% (người bệnh lớn tuổi, bị bệnh đái tháo đường đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh đi kèm).

** Hiện nay hầu hết các hiệp hội chuyên khoa đã thay đổi mức mục tiêu: Huyết áp

<140/80 mmHg khi không có bệnh thận đái tháo đường và <130/80 mmHg cho người có bệnh thận đái tháo đường.

*** Người có tổn thương tim mạch, LDL-c nên dưới 1,7 mmol/ (dưới 70 mg/dl).

3.  Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị

Mục tiêu điều trị: phải nhanh chóng đưa lượng glucose máu về mức tốt nhất, đạt mục tiêu đưa HbA1c về dưới 7,0% trong vòng 3 tháng. Có thể xem xét dùng thuốc phối hợp sớm trong các trường hợp glucose huyết tăng cao, thí dụ:

  • Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói > 13,0 mmol/l có thể cân nhắc dùng hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
  • Nếu HbA1C > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói > 15,0 mmol/l có thể xét chỉ định dùng ngay Insulin.
  • Bên cạnh điều chỉnh glucose máu, phải đồng thời lưu ý cân bằng các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp theo mục tiêu…
  • Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm: glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, và HbA1c – được đo từ 3 tháng/lần. Nếu glucose huyết ổn định tốt có thể đo HbA1c mỗi 6 tháng một lần.
  • Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý đặc biệt về tình trạng người bệnh khi điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, có thể đánh giá theo mức glucose huyết tương trung bình (Xem phụ lục 3: Mối liên quan giữa glucose huyết tương trung bình và HbA1c), hoặc theo dõi hiệu quả điều trị bằng glucose máu lúc đói, glucose máu 2 giờ sau ăn.

Lựa chọn thuốc và phối hợp thuốc

  • Tham khảo hướng dẫn lựa chọn, phối hợp thuốc của IDF 2012

Những điều cần lưu ý khi sử dụng phác đồ này:

Lựa chọn ban đầu- với chế độ đơn trị liệu, nên dùng Metformin với những người có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) trên 23,0 và/hoặc vòng eo lớn – xem tiêu chuẩn IDF cho người châu Á, người có BMI dưới 23 nên chọn nhóm sulfonylurea.

Lưu ý những quy định của Bộ Y tế Việt Nam về sử dụng nhóm thuốc Thiazolidinedione.

Với những người có mức glucose máu cao (glucose lúc đói trên 13,0 mmol/l; HbA1c trên 9,0% phải theo hướng dẫn trên).

Xem thêm phần phụ lục (phụ lục 1).

  • Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc:

Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường typ 2- mục 2- (lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị);

Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3 tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.

  • Những nguyên tắc sử dụng insulin khi phối hợp insulin và thuốc hạ glucose máu bằng đường uống
    • Khoảng 1/3 số người bệnh đái tháo đường typ 2 buộc phải sử dụng insulin để duy trì lượng glucose máu ổn định. Tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng do thời gian mắc bệnh ngày càng được kéo dài. Duy trì mức glucose máu gần mức độ sinh lý, đã được chứng minh là cách tốt nhất để phòng chống các bệnh về mạch máu, làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người đái tháo đường.
    • Cần giải thích cho người bệnh hiểu và yên tâm với phương pháp điều trị phối hợp với insulin, hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi khi dùng insulin.
    • Chọn ống tiêm (bơm tiêm-syringe) phù hợp với loại insulin sử dụng: thí dụ chai insulin U 100, 1ml chứa 100 đơn vị insulin (một chai 10ml chứa 1000 đơn vị insulin), khi lấy thuốc tiêm cho người bệnh, phải dùng ống tiêm insulin 1ml chia theo đơn vị, gồm 100 đơn vị (U 100).
    • Bút tiêm insulin, bao gồm ống chứa 300 đơn vị, vặn nút phía trên bút để điều chỉnh chọn số lượng đơn vị insulin tiêm cho bệnh nhân.
    • CHÚ Ý: insulin tiêm theo đơn vị quốc tế (không dùng ml để tính lượng insulin tiêm cho bệnh nhân).

Chỉ định sử dụng insulin:

  • Có thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu HbA1C > 9,0% và glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l (270 mg/dL).
  • Người bệnh đái tháo đường typ 2 đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh có tổn thương gan…
  • Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.
  • Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…

Bắt đầu dùng insulin: Thường liều sulfonylurea được giảm đi 50% và chỉ uống vào buổi sáng.

  • Liều insulin thường bắt đầu với liều 0,1 đơn vị/kg cân nặng (0,1 UI/kg) loại NPH, tiêm dưới da trước lúc đi ngủ hoặc
  • Ngày hai mũi tiêm với insulin hỗn hợp (insulin premixed) tùy thuộc vào mức glucose huyết tương và/hoặc HbA1c.

CHÚ Ý: liều insulin tính bằng đơn vị quốc tế (UI), không tính bằng ml

Điều chỉnh liều insulin:

  • Khi tăng liều insulin tới 0,3U/kg mà vẫn không làm hạ được đường máu.
  • Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/ tuần.
  • Điều trị các bệnh phối hợp, các biến chứng nếu có; Bổ sung vitamin và khoáng chất.

V. TIỂN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiến triển

Đái tháo đường typ 2 là một bệnh tiến triển tịnh tiến. Những biến chứng của bệnh luôn phát triển theo thời gian mắc bệnh.

2.  Biến chứng

  • Biến chứng cấp tính
    • Hôn mê nhiễm toan ceton:
    • Hạ glucose máu
    • Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton
    • Hôn mê nhiễm toan lactic
    • Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
  • Biến chứng mạn tính

Thường được chia ra bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ hoặc theo cơ quan bị tổn thương :

  • Bệnh mạch máu lớn: Xơ vữa mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, xơ vữa mạch não gây đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch.
  • Bệnh mạch máu nhỏ: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường (Bệnh lý thần kinh cảm giác – vận động, thần kinh tự động)

Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: Loét bàn chân đái tháo đường.

VI.  PHÒNG BỆNH

Nội dung phòng bệnh đái tháo đường bao gồm: phòng để không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ý nghĩa của việc phòng bệnh trong đái tháo đường không kém phần quan trọng so với việc điều trị bệnh vì nó cũng là một phần của điều trị.

  • Phòng bệnh cấp 1: Sàng lọc để tìm ra nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao; can thiệp tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.
  • Phòng bệnh cấp 2: với người đã bị mắc bệnh đái tháo đường; nhằm làm chậm xảy ra các biến chứng; làm giảm giảm mức độ nặng của biến chứng. Nâng cao chất lượng sống cho người mắc bệnh.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THỪA CÂN, BÉO PHÌ DỰA VÀO BMI VÀ SỐ ĐO VÒNG EO ÁP DỤNG CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CHÂU Á – IDF, 2005

 

 

Phân loại

 

BMI (kg/m2)

Yếu tố nguy cơ phối hợp
Số đo vòng eo

<90 cm (với nam) ³ 90cm

<80cm (với nữ) ³ 80 cm

Gày < 18,5 Thấp (nhưng là yếu Bình thường
tố  nguy  cơ  với  các
bệnh khác)
Bình thường 18,5 – 22,9 Bình thường Tăng
Béo ³ 23
+ Có nguy cơ 23 – 24,9 Tăng Tăng trung bình
+ Béo độ 1 25 – 29,9 Tăng trung bình Nặng
+ Béo độ 2 ³ 30 Nặng Rất nặng

 

LIÊN QUAN GIỮA GLUCOSE HUYẾT TƯƠNG TRUNG BÌNH VÀ HBA1C

HbA1c % Glucose huyết tương (mg/dl) Glucose huyết tương ( mmol/l)
6 126 7,0
7 154 8,6
8 183 10,2
9 212 11,8
10 240 13,4
11 269 14,9
12 298 16,5

Xem thêm:

Thuốc nam điều trị Đái tháo đường

Bao cao su dành cho nữ (bao cao su bên trong)

Bao cao su dành cho nữ là gì?

Có nhiều hình thức tránh thai khác nhau, và bao cao su dành cho nữ là một loại phương pháp ngăn ngừa thai bằng cách tạo ra rào cản, giúp tránh thai và bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Nó còn được gọi là “femidom” hoặc “bao cao su bên trong” vì nó được sử dụng bên trong âm đạo.

Bao cao su dành cho nữ là một ống mỏng làm từ cao su nitrile hoặc latex tổng hợp, được đưa vào âm đạo và lấy ra sau khi quan hệ tình dục. Chất liệu cao su này tạo ra một rào cản vật lý ngăn tinh trùng không thể vượt qua. Rào cản này ngăn tinh trùng tiếp cận trứng. Nếu tinh trùng không gặp trứng, bạn sẽ không mang thai.

Bất kỳ ai có âm đạo đều có thể sử dụng nó theo cách này. Bạn cũng có thể đưa nó vào hậu môn để quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Bao cao su bên trong vs. bao cao su bên ngoài

Khi nhắc đến bao cao su, hầu hết mọi người nghĩ đến bao cao su bên ngoài (còn được gọi là “bao cao su nam”), một túi cao su bao phủ bên ngoài dương vật, giống như đeo găng tay vào tay.

Bao cao su bên trong được sử dụng bên trong âm đạo. Chúng cũng có thể được đưa vào hậu môn.

Bao cao su bên trong và bên ngoài có hình dáng hơi giống nhau, nhưng bao cao su bên trong chỉ có một kích cỡ duy nhất và có độ rộng lớn hơn nhiều.

Bao cao su dành cho nữ (bên trong) hoạt động như thế nào?

Bao cao su giúp ngăn tinh trùng xâm nhập vào tử cung, từ đó ngăn ngừa mang thai. Đồng thời, nó bảo vệ bạn và đối tác khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bằng cách ngăn cản tiếp xúc với dịch tình dục của nhau.

Vì bao cao su dành cho nữ là một phương pháp ngăn ngừa thai bằng rào cản, nó hoạt động như một rào cản vật lý (giống như ô che mưa) để chặn tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Nó cũng ngăn chặn dịch tình dục, có thể mang theo tinh trùng hoặc vi khuẩn, lan truyền giữa các đối tác.

Nếu bạn sử dụng bao cao su dành cho nữ, đối tác của bạn không cần phải đeo bao cao su nam. Nếu sử dụng hai loại bao cao su cùng một lúc, chúng có thể bị rách.

Nếu bao cao su bị rách hoặc bạn không sử dụng đúng cách, bạn sẽ không được bảo vệ khỏi việc mang thai hoặc STIs. Bạn cần đảm bảo:

  • Bao bì không bị hỏng trước khi sử dụng bao cao su.
  • Bao cao su chưa hết hạn sử dụng.
  • Bạn sử dụng bao cao su trong suốt thời gian quan hệ.
  • Bao cao su không bị rách.
  • Dương vật của đối tác luôn ở bên trong bao cao su và không trượt ra ngoài.
  • Bao cao su không bị tuột ra trong khi quan hệ.
  • Phần bên ngoài của bao cao su không trượt vào bên trong âm đạo.

Cách sử dụng bao cao su dành cho nữ

Bao cao su dành cho nữ có viền ở mỗi đầu. Bạn đặt đầu có viền kín vào sâu trong âm đạo và để đầu mở bao phủ phần ngoài của âm đạo. Khi quan hệ, dương vật của đối tác sẽ xâm nhập vào âm đạo thông qua ống bao cao su.

Để bao cao su bên trong hoạt động hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải sử dụng đúng cách mỗi lần. Bạn cần đưa nó vào trước khi quan hệ tình dục, trước khi tiếp xúc da thịt hay sử dụng chung đồ chơi tình dục chạm vào âm đạo hoặc hậu môn.

Các bước thực hiện:

  1. Giữ bao cao su chưa mở ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hầu hết bao cao su không hoạt động nếu tiếp xúc với nhiệt quá nhiều (ví dụ, nếu bạn để chúng trong ô tô nóng).
  2. Kiểm tra gói bao cao su. Đảm bảo rằng nó không bị rách, hư hỏng hoặc hết hạn. Mở bao cẩn thận để tránh rách bao cao su do trang sức, răng, hoặc móng tay.
  3. Thêm chất bôi trơn. Đây là chất lỏng hoặc dạng gel giúp ngăn bao cao su trượt hoặc bị rách. Nó cũng ngăn ma sát để quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn. Bao cao su bên trong có sẵn chất bôi trơn, nhưng một số người thích thêm nhiều hơn. Sử dụng chất bôi trơn gốc nước, dầu hoặc silicone (nếu bạn sử dụng đồ chơi tình dục, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng; một số chất bôi trơn có thể làm hỏng đồ chơi và tăng nguy cơ STIs).
  4. Tìm vị trí thoải mái. Bạn có thể đưa bao cao su vào khi nằm, ngồi trên mép ghế, hoặc đứng với một chân trên ghế.
  5. Đưa bao cao su vào. Tìm vòng dày ở đầu kín của bao cao su. Vòng này giúp bạn đưa và giữ bao cao su ở đúng vị trí. Bóp hai bên của vòng lại (tạo hình số tám). Đặt vòng vào âm đạo (hoặc hậu môn) như bạn đặt tampon. Đẩy bao cao su vào sâu nhất có thể cho đến khi nó chạm cổ tử cung. Bao cao su sẽ tự nhiên giãn ra để lấp đầy không gian, ngay cả khi bạn không cảm nhận được gì. Khi rút tay ra, phần đầu mở nên thò ra khoảng một inch, bao phủ lỗ âm đạo. Kiểm tra xem vật liệu có bị xoắn không.
  6. Quan hệ. Hướng dẫn đối tác đưa dương vật vào bao cao su. Bao cao su có thể di chuyển một chút trong quá trình quan hệ là bình thường. Sử dụng bao cao su suốt thời gian quan hệ. Nếu chuyển sang hình thức quan hệ khác (ví dụ, từ hậu môn sang miệng), hãy sử dụng một bao cao su mới.

Dừng quan hệ nếu:

  • Bao cao su bị rách
  • Bao cao su bị tuột ra ngoài
  • Vòng ngoài của bao cao su bị đẩy vào bên trong âm đạo
  • Dương vật trượt ra ngoài bao cao su

Nếu bất kỳ tình huống nào trên xảy ra, hãy lấy bao cao su cũ ra và đặt một cái mới. Bạn cũng có thể xem thông tin về biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Tháo bao cao su ra. Xoắn nhẹ vòng ngoài để tránh làm đổ tinh dịch bên trong bao cao su. Kéo bao ra nhẹ nhàng trước khi đứng dậy.

Vứt bao cao su đi. Đừng xả nó xuống bồn cầu vì có thể gây tắc nghẽn. Hãy vứt vào thùng rác. Không bao giờ tái sử dụng bao cao su.

Nếu bao cao su bị trượt, rách hoặc tuột ra:

  • Không thụt rửa. Rửa sạch vùng đó có thể gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).
  • Sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp (còn được gọi là “thuốc tránh thai buổi sáng”). Hãy uống thuốc càng sớm càng tốt, trong vòng 5 ngày (120 giờ), tốt nhất là trong vòng 4 ngày. Một lựa chọn khác là đặt vòng tránh thai không chứa hormone bằng đồng trong vòng 5 ngày (120 giờ).
  • Kiểm tra STIs. Bạn có thể làm xét nghiệm tại phòng khám bác sĩ hoặc phòng khám sức khỏe tình dục. Ngay cả khi bạn chưa có quan hệ tình dục không an toàn, hãy kiểm tra định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.
  • Hỏi về liệu pháp phơi nhiễm dự phòng (PEP) cho HIV. Nếu bạn cho rằng mình đã tiếp xúc với HIV, hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc kháng virus này. Uống nó trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục không an toàn có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng phát triển.

Hiệu quả của bao cao su dành cho nữ

Bao cao su dành cho nữ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai và STIs. Chúng có hiệu quả khi quan hệ qua âm đạo, miệng, hậu môn, cũng như khi sử dụng chung đồ chơi tình dục và trong một số trường hợp tiếp xúc da thịt. Tuy nhiên, để bao cao su hoạt động hiệu quả, bạn cần sử dụng đúng cách mỗi lần quan hệ.

Khi nói về khả năng ngăn ngừa mang thai, bao cao su dành cho nữ hiệu quả gần bằng bao cao su nam.

  • Đối với các cặp đôi sử dụng đúng cách, bao cao su dành cho nữ có hiệu quả khoảng 95%. Điều này có nghĩa là trong 100 người có âm đạo sử dụng, sẽ có 5 người mang thai. Trong khi đó, nếu đối tác luôn sử dụng bao cao su nam đúng cách, thì 2 trong số 100 người sẽ mang thai.
  • Đối với những cặp đôi không luôn sử dụng đúng cách, bao cao su dành cho nữ chỉ hiệu quả khoảng 79%, nghĩa là 21 trong số 100 người có âm đạo sẽ mang thai. Trong khi đó, với những người mà đối tác không sử dụng bao cao su nam đúng cách, có 18 trong số 100 người sẽ mang thai.

Ưu điểm của bao cao su dành cho nữ

Bao cao su dành cho nữ có nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Giúp ngăn ngừa mang thai và STIs. Bao cao su dành cho nữ giảm nguy cơ mang thai và STIs cho cả bạn và đối tác. Thường thì chúng có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa mang thai. Ngoài ra, vòng ngoài bao phủ diện tích rộng hơn so với bao cao su nam, cung cấp thêm sự bảo vệ khỏi STIs.
  • Giúp bạn kiểm soát. Sử dụng bao cao su dành cho nữ giúp bạn có quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Không ảnh hưởng đến hormone. Bao cao su dành cho nữ không chứa hormone, do đó giảm thiểu tác dụng phụ.
  • Không chứa latex. Bao cao su FC2, loại duy nhất được FDA phê duyệt, không chứa cao su tự nhiên, phù hợp cho người dị ứng với latex.
  • Không cần chọn kích cỡ. Bạn không cần lo lắng về việc chọn đúng kích cỡ hay phải điều chỉnh. Vì bao cao su rộng, nó có thể phù hợp với nhiều kích cỡ dương vật khác nhau.
  • Không cố định. Một số biện pháp tránh thai không thể đảo ngược, nhưng với bao cao su dành cho nữ, bạn có thể chọn khi nào muốn sử dụng mà không cần phải đeo liên tục.
  • Có thời gian linh hoạt. Bạn có thể sử dụng bao cao su nữ trong khi có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, hoặc sau khi sinh, sảy thai, hoặc phá thai.
  • Có thể chuẩn bị trước. Bao cao su FC2 có thể được đưa vào trước 2 giờ, trong khi các phiên bản khác có thể được đặt trước 8 giờ. Nếu bạn dự định quan hệ và không muốn quên biện pháp tránh thai, đây là lựa chọn tuyệt vời.
  • Tiện lợi. Bao cao su dành cho nữ có thời hạn sử dụng dài. Không giống như hầu hết bao cao su khác, bao cao su FC2 không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hay độ ẩm.
  • Có thể kết hợp với các biện pháp tránh thai khác. Bạn có thể sử dụng bao cao su dành cho nữ cùng với vòng tránh thai hoặc thuốc uống tránh thai. Một số người thêm chất diệt tinh trùng, nhưng các nghiên cứu chưa chỉ ra liệu điều này có làm tăng hiệu quả hay không. Bao cao su dành cho nữ không thể dùng với màng ngăn, nắp cổ tử cung, miếng bọt biển hoặc vòng tránh thai NuvaRing. Quan trọng nhất, không nên dùng cùng với bao cao su nam, vì điều này có thể gây rách bao.
  • Thích hợp cho quan hệ qua đường hậu môn và miệng. Bao cao su dành cho nữ có thể dùng khi quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng. Dùng một bao cao su mới mỗi lần thay đổi hình thức quan hệ.
  • Tạo sự thoải mái và thú vị. Vòng ngoài có thể kích thích âm vật, và một số người cảm thấy hài lòng hơn khi sử dụng bao cao su nữ so với bao cao su nam. Nó cũng thoải mái hơn cho những người có dương vật lớn. Bạn có thể sử dụng nó ngay cả khi đối tác không cương cứng và họ không cần phải rút dương vật ngay sau khi xuất tinh. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy bao cao su bên trong mang lại sự thoải mái hơn cho những người có dương vật chưa cắt bao quy đầu.

Nhược điểm của bao cao su dành cho nữ

Bao cao su dành cho nữ có một số nhược điểm. So với bao cao su nam, chúng có tỷ lệ thất bại cao hơn, khó tìm mua hơn và có giá đắt hơn. Những nhược điểm khác bao gồm:

  • Hiệu quả kém hơn so với các biện pháp tránh thai khác. Trong mỗi 100 người có âm đạo sử dụng bao cao su nữ, có khoảng 21 người sẽ mang thai. Trong khi đó, nếu đối tác sử dụng bao cao su nam, con số này là 15.
  • Khó tìm hơn bao cao su nam. Nhiều phòng khám sức khỏe và cửa hàng chỉ có bao cao su nam.
  • Giá cao hơn so với bao cao su nam. Bao cao su nữ có thể đắt hơn gấp năm lần so với bao cao su nam.
  • Kém kín đáo hơn các biện pháp tránh thai khác. Bao cao su nữ lớn hơn bao cao su nam, do đó khó nhét vào túi hoặc ví nhỏ.
  • Khó hoặc không thoải mái khi đưa vào. Một nghiên cứu cho thấy một nửa số phụ nữ gặp khó khăn khi đưa bao vào. Ngoài ra, một số người không thích chạm vào vùng kín của họ.
  • Có thể gây kích ứng. Một số người cảm thấy không thoải mái hoặc đau khi đưa bao vào hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Có thể làm giảm khoái cảm. Nhiều người nhận thức được sự hiện diện của bao cao su trong khi quan hệ, và điều này có thể làm giảm cảm giác.
  • Có thể trượt khỏi vị trí. Bao cao su nữ có thể di chuyển trong quá trình quan hệ và trượt vào âm đạo hoặc hậu môn.
  • Có thể gây tiếng ồn khi quan hệ. Bao cao su nữ thường phát ra tiếng kêu khi di chuyển, gây mất tập trung cho một số người.
  • Bao cao su nữ có thể không phù hợp với bạn nếu bạn dị ứng với latex nhân tạo, nitrile, polyurethane hoặc nếu bạn cảm thấy nó không hoạt động hiệu quả.

Kết luận

Bao cao su nữ là một phương pháp tuyệt vời để ngừa thai và bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chúng hoạt động như một rào cản, ngăn tinh trùng tiếp cận tử cung. Giống như các biện pháp tránh thai khác, bao cao su nữ có nhiều ưu và nhược điểm. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bạn.

Câu hỏi thường gặp về bao cao su nữ

  • Bao cao su nữ có mang lại cảm giác tốt hơn cho nam giới không? Tùy thuộc vào kích thước dương vật và sở thích của cặp đôi. Một số người thích bao cao su nữ vì chúng không quá chật và mang lại cảm giác tình dục tốt hơn bao cao su nam. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy kém thoải mái hơn do kích thước lớn của bao.
  • Bao cao su nữ có bị tuột không? Việc bao di chuyển một chút trong khi quan hệ là bình thường, nhưng nó không nên bị tuột hoặc rơi ra ngoài. Cần cẩn thận để không đẩy bao vào trong âm đạo.
  • Bao cao su nữ giữ ở vị trí như thế nào? Vòng bên trong được đặt vào âm đạo giúp cố định bao cao su tại chỗ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn thận để tránh bao bị tuột, rơi ra hoặc bị đẩy vào âm đạo khi quan hệ.
  • Tại sao bao cao su nữ lại đắt như vậy? Bao cao su nữ đắt hơn bao cao su nam có thể là do chúng ít phổ biến và không được sử dụng rộng rãi.

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Cơ chế tác dụng

-Sự hủy xương: Cho đến nay các thuốc được dùng điều trị loãng xương có tác dụng chủ yếu là chống lại quá trình hủy xương bằng cách ức chế quá trình hủy xương. Các thuốc gồm hormone điều trị thay thế Biphosphonatri, Raloxifene, Calcitriol, Calcitonin tác dụng phòng mất xương liên quan đến mãn kinh và tuổi.

Các thuốc điều trị chống hủy xương làm tăng mật độ khoáng của xương rõ rệt tương ứng với quá trình tạo xương. Trong nhiều trường hợp mật độ xương sau điều trị được duy trì kiểu hình cao nguyên. Trong một số trường hợp có thể mật độ xương cao hơn. Các thuốc điều trị chống hủy xương như Alendronate có thể duy trì mật độ xương tăng cao hơn (mặc dù mức độ tăng rất nhẹ) là do tăng quá trình tạo xương.

-Sự tạo xương: Các chất làm tăng quá trình đồng hóa xương như hormone tuyến cận giáp (PTH parathyrord hormone) và muối natri flourid tác dụng bằng cách kích thích tăng sự tạo xương. Việc sử dụng các thuốc này làm tăng đáng kể mật độ xương và duy trì dồi dào mật độ xương.

-Các cơ chế khác: Các bằng chứng cho thấy Strontium ranenate tác dụng bằng cách can thiệp vào quá trình bảo vệ xương, tăng sự bền của xương bằng cơ chế tác dụng làm thay đổi trong chất căn bản của xương, tăng sự tổng hợp các chất khoáng trong khi vẫn duy trì quá trình tạo xương và giảm hủy xương.

Sự đáp ứng với điều trị

Trong những bệnh nhân loãng xương không được điều trị thì giảm mật độ xương là yếu tố tiên lượng nguy cơ gãy xương. Mức độ tăng mật độ xương của các biện pháp can thiệp điều trị có giá trị tiên lượng rất kém về nguy cơ gãy xương và hiệu quả của các biện pháp điều trị. Ngược lại, có một số bằng chứng cho thấy giảm các marker sinh học của chu chuyển xương, và hủy xương sau khi điều trị bằng các thuốc chống loãng xương có thể là yếu tố tiên lượng về khả năng giảm tỉ lệ gãy xương. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chu chuyển xương cũng như việc xác định sức bền của xương. Vai trò các xét nghiệm sinh hóa về chu chuyển xương trong đánh giá đáp ứng với điều trị bằng hormone cận giáp (PTH) và Strontium ranelate hiện vẫn chưa xác định rõ.

Điều trị loãng xương có hiệu quả nhanh trong vòng 6- 18 tháng làm giảm tỉ lệ gãy xương. Tỉ lệ này liệu có giảm đi hay không sau khi ngừng điều trị vẫn chưa rõ ràng.

Hình ảnh loãng xương
Hình ảnh loãng xương

Nói chung, quá trình mất xương diễn ra từ từ, hàng năm mặc dù tác dụng của thuốc có thể kéo dài hơn nhất là nhóm Biphosphonate (Alendronate). Thời gian điều trị hợp lý là bao lâu hiện cũng chưa xác định. Việc tiếp tục mất xương sau khi dừng các biện pháp điều trị làm tăng nguy cơ gãy xương trở lại, do đó khó xác định hiệu quả của các biện pháp điều trị. Ngược lại khi điều trị dùng thuốc kéo dài có thể ức chế chu chuyển xương, làm tăng sự biến đổi vi cấu trúc của xương và làm cho sức bền của xương bị giảm.

Theo dõi điều trị

Đối với hầu hết các bệnh nhân bị loãng xương thì việc đo mật độ xương là biện pháp duy nhất để đánh giá sự đáp ứng với điều trị. Đo mật độ xương cũng có thể giúp bệnh nhân yên tâm là điều trị đã có kết quả và do đó sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn. Khả năng đánh giá kết quả điều trị thực tế bằng máy đo mật độ xương phụ thuộc vào độ chính xác của kỹ thuật, tỉ lệ mất xương dự kiến ở người không được điều trị, và mức độ thay đổi mật độ xương ở người được điều trị. Nói chung để chứng minh hiệu quả điều trị có ý nghĩa ở từng bệnh nhân đòi hỏi khoảng 2 năm đối với cột sống và ít nhất là 3 năm đối với cơ xương đùi. Do đó việc xác định chắc chắn không đáp ứng với điều trị cần đầy đủ bằng chứng cụ thể là lý tưởng nhất, nhưng rất khó thực hiện.

Do vậy tỉ lệ phần trăm thực sự không đáp ứng với điều trị được cho là rất thấp. Trong hầu hết các trường hợp theo dõi điều trị thường xuyên là không đủ khả năng để quyết định thay đổi biện pháp điều trị. Đề nghị có lý hơn khi chỉ đo mật độ xương ở cuối giai đoạn điều trị (thông thường là 5-10 năm) để đánh giá xem liệu có cần thiết phải điều trị lâu hơn nữa hay không để bảo vệ, chống gãy xương.

Hầu hết các ca không đáp ứng với điều trị là do không hợp tác hoặc không tuân thủ điều trị. Nên biện pháp tốt nhất là phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho bệnh nhân về sự cần thiết phải điều trị, trao đổi thẳng thắn với bệnh nhân về các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, cung cấp các tài liệu, bằng chứng việc giảm nguy cơ gãy xương ở những người được điều trị (không phải là thông tin về các triệu chứng). Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiếp xúc, trao đổi với những người khỏe ngay sau vài tháng kể từ khi bắt đầu điều trị làm củng cố thêm hiệu quả tư vấn, khả năng hợp tác và tuân thủ điều trị tốt hơn.

Theo dõi mật độ xương thường được khuyên dùng trong những tình huống mà đáp ứng với điều trị khó dự đoán, ví dụ bệnh nhân đang dùng Glucocorticoid liều cao, hội chứng kém hấp thu và ở những nhóm bệnh nhân trong đó hiệu quả của các biện pháp điều trị không có bằng chứng rõ ràng như ở nam giới, phụ nữ chưa mãn kinh.

Đo các xét nghiệm sinh học (Bromarker) có thể được dùng để theo dõi điều trị. Tuy vậy sự liên đới của các kết quả xét nghiệm sinh học này, sự sai số của các kỹ thuật đo lường đã hạn chế việc ứng dụng cho từng trường hợp cụ thể và chưa có bằng chứng đủ manh để khẳng định toàn bộ sau đợt điều trị.

Những điểm chú ý trong quan điểm dùng xử trí điều trị loãng xương:

-Điều trị loãng xương là nhằm mục tiêu giảm nguy cơ gãy xương và giảm các triệu chứng liên quan đến gãy xương.

-Các thuốc điều trị thường dùng gồm: Alendronate, Ibadronate, Risedronate, Zoledronate, Raloxifene, Strontium ranelate, Teripartide, Parathyoid hormone (PTH) và hormone điều trị thay thế (HRT).

-Đặc điểm bệnh nhân là yếu tố quan trọng để lựa chọn biện pháp điều trị.

-Thuốc có thể làm giảm nguy cơ gãy xương do ức chế hủy xương và kích thích tạo xương, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên.

-Biện pháp điều trị không dùng thuốc: Gồm hướng dẫn thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, và bảo vệ khớp háng (tùy thuộc từng trường hợp cụ thể).

Nói chung theo dõi thường xuyên kết quả điều trị là không cần thiết để thay đổi thái độ xử trí bệnh nhân nhưng đo mật độ xương được tiến hành khi đáp ứng điều trị khó xác định (như ở nam giới, phụ nữ tiền mãn kinh, sử dụng Glucocorticoid liều cao).

Bệnh hẹp van hai lá và phương pháp phẫu thuật

Hẹp van hai lá là một bệnh tim mắc phải thường hay gặp nhất, nó chiếm khoảng 90% tất cả các bệnh thấp gây ra.Bệnh hẹp van hai lá

Van hai lá là một tổ chức phức tạp, gồm có hai lá van, vòng xơ của van, các trụ cơ và các dải gân. Tổn thương bệnh lý do thấp thường thấy ở lớp màng trong tim (endocarde) bao phủ trên các tổ chức của van hai lá kể trên. Lỗ van hai lá bình thường có thể đút lọt hai ngón tay trỏ. Diện tích của van hai lá đo được chừng 4cm2. Sau khi mắc bệnh viêm màng trong tim cấp tính do thấp, các lá van bị phù nề, dày ra, đóng thành sẹo, co dúm lại. Trong trường hợp đó, các mép van tim dính lại với nhau, làm cho diện tích của van hai lá bị nhỏ đi, hình thành bệnh hẹp van hai lá. Hẹp van hai lá còn có thể hình thành khi vòng xơ của van hai lá bị tổn thương, khi các dây gân dưới van bị dính lại với nhau. Trong một số lớn các trường hợp, thường thấy cả hẹp và hở van hai lá trên một bệnh nhân.

Năm 1959, B. V. Pêtrôvski đề nghị một bảng phân loại phẫu thuật về bệnh của van hai lá như sau:

Nhóm I: Hẹp van hai lá khít đơn thuần, không có hở lỗ van hai lá. Lỗ van hẹp có đường kính khoảng 0,4 – 0,6cm.

Nhóm II: Hẹp van hai lá khít với đường kính của lỗ van khoảng 0,6 – lcm, có kèm theo hở nhẹ van hai lá. Trong trường hợp này, phẫu thuật viên chỉ cảm thấy dòng máu trào ngược nhẹ khi để đầu ngón tay trỏ ngay trên lỗ van hai lá trước khi tiến hành thủ thuật mở rộng lỗ van (máu trào ngược độ I).

Nhóm III: Lỗ van hai lá hẹp có đường kính khoảng 1 – l,8cm, phẫu thuật viên cảm thấy dòng máu trào ngược rõ khi đặt ngón tay trỏ ở khoảng giữa buồng tâm nhĩ (máu trào ngược độ II). Nhóm III có thể coi như nhóm hẹp lỗ van hai lá ở mức độ ngang nhau.

Nhóm IV: Hở lỗ van hai lá đơn thuần, trong trường hợp này phẫu thuật viên cảm thấy dòng máu trào ngược ngay khi mới đút ngón tay trỏ vào trong tâm nhĩ trái (máu trào ngược độ III).

Nhóm V: Hẹp lỗ van hai lá rõ rệt kết hợp với tổn thương ở van tim khác, thường thấy kết hợp với bệnh ở van động mạch chủ.

Qua kinh nghiệm mổ xẻ điều trị cho trên 300 bệnh nhân của van hai lá, chúng tôi thêm vào bảng phân loại B. V. Pêtrôvski một nhóm nằm ở giữa nhóm thứ III và nhóm thứ IV theo B. V. Pêtrôvski: đó là nhóm hẹp hở lỗ van hai lá phối hợp với tình trạng hở van hai lá chiếm ưu thế (hở lỗ van hai lá rõ rệt có kèm theo hẹp van hai lá nhẹ).

Cơ tim có khả năng làm việc bù trừ lớn. Nhờ sự co bóp tăng lên và mạnh lên mà tim có thể đẩy được hết số máu ở tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái qua lỗ van bị hẹp.

Sự rối loạn tuần hoàn biểu hiện trong bệnh hẹp van hai lá như sau: vì lỗ van hai lá bị hẹp nên sự lưu thông máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái rất khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, áp lực trong tâm nhĩ trái tăng lên, thành tâm nhĩ trái bị dày và căng ra. Trong khi đó, tâm thất trái nhận được ít máu và làm việc không tận dụng hết khả năng. Các mạch máu của vòng tiểu tuần hoàn (tức là các mạch máu ở phổi) tràn ngập đầy máu và căng ra. Mức độ hẹp lỗ van hai lá càng khít bao nhiêu thì hiện tượng tràn ngập máu ở vòng tiểu tuần hoàn càng tăng lên cao và càng làm cản trở công việc của tâm thất phải bấy nhiêu. Tâm thất phải phải làm việc gắng sức nhiều mới vượt được sức cản của áp lực trong vòng tiểu tuần hoàn và đẩy được máu vào đó. Cơ tim của tâm thất phải dần dần dày ra và áp lực trong tâm thất phải cũng tăng dần lên. Sau đó, áp lực trong tâm nhĩ phải tăng lên theo, và cuối cùng, tăng áp lực trong toàn hệ thống tĩnh mạch của toàn cơ thể. Gan to ra và bị ứ máu. Xuất hiện phù toàn thân vì thận bị ứ máu, chức năng lọc của thận bị kém đi.

Tim to và có hình dáng đặc biệt mà người ta thường gọi là “tim bò” do tâm thất phải và hai tâm nhĩ giãn to tạo thành. Sự ứ đọng máu ở vòng tiểu tuần hoàn làm cản trở sự trao đổi khí ở phổi.

Bệnh hẹp lỗ van hai lá thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn là gặp ở nam giới (tỷ lệ khoảng 2:1). Bệnh thường phát triển ở tuổi trẻ, trung bình từ 30 – 35 tuổi.

Nghề nghiệp không có ảnh hưởng gì mấy đến sự phát triển bệnh hẹp van hai lá. Tuy vậy, làm việc lâu ở những nơi ẩm thấp và lạnh, hoặc cơ thể bị lạnh liên tục cũng ảnh hưởng không phải là ít tới sự phát triển bệnh thấp là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành bệnh hẹp lỗ van hai lá và bệnh ở một số lỗ van tim khác.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh hẹp lỗ van hai lá chỉ xuất hiện sau một thời gian nào đó khi diện tích của lỗ van hẹp dưới 2cm2. Đôi khi, sự đóng vôi trong các nắp van tim hoặc sự hình thành các cục máu trong tâm nhĩ trái có thể làm cho bệnh cảnh lâm sàng của bệnh hẹp van hai lá nặng lên, không phụ thuộc vào kích thước của lỗ van bị hẹp.

Tuy vậy, trong các trường hợp không có các biến chứng lâm sàng của bệnh hẹp van hai lá, bệnh nặng hay nhẹ tùy theo mức độ hẹp khít lỗ van và trạng thái tổn thương ở cơ tim.

Dưới đây là các triệu chứng lâm sàng chính của bệnh hẹp lỗ van hai lá:

– Khó thở: đó là triệu chứng chung của tất cả các loại suy tim. Triệu chứng này xuất hiện khi trái tim không còn đủ sức để cung cấp máu bình thường cho cơ thể và không đảm bảo được đầy đủ việc trao đổi khí ở phổi. Sự phát sinh ra triệu chứng khó thở có liên quan chặt chẽ đến sự giảm lưu lượng máu của tim và sự rối loạn cơ chế ngoại hô hấp. Lỗ van hai lá càng hẹp khít bao nhiêu thì triệu chứng khó thở khi làm việc gắng sức càng tăng bấy nhiêu.

– Tim đập nhanh: đó là triệu chứng thường xuyên của bệnh hẹp van hai lá, nó là biểu hiện của cơ chế bù trừ trong điều kiện giảm lưu lượng tim.

– Ho ra máu và phù phổi: đó là những dấu hiệu hiếm gặp hơn, nhưng nó là những triệu chứng điển hình của bệnh hẹp van hai lá. Nguyên nhân của ho ra máu là sự ứ đọng máu rõ rệt trong các tĩnh mạch phổi và vỡ các tĩnh mạch dưới niêm mạc phế quản. Viêm các mạch máu ở phổi do thấp cũng là những nguyên nhân gây ho ra máu. Hiếm hơn, thấy ho ra máu do nhồi máu trong nhu mô phổi. Phù phổi thường xảy ra trong các trường hợp tăng áp lực ở vòng tiểu tuần hoàn, từ đó xuất hiện hiện tượng co thắt các tiểu động mạch ở trong phổi, làm cản trở dòng máu chảy về tâm nhĩ trái. Áp lực mao mạch tăng sẽ làm tăng sự hủy hoại chuyển hóa các chất. Sự thiếu dưỡng khí sẽ làm tăng tính chất thấm của thành mạch, từ đó sẽ làm tăng sự thấm phần dịch của máu vào trong các phế bào và dẫn tới phù phổi. Phù phổi thường thấy giai đoạn II của trạng thái suy tuần hoàn vì lúc đó chức năng của tâm thất phải còn khá tốt. Triệu chứng ho (không có máu) trong bệnh hẹp van hai lá còn là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản do ứ đọng.

– Đau ở vùng tim: thường là hậu quả của sự chèn ép động mạch vành trái bởi nhĩ trái lớn và động mạch phổi giãn to. Ngoài ra, sự thiếu máu ở động mạch vành do giảm lưu lượng máu trong tim cũng có thể gây nên triệu chứng đau ỗ vùng tim.

– Yếu toàn thân: đây là dấu hiệu thấy thường xuyên ở các bệnh nhân bị bệnh hẹp lỗ van hai lá. Nguyên nhân của triệu chứng này là sự thiếu dưỡng khí mạn tính của cơ thể nói chung, và của các cơ nói riêng.

Ở những bệnh nhân bị hẹp van hai lá thường xuất hiện sớm các dấu hiệu má tím hồng, môi, mũi, ngón tay, ngón chân tím nhợt do ảnh hưởng của sự rối loạn trao đổi khí ở phổi. Nhìn thấy tim đập ở dưới mỏm xương ức. Dấu hiệu này chứng tỏ tâm thất phải đã giãn to. Mỏm tim đập nhanh, đôi khi nhìn thấy từ xa, ở dưới núm vú. Đặt vòng tay lên vùng mỏm tim thấy có cảm giác như sờ trên mình con mèo mà ta thường gọi là dấu hiệu “rung miu”. Khi đặt ống nghe lên vùng tim, thầy thuốc nghe thấy một âm điệu đặc biệt của bệnh hẹp van hai lá: tiếng đập thứ nhất của tim tăng mạnh ở mỏm tim, ở đây nghe rõ tiếng thổi tâm trương (khi tâm thất trái giãn ra để nhận máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống), tiếng đập thứ hai mạnh ở ổ động mạch phổi (liên sườn hai bên trái sát cạnh xương ức). Những âm điệu này có thể ghi được lên băng của máy ghi âm thanh tim: thấy hình ảnh tiền tâm thu ở mỏm tim, biên độ của tiếng thứ nhất tăng và chậm hơn so với làn sóng Q, tiếng thứ hai tăng ở ổ van động mạch phổi, thường ghi lại được “clac mở” của van hai lá (làn sóng ghi nhận được vào khoảng thời gian 0,03 đến 0,011 giây sau tiếng đập thứ hai).

Trên phim chụp X quang: thấy bóng tim to theo chiều ngang, tâm nhĩ trái và tâm thất phải to ra, động mạch phình lớn, hai phế trường đậm. Trên phim X quang chụp nghiêng có uống suníat baryt, thấy thực quản bị chèn ép bởi tâm nhĩ trái lớn đè vào.

Trên băng ghi điện tim: thấy “P mũ ni” (P mitral): làn sóng p rộng và hơi bè ra hoặc có hai răng, trục điện tim hướng sang bên phải, tâm nhĩ trái và tâm thất phải dày ra (phì đại) (hình 47).

Hình 47. Băng ghi siêu âm đồ bệnh hẹp van hai lá cứng, ghi đã có vôi hóa nắp van.
Hình 47. Băng ghi siêu âm đồ bệnh hẹp van hai lá cứng, ghi đã có vôi hóa nắp van.

Nếu bệnh hẹp lỗ hai lá không được chữa tích cực ở giai đoạn II, bệnh tim có thể chuyển sang giai đoạn III là giai đoạn bắt đầu có suy đại tuần hoàn (xem ở trên). Nếu bệnh hẹp lỗ van hai lá được chữa tích cực bằng thuốc và một chế độ đặc biệt, suy tuần hoàn giai đoạn III có thể phục hồi trở lại giai đoạn II và giai đoạn mổ xẻ với kết quả tốt trong đại đa số các trường hợp.

Suy tuần hoàn giai đoạn IV thường rất nặng, đã có loạn nhịp tim hoàn toàn hay huyết khôi đọng dính vào thành tâm nhĩ trái. Các cục huyết khối đọng này có thể bong hay đứt ra ngoài theo dòng máu động mạch chảy đi xa làm tắc nghẽn các động mạch ngoại biên như động mạch đùi, gây hoại tử chi dưới, tắc nghẽn động mạch mạc treo ruột, gây hoại tử ruột, và nặng hơn cả là tắc nghẽn động mạch não, gây tê liệt nửa người, liệt toàn thân, có thể dẫn tới tử vong.

Khi nghi ngờ có huyết khối trong tim, người ta thử các yếu tố đông máu sẽ thấy các yếu tố này tăng lên. Để chữa và đề phòng hiện tượng này, người ta dùng các loại thuốc chống đông máu như Héparine, Dicoumarol v.v… với một liều lượng nhất định, có kiểm tra và điều chỉnh bằng thử các yếu tố đông máu theo từng thời gian quy định.

Suy tuần hoàn giai đoạn V là giai đoạn không phục hồi, do đó chống chỉ định mổ mở lỗ van hai lá.

Trong bệnh hẹp van hai lá cũng như trong một số các bệnh hẹp van tim khác, điều trị bằng thuốc tuy có làm cho trạng thái của bệnh nhân khá lên do chức năng của tim khá lên, nhung không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh tim. Do đó, từ đầu thế kỷ thứ XX những người thầy thuốc nội khoa đã nghĩ tới vấn đề phải điều trị các bệnh nhân ấy bằng phương pháp mổ xẻ.

Năm 1923, cuộc mổ xẻ mở van hai lá đầu tiên bằng một dụng cụ đặc biệt đưa qua thành tâm thất trái đã được thực hiện trên một em bé 11 tuổi mắc chứng bệnh hẹp van hai lá với kết quả tốt. Sau đó hai năm (1925), cuộc mổ xẻ mở van hai lá thứ hai đã thực hiện bằng ngón tay trỏ phẫu thuật viên đưa qua một đường rạch trên thành tâm nhĩ trái. Cuộc mổ xẻ thứ hai này cũng đem lại kết quả tốt. Từ đó về sau, cho đến năm 1948, các cuộc mổ xẻ tương tự như thế đều bị thất bại vì kỹ thuật mổ chưa được cải tiến và chuyên khoa gây mê hồi sức còn ở mức độ thấp.

Trong hơn ba chục năm gần đây, nhờ có tổ chức gây mê hồi sức tốt và nhờ có sự phát triển một số ngành có liên quan như sinh hóa, huyết học, v.v… mà việc mổ tim đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó kể cả ở nước ta. Tuy vậy, kết quả mổ xẻ không phải lúc nào cũng hoàn toàn tốt cả mà còn phụ thuộc vào trạng thái của bệnh nhân trước khi mổ nữa.

Mổ mở van hai lá ở giai đoạn suy tuần hoàn độ hai đa số đem lại kết quả tốt. Mổ ở giai đoạn ba cho kết quả xấu. Hiện nay, có một số tác giả chủ trương mổ mở van hai lá ở giai đoạn suy tuần hoàn độ I, vì cho rằng, nếu không mổ thì sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra suy tuần hoàn độ II. Một số tác giả khác không chủ trương mổ mở lỗ van hai lá với mục đích dự phòng như các tác giả kể trên, vì cho rằng, chỉ riêng một vấn đề mở lồng ngực không thôi cũng là một sự chịu đựng nặng nề và nguy hiểm đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim. Đại đa số bệnh nhân của chúng tôi tới khám bệnh hẹp van hai lá ở giai đoạn suy tuần hoàn độ II, do đó đều được chỉ định mổ với kết quả tốt, Một số rất ít bệnh nhân được phát hiện bệnh hẹp van hai lá tình cờ khi đi khám nghĩa vụ quân sự hay khi đi khám vì mắc một bệnh khác, đều được chúng tôi theo dõi, hẹn tái khám theo định kỳ, cho điều trị bệnh thấp và suy tim với tính chất dự phòng. Khi bắt đầu có dấu hiệu khó thở lúc gắng sức, tức là bắt đầu có dấu hiệu suy tuần hoàn độ II, chúng tôi chỉ định mổ sớm. Với thái độ xử trí như vậy, chúng tôi thấy bệnh nhân yên tâm, thoải mái và tin tưởng hơn, vì chính bản thân họ cũng không muốn điều trị bằng mổ xẻ sớm với tính chất dự phòng, khi chưa thấy xuất hiện những triệu chứng rối loạn chức năng, khi trái tim còn làm việc bù trừ tốt. Những bệnh nhân này vẫn sông và làm việc được tương đối bình thường trong một thời gian khá lâu, hàng chục năm, nếu tim làm việc bù trừ tốt, nếu bệnh nhân không bị các đợt thấp tái phát hoặc bị các bệnh khác kèm theo.

Trước khi mổ mở van hai lá bị hẹp, cần phải chuẩn bị bệnh nhân tốt: bệnh nhân phải nằm yên tĩnh trên giường, chế độ ăn ít muối và uống ít nước, uống thuốc trợ tim, tập thở, và đôi khi cần cho bệnh nhân thở dưỡng khí.

Đại đa số các cuộc mổ xẻ mở van hai lá đều được thực hiện bằng đường rạch vào nửa lồng ngực bên trái qua liên sườn V. Đôi khi trong một vài trường hợp đặc biệt như mổ bệnh hẹp van hai lá tái phát, mổ thay van hai lá bị hư hỏng nhiều bằng van tim nhân tạo v.v… người ta mở đường vào van hai lá qua đường rạch ở nửa lồng ngực bên phải hoặc mở xương ức theo chiều dọc tùy theo yêu cầu của phẫu thuật.

Sau khi mở lồng ngực, ta mở màng ngoài tim ở phía trước dây thần kinh hoành trái, rồi mở một lỗ trên thành tiểu nhĩ trái vừa đủ để đút lọt ngón tay trỏ của phẫu thuật viên.

Trong một số trường hợp mép van mềm, có thể mở lỗ van rộng ra bằng ngón tay trỏ phẫu thuật viên, không phải dùng tổi các dụng cụ nong van tim đặc biệt. Đại đa số các trường hợp hẹp lỗ van hai lá phải nong lỗ van tim rộng ra bằng một trong những dụng cụ đặc biệt gọi là “dụng cụ nong van tim”, vì các mép van thường dính lại với nhau chắc và đôi khi không thể nong rộng ra được bằng ngón tay trỏ của phẫu thuật viên. Dụng cụ nong van tim có hai loại: một loại được đưa tới lỗ van hai lá cùng với ngón tay trỏ của phẫu thuật viên qua tiểu nhĩ trái (nong van bằng cắt mép van của Dôliôti, của Beck, v.v… (hình 50); một loại được đưa tới lỗ van tim bị hẹp qua một đường rạch trên thành tâm thất trái, chỗ gần mỏm tim, nơi không có các nhánh lớn của động mạch vành tim chạy tới (nong van Dubost, Baily, B. V. Pêtrôvski, Lapkin, Gerbott, v.v…). Chúng tôi thường dùng nong van tim loại Gerbott và B.v. Pêtrôvski để mở rộng lỗ van hai lá qua thành tâm thất trái. Sau khi mở van tim, buộc gốc tiểu nhĩ lại và khâu kín vết rạch trên thành tâm thất trái.

Phương pháp mổ tốt nhất và có nhiều triển vọng nhất hiện nay là mở van hai lá bằng phương pháp hở trên “tim khô” trong điều kiện tuần hoàn ngoài cơ thể. Phương pháp này cho phép ta cắt mép van bị dính bằng dao hay kéo, lấy bỏ các cục máu tụ, tách những chỗ dính ở dưới nắp van và đánh giá chức năng của van sau khi mở van trong điều kiện kiểm tra được trực tiếp bằng mắt của phẫu thuật viên. Ngoài ra, phương pháp này còn tránh những biến chứng nguy hiểm như rách van, tổn thương vòng xơ của van hai lá trong khi mổ. Trong trường hợp van hai lá bị vôi hóa hoặc bị hư hỏng nặng, có thể cắt bỏ đi và thay vào đó bằng một van tim nhân tạo như đã kể trên.

Trong thời gian sau mổ, cần đề phòng các biến chứng về phổi như viêm phổi, xẹp phổi, suy hô hấp và các biến chứng gây suy tim, chảy máu, v.v… Ngay một ngày sau khi mổ, phải cho bệnh nhân tập thở sâu và cử động chân tay. Thường đến ngày thứ tư hay thứ bảy sau khi mổ, nhiệt độ trở lại bình thường, cắt chỉ khâu ngoài da vào ngày thứ bảy – thứ mười, và cho bệnh nhân đi lại. Nếu không có biến chứng gì nguy hiểm, có thể cho bệnh nhân ra viện vào tuần lễ thứ ba sau khi mổ. Thời kỳ sau mổ nặng hay nhẹ tùy theo trạng thái của bệnh nhân trước khi mổ và tùy theo những hoàn cảnh mới sau mổ.

Khoảng 80% số bệnh nhân của chúng tôi được mổ mở lỗ van hai lá có kết quả tốt. Sau một thời gian nghỉ ngơi như trên, có thể trở lại lao động bình thường hay làm công việc nhẹ hơn một chút, ở 10% bệnh nhân kết quả kém sau mổ, khả năng lao động chỉ khá hơn trước khi mổ đôi chút, và ở 10% kết quả xấu, công việc mổ xẻ không làm cho toàn trạng của bệnh nhân khá lên chút nào, đôi khi có chiều hướng tồi đi so với trước khi mổ.

Nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi: “Không biết bệnh hẹp van hai lá có thể tái phát sau mổ không?”.

Qua theo dõi của chúng tôi và của nhiều tác giả khác nhau, có khoảng từ 5 đến 10% bệnh hẹp van hai lá tái phát sau khi mổ do bệnh nhân không được theo dõi và điều trị tiếp tục bệnh thấp sau khi mổ, và không thực hiện đúng những điều thầy thuốc căn dặn sau khi mổ.

Hải phiêu tiêu

HẢI PHIÊU TIÊU

Tên Việt Nam:

Nang mực, Mai mực.

Tên Hán Việt khác:

Mặc ngư cốt (Bản Thảo Cương Mục), Lãm ngư cốt (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hải nhược bạch sự tiểu lại (Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch long, Nhu cốt, Ô tặc giáp, mặc ô ngư, Ô ngư (Hòa Hán Dược Khảo), Ô tặc cốt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Os Sipiae.

Tên gọi:

  • Phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa (Xem: Tang phiêu tiêu), vị thuốc giống tổ bọ ngựa nhưng ở ngoài biển, nên gọi là Hải phiêu tiêu.
  • Mực có thể ăn thịt cả chim quạ, chúng thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước giả chết, làm cho nhiều con quạ lầm tưởng và bay sà xuống ăn, nhanh như chớp, mực lôi quạ xuống nước ăn thị Do mực đã giết nhiều quạ, nên người xưa cho nó cái tên “Ô tặc” (ô là quạ, tặc là giặc). Mực là giặc đối với quạ.

Mô tả:

Hải phiêu tiêu là nang của nhiều loại cá mực, thường dùng nhất là nang mực váng (mực nang) có tên khoa học Sepia esculenta Hoyle, thuộc họ Seppidae. Mực có cấu tạo cơ thể dạng thủy động học, có màng vây, có thể bơi nhanh trong nước nhờ tia nước phụt ra từ phễu thoát nước theo chiều ngược lại, bơi theo lối phản lực. Đầu mực có vòng tay, còn gọi là tua mực hay râu mực, ở quanh miệng, và phễu thoát nước là hai cơ quan vận động đặc trưng ở mực. Ngoài 8 tay ngắn mực còn có hai tay dài hơn. Mặt trong các tay có rãnh dẫn tới miệng, với nhiều giác tròn, các giác bám có vòng cơ khỏe, bên trong lát một vàng bì dầy, có cuống ngắn. Nhờ vòng cơ khỏe, giác bám có thể co rút, do một nhánh thần kinh tay điều khiển. Các tay của mực là cơ quan vận động và bắt mồi. Phễu thoát nước ở Mực nằm ở chỗ tiếp giáp đầu và xoang áo, có dạng ống kính nón, thông với ngoài và với xoang áo. Hai bên phễu có hai vết lõm, khớp với hai mấu lồi sụn đóng mở khe xoang áo (khe bụng). Khi thành xoang áo co lại, hai van khép chặt, khe bụng khép kín, nước sẽ được tống ra ngoài qua phễu thoát nước. Khi thành xoang áo thôi co rút, nước lại dồn từ ngoài vào xoang áo qua khe bụng. Hoạt động này tạo nên lực đẩy mực di chuyển theo chiều giật lùi, chứ không tiến lên phía trước. Cách di chuyển này có lợi cho mực khi thấy kẻ thù hoặc con mồi phía trước mắt. Mực có cuộc sống bơi lội rất hoạt động, chúng đuổi và bắt mồi rất linh họat. Mực nang có thể bắt mồi lớn hơn nó về tầm vóc. Mực ống thì thường lao như một mũi tên bắn vào đàn cá thu con đang tung tăng bơi, và nhanh chóng chớp lấy một con cá bằng cách cặp đôi hàm sắc nhọn của mình vào lưng hoặc gấy của cá. Hai trong mười tay của Mực biến thành tay dài, chỉ có giác ở phần cuối, rất thuận lợi khi bắt mồi. Các tay của Mự chuyển mồi đưa vào miệng, ở hầu có thành cơ khỏe có lưỡi bào và có hai hàm hình mỏ vẹt sắc. Mực có tuyến mực tiết ra chất đen vào phần cuối trực tràng rồi đẩy ra ngoài, khi gặp nguy con mực phóng dịch đen chứa các hạt melanin, thành vùng tối chung quanh cơ thể để che mắt kẻ thù. Hơn thế nữa, bản chất của ancaloit của chất mực làm tê liệt các cơ quan cảm giác hóa học của kẻ thù, nhất là của cá. Mực thường sống từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên, hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra và màu da luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẩn tránh và bắt mồi. Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng. Mực tập trung rất đông. Thức ăn của Mực là các loài trứng cá, tôm, cá con.

Địa lý:

Miền biển nước ta nơi nào cũng có Mực. Khai thác vào tháng 3-9, là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ.

Phân biệt. Ở nước ta có nhiều loại Mực, nhưng hai loài phổ biến có giá trị dinh dưỡng là Mực ống (Logigo Formasana), nhưng thường dùng nang thì chỉ lấy ở các con Mực Nang như mực Ván Sepia Subaculeate, mực Cơm Sepia Andreana Tte.

Strup, phân bố rất nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình.

Phần dùng làm thuốc:

Mai (Os Sepiae).

Mô tả dược liệu:

Xương khô hình thuyền, biểu hiện hình viên chùy dẹt, ở giữa phình lớn hai đầu cuối nhỏ dần, dài chừng 20cm, rộng chừng 10cm, dày 2-3cm, mặt ngoài biểu hiện màu trắng, hai bên mép có lớp mỏng hóa sừng màu trắng vàng trong, mài thì khuyết không hoàn toàn, cuối nang mực có một nút nhọn hình chùy nhọn, mặt lưng hơi lồi lên, có lớp chất đá vôi cứng ngắt, mặt ngoài nổi lên những hạt phân bố rất dày, từ nút cuối phía sau bắt đầu có biểu hiện hình chữ “V” ngược, bày xếp nhiều lớp mặt bụng thẳng ngang, cuối phái sau hơi lõm xuống, chất thạch hôi

 

thưa thưa đi, dùng móng tay cạo vào có thể ra bột trắng, chất nhẹ mà giòn, mặt bẻ ngang màu trắng có nhiều lớp bầy xếp. Thường dùng nguyên cả mai, màu trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen không vàng là tốt.

Bào chế:

  • Kinh nghiệm xưa: Khi dùng Ô tặc cốt cần phải sao vàng để dùng (Bản Thảo Chú). Khi dùng Ô tặc cốt phải lấy nước nấu 3 giờ rồi đem ra nướng cho vàng, bỏ vỏ cứng ngoài đi, nghiền nhỏ bỏ vào nước lã mà phi rồi lọc sạch phơi khô để dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
  • Kinh nghiệm hiện nay: Rửa sạch sấy khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Ngâm nước gạo hai ngày một đêm, thay nước hàng ngày. Rửa lại cho sạch, luộc kỹ một giờ. Sấy khô. Khi dùng sao qua tán bột hoặc sao với bơ để dùng (Trung Dược Học).

Bảo quản:

Đựng lọ kín, để nơi khô ráo.

Tính vị:

Vị mặn. Tính ấm.

Quy kinh:

Vào 2 kinh Can, Thận.

Tác dụng:

Liễm huyết, chỉ huyết đồng thời có tác dụng chế lại với chất chua trong dịch vị và hút thấp.

Chủ trị:

+ Trị đau dạ dầy, thừa dịch vị, di tinh, khí hư (đới hạ), rong kinh, tiêu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, loét hạ chi mãn tính, xuất huyết do ngoại thương, tán bột rắc vào.

Liều lượng:

 

  • chỉ 5 phân- 5 chỉ.

Kiêng kỵ:

Vị này tán bột uống có hiệu quả hơn sắc hoặc cho vào tễ thuốc, nhưng uống lâu ngày hoặc uống nhiều sẽ sinh ra táo bón, nếu cần nên cần phải kết hợp với một số thuốc nhuận trường thích nghi khác để giảm độ sáp của thuốc. Người âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị mờ mắt đỏ hoặc trắng (xích bạch mục ế), nhiệt độc do thương hàn công vào mắt mà sinh ra xích bạch ế, dùng Ô tặc cốt 1 lượng, bỏ vỏ tán bột, bỏ vào một ít Long não điểm ngày 3 lần. Lại trị được các loại mục ế, dùng Ô tặc cốt, Ngũ linh chi, các vị bằng nhau tán bột ăn với gan heo xắt lát chắm với thuốc ăn ngay 2 lần (Thánh Huệ Phương).

+ Trị mộng thịt dùng “Chiếu thủy đơn” trị nhãn ế gồm Hải phiêu tiêu 1 chỉ, Thần sa nửa chỉ, đâm nhỏ thủy phi đợi lắng cạn, lấy một chút Hoàng lạp trộn làm thành viên cất dùng, khi cần dùng để trên lửa cho tan ra bằng hạt thóc lớn vò nát bỏ trong khóe trước khi ngủ đến sáng rồi lấy nước nóng rửa, chưa đỡ thì làm tiếp (Hải Thượng Phương).

+ Quáng gà dùng Ô tặc cốt nửa cân tán bột trộn với Hoàng lạp 3 lượng, vắt thành bánh như đồng tiền lớn, mỗi lần uống một bánh với 2 lượng gan heo. Lấy dao tre cắt bỏ thuốc vào, lấy nước cơm nửa chén nấu chín ăn còn nước đem uống (Dương Thị Gia Tàng).

+ Đỏ mắt do huyết nhiệt, đàn bà hay mắc phải, dùng bột Ô tặc cốt 2 chỉ, Đồng lục 1 chỉ tán bột, mỗi lần dùng 1 chỉ bỏ vào nước nóng rồi ngâm nửa mắt (Dương Thị Gia Tàng).

+ Cam nhãn chảy nước mắt sống, dùng Ô tặc cốt, Mẫu lệ, các vị bằng nhau tán bột hồ làm viên với 1 cái gan heo nấu với nước vo gạo ăn (Kinh Nghiệm Phương).

+ Tai chảy mủ dùng Hải phiêu tiêu nửa chỉ, Xạ hương 2 ly tán bột thổi vào tai (Chiêm Liệu Phương).

+ Lở mũi, cam mũi, dùng Ô tặc cốt, Bạch cập, mỗi thứ 1 chỉ, Khinh phấn nửa chỉ tán bột xức vào (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

+ Trẻ con lở rốn ra máu mủ, dùng Hải phiêu tiêu, Yến nhi, tán bột trộn dầu xức vào (Thánh Huệ Phương).

+ Lở trên đầu, dùng Hải phiêu tiêu, Bạch giao hương, mỗi thứ 2 chỉ, Khinh phấn 5 phân, tán bột tẩm dầu xức (Vệ Sinh Dị Giản Phương).

+ Đinh nhọt độc dữ, lở loét: Trước tiên chích cho ra máu lấy bột Hải phiêu tiêu bôi vào thì cùi nhọt tự nhiên ra (Phổ Tế Phương).

+ Cứu trên huyệt lở không lành, lấy Ô tặc cốt, Bạch phàn, các vị bằng nhau tán bột bôi hàng ngày (Thiên Kim Phương).

+ Trẻ con đàm nghẹt, lấy bột Hải phiêu tiêu lâu năm uống với nước cơm, mỗi lần 1 chỉ (Trích Huyền Phương).

+ Tiểu ra máu, dùng 1 chỉ bột Hải phiêu tiêu, nước cốt Sinh địa hoàng. Lại có bài dùng Hải phiêu tiêu, Sinh địa hoàng, Xích phục linh, các vị bằng nhau tán bột, lần uống 1 chỉ với nước Bách diệp và Xa tiền (Kinh Nghiệm Phương).

+ Đại tiện ra huyết, ăn nhiều dễ đói, trước tiên dùng Hải phiêu sao vàng bỏ vỏ tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ với nước sắc Mộc tặc, 3 ngày sau uống ‘Trư Đỗ Hoàng Liên Hoàn’ (Trực Chỉ Phương).

+ Mửa ra máu đột ngột, dùng Ô tặc cốt uống 2 chỉ với nước cơm (Thánh Huệ Phương).

+ Hóc xương, dùng Ô tặc cốt, Trần quất hồng, các vị bằng nhau tán bột, mỗi lần dùng một viên ngậm nuốt nước (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Lưỡi sưng ra máu, dùng Ô tặc cốt, Bồ hoàng, các vị bằng nhau tán bột bôi vào (Giản Tiện Đơn Phương).

+ Ngoại thương ra máu, dùng Ô tặc cốt bôi vào (Trực Chỉ Phương).

+ Ngứa lở bìu đái, dùng bột Ô tặc cốt, Bồ hoàng bôi vào (Y Tông Tam Pháp Phương).

+ Trị băng huyết lâu ngày không bớt: Ô tặc cốt 4 chỉ, Thuyên thảo 2 chỉ, Tông thán 1 chỉ 5phân, Ngũ bội tử 1 chỉ 5 phân, Long cốt, Mẫu lệ, Sơn thù, Bạch truật, Hoàng kỳ, Bạch thược, mỗi vị 3 chỉ. Cam thảo 1 chỉ. Sắc uống (Cố Xung Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị xuất huyết do ngoại thương: Ô tặc cốt, Tùng hoa phấn, 2 vị bằng nhau tán bột gia một chút Băng phiến, đắp vào miệng vết thương băng lại (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị băng lâu đới hạ: Ô tặc cốt 1 lượng, Quán chúng (đốt thành than) 8 chỉ, Tam thất 2 chỉ. Tán bột lần uống 3 chỉ với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị bạch đới: Ô tặc cốt 4 chỉ, Lộc giác sương 3 chỉ, Phục linh, Bạch truật, Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch vi, Mẫu lệ, mỗi thứ 3 chỉ, Sơn dược 4 chỉ, làm viên với mật, mỗi lần 2 chỉ, ngày 2-3 lần với nước (Bổ Vinh Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 8 phân. Diên hồ sách 1 phân, Khô phàn 4 phần. Tán bột, thêm 6 phần mật ong làm thành viên, mỗi lần uống 3 chỉ, ngày 3 lần sau khi ăn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị loét dạ dày tá tràng do nhiều dịch toan: Ô tặc cốt 85%, Bối mẫu 15%. Tán bột, mỗi lần uống 1 chỉ trước khi ăn (Ô Bối Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị mụn nhọt lở loét lâu ngày không lành miệng: bột Ô tặc cốt xức vào (nếu nhọt hỏa độc nhiều thì kết hợp với Hoàng bá, Hoàng liên) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Ngoài ra, có thể kết hợp với Ô tặc cốt với Băng phiến tất cả nghiền rất mịn điểm vào mắt trị mục ế (mắt kéo màng) (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tham khảo:

  • Hải phiêu tiêu bổ Can Thận, ích tinh khí, tráng dương cố tinh, nhờ vậy nó có thể trị được chóng mặt xoàng đầu, hay quên, liệt dương, di tiết tinh, tiểu không tự chủ, cho tới các chứng đau mỏi thắt lưng, bạch đới. Trên lâm sàng thường kết hợp với Long cốt, Mẫu lệ để trị di tinh, kết hợp với Thạch xương bồ, Nhân sâm, Viễn chí, Long cốt, Qui bản, Phúc bồn tử, trị tiểu nhiề Kết hợp với Bổ cốt chỉ, Câu kỷ tử, Hải cẩu thận, trị liệt dương. Tóm lại, làm cho cường tráng, thu liễm là hiệu dụng chủ yếu của Hải phiêu tiêu, vỉ vậy Chân Quyền nói rằng: “Con trai người suy nhược tinh tự xuất, yếu đuối mà tiểu nhiều, thì nên gia nó để dùng” (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
  • Ô tặc cốt mặn ấm nhập vào Can và Thận, tác dụng của nó là cầm máu, phần nhiều chủ ở hạ tiêu, như đàn bà rong kinh băng huyết, ỉa ra, trĩ ra máu, tiểu ra máu, đều có thể dùng được, đồng thời có thể dùng đến nó để trị các chứng xích bạch đới. Nhưng trong “Bản thảo” ghi Ô tặc cốt có thể trị rong kinh băng huyết, lại có thể trị bế kinh, giống như có tác dụng có thể thông mà cũng có thể cầm, thật ra Ô tặc cốt có sở trường trị về xuất huyết, khác nhau về các chứng huyết nóng, chạy bậy hoặc ứ huyết làm lưu trệ cho tới khí không nhiếp huyết, mà là do tổn thương ở can, thận gây Can thật bị tổn thương, khí xung nhâm không kiên cố thì đưa tới rong kinh băng huyết, Can là tạng tàng huyết, can tổn thương thì huyết suy, làm huyết khô thì tinh bị bế. Như thế, chẳng kể tới băng lậu và bế kinh, đều thuộc hư chứng, thì Ô tặc cốt đã có thể cầm máu, lại có thể thông bế, thì không có gì mâu thuẫn cả. Kế đến, Ô tặc cốt cầm huyết, lại có thể trị bên ngoài, chẳng hạn như cùng kết hợp với Bồ hoàng xức vào để trị sưng lưỡi chảy máu, cùng với bột Hoè hoa thổi vào mũi làm cầm chảy máu cam, gần đây có người dùng nó để trị lở loét ngoài da, tán bột xức vào rất có hiệu quả, thật ra những cách điều trị này thì sách “Biệt lục” đã ghi rất sớm trước đây rồi (Trung Dược Học).

Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi là bệnh cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi virus thuộc giống Morbillivirus họ Paramyxoviridae.

Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là viêm não và viêm phổi sau bởi. Có thể phòng bệnh được nếu tiêm đủ 2 mũi vaccin sởi.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các yếu tố sau:

Dịch tễ: Có tiếp xúc với trẻ mắc sởi hoặc sống trong vùng có nhiều trẻ mắc.

Lâm sàng

Sốt từ nhẹ tới sốt cao 40 – 41°c.

Viêm long đường hô hấp: là triệu chứng hầu như không bao giờ thiếu: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, dử mắt, phù nhẹ mi mắt.

Viêm long đường ruột gây ỉa lỏng.

Dấu Koplik ở họng (chỉ có ở giai đoạn viêm long) là những chấm nhỏ khoảng lmm nổi lên trên niêm mạc má, màu đỏ, sung huyết vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu Koplik mất nhanh trong 12-18 giờ sau khi xuất hiện.

Ban mọc bắt đầu sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban hồng nhạt, nhẵn, ấn vào biến mất, có xu huống kết dính lại, xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ ban rải rác, thể nặng ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, khi bay để lại vết thâm trên da.

Xét nghiệm

Tại phòng thí nghiệm bằng cách phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu hoặc phân lập virus trên nuôi cấy tế bào của các mẫu bệnh phẩm lấy từ máu, màng kết mạc mắt, mũi, họng.

Chẩn đoán phân biệt

Ban dị ứng

Phát ban trong các bệnh khác (tinh hồng nhiệt, Rubiol, Rubella, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng…).

BIẾN CHỨNG

Viêm phổi.

Viêm tai giữa.

Viêm thanh quản.

Viêm não.

Cam tẩu mã (bệnh rất hiếm gặp).

Tiêu chảy kéo dài.

Suy dinh dưỡng (do hậu quả của các bệnh nhiễm trùng kéo dài hoặc quá kiêng khem).

Loét giác mạc do nhiễm khuẩn hoặc thiếu vitamin A.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị triệu chứng

  • Sốt cao: paracetamol 15mg/kg X 4 lần/24 giờ.
  • Vệ sinh toàn thân, răng miệng, mắt, da…
  • Dinh dưỡng: ăn thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
  • Không dùng corticoid.
  • Điều trị biến chứng tuỳ từng loại (nếu có).

Tiêu chuẩn ra viện

  • Hết sốt, tỉnh táo.
  • Ăn được.
  • Không có các biến chứng.

PHÒNG BỆNH

  • Vaccin sống giảm độc lực: Liều 1 lúc 9-11 tháng tuổi

Liều 2 sau 24 tháng

  • Cách ly trẻ mắc sởi ít nhất 4 ngày sau khi phát ban kể từ khi có viêm long đường hô hấp.

Lactacyd

lactacyd
lactacyd

LACTACYD

Dung dịch sủi bọt, dạng sữa, dùng ngoài da: chai 60 ml và 250 ml; gói 10 ml.

 THÀNH PHẦN

cho 100 g
Atomisat của lactosérum 0,9 g
Acide lactique 1 g
Tá dược để đạt pH 3,5 vđ 100 ml

DƯỢC LỰC

Thuốc tẩy dùng sát trùng da và niêm mạc.

Một dung dịch nước chứa chất hoạt hóa bề mặt phối hợp với acide lactique được đệm bằng lactosérum (pH 3,5)

CHỈ ĐỊNH

Tẩy sạch da và niêm mạc.

Điều trị phụ trợ các bệnh ngoài da do vi khuẩn nguyên phát hoặc có khả năng bội nhiễm.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tiền căn dị ứng với một trong các thành phần của thuốc (hoặc cùng nhóm).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Cũng như đối với tất cả các loại thuốc tẩy (xà bông, chất hoạt hóa bề mặt), cần rửa lại thật kỹ sau khi dùng.

Tránh dùng nhiều lần trên da khô, chàm cấp tính, vùng da băng kín.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Tránh dùng cùng lúc hay liên tiếp với các thuốc sát trùng khác vì có thể có hiện tượng giao thoa.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Có thể tạo phản ứng khó chịu tại chỗ khi dùng nhiều lần

Môi trường acide thuận lợi cho sự phát triển của Candida

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dùng như xà bông nước pha loãng 1/3, rửa lại thật kỹ.

BẢO QUẢN

Nơi mát.

18 Bài thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhanh chóng

Thật ra, dạ dày là chỗ để thủy phân các thức ăn thì cơ thể mới tiếp thu được, muốn thủy phân thì phải có men hoặc acide. Men thì chỉ có trong nước bọt, nếu ăn nhanh thì nước bọt không đủ thì giờ để thấm vào thức ăn xuống dạ dày, thức ăn vì không có men để thủy phân nên buộc lòng dạ dày phải tiết acide ra nhiều để thủy phân số thức ăn đó. Do đó mà bệnh dạ dày xuất hiện: “Bệnh dạ dày nào cũng xuất phát từ một sự thừa acide”.

Thừa men thì ít tốn acide, thiếu men thì phải có nhiều acide mới thủy phân được, đó là quy luật.

Cho nên mắc bệnh dạ dày là vì:

Răng hỏng, nhai không kỹ

Ăn nhanh

Những điều kiện này làm cho thức ăn không thấm được nước bọt, buộc dạ dày phải tiết acide nhiều, vì thế mà đau dạ dày, chứ không có lý do nào khác.

Bộ Y tế cũng nên đề ra trong vệ sinh ăn uống, biện pháp ăn chậm nhai kỹ là cần thiết. Nếu mọi người đều áp dụng phương pháp đó và bỏ thói xấu “nam thực như hổ” thì chúng tôi chắc rằng y tế của chúng ta khỏi phải lo chữa một thứ bệnh mà chúng ta có thể tránh được.

  1. Sa dạ dày
  • Các tuần đầu: Mỗi tuần 2 cái mề gà để nguyên, thái mỏng + mạch nha (đường mạch nha)
  • Các tuần sau: Mỗi tuần 1 cái

Hẹ

  • Hẹ là một loại cây cỏ, cao 20 – 40 cm, thân hẹ nhỏ, lá dài dẹt, hẹp ngang. Hoa nhỏ màu trắng, mọc trên một cán dài thành tán giả. Cánh hoa hình tam giác dẹt. Quả khô, hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi đặc biệt. Mùa hoa vào tháng 7-9, mùa quả vào tháng 10 – 12.
  • Hẹ được trồng ở khắp nơi, nhất là những vùng nông thôn để làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng hạt hoặc bằng thân vào vụ đông xuân.
  • Người ta đã nghiên cứu thấy trong lá và thân hành hẹ có chất suníua, saponin, chất đắng và một hoạt chất đặt tên là ôđôrin. Hoạt chất này ít độc, có tác dụng kháng sinh. Phòng Đông y Thực nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ học đã nghiên cứu tác dụng của lá hẹ với các loại vi khuẩn cho biết nước ép lá hẹ tươi có tính chất kháng sinh rất mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như những vi khuẩn sinh mủ staphylocoque, những trực khuẩn gây bệnh đường ruột lỵ và tiêu chảy như Salmonella, Shigella và Subtilis. Tính chất kháng sinh khá vững bền, nhưng sẽ mất hết tác dụng khi đun sôi hoặc sắc.
  • Hẹ là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học dân gian. Tính chất của hẹ theo tài liệu cổ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính bình.
  • Lá và thân hành hẹ có tác dụng chữa ho trẻ em khá công hiệu. Có thể dùng riêng hoặc phôi hợp với nhiều vị thuốc khác theo một trong những công thức sau:
  • Bài 1

Lá hẹ 15g – Hoa đu đủ đực 15g

Hạt chanh 20 hạt

Tất cả dùng tươi, cho vào bát sạch giã nát, thêm đường và lOml nước. Đem hấp chín. Để nguội cho trẻ uống làm 3 lần trong ngày. Dùng liền 3-4 ngày.

  • Bài 2

Lá hẹ 15g – Lá dâu tằm non 10g

Giã nát, hấp cho uống 3 lần trong ngày

Lá và thân hành hẹ nấu nước uống còn chữa được bệnh giun kim, mồ hôi trộm. Ngoài ra, người ta còn dùng hạt hẹ sắc uống mỗi ngày 6 – 12g để chữa di mộng tinh, tiểu tiện nhiều đau lưng, mỏi gối.

  1. Cắt cơn đau dạ dày

Cơn đau dạ dày do loét hành tá tràng, loét môn vị, loét bờ cong nhỏ dạ dày, viêm dạ dày v.v… thường đau kéo dài, thuốc cắt cơn đau dạ dày trên có nhiều loại. Chúng tôi giới thiệu một số bài thuốc có tác dụng cắt cơn đau dạ dày dể các bạn mắc bệnh có thể tự làm.

  • Củ gấu 500g –    Vỏ quít 250g
  • Lá Khổ sâm 200g –    Lá củ cây độc     lực 1000g

Tất cả các vị sao giòn, tán bột chia đều dùng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần trước cơn.

  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Lá khôi 20g –    Khổ sâm 5g
  • Bồ công anh 20g –    Nhân trần 10g
  • Chút chít 10g Ngày uống 1 thang.
  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Bột lá khôi 150g – Đường kính 50g
  • Bột gạo nếp rang 100g

Tất cả trộn đều, uống trong 15 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

  1. Cắt cơn đau dạ dày
  • Độc lực 40g – Khiên ngưu 10g
  • Bồ công anh 20g – Bưởi bung 20g
  • Ô dược 10g    – Nhân trần 10g
  • Trần bì 10g    – Vọng cách 30g
  • Nam mộc hương 20g – Khổ sâm 10g

Đun hai nước. Nước đầu đổ 6 bát nước, đun còn 3 bát rồi chắt ra, nước thứ hai đổ 4 bát nước, sắc còn 2 bát. Đổ dồn hai nước đun sôi, uống hằng ngày thay nước uống.

  1. Loét dạ dày
  • Gạo tẻ (tẩm nước, rang vàng) 5 đồng cân
  • Ô tặc cốt (nướng vàng) 2 đồng cân
  • Mẫu lệ (nung lửa than đá 2 giờ) 3 đồng cân
  • Tiểu hồi hương (tẩm giấm sao thơm) 2 đồng cân
  • Hương phụ tứ chế 3 đồng cân – Chích thảo nướng 2 đồng cân
  • Bạch cập 2 đồng cân

Tán bột uống mỗi lần 1 gói 8g, ngày 2 lần trước bữa ăn Nếu đau, bỏ Bạch cập.

  1. Bài thuốc chữa đau dạ dày
  • Lá dung (hoa trắng)            – Lá dạ cẩm
  • Cỏ xước        – Lá thủ ô trắng
  1. Viêm dạ dày

* Bài 1

Đau bụng ợ chua, ợ ra hơi nóng, đau thượng vị, lan ra cạnh sườn, khát nước, đại tiện táo bón, mùa nắng đau nhiều, mạch sác.

  • Rau má 100g –    Bột cát   căn   100g
  • Rau muống 100g –    cỏ  hàn    the   100g
  • Lá mơ 200g –    Cỏ nhọ   nồi   100g

Sắc uống

* Bài 2

Đau bụng, đầy bụng, ợ không chua không hăng, đêm đau nhiều, trung tiện được thì đỡ, đại tiện lỏng, nhão, sống phân

  • Hương phụ 100g – vỏ bưởi đào 100g
  • Củ gừng gió (Cao lương khương) 100g Sao vàng tán nhỏ rây kỹ

Uống mỗi lần 8g X 2 lần/ngày.

  1. Loét dạ dày thể thực nhiệt (mạch phù huyền sác, hữu lực)
  • Lá khôi – Bồ công anh
  • Khổ sâm – Trần bì (cho hết   đầy bụng)
  • Cao ngải cứu để bổ máu – vỏ bưởi sao

    Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía
    Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía

* Nếu táo bón, thèm:

  • Vừng đen – Lá dâu
  • Thổ phục linh – Rau má (nhuận gan)
  1. Loét dạ dày thể hàn nhiệt phức tạp

Loét mồm, loét dạ dày

Lấy cây loét mồm sắc ngậm uống rồi hết luôn đau dạ dày

  • Cây Loét mồm (đồ chín) một ít
  • Trần bì 5g – vỏ bưởi đào 5g
  • Bồ công anh Bắc 5g
  1. Loét dạ dày thể hư hàn
  • Lưu hoàng (treo trong nồi không đụng đáy)
  • Trứng gà – Lưu hoàng chế lkg
  • Ngô tẻ sao vàng lkg – Ngô nếp sao cho nổi lkg

– Đậu đen sấy hoặc phơi nắng 7 hôm

  • Nếu nôn uống:
  • Trần bì – vỏ bưởi đào
  • Mạch nha sao cháy – Ngải cứu
  1. Thuốc dạ dày
  • Thạch tín (tiêu độc) – Bồ kết (tiêu tất cả)
  • Công thức:
  • Thạch tín 1 lạng, chế rồi còn bao nhiêu cũng được
  • Phèn phi 3 cân sống, phi còn bao nhiêu cũng được
  • Bồ kết 2 lạng (bỏ hột)          – Thạch đại 4 lạng
  • Lá ngung nửa cân     – Mộc hương 2 lạng

Thạch tín: nhồi kỹ đất thô với giấy bản gói, để khô không nứt rồi nung cho đỏ.

Mỗi gói 2 viên hạt đậu xanh bằng 7 phân ta (30 viên) một lạng rưỡi là 600 viên) uống lúc sáng hoặc chiều không được nhai, uống với nước vôi loãng hoặc nước đun sôi để nguội, không uống với nước chè (kỵ nước chè) uống xong 15 phút ăn cơm.

Kiêng: Rượu, giấm, ớt, tiêu, thịt chó, thịt gà, cá chép, thịt quay, cá rán, phòng dục

Mỗi ngày một gói, không được hơn

Đau nhẹ uống 3 gói thì khỏi

Có thí nghiệm tăng 2 lạng, hơi phù nhưng không sao Không phân biệt hàn nhiệt Thạch tín lấy thứ đỏ thì tốt.

  1. Loét dạ dày
  • Tam thất 120g – Mật 40g
  • Nghệ 500g – Sâm 40g
  1. Thuốc đau dạ dày

* Thể hư nhiệt:

– Lá khôi 50g                                      – Bồ công anh 20g

  • Ngải cứu 12g – Vỏ bưởi đào 12g
  • Trần bì 12g – Khổ sâm 12g
  • Cam thảo đất 12g Tán bột

* Thể hư hàn:

  • Bột nước nghệ 30g – Bột hạt tiêu 20g
  • Mật bò 1000g (mật bò khô 100g)
  1. Thuốc chữa dạ dày kinh niên

– Trần bì 1 đồng cân

– Chỉ thực 1 đồng cân

–   Bán hạ 1 đồng cân

–   Phục linh 1 đồng cân

–   Thần khúc 1 đồng cân

–   Sơn tra 1 đồng cân

–   Liên kiều 1 đồng cân

–   Hương phụ 1 đồng cân

–   Hậu phác 1 đồng cân

–   Thanh bì 1 đồng cân

–   Cát cánh 1 đồng cân

–   Mạch nha 1 đồng cân

–   Hoàng cầm 3 đồng cân

–   Hồ hoàng liên 1 đồng cân

–   Bạch thược 1 đồng cân

–   Huyền hồ 1 đồng cân

–   Mẫu lệ 1 đồng cân

–   Đại hoàng 1 đồng cân

–   Hồ ma nhân 1 đồng cân

–   La bạc tử sao 1 đồng cân

17. Thuốc dạ dày

–   Xuyên khung 2 cs

–   Thương truật 4 cs

–   Ngô thù du 3 đồng cân

–   Chi tử 4 đồng cân

–   Chỉ xác 3 đồng cân

–   Nhục quế 3 đồng cân

–   Hậu phác 3 đồng cân

–   Đại hoàng 3 đồng cân

–   Ô dược 1 lạng

–   Mộc hương 4 đồng cân

–   Hoàng liên 3 đồng cân

–   Hương phụ 200g

–   Thần khúc 3 chỉ

18. Viêm loét dạ dày

–   Mai mực 400g

–   Cam thảo 100g

–   Nhũ hương 100g

–   Nghệ 100g Làm viên 0,50g.

–   Lá cà độc dược 30g

–   Sơn tam nại 200g

–   Thổ bối mẫu 200g

–   Nước cất 600cc

Cách làm bún tôm nướng thơm ngon

Nguyên liệu món ăn

500g tôm càng xanh

Tôm tươi
Tôm tươi

0,5kg bún sợi nhỏ

Đậu phộng, hành lá

Nước mắm, giấm, chanh, ớt, ớt satế

Cà rốt, củ cải trắng, rau sống, giá, dưa leo, nước dừa xiêm

Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, tỏi băm

Dầu ăn

Nguyên liệu bún tôm nướng
Nguyên liệu bún tôm nướng

 

Cách làm bún tôm nướng

Tôm rửa sạch, ướp vào tôm tỏi bằm, muối, tiêu, ớt satế.

Củ cải trắng, cà rốt bào mỏng, ngâm giấm đường. Rau sống, dưa leo rửa sạch xắt nhỏ. Giá nhặt rửa sạch.

Hành lá xắt nhỏ, cho vào tô thêm chút muối, cho dầu ăn đã nấu sôi vào làm mỡ hành.

Nấu nước dừa làm nước mắm, cho gia vị, đồ chua. Cuối cùng cho tỏi ớt băm nhuyễn vào.

Xếp tôm lên vỉ nướng chín, đem ra để nguội, bóc vỏ, bỏ đầu.

Nướng tôm
Nướng tôm

Trình bày

xếp bún ra tô, cho rau sống xắt nhỏ, dưa leo, giá, trên mặt là tôm nướng, mỡ hành, rắc thêm đậu phộng rang. Dọn kèm chén nước mắm pha.

Bún tôm nướng
Bún tôm nướng

 

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA CƠ VÀ VIÊM DA CƠ

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐA CƠ VÀ VIÊM DA CƠ (Polymyositis and Dermatomyositis)

Bệnh nhân nặng, diễn biến phức tạp, phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị
Xét nghiệm định kỳ: CTM, VS, Creatinine, SGOT, SGPT, men cơ (LDH, CK), XQ Phổi, siêu âm tim hàng tháng
– Liệu pháp corticosteroid:1,0 – 1,5mg Methylprednisone/kg/ngày trong nhiều tuần (trung bình từ 4 -8 tuần), sau đó giảm liều một cách từ từ theo diễn biến lâm sàng và men cơ…

ThS.BS. Huỳnh Văn Khoa

PGS.TS. Lê Anh Thư

Viêm đa cơ là một bệnh mô liên kết đặc trưng bởi viêm hệ cơ. Nguyên nhân chưa được biết nhưng nghi ngờ có phản ứng tự miễn do nhiễm virus.
Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi 5 – 15 tuổi và 50 – 70 tuổi. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh gấp hai lần nam giới.
Tổn thương cơ thường chủ yếu ở gốc chi, sự hiện diện tổn thương da cho phép chẩn đoán phân biệt giữa viêm đa cơ và viêm da cơ.

LÂM SÀNG:

− Đau cơ là biểu hiện thường gặp, đau tăng khi sờ nắm vào cơ, giảm sức mạnh của cơ gốc chi (vai, hông, đùi) và cơ vùng cổ, có thể kèm theo phù nề ở vùng cơ bị viêm.
− Tổn thương cơ vùng mặt và hầu họng có thể đưa đến nuốt khó, khó nói, sụp mi, nhìn đôi. Trong giai đoạn muộn của bệnh có thể đưa đến xơ hoá và co rút các cơ.
− Dấu hiệu tổn thương da gặp khoảng 50% các trường hợp, được gọi là viêm da cơ: viêm da tạo nên các biểu hiện ban đỏ da vùng mặt, quanh hốc mắt, hoặc các mảng đỏ da ở tứ chi, nhất là 2 bàn tay. Tổn thương da dạng hồng ban tía xơ, sẹo hay những nốt xuất hiện ở mặt duỗi khớp ngón tay (nốt Gottron)
− Các biểu hiện khác như: viêm nhiều khớp, hiện tượng Raynaud, sốt, chán ăn, gầy sút nhanh
− Viêm cơ tim, rối loạn nhịp, suy tim xung huyết, viêm màng tim.
− Yếu cơ hô hấp và thực quản dễ đưa đến viêm phổi do hít, viêm phổi nhiễm khuẩn, bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh phổi mô kẽ, suy hô hấp
− Tổn thương tim, phổi là biểu hiện tiên lượng nặng của bệnh
− Tổn thương thận ở bệnh nhân viêm đa cơ tự miễn ít gặp, một số trường hợp tiêu cơ vân nặng và có myoglobin trong nước tiểu có thể đưa đến hoại tử ống thận cấp
− Trong khoảng 15% các trường hợp viêm da cơ đi kèm với bệnh lý ung thư (được gọi là hội chứng cận ung thư)
− Một số trường hợp viêm da cơ đi phối hợp vối một số bệnh tự miễn khác tạo nên biểu hiện lâm sàng đa dạng của bệnh (hội chứng trùng lắp – Overlap syndromes)

III. XÉT NGHIỆM:

− Tăng các men cơ: CPK, LDH, aldolase, SGOT, SGPT
− Hội chứng viêm: tăng VS, CRP, Fibrinogen…
− Có thể có sự hiện diện các kháng thể tự miễn: ANA, Anti dsDNA, Anti Sm, kháng thể kháng Jo 1, Anti-Scl-70, anti-SRP …
− Có thể giảm BC, TC
− Đo điện cơ (EMG): có các biểu hiện tổn thương cơ gợi ý
Tổn thương thần kinh cơ (giảm tần số và biên độ co cơ, co cơ không đều, thậm chí tổn thương toàn bộ sợi trục của thần kinh cơ (tổn thương không hồi phục)
− Sinh thiết cơ: cho phép khẳng định chẩn đoán với những tổn thương đặc hiệu của viêm cơ: thoái hóa, hoại tử các sợi cơ, phản ứng viêm trong các khoảng kẽ
− MRI hoặc siêu âm: có thể đánh giá tổn thương cơ
− XQ phổi hoặc CT ngực với độ phân giải cao: đánh giá tổn thương phổi mô kẽ
− Giảm chức năng hô hấp do yếu cơ thành ngực và cơ hô hấp

IV. CHẨN ĐOÁN:

A. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cơ (PM): (Tiêu chuẩn chẩn đóan theo Tanimoto và CS, 1995)
1. Yếu cơ gốc chi
2. Tăng men CK hay Aldolase
3. Đau cơ khi bóp hay đau tự nhiên
4. Thay đổi điện cơ: sóng ngắn, nhiều pha với sự rung tự ý
5. Kháng thể kháng Jo (hystadyl tRNA synthetase)
6. Không viêm phá huỷ khớp
7. Dấu hiệu toàn thân: sốt > 370C, tăng CRP, tăng VS > 20 mm (theo phương pháp Westergren).
8. Triệu chứng bệnh học tương ứng với tình trạng viêm cơ: thâm nhiễm tế bào viêm cùng với sự thoái hoá, hoại tử sợi cơ (hiện tượng thực bào, nhân trung tâm hay sự tái tạo)
Chẩn đoán khi có 4 tiêu chuẩn
Độ nhạy 98.9%. Độ đặc hiệu 95.2%

B. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da:

1. Ban màu đỏ ánh xanh (heliotrope): hồng ban tía ở trên mi mắt.
2. Dấu hiệu Gottron: hồng ban tía xơ, sẹo hay những nốt xuất hiện ở mặt duỗi khớp ngón tay
3. Hồng ban trên mặt duỗi của các khớp ở chi: hồng ban tía trên khớp khủyu tay, khớp gối.
Chẩn đoán viêm da cơ tự miễn: khi có ít nhất 1 tiêu chuẩn về da và 4 tiêu chuẩn về cơ.
Độ nhạy 94.1%. độ đặc hiệu 90.3%.

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 

– Hội chứng Cushing
– Đau xơ cơ (fibromyalgia)
– Cường giáp
– Suy giáp
– Đau nhiều cơ do thấp (Polymyalgia Rheumatica)
– Sarcoidosis
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
– Một số viêm cơ khác như: viêm cơ ưa Eosinophin, viêm cơ tế bào khổng lồ, viêm cơ do thuốc (kháng sốt rét, Clofibrate, Colchicine, Ketoconazole, Statin, Dpenicilllamine, Vicristine, Zidovudine)
– Xơ cứng cột bên teo cơ
– Viêm đa rễ thần kinh do đái tháo đường
– Rối loạn chuyển hóa cơ
– Loạn dưỡng cơ
– Bệnh nhược cơ
– Hội chứng trùng lắp trong bệnh mô liên kết

VI. ĐIỀU TRỊ

Bệnh nhân nặng, diễn biến phức tạp, phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị
Xét nghiệm định kỳ: CTM, VS, Creatinine, SGOT, SGPT, men cơ (LDH, CK), XQ Phổi, siêu âm tim hàng tháng

– Liệu pháp corticosteroid:1,0 – 1,5mg Methylprednisone/kg/ngày trong nhiều tuần (trung bình từ 4 -8 tuần), sau đó giảm liều một cách từ từ theo diễn biến lâm sàng và men cơ
Với thể nặng, men cơ tăng qúa cao, đặc biệt nhất là trong trường hợp có tổn thương phổi mô kẽ hay liệt tiến triển: Điều trị xung corticosteroid (pulse therapy) TTM 10 15 mg/ kg hoặc 500 đến 1000mg Methylprednisone trong 30 phút x 3 ngày liên tiếp. Sau đó trở về liều cao 1,5 mg / kg / ngày rồi giảm liều dần theo diễn tiến lâm sàng
Trong một số trường hợp nặng có thể phối hợp xung corticosteroid với xung cyclophosphamide (liều 500 -1000mg/mda, TTM)

– Các thuốc ức chế miễn dịch khác:
Methotrexat 7,5 – 25mg/tuần,
Azathioprin, cyclophosphmide, cyclosporine, chlorambucil…
Rituximab (anti-CD20) 500 – 1000mg TTM mỗi 2 – 4 tuần
Globulin miễn dịch hoặc thay huyết tương được chỉ định trong một số trường hợp nặng hoặc kháng trị với các liệu pháp trên

– Các điều trị bổ xung khác: chế độ ăn giàu đạm, bổ xung các thuốc ức chế bơm proton, bổ xung calcium-vitamin D, biphosphonate ở bệnh nhân dùng liệu pháp corticosteroid dài ngày.

VII. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG:

– Bệnh nhân giai đoạn tiến triển nặng cần dùng corticosteroid liều cao cần được theo dõi ở bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương tim phổi nặng cần phải được theo dõi và điều trị ở đơn vị hồi sức
– Bệnh nhân được theo dõi đáp ứng điều trị trên lâm sàng và các xét nghiệm như: chỉ số viêm sinh học, men cơ
– Bệnh nhân có dùng thuốc ức chế miễn dịch cần phải theo dõi thêm CTM, chức năng gan – thận, tình trạng nhiễm trùng cơ hội
– Hầu hết viêm đa cơ tự miễn đáp ứng với liệu pháp coticosteroid, có thể tình trạng yếu cơ tồn tại kéo dài. Loãng xương ở bệnh nhân dùng corticosteroid kéo dài cần phải lưu ý điều trị phòng ngừa sớm
– Tiên lượng nặng khi: bệnh nhân lớn tuổi, nữ giới, tổn thương phổi mô kẽ, hiện diện kháng thể Jo-1 và anti-SRP, phối hợp với bệnh lý ác tính, khó nuốt, khó nói, tổn thương tim, tổn thương phổi, điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đầy đủ.