Trang chủBệnh xương khớpĐiều trị loãng xương bằng thuốc

Điều trị loãng xương bằng thuốc

Cơ chế tác dụng

-Sự hủy xương: Cho đến nay các thuốc được dùng điều trị loãng xương có tác dụng chủ yếu là chống lại quá trình hủy xương bằng cách ức chế quá trình hủy xương. Các thuốc gồm hormone điều trị thay thế Biphosphonatri, Raloxifene, Calcitriol, Calcitonin tác dụng phòng mất xương liên quan đến mãn kinh và tuổi.

Các thuốc điều trị chống hủy xương làm tăng mật độ khoáng của xương rõ rệt tương ứng với quá trình tạo xương. Trong nhiều trường hợp mật độ xương sau điều trị được duy trì kiểu hình cao nguyên. Trong một số trường hợp có thể mật độ xương cao hơn. Các thuốc điều trị chống hủy xương như Alendronate có thể duy trì mật độ xương tăng cao hơn (mặc dù mức độ tăng rất nhẹ) là do tăng quá trình tạo xương.

-Sự tạo xương: Các chất làm tăng quá trình đồng hóa xương như hormone tuyến cận giáp (PTH parathyrord hormone) và muối natri flourid tác dụng bằng cách kích thích tăng sự tạo xương. Việc sử dụng các thuốc này làm tăng đáng kể mật độ xương và duy trì dồi dào mật độ xương.

-Các cơ chế khác: Các bằng chứng cho thấy Strontium ranenate tác dụng bằng cách can thiệp vào quá trình bảo vệ xương, tăng sự bền của xương bằng cơ chế tác dụng làm thay đổi trong chất căn bản của xương, tăng sự tổng hợp các chất khoáng trong khi vẫn duy trì quá trình tạo xương và giảm hủy xương.

Sự đáp ứng với điều trị

Trong những bệnh nhân loãng xương không được điều trị thì giảm mật độ xương là yếu tố tiên lượng nguy cơ gãy xương. Mức độ tăng mật độ xương của các biện pháp can thiệp điều trị có giá trị tiên lượng rất kém về nguy cơ gãy xương và hiệu quả của các biện pháp điều trị. Ngược lại, có một số bằng chứng cho thấy giảm các marker sinh học của chu chuyển xương, và hủy xương sau khi điều trị bằng các thuốc chống loãng xương có thể là yếu tố tiên lượng về khả năng giảm tỉ lệ gãy xương. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chu chuyển xương cũng như việc xác định sức bền của xương. Vai trò các xét nghiệm sinh hóa về chu chuyển xương trong đánh giá đáp ứng với điều trị bằng hormone cận giáp (PTH) và Strontium ranelate hiện vẫn chưa xác định rõ.

Điều trị loãng xương có hiệu quả nhanh trong vòng 6- 18 tháng làm giảm tỉ lệ gãy xương. Tỉ lệ này liệu có giảm đi hay không sau khi ngừng điều trị vẫn chưa rõ ràng.

Hình ảnh loãng xương
Hình ảnh loãng xương

Nói chung, quá trình mất xương diễn ra từ từ, hàng năm mặc dù tác dụng của thuốc có thể kéo dài hơn nhất là nhóm Biphosphonate (Alendronate). Thời gian điều trị hợp lý là bao lâu hiện cũng chưa xác định. Việc tiếp tục mất xương sau khi dừng các biện pháp điều trị làm tăng nguy cơ gãy xương trở lại, do đó khó xác định hiệu quả của các biện pháp điều trị. Ngược lại khi điều trị dùng thuốc kéo dài có thể ức chế chu chuyển xương, làm tăng sự biến đổi vi cấu trúc của xương và làm cho sức bền của xương bị giảm.

Theo dõi điều trị

Đối với hầu hết các bệnh nhân bị loãng xương thì việc đo mật độ xương là biện pháp duy nhất để đánh giá sự đáp ứng với điều trị. Đo mật độ xương cũng có thể giúp bệnh nhân yên tâm là điều trị đã có kết quả và do đó sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn. Khả năng đánh giá kết quả điều trị thực tế bằng máy đo mật độ xương phụ thuộc vào độ chính xác của kỹ thuật, tỉ lệ mất xương dự kiến ở người không được điều trị, và mức độ thay đổi mật độ xương ở người được điều trị. Nói chung để chứng minh hiệu quả điều trị có ý nghĩa ở từng bệnh nhân đòi hỏi khoảng 2 năm đối với cột sống và ít nhất là 3 năm đối với cơ xương đùi. Do đó việc xác định chắc chắn không đáp ứng với điều trị cần đầy đủ bằng chứng cụ thể là lý tưởng nhất, nhưng rất khó thực hiện.

Do vậy tỉ lệ phần trăm thực sự không đáp ứng với điều trị được cho là rất thấp. Trong hầu hết các trường hợp theo dõi điều trị thường xuyên là không đủ khả năng để quyết định thay đổi biện pháp điều trị. Đề nghị có lý hơn khi chỉ đo mật độ xương ở cuối giai đoạn điều trị (thông thường là 5-10 năm) để đánh giá xem liệu có cần thiết phải điều trị lâu hơn nữa hay không để bảo vệ, chống gãy xương.

Hầu hết các ca không đáp ứng với điều trị là do không hợp tác hoặc không tuân thủ điều trị. Nên biện pháp tốt nhất là phải giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ cho bệnh nhân về sự cần thiết phải điều trị, trao đổi thẳng thắn với bệnh nhân về các tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, cung cấp các tài liệu, bằng chứng việc giảm nguy cơ gãy xương ở những người được điều trị (không phải là thông tin về các triệu chứng). Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiếp xúc, trao đổi với những người khỏe ngay sau vài tháng kể từ khi bắt đầu điều trị làm củng cố thêm hiệu quả tư vấn, khả năng hợp tác và tuân thủ điều trị tốt hơn.

Theo dõi mật độ xương thường được khuyên dùng trong những tình huống mà đáp ứng với điều trị khó dự đoán, ví dụ bệnh nhân đang dùng Glucocorticoid liều cao, hội chứng kém hấp thu và ở những nhóm bệnh nhân trong đó hiệu quả của các biện pháp điều trị không có bằng chứng rõ ràng như ở nam giới, phụ nữ chưa mãn kinh.

Đo các xét nghiệm sinh học (Bromarker) có thể được dùng để theo dõi điều trị. Tuy vậy sự liên đới của các kết quả xét nghiệm sinh học này, sự sai số của các kỹ thuật đo lường đã hạn chế việc ứng dụng cho từng trường hợp cụ thể và chưa có bằng chứng đủ manh để khẳng định toàn bộ sau đợt điều trị.

Những điểm chú ý trong quan điểm dùng xử trí điều trị loãng xương:

-Điều trị loãng xương là nhằm mục tiêu giảm nguy cơ gãy xương và giảm các triệu chứng liên quan đến gãy xương.

-Các thuốc điều trị thường dùng gồm: Alendronate, Ibadronate, Risedronate, Zoledronate, Raloxifene, Strontium ranelate, Teripartide, Parathyoid hormone (PTH) và hormone điều trị thay thế (HRT).

-Đặc điểm bệnh nhân là yếu tố quan trọng để lựa chọn biện pháp điều trị.

-Thuốc có thể làm giảm nguy cơ gãy xương do ức chế hủy xương và kích thích tạo xương, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên.

-Biện pháp điều trị không dùng thuốc: Gồm hướng dẫn thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, và bảo vệ khớp háng (tùy thuộc từng trường hợp cụ thể).

Nói chung theo dõi thường xuyên kết quả điều trị là không cần thiết để thay đổi thái độ xử trí bệnh nhân nhưng đo mật độ xương được tiến hành khi đáp ứng điều trị khó xác định (như ở nam giới, phụ nữ tiền mãn kinh, sử dụng Glucocorticoid liều cao).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây