Trang chủCây thuốc NamQuả thơm chống loãng xương, tốt cho thần kinh

Quả thơm chống loãng xương, tốt cho thần kinh

Thơm, còn được gọi là khóm, dứa là một lọai trái cây rất được ưa dùng trong bữa ăn hàng ngày. Cứ 100g thơm (phần ăn được) có chứa 0,5g chất đạm, 0,1 g chất béo, 13g chất bột đường, 0,5g chất xơ, 10mg% phớt pho, 96mg% kali, 12mg% canxi, 18mg% ma giê, 0,17mg% đồng, 0,56mg% sắt, 0,65mg% mangan, 60mg% carotein, 0,08mg% vitamin B1, 0,024mg% B2, 0,47mg% vitamin pp, 25mg% vitamin c và enzym proteaza có tác dụng thủy phân chất đạm rất mạnh.

Quả dứa tác dụng giải khát, sinh tân dịch
Quả dứa tác dụng giải khát, sinh tân dịch

Một số tác dụng của thơm như sau:

  1. Giúp cải thiện trạng thái thần kinh: Khoáng vi lượng Mangan ở trong thơm khá cao, chỉ cần 200 – 300g thơm mỗi ngày sẽ được cung ứng một lượng Mangan bằng hoặc gấp đôi nhu cầu Mangan hàng ngày. Mangan giúp cải thiện trạng thái tinh thần, chống nhạy cảm, chống buồn chán và trợ lực cho gan rất nhiều.
  2. Chống loãng xương: Dùng 200 – 300g thơm mỗi ngày để giữ cho bộ xương của bạn được chắc và chống loãng xương. Chất Mangan trong thơm có vai trò điều hòa sự biến dưỡng và hấp thụ canxi, phốt pho trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu nhận thấy: không phải do thức ăn thiếu canxi mà là do cơ thể thiếu Mangan nên canxi không được hấp thu đúng mức. Những người có nồng độ Mangan thấp trong máu, thường bị loãng xương.
  3. Giúp dễ tiêu hóa thức ăn: Trong thơm có chứa nhiều enzym có tác dụng thủy phân chất đạm, nghĩa là nó phân cắt protein thành các axit amin dễ tiêu hóa. Muốn cho thịt bò, thịt trâu… trở nên mềm, thường chúng ta phải nấu sôi hàng giờ, nhưng nếu trước khi nấu ta ướp thịt với thơm bằng (hay đu đủ bằm) độ 20 – 30 phút thì chỉ cần nấu lửa riu riu sôi lên là thịt sẽ mềm. Sau một bữa ăn nhiều thịt, ta cũng có thể ăn tráng miệng một miếng thơm hay đu đủ cũng giúp dễ tiêu hóa thức ăn.
  4. Enzym và bệnh nhân HIV/AIDS: Trong quá trình sinh sản trong tế bào người bệnh, virus suy giảm miễn dịch (HIV) cần một enzym hoạt hóa protease (protein – digesting enzymes) để sao chép ngược nhằm cô đọng nhân protein để nhân bội virus. Thuốc điều trị HIV/AIDS theo cơ chế ức chế protein – digest- ing enzym này gọi là protease inhibitor hay anti-proteases khá hữu hiệu nhưng rất đắt tiền và cũng gây nhiều phản ứng phụ. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có khả năng ngăn ức chế protease HIV và đã tìm thấy 19 hợp chất có tác dụng tương tự thuốc anti protease, trong đó bromelain trong thơm được coi là có giá trị nhất và có thể ăn, uống để trị HIV/AIDS. Thuốc cô đọng, bào chế từ enzym bro- melain thơm này cũng rất đắt, nhưng người bệnh có thể dùng trực tiếp quả thơm, đọt thơm (phần trắng, mềm sau khi lột bỏ vỏ ngoài của chồi bên hoặc chồi ngọn quả thơm chứa enzym đậm đậm nhất). Các nhà bào chế chiết xuất enzym từ thân cây thơm. Enzym bromelain sẽ bị phân hủy khi đun nóng trên 60°c.
  5. Làm da trắng đẹp: Người có da mặt thô ráp, đen, vì lớp tế bào sừng hóa ở mặt ngoài không tróc ra được sẽ thấy bất lợi trong giao tiếp. Trường hợp này có thể dùng một miệng thơm giã, xay nhuyễn sền sệt đắp mặt nạ trong 10 phút, để bromelain thủy phân lớp da chết rồi rửa sạch bằng nước sạch sẽ giúp da sáng sủa hơn. Tuần làm vài lần.
  6. Sưng, bầm do bị ngã, va đập:Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh khi bị sưng, bẫm, uống viên bromelain sẽ giảm sưng. Nếu không có các viên enzym thì ăn một quả thơm cũng được. Bromelain cũng có tác dụng chống sưng trong bệnh thống phong (gút).
  7. Viêm khớp mãn tính tiến triển:Bromelain trong quả thơm được chứng minh ngăn chặn viêm khớp tự miễn này.
  8. DỊ ứng và viêm mũi dị ứng:Món ăn nào gây dị ứng thì nên ướp thơm trước khi nấu. Ăn tráng miệng bằng thơm mỗi ngày, có thể giúp phân giải các chất gây dị ứng, kể cả viêm mũi dị ứng.
  9. Làm tan sỏi thận:Dùng 5g phèn chua nhét vào trong quả thơm rồi nướng cho cháy sém vỏ ngoài, gọt bỏ vỏ, ép lấy nước uống. Mỗi lần 1 quả, tuần 3 lần, trong 3 tuần để trị sỏi thận.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây