Tháng đầu tiên.
- Cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh để tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa non.
- Nên cho trẻ bú nhiều lần trong một ngày. Mỗi lần không quá 15 phút.
- Mỗi lần bú, nên cho trẻ bú cạn sữa để sữa mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
- Nếu mẹ không đủ sữa, có thể cho trẻ bú thêm sữa bò bổ sung.
- Cần cho trẻ uống đủ nước cho khỏi khát và đi đái luôn. Nước cho trẻ uống phải đun sôi ít nhất 5 phút, đựng trong chai lọ đã buộc kỹ, nút kín, sạch và được hâm nóng trước khi cho uống.
Thời gian cho bú:
6 giờ: cho trẻ bú
10 giờ: cho trẻ bú
14 giờ: cho trẻ bú
18 giờ: cho trẻ bú
22 giờ: cho bú nếu trẻ muốn.
Tháng thứ 2.
- Cho trẻ uống nước cam:
Từ tháng này, bắt đầu cho trẻ uống nước cam hoặc nước quýt. Vì nước cam có nhiều vitamin c. Mỗi lần uống nên cho trẻ uống khoảng nửa thìa cà phê pha với một nửa thìa cà phê nước chín.
Tăng dần lượng nước cam pha loãng. Đến đầu tuần thứ 3, trẻ uống được 5 – 6 thìa cà phê nước cam. Nên giảm dần lượng nước pha để trẻ uống được nước cam pha nguyên chất.
Chú ý một số trẻ không uống nước cam vì đó là thức ăn lạ, trẻ chưa quen. Cũng có một số trẻ uống nước cam có thể bị ỉa chảy, nôn mửa, nổi mẩn ở da… Nếu thấy hiện tượng này, người mẹ nên ngừng cho trẻ uống nước cam ngay. Sau 1 tuần lại cho thử uống, nếu vẫn có phản ứng thì có thể thay bằng nước bưởi, nước cà chua, nước chanh. Trong các tháng sau, lại cho trẻ uống thử nước cam.
- Cho trẻ uống dầu gan cá thu:
Dầu gan cá thu chứa nhiều vitamin D rất cần thiết cho việc hình thành bộ xương, răng và sức khoẻ nói chung. Ngoài ra, dầu gan cá thu còn chứa vitamin A rất tốt cho sức khoẻ, có tác dụng chống nhiễm trùng.
- Cách cho uống:
Cho uống bằng thìa cà phê. Lúc đầu là 15 giọt, sau tăng dần lên 1 thìa cà phê một ngày.
Không nên cưỡng ép trẻ uống dầu gan cá thu, vì có thể trẻ giẫy giụa, hít phải 1 ít dầu vào phổi, rất nguy hiểm.
Không được cho trẻ uống với lượng 15.000 đơn vị mỗi ngày vì rất dễ gây ngộ độc: trẻ chán ăn, chậm lớn, da khô…
- Về ăn uống:
Trẻ thường thôi bú đêm vào tuần thứ 4 và tuần thứ 8. Nếu đêm trẻ vẫn thức giấc và đòi bú đêm thì nên cho trẻ bú. Nếu trẻ không cần bú nữa, vẫn ngủ thì không nên đánh thức trẻ.
Không nên cứ thấy trẻ khóc là cho bú. Người mẹ cần hiểu rõ ý nghĩa tiếng khóc của trẻ.
Nên cho trẻ uống đủ nước.
Sang tháng thứ 2, sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, cho trẻ bú nhiều vì trẻ cần một lượng thức ăn lớn hơn trong quá trình lớn lên của trẻ.
Hàng tuần, một hoặc hai lần, có thể cho trẻ ăn thêm sữa ngoài để trẻ quen dần, phòng khi người mẹ vắng nhà đã có sữa ngoài thay thế.
- Giờ giấc ăn uống:
7 giờ sáng : cho trẻ bú.
8 giờ 30 phút: uống dầu gan cá thu và nước cam.
10: cho trẻ bú
14 giờ : cho trẻ bú
18 giờ : cho trẻ bú
22 giờ : cho trẻ bú
2 giờ sáng : cho trẻ bú nếu nó đòi.
Tháng thứ 3.
- Trẻ lên cân bình thường, mẹ vẫn khoẻ mạnh thì vẫn cho trẻ bú tiếp.
- Nếu trẻ mắc bệnh tiêu chảy cũng không được ngừng cho trẻ bú.
- Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì nên cho trẻ ăn thêm sữa ngoài. Trung bình, mỗi ngày trẻ bú mẹ 5 bữa, mới bữa khoảng 40 – 130g. Nếu thấy trẻ đói, hay kêu khóc, chậm lên cân thì phải cho trẻ ăn bổ sung, đồng thời người mẹ cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình để có nhiều sữa hơn.
- Có thể cho trẻ ăn thêm bột để thoả mãn sức thèm ăn.
- Mỗi ngày, nên cho trẻ uống nước cam vào sáng và chiều, mỗi lần từ 50 – 100g nước cam.
- Cho trẻ uống dầu gan cá thu vào sáng và chiều với lượng là: 2 – 3 thìa cà phê.
* Một số điểm cần lưu ý:
- Nếu trẻ khóc sau khi bú thì có thể tăng thêm lượng sữa. Tuy nhiên trẻ không phải bao giờ cũng do đói mà có thể do rối loạn tiêu hoá hoặc đòi bế… Người mẹ cần tìm hiểu đúng nguyên nhân.
- Không nên cho trẻ đùa ngay sau khi bú để tránh nôn, ợ một phần sữa.
- Nếu trẻ bị táo bón, có thể tăng thêm lượng đường khi cho trẻ ăn sữa ngoài. Vì một chút đường cũng có thể làm phân trẻ trở lại bình thường.
- Nếu thấy phân có máu thì phải đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời phòng tránh, chữa trị một số bệnh như: viêm ruột, lồng ruột…
Giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: cho trẻ bú.
8 giờ 30′: uống dầu cá và nước cam
10: bú
14: bú
17 giờ 30 phút : uống dầu cá và nước cam (nếu cần)
18 giờ : bú
11 giờ : bú.
Tháng thứ 4.
Cho trẻ làm quen dần với các thức ăn hơi đặc. Nêu đặc quá trẻ không chịu ăn thì có thể nấu bớt đặc để trẻ hấp thụ dễ dàng.
- Mỗi ngày, nên cho trẻ ăn 1 bữa bột. Nếu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ và ăn sữa ngoài thì trẻ sẽ chậm lớn. Nếu ăn thêm bột, trẻ sẽ nhanh lớn hơn. Vì trong bột có các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức lớn của trẻ: đạm cacbon, sắt, photpho, vitamin… Nếu trẻ không chịu ăn bột, cần kiên nhẫn, bình tĩnh tập dần, trẻ sẽ thích ăn.
- Nếu người mẹ đủ sữa, sức khoẻ bình thường thì nên tiếp tục cho-trẻ bú. Người mẹ đủ sữa nếu trẻ vẫn lên cân đều, ngoan, không kêu khóc sau khi bú, phân bình thường và đi ngoài đều đặn.
- Nếu trẻ ít thèm ăn, cần giảm lượng sữa vừa phải. Sau một vài ngày bớt ăn tương đối, trẻ sẽ thèm trở lại.
- Nếu trẻ không đòi bú đêm thì không nếu bắt. trẻ bú để không đánh thức trẻ.
- Cho trẻ uống từ 60 – 120g nước/ngàỵ.
- Uống 2 – 3 thìa cà phê dầu cá. (không tăng so với tháng trước).
- Cho trẻ ăn thêm nhiều thức ăn có chất sắt: nước cá, nước thịt..
Giờ giấc ăn uống:
6 giờ sáng: bú
8 giờ : uống dầu cá và nước cam.
10 giờ : cho trẻ ăn nước cháo và bú
14 giờ : bú
17 giờ : cho uống dầu vá và nước cam (nếu cần)
18 giờ : bú
22 giờ : bú.
Tháng thứ 5.
Cho trẻ ăn thức ăn phong phú hơn.
- Thịt:
Có thể cho trẻ ăn thịt lợn, thịt bò, gan bò… Cần lọc hết mỡ, băm nhỏ, nấu nhừ, nghiền nát thành bột lỏng. Có thể pha với sữa hoặc ăn nguyên như vậy.
Mỗi ngày ăn 1 lần vào 2 giờ chiều, trước khi bú.
Cho ăn tăng dần.
- Bột, cháo, súp:
Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần: 10 giờ sáng và 6 giờ tối.
Nếu trẻ không chịu ăn thì có thể ngừng một vài ngày rồi lại tiếp tục.
Có thể thay đổi vài thứ nấu trong bột.
- Rau, quả:
Có thể cho trẻ ăn rau nấu thật nhừ.
Lúc đầu cho trẻ ăn một thứ rau cho trẻ quen dần, sau đó có thể cho trẻ ăn nhiều thứ rau đồng thời.
Có thể cho trẻ ăn quả chín và mềm như: đu đủ, chuối… Cách cho ăn như với rau.
- Sữa:
Cho trẻ bú mỗi lần khoảng 160 – 170g là được.
Nên cho trẻ ăn theo giờ sau:
6 giờ sáng : bú
8 giờ 30 phút: uống dầu cá và nước cam.
10 giờ : cho trẻ ăn bột, cháo, (súp)
14 giờ : bú và ăn thịt, rau.
17 giờ 30 phút: có thể cho uống dầu cá và nước cam.
18 giờ : cho ăn bột, cháo hoa quả(nếu cần) và bú.
22 giờ : cho trẻ bú nếu nó muốn.
Tháng thứ 6.
- Cho trẻ ăn thêm rau: rau muống, đậu côve, đậu Hà Lan, cà rốt, củ cải… Chú ý tới rau tươi, non và mềm. Rau luộc phải dùng thìa nghiền nhuyễn, nếu xay được thì càng tốt.
+ Rau bữa nào, cho ăn bữa đó, không nên đê lâu.
+ Nếu trẻ ăn rau mà bị trớ, nổi mụn ngứa ngáy, đi phân lỏng thì phải ngừng ngay thứ rau đó.
+ Có thể cho trẻ ăn ba bốn thứ rau cùng một lúc khi biết rõ cơ thể trẻ tiêu hoá được.
- Có thể cho trẻ ăn thêm lòng đỏ trứng gà:
+ Nghiền tơi ra
+ Có thể ăn riêng hoặc trộn lẫn vào bột hoặc sữa.
+ Trứng gà phải luộc thật chín
+ Nếu thấy trẻ có phản ứng do ăn lòng đỏ trứng gà thì phải ngừng ngay, vài tháng sau mới ăn trỏ lại được.
+ Nên cho trẻ ăn trứng vào buổi sáng.
- Giờ giấc ăn uống:
8 giờ 30 phút: uống nước hoa quả và dầu cá càng tốt.
10 giờ : ăn bột, lòng đỏ trứng gà, sữa.
14 giờ : nước luộc thịt, rau, sữa.
17 giờ 30 phút: uống nước hoa quả và dầu cá.
18 giờ : cho ăn bột – sữa
22 giờ : sữa.