Loãng xương không phải chỉ là do thiếu canxi

Bệnh xương khớp

Do sợ bị loãng xương, rất nhiều người tự ý dùng các chế phẩm có hàm lượng canxi cao mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Trên thực tế, có những bệnh nhân bị loãng xương nặng nhưng lại không hề thiếu canxi, thậm chí lượng canxi trong máu còn cao hơn bình thường. Khi chất này tăng quá cao, người bệnh có thể bị hôn mê và ngừng tim.Khi mật độ xương đạt đến đỉnh cao nhất bắt đầu có xu hướng giảm dần tại thời điểm nào đó

Loãng xương (còn gọi là xốp xương hay thưa xương) là sự giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương. Đây là hậu quả của sự suy giảm các protein và khoáng chất của bộ xương, khiến cho xương trở nên mỏng manh dễ gãy, lún và xẹp. Loãng xương không chỉ đơn thuần do cơ thể thiếu canxi mà còn thiếu Vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động của các tế bào hủy xương, giảm hoạt động của các tế bào tạo xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, suy giảm hormone sinh dục, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoid.

Vì thế khi nghi ngờ loãng xương cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên tùy tiện uống bổ sung canxi. Việc dùng bừa bãi các chế phẩm giàu canxi có thể gây ra nhiều tác hại. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ, có thể xuất hiện các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều). Khi lượng canxi thải qua đường tiểu tăng lên, nó sẽ kết hợp với phốt phát hoặc oxalat tạo thành sỏi thận. Do vậy khi sử dụng lâu dài các chế phẩm chứa nhiều canxi (kể cả sữa), bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, nhu cầu canxi hằng ngày của một người trung bình là 400-500mg, còn ở phụ nữ mang thai thời kỳ cuối và phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 1.000-1.200mg. Bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam chủ yếu bao gồm các thực phẩm giàu canxi như tôm tép, ốc, cua, trứng, cá cùng các loại rau, đậu (rau muống, rau ngót, rau dền, đỗ tương, vừng)… Vì vậy, những người ăn uống bình thường và cơ thể không mắc các bệnh gây giảm hay kém hấp thụ canxi, sẽ không sợ thiếu chất này. Để phòng ngừa loãng xương, việc quan trọng nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng thức ăn cho các bà mẹ ngay từ khi mang thai và khi cho con bú để em bé có bộ xương tốt ngay từ nhỏ. cần tránh các thói quen làm ảnh hưởng tới việc chuyển hóa canxi như dùng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lười vận động thể lực…

Bệnh xương khớp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận