Nguyên nhân bệnh:
Vị (dạ dày) là khí quan đầu tiên để dung nạp thức ăn đồ uống, cho nên biến hóa thành viêm rất dễ. Khí giới tính, ôn độ tính, hóa học tính đều có thể dẫn đến bệnh này bởi những kích thích có hại.
Nguyên nhân lớn nhất của viêm dạ dày cấp là bạo ăn, uống bừa cuồng rượu, dầu mỡ cay chua quá đáng cũng có thể gây nên. Thứ hai là ăn những vật quá nóng lạnh, toan nhiều, kiềm lắm đều có thể gây nên viêm. Lại một bộ phận của viêm dạ dày cấp hay phát về mùa hè cùng vi trùng đường ruột có quan hệ, cụ thể nguyên nhân bệnh hiện nay còn chưa rõ.
Chứng hậu
- Trương Cảnh Nhạc nói: “Phàm ở vị có tà thực mà sinh ra nôn, tất có nguyên nhân, tất phải có chứng hiện ra.
+ Nếu nhân lạnh trệ phải đau đớn nhiều.
+ Nếu do thức ăn đình trệ hẳn phải có chướng đầy.
+ Nếu do khí nghịch lên tất phải đau chướng liền tới sườn.
+ Nếu do hỏa uất tất phải phiền nhiệt ráo khát, mạch hồng mà hoạt.
+ Nếu do ngoại cảm tất phải đầu mình phát sốt, mạch sác khẩn.
Trương Cảnh Minh nói: “Ngẫu nhiên gặp gió lạnh bèn sinh nôn mửa, đầu trán nhức đau, mặt đỏ nóng đó là tà phong vào kinh dương minh, chứng của người đau dạ dày nôn mửa vậy”, “nắng nóng thi hành lệnh đầu xây xẩm mặt tối, nôn mửa, mình nóng sợ lạnh, phiền khát đòi uống, răng khô môi ráo, tiểu tiện sắc đỏ hoặc vẩn đục sít ngắn, đó là chứng thử nhiệt vậy”. “Trước ngực đầy buồn bực, ợ hơi gây đau, đau thì nôn mửa, được ăn khỏi đau, ấn cũng đau, đó là chứng thức ăn tích đọng mà nôn mửa vậy”.
- Vương Khẳng Đường nói: “Nôn do nhiệt ăn ít thì ra, thích lạnh sợ nóng, phiền táo đòi uống, mạch sác mà hồng… vị nhiệt mà mửa ra thì ngửi thấy hơi cơm bèn nôn, uống thuốc vào cũng nôn, hoặc thương hàn chưa giải, trong ngực có nhiệt, mạch quan hồng là đúng”.
Tài liệu tham khảo:
Người đau dạ dày cấp tính phần nhiều sau khi ăn tổn thương hoặc do nguyên nhân khác, lập tức phát sinh chứng trạng tiêu hóa không tốt, vùng bụng có cảm giác áp bức chướng đầy, miệng thở ra mùi thối, lưỡi có rêu, trong miệng khô ráo, có mùi vị giống như hồ, dễ ợ hơi, chán ghét thực vật chỉ có thể giữ gìn sự sống bằng thực vật thực phẩm cay chua kiềm tính, có lúc nôn mửa kịch liệt, vùng bụng trên dần đau, chứng trạng toàn thân là bệnh tự giác thấy mỏi mệt không có sức, mạch đập dần tăng nhiều, 38 độ C trở xuống, sắc nước tiểu dần có mủ, thể ôn phổ thông dần tăng, có một số bệnh nhân nhiệt độ cao, đầu váng, xây xẩm, ý thức dần lẫn lộn tựa như thương hàn, đó là chứng viêm dạ dày tính cảm nhiễm. Trải qua thời gian dài ngắn không giống nhau, người nhẹ chỉ thấy chứng trạng tiêu hóa không tốt 1-2 ngày là khỏi. Người nặng có trạng thái trầm trọng toàn thân, thế bệnh liên miên đến 1-2 tuần, chứng nôn mửa nhiều hay ít tùy theo thế bệnh nặng hay nhẹ.
Cách chữa
Chứng này nguồn gốc tại khí dạ dày không hòa, cho nên chữa lấy hòa vị là chủ yếu, song theo các nhà bàn bạc theo chứng hiện ra còn có phân biệt thuộc biểu hay lý. Cái do tà ở phần biểu mà phát bệnh ấy như gió lạnh, nắng nóng gây nên nôn mửa, chữa nên dùng phép thanh biểu điều vị.
Tà gió lạnh phạm dạ dày có thể giải biểu hòa vị dùng “Thang phòng cát nhị trần” mà chữa. Thử nhiệt phạm dạ dày nên thanh thử hòa vị dùng “gia giảm chính khí tán” mà chữa. Chứng bên trong thực như dạ dày nóng, ăn thì tích trệ, chữa nên dùng phép thanh lý điều vị, dùng “gia vị nhị trần thang” mà chữa.
Người thức ăn trệ đọng nên tiêu thức hòa vị dùng “gia bí tiêu trệ thang” mà chữa.
Người khí nghịch phải lý khí hòa vị nên dùng “thang tiểu bán hạ sài hồ sơ can tán phục phương” mà chữa.
Phương thang
- Thang phòng cát nhị trần (Chứng nhận mạch trị phương)
Dược:
Phòng phong
Cát căn
Bán hạ
Trần bì
Phục linh
Cam thảo
Sắc nước uống, phong hàn thêm Gừng sống, phong nhiệt thêm Sơn chi, Hoàng liên, Trúc nhự.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc giải biểu hòa vị. Dùng Phòng hong, Cát căn để giải tà ở phần ngoài cơ thể (phần biểu), thang nhị trần để ráo thấp hòa vị, cho nên dùng trị tà gió lạnh phạm dạ dày gây nôn mửa, một phép tốt trong ngoài cùng trị. Nếu dùng cho người bị cảm mạo rồi sinh viêm dạ dầy, trong phương này thêm Hoắc hương, Chỉ sác để: hoan khoái trung tiêu, Tử tô để hòa vị giải biểu thì thế trận càng thêm mạnh, có tác dụng ra mồ hôi giải nhiệt mạnh dạ dày chống nôn.
- Thang gia giảm chính khí (Biên giả phương)
Dược:
Hoàng cầm
Bạc hà
Hậu phác
Trần bì
Chỉ sác
Bán hạ
Sơn chi
Hoắc hương
Lục nhất tán.
Sắc nước uống, biểu thực không mồ hôi có thể thêm Hương nhu.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc làm mát nắng nóng hòa vị. Dùng Sơn chi, Hoàng cầm để làm mát nắng nóng, làm mát vị.
Hoắc hương, Bạc hà để tuyên hóa thử thấp. Bán hạ, Trần bì để hòa trung ngừng nôn. Chỉ sác sướng trung tiêu trừ đầy, cho nên làm phép tốt để chữa thanh hóa thử thấp ngừng nôn. Nếu dùng chữa viêm dạ dày cấp tính cảm nhiễm có công hiệu giải nhiệt tiêu viêm, mạnh dạ dày, trấn trị nôn.
- Thang Gia vị nhị trần (Chu Đan Khê phương)
Trị trong dạ dày có nóng, trên cách mô có đờm nên nôn mửa.
Dược:
Bán hạ chế Cam thảo
Gừng sống Trần bì
Chi tử (sao) Phục linh
Hoàng liên
Sắc uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc (thanh nhiệt) làm mát cái nóng hòa vị. Dùng Hoàng liên, Chi tử để mát cái nóng trong dạ dày. Thang Nhị trần để hóa cái đờm trong cách mô. Bán hạ hợp cùng Gừng tươi đó là thang Tiểu bán hạ của Trọng Cảnh có tác dụng ngừng nôn cho nên dùng làm phương thuốc tốt mát nóng ngừng nôn chữa nôn do nhiệt.
- Thang gia bí tiêu trệ (Chứng nhân mạch trị phương)
Dược:
Xương truật Cam thảo
Mạch nha Đại táo
Hậu phác Chỉ thực
La bặc tử Trần bì
Sơn tra Sinh khương
Sắc nước uống.
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc tiêu ăn điều hòa dạ dày (vị). Dùng thang Bình vị để ráo thấp khoan trung hòa vị. La bặc, Sơn tra, Mạch nha để tiêu đờm hóa thức ăn, Gừng sống để ngừng nôn, Đại táo để hòa trung tiêu, cho nên dùng làm phương thuốc tốt trị do thức ăn trệ đọng mà nôn mửa.
Nếu dùng chữa viêm dạ dày cấp tính dẫn đến tiêu hóa không tốt thì có tác dụng làm mạnh dạ dày giúp tiêu hóa trấn nôn.
- Tiểu bán hạ sài hồ sơ can tản phục phương (Biên giả phương)
Trị khí nghịch, đờm ngăn trở, nôn mửa.
Dược:
Bán hạ chế
Thược dược
Sinh khương
Chỉ sác
Hương phụ
Sài hồ
Xích thảo
Trần bì
Xuyên khung
Sắc nước uống
Ý nghĩa phương:
Phương này là thuốc sơ gan lý khí hòa vị ngừng nôn. Dùng thang Sài hồ sơ can để bình cái khí ngược lên, thang Tiểu bán hạ để trừ đờm ngừng nôn, cho nên có thể dùng làm phương thuốc tốt chữa khí nghịch đờm, ngăn trở nôn mửa. Nếu dùng vào việc chữa nôn mửa do thần kinh có tác dụng mạnh dạ dày chấn đau trị nôn.
Lời bàn: Viêm dạ dày cấp phải hòa vị.
Ở phần lý
- Nếu vị nóng: cần mát nóng điều vị như “thang Gia vị nhị trần”
- Nếu thức ăn đọng: cần tiêu cơm hòa vị như “thang Gia bí tiêu trệ”.
- Nếu khí nghịch: cần lý khí hòa vị như “Tiểu bán hạ sài hồ sơ can tán phục phương”.
Ở phần biểu
- Nếu phong hàn vào vị: Cần giải biểu hòa vị như “thang Phòng cát nhị trần”.
- Nếu nóng nắng vào vị: Cần mát nắng hòa vị như “Gia giảm chính khí tán”.
Xem tiếp
Viêm dạ dày mạn tính – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị theo đông y