Đông y chữa bệnh Đau dây thần kinh hông

Đông y chữa bệnh

Đau dây thần kinh hông là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân cơ năng và thực thể gây ra. Nhiễm trùng, nhiễm độc (đái đường, nhiễm độc chì) lạnh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, khối u.

Đau dây thần kinh hông được mô tả trong phạm vi chứng toạ cốt phong của y học cổ truyền

Cần chẩn đoán nguyên nhân bằng các phương tiện của y học hiện đại, khả năng điều trị của các phương pháp chữa bệnh y học truyền tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau dây thần kinh hông, Do nguyên nhân cơ năng phục hồi tốt; do nguyên nhân thực thể thường kết quả ít, cần phải gửi đi các chuyên khoa để chữa (lao, lồi đĩa đệm, khối u).

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Sau đây xin giới thiệu các trường hợp đau dây thần kinh hông do một số nguyên nhân khác nhau mà phương pháp chữa bệnh của Đông y thu được kết quả tốt.

Đau dây thần kinh hông do một số nguyên nhân khác nhau như do lạnh, trúng phong hàn ở kinh lạc

Triệu chứng: đau vùng thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn, chữa teo cơ, toàn thân, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Phương pháp chừa: khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết (hoạt lạc).

Bài thuốc:

Bài 1

Rễ lá lốt 12 gam Chỉ xác 8 gam
Thiên kiện 12 gam Trần bì 8 gam
Cẩu tích 16 gam Ngưu tất 12 gam
Quế chi 8 gam Xuyên khung 12 gam
Ngải cứu 8 gam
Bài 2
Độc hoạt 12 gam Tế tân 8 gam
Phòng phong 8 gam Chỉ xác 8 gam
Uy linh tiên 12 gam Trần bì 8 gam
Đan sâm 12 gam Ngưu tất 12 gam
Tang ký sinh 12 gam Xuyên khung 12 gam
Quế chi 8 gam

Châm cứu: châm các huyệt Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Thừa sơn, Giải khê, Côn lôn…

Thủy châm: vitamin B12 vào các huyệt trên.

Nhĩ châm: vùng dây toạ.

Vị thuốc Tang ký sinh trong điều trị thần kinh tọa
Vị thuốc Tang ký sinh trong điều trị thần kinh tọa

Đau dây thần kinh hông do phong hàn thấp tý

Triệu chứng: đau vùng thắt lưng cùng, lan xuống chân theo dọc đường đi của dây hông to, teo cơ, bệnh kéo dài, dễ tái phát thường kèm theo triệu chứng toàn thân, ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn, trầm nhược.

Phương pháp chữa: khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, bổ can thận, nếu teo cơ phải bổ khí huyết.

Bài thuốc:

Bài 1.

Thục địa 12 gam Ý dĩ 12 gam
Cẩu tích 12 gam Bạch truật 12 gam
Tục đoạn 12 gam Hoài sơn 12 gam
Tang ký sinh 16 gam Tỳ giải 12 gam
Ngưu tất 12 gam Hà thủ ô 12 gam
Đảng sâm 12 gam
Bài 2. Độc hoạt ký sinh thang gia giảm:
Độc hoạt 12 gam Đảng sâm 12 gam
Phòng phong 8 gam Phục linh 12 gam
Tang ký sinh 12 gam Cam thảo 8 gam
Tế tân 6 gam Bạch thược 12 gam
Quế chi 6 gam Đương quy 12 gam
Ngưu tất 12 gam Thục địa 12 gam
Đỗ trọng 8 gam Đại táo 12 gam
Bài 3. Ý dĩ nhân thang
Ý dĩ 16 gam Gừng 4 gam
Khương truật 8 gam Cam thảo 6 gam
Độc hoạt 8 gam Đại táo 12 gam
Khương hoạt 8 gam Đỗ trọng 8 gam
Quế chi 8 gam Phụ tử chế 8 gam
Bài 4. Bổ thận thang gia giảm
Thục địa 12 gam Bổ cốt chỉ 8 gam
Đỗ trọng 12 gam Thỏ ty tử 12 gam
Tang ký sinh 16 gam Tục đoạn 12 gam
Cẩu tích 16 gam Khương hoạt 8 gam
Phong kỷ 12 gam Độc hoạt 8 gam
Kỷ tử 12 gam Thương truật 8 gam
Vị thuốc Tục đoạn
Vị thuốc Tục đoạn

Sắc uống ngày 1 thang, khi hết đau ngâm rượu (hai lít rượu 1 ngày uống 40 ml, chia hai lần uống, thời gian từ 3 – 6 tháng.

Theo kết quả của Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội dùng phương pháp biện chứng luận trị của y học cổ truyền và điều trị 89 bệnh nhân kết quả như sau:

Loại tốt:                         11 bệnh nhân, tỉ lệ 12 %

Khá, trung bình:         75 bệnh nhân tỉ lệ 83%

Kém                              3 bệnh nhân tỉ lệ 3%.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Phác đồ điều trị Đau thần kinh tọa (sciatica pain)

Triệu chứng và điều trị đau thần kinh tọa

 

  • Bất động, nằm nghỉ trên giường cứng trong đợt cấp, tránh mọi vận động mạnh.
  • Thuốc giảm đau: seda, phenaxctin, chườm ngải cứu + muối hàng ngày.

Nếu không đỡ có thể dùng Phenyl butazon hoặc cocticoid (chống chỉ định trong lao cột sống, lao phổi).

  • Đau vẫn kéo dài không thuyên giảm, dùng phương pháp tiêm nôvôcain 1 – 2ml ngoài màng cứng, có thể phối hợp với hydrococtison.
  • Đau kéo dài dữ dội phải dùng liệu pháp chiếu tia X, chỉ dùng cho nam giới và phụ nữ hết sinh đẻ.
  • Vật lý trị liệu, sau hai tuần và trong giai đoạn mạn tính đắp nóng, chiếu tia hồng ngoại.
  • Thủy châm B6, B12, Nôvôcain, xoa bóp.
  • Tập thể dục.
  • Chữa căn nguyên nếu có, thoát vị đĩa đệm, sang chấn, u chèn ép.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận