Trang chủĐông y chữa bệnhChữa chứng đau dạ dày do khí của vị và can

Chữa chứng đau dạ dày do khí của vị và can

Dạ dày đau do khí cũng là chứng bệnh thấy xuất hiện nhiều, phần nhiều do tiêu hóa không tốt, khí của vị bị ngàn trỏ đọng trệ mà sinh ra, hoặc do khí của gan uất muộn không điều đạt mà ảnh hưởng tỳ vị sinh ra, nay tôi thứ tự nêu ra như sau:

Đau dạ dày do chính cái khí của dạ dày (vị) bị ngăn trở trệ đọng mà sinh ra đau

Chứng này vùng dạ dày chướng đau, đưa lên rạo rực, ngực buồn bực bí tắc, được Ợ hơi hoặc trung tiện là giảm đau, kiêm thấy bụng chướng, đại tiện khó khăn, mạch tượng huyền hoạt.

Dạ dày có nhiệm vụ nhận và tiêu thức ăn, nó lấy hòa giáng làm quí, nay dạ dày không hòa giáng, khí cơ bị trở ngại. Vì vậy cần phải thông hành khí, làm tan cái bị trệ đọng mới yên được. Người xưa hay dùng bài “Hương sa chỉ truật hoàn”. Nếu nặng thì kết hợp bài “Trầm hương giáng khí tán” mà chữa. Hoặc “Thang Diên ô nhị trần” để làm tan cái khí trệ của dạ dày. Loại đau này tôi thường dùng “Hương sa chỉ truật gia vị”.

Hương sa chỉ truật hoàn:

Mộc hương       8g              Chỉ thực 12g

Sa nhân             12g            Bạch truật 24g

Phương này tán nhỏ làm viên, mỗi lần uống từ 6g đến 12g, ngày 2 lần nước sôi điều thuốc, có công năng phá khí trệ, tiêu thức ăn cách đêm, mở vị ăn tăng. Chữa tỳ vị hư . Nếu vận hóa không tốt, ăn uống đình trệ, bụng chướng đầy, đại tiện hoặc sột sệt hoặc không khoan khoái. Qua thực nghiệm thấy: Chỉ thực có tác dụng tăng cường nhu động ruột, Trung quốc dùng chữa sa dạ dày, lồi tử cung ra, (đờm kết thạch) sỏi mật.

Vị thuốc Chỉ thực trong bài thuốc chữa đau dạ dày
Vị thuốc Chỉ thực trong bài thuốc chữa đau dạ dày

Trầm Hương giáng khí tán:

Trầm hương            8g    Hương phụ 20g

Sa nhân                   12g  Cam thảo    6g

Thang Diên ô nhị trần.

Trị khí trệ gây đau dạ dày:

Diên hồ sách           16g  Thiên thai ô dược 16g

Hương phụ              16g  Sa nhân      16g

Bán hạ chế              12g  Trần bì        12g

Phục linh                 12g  Cam thảo    6g

Thang Hương sa chỉ truật gia vị (Hy Lãn phương)

Mộc hương 8g Sa nhân 12g
Chỉ thực 12g Bạch truật 12g
Đương qui 16g Hương phụ 12g
ô dược 16g Trần bì 10g
Bán hạ 16g Phục linh 12g
Hậu phác 12g Cam thảo 6g
Ô tặc cốt 16g Hoài sơn 6g
Diên hồ sách 12g    

Ý nghĩa phương:

Bài Hương sa chỉ truật dùng Chỉ thực tiêu bí cứng, Bạch truật mạnh tỳ, lượng dùng nhiều hơn, bổ nặng hơn tiêu, qua thực nghiệm thấy Chỉ thực có tác dụng tăng cường nhu động dạ dày và ruột. Diên hồ, Hương phụ, Ô dược, Mộc hương, Trần bì chủ yếu xử lý cái khí bị trệ của chính bản thân dạ dày. Người đau dạ dày thường hay buồn nôn và nôn, do đó cần thang Nhị trần (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam thảo). Sa nhân, Mộc hương hợp thang Nhị trần có tác dụng ấm trung tiêu hòa dạ dày. Cam thảo hòa trung tiêu, điều hòa mọi vị thuốc.

Dạ dày bị tổn thương lớp niêm mạc như viêm, loét dù nhiều hay ít cũng nên dùng ô tặc cốt hút bớt chất chua đi, Hoài sơn tạo độ nhầy thêm cho dạ dày, Đương qui bổ máu cho dạ dày. Tôi thường dùng bài này khi xác định chính cái khí của dạ dày bị trệ đọng mà gây nên đau.

  • Dạ dày đau do chính khí của gan sinh ra
  • Chứng trạng: Sườn đầy tức chướng đau, uất muộn hay thở dài, lúc thư thái vui vẻ thì không đau khi bực tức giận dữ tình chí không đạt thì đau, đó đều là chứng trạng khí của gan.

Mạch phần nhiều huyền đới sác.

Người xưa nói: “Can mộc phạm vị” tức là khí can thịnh xâm phạm dạ dày, còn gọi Can vị khí thống, tức là đau khí của can và vị. Cách chữa nên dùng bài “Sài hồ sơ can tán” hay “Thang điều khí”.

Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Sài hồ sơ can tán (Thương hàn luận)

Sài hồ 1-3 đồng cân
Bạch thược 3 đồng cân
Chỉ thực 1,5-3 đồng cân
Cam thảo 1,5 đồng cân
Xuyên khung 2 đồng cân
Hương phụ 3 đồng cân
Trần bì 3 đồng cân
Thang Điều khí:  
Hương phụ 1,5-3 đồng cân
Thanh trần bì 3 đồng cân
Hoắc hương 3 đồng cân
Mộc hương 2 đồng cân
Cam thảo 1,5 đồng cân
Ô dược 4 đồng cân
Sa nhân 3 đồng cân

Dạ dày đau do khí của gan khắc vị sinh ra, tôi thường dùng một phương:

Sài hồ sơ can gia vị (Hy Lãn phương):

Sài hồ                 12-16g        Bạch thược      12g

Chỉ thực                  12g  Cam thảo   6g

Xuyên khung          10g  Hương phụ 12g

Trần bì                    10g  Thanh bì    10g

Hoắc hương           8g    Ô dược        12g

Xương truật            12g  Sa nhân     10g

Hậu phác                10g  Bạch truật  16g

Đảng sâm               16g

Ý nghĩa phương:

Phương này là Sài hồ sơ can gia vị, tác dụng của Sài hồ không những khéo đẩy tà ra ngoài mà còn là thuốc chủ yếu để sơ gan, phối hợp với Bạch thược, Cam thảo để hòa doanh giảm đau, Chỉ thực tiêu dẫn tích trệ thì càng tăng cường công năng hành khí giải uất, bốn vị này chính là bài “Tứ nghịch tán” là phương tễ chủ yếu để sơ can giải uất. Tứ nghịch tán thêm Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì đã tăng cường lực lượng lý khí sơ can, lại thêm có tác dụng hoạt huyết giảm đau nữa. Đó chính là bài “Sài hồ sơ can tán” thích ứng dùng chữa khí can uất kết kiêm có chứng huyết đi không thông sướng. Thêm Sâm, Linh, Truật để bổ tỳ, Xương truật, Hậu phác để ráo thấp trừ chướng đầy mạnh tỳ, thêm Thanh bì, Hoắc hương, Ô dược, Sa nhân để xử lý cái khí bị trệ nếu có ở gan đồng thời xử lý cái khí bị trệ ở vị nữa.

Nếu vừa có chứng trạng khí của tỳ vị bị trở trệ, vừa có chứng trạng do khí can uất kết thì tôi thường dùng bài này mà thu được kết quả. Thực ra can và vị đều trở trệ thì thường hễ ăn là đau tăng lên, no thì thấy ấm ách khó chịu ở vùng vị quản, thường hay thừa chất chua, ợ chua rêu lưỡi mỏng, muốn nôn và nôn mửa, mạch thì trầm huyền, người xưa dùng phép điều khí của vị hòa trung tiêu và sơ gan cùng kết hợp như bài “Tiêu dao tán” và “Kim linh tử tán” mà thêm bớt sử dụng. Nếu thừa chua thì gia thêm ô tặc cốt, Ngõa năng, nếu buồn nôn hoặc nôn thì thêm Bán hạ, Trúc nhự và vài lát Gừng tươi nữa.

Tiêu dao tán:

Đương qui               12g Bạch truật    12g

Cam thảo                6g    Thược dược 12g

Bạch linh              12g  Bạc hà        4g

Sài hồ                      12g Sinh khương 12g

Kim linh tử tán (Thánh huệ phương):

Kim linh tử                   3 đồng cân

Diên hồ sách                3 đồng cân

Ý nghĩa phương:

Bài Tiêu dao tán chính là bài Tứ nghịch tán bỏ Chỉ thực thêm Bạch truật, Phục linh, Đương qui, Gừng nướng. Sài hồ sơ can giải uất, Qui, Thược hòa doanh nuôi máu, Gừng nướng, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo mạnh tỳ hòa vị, Bạc hà cay mát để mở uất. Đây là phương cùng điều khí huyết, cùng trị cả can lẫn tỳ. Trung Quốc hay dùng chữa can uất khí trệ, hai sườn đau, đầu đau mắt xây xẩm, viêm gan mạn đau ngầm dưới sườn phải, mệt mỏi thiếu sức. Kết hợp Kim linh Tử tán (Kim linh tử, Diên hồ sách), Kim linh tử sơ can tiết nhiệt đủ có công năng giải trừ kinh can uất nhiệt, phối Diên hồ sách trị mọi cái đau ở trên dưới trong ngoài, máu trệ ở trong khí, cái khí trệ ở trong máu thì tác dụng lý khí ngừng đau càng mạnh. Trung Quốc hay dùng chữa dạ dày, ngực sườn đau đớn đủ có tác dụng, sơ can, tiết cái nóng, lý khí giảm đau.

  • Nếu do khí can gây ra dạ dày đau mà lâu ngày không khỏi thì thường bị hóa thành hỏa, lúc này xuất hiện chứng: miệng đắng, miệng khô, nuốt chua, tào tạp, phiền toái, dễ sợ, mạch tượng huyền sác, trường hợp này có người dùng thuốc cay để tiết đi, đắng để giáng xuống như bài “Hóa can tiễn” hoặc thêm bài “Tả kim hoàn”.

Hóa can tiễn:

Bạch thược

Thanh bì

Sơn chi

Trạch tả

Mẫu đơn bì

Trần bì

Bối mẫu

Tả kim hoàn:

Hoàng liên                   Ngô thù

Hoàng liên chữa đau dạ dày
Hoàng liên chữa đau dạ dày
  • Trường hợp trên đây là hóa hỏa nhưng chưa tổn thương âm, nếu đã tổn thương âm thì thấy chứng lưỡi đỏ ít chất dịch, hay đau một cách ngoan cố, dạ dày nóng rát, khi đói thì đau tăng thêm, ăn vào đỡ đau, đêm đau nhiều hơn ngày, tâm phiền dễ sợ, má hay ửng hồng, đại tiện phân đen, mạch thì huyền nhưng tế sác. Loại chứng này không thể dùng chất cay tiết đắng giáng được, mà phải có nuôi âm, mát dạ dày tiết bớt nhiệt đi, vừa phải sơ gan mới hy vọng khỏi được.

Người xưa hay dùng bài “Thông ứ tiễn” hợp với bài “Dưỡng vị thang”.

Thông ứ tiễn:

Thanh bì 8g Trần bì 10g
Đan bì 16g Ngọc trúc 16g
Chi tử 12g Mạch đông 16g
Thạch giải g Bạch thược 16g
Sa sâm 16g Hoàng liên 12g
Ngô thù 10g    

Thang dưỡng vị (Chứng trị chuẩn thằng):

Trị dạ dày hư lạnh nôn, buồn nôn.

Dược phẩm:      
Hậu phác 12g Bán hạ 12g
Xương truật 12g Hoắc hương 16g
Thảo quả 16g Cam thảo 10g
Phục linh 16g Nhân sâm 16g
Quất hồng 10g    

Giã nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân.

Tôi thường lập phương đủ tính chất; tư âm bổ vị mát dạ dày, sơ gan, tiết nhiệt như sau:

Bình vị, nhị trần, tứ quân thang gia vị. (Hy Lãn phương)

Thạch cao 12g Bạch truật 16g
Đảng sâm 16g Xương truật 12g
Bán hạ 16g Thiên hoa phấn 16g
Hậu phác 12g Bạch linh 10g
Mạch đông 16g Cam thảo 6g
Ngọc trúc 16g Trần bì lõg
Đại táo 5 quả Thạch hộc 16g
Bạch thược 16g Sài hồ 12g
Mộc hương 8g Cát căn 16g
Thanh đại 10g Tô ngạnh 8g
Đại hoàng 10g Hương phụ 10g
Hoài sơn 16g  Ô tặc cốt 16g
Uất kim 10g Đương qui 16g

Ý nghĩa phương:

Trong phương này gồm có: “Bình vị tán” có Xương truật để trừ nước đình tụ ở dạ dày, Hậu phác, Trần bì giúp đỡ cơ năng vị tràng thông thức ăn đình trệ, Cam thảo trung hòa các loại thuốc lại có tác dụng mạnh dạ dày. Thang Tứ quân thường dùng cho người cơ năng vị tràng suy yếu. Đảng sâm khiến cơ nàng mọi tạng khí thịnh vượng, Truật cùng Phục linh trừ nước tụ trong dạ dày, phối hợp với Hậu phác, Trần bì ở trên thì cơ năng thông thức ăn đình trệ và nước tích tụ trong dạ dày càng mạnh.

  • Tân dịch sinh ra nhờ Thiên hoa phấn, Mạch đông, Ngọc trúc, Thạch hộc, Đảng sâm.
  • Làm mát tỳ vị nhờ Bạch thược, Cát căn, Đại hoàng, Thạch cao.
  • Sơ gan nhờ Sài hồ, Thanh đại.
  • Lý khí nhờ Hương phụ, Trần bì, Uất kim.
  • Điều trung nhờ Mộc hương, Tô ngạnh.
  • Thang Nhị trần (Bán hạ, Trần bì, Bạch linh, Cam thảo) trị buồn nôn, nôn mửa.
  • Ô tặc cốt hút chua trong dạ dày.
  • Hoài sơn tạo nhầy cho niêm mạc.

Đương qui bổ huyết cho dạ dày.

Xét: Ngày xưa Nguỵ Ngọc Hoành dùng bài “Nhất quán tiễn” (Sinh địa, Đương qui, Câu kỷ, Sa sâm, Mạch đông, Kim linh tử) ở trong việc tu dưỡng có giúp thêm sơ gan, đó là vì vấn đề tổn thương âm gây đau mà đặt ra bài đó. Còn như đau dạ dày từ cách chữa cả can lẫn vị thì lấy khí làm chủ đó, vốn là phép thường, nhưng thuốc lý khí phần nhiều cay ráo tôn thương khí âm, nhất là người máu của gan không đủ, cái hỏa của gan vượng thịnh quá càng phải thận trọng. Nguỵ Ngọc Hành lập ra “Nhất quán tiễn” chính vì sợ tổn thương âm. Gần đây Tần Bá Mùi chữa một bệnh nhân hơn 10 năm đau dạ dày, dấy đau luôn, không thể ăn được, miệng khô, uống nước hơi nhiều cũng thấy chướng đau, luôn mửa ra đờm dính nhầy, ợ hơi khó khăn, đại tiện bí kết, chất lưỡi khô dáng, mạch tế huyền có sức. Tần Bá Mùi đoán là máu của gan, chân âm của vị tổn thương nặng, có xu hướng chuyển thành quan cách. Tuy nhiên trung tiêu khí trệ kiêm có đờm đục không thể lại dùng thơm ráo lý khí giảm đau. Họ Tần bèn dùng: Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc trúc, Bạch thược, Qua lâu, Ma nhân, Lục mai hoa, Ô mai, Bánh kim quất, chữa hơn nửa tháng bệnh dần dần giảm, ở đây họ Tần cũng vì vấn đề tổn thương âm mà đặt ra.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây