Chẩn đoán và điều trị tăng KALI máu ở trẻ em

Bệnh nhi khoa

MỞ ĐẦU

Tăng kali máu khi kali huyết thanh > 5,5mmol/l là một trong những rối loạn điện giải nặng nhất. Khi kali máu > 7mmol/l là điều trị cấp cứu có thể tử vong.

NGUYÊN NHÂN

– Tán huyết

  • Do tăng nhập K+: truyền máu, truyền hoặc uống kali.
  • Do chuyển K+ từ tế bào: toan máu, hoại tử ống thận cấp, bỏng nhiệt điện, tăng sản thượng thận bẩm sinh, ngộ độc digitalis, tiêu cơ vân.
  • Do giảm tiết K+: suy thận cấp, bệnh ống thận.
  • Do thuốc: ức chế men chuyển (ACE) chẹn angiotensin II.

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Dựa vào lâm sàng, điện tâm đồ và K+ huyết thanh > 5,5mmol/l.

Lâm sàng

Có thể không có triệu chứng, hoặc có các biểu hiện mệt, chán ăn, buồn nôn, nôn, giảm trương lực, bụng trướng, rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim đột ngột.

Điện tâm đồ

  • Biểu hiểu sớm là sóng T cao nhọn (K+ 5,5 – 6,5mmol/l).
  • Khi K+ 6,5 – 8mmol/l thì PR kéo dài, ST chênh xuống, p có thể bẹt.

+ Khi K+ > 8mmol/l thì sóng p có thể mất, QRS rộng và lồng vào sóng T.

Nếu không điều trị có thể vô tâm thu hoặc rung thất.

Xét nghiệm

  • ĐGĐ: K+ huyết thanh > 5,5mmol/l.
  • Khí máu thường có nhiễm toan chuyển hoá: HC03i, BEÌ, pH giảm.
  • Xét nghiệm khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân: chức năng thận urê, creatinin huyết thanh, tan máu.

XỬ TRÍ

Nguyên tắc

  • Cần đánh giá mức độ nặng nhẹ để xử trí cấp cứu kịp thời, nếu mức độ nặng và rất nặng cần nhập viện để hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.
  • Tìm và điều trị nguyên nhân.

Cụ thể

  • Ổn định màng tế bào cơ tim, dự phòng rối loạn nhịp tim.

+ Calci gluconat 10%: 0,5ml/kg TM trong 3-5 phút.

+ Calci clorid 10%: 0,2ml/kg TM/hoặc truyền trong 10 phút.

  • Vận chuyển K+ vào tế bào.

+ Natribicarbonat 1 – 2mmol/kg TM trong 10 phút.

+ Truyền glucose 25% X 2ml/kg (0,5 – lg) với Insulin 0,lđv/kg trong 10 phút.

+ Truyền glucose 5 – 10% trong NaCl 9%0 20ml/kg trong 1 giờ.

+ Khí dung ß-Adrenergic: albuterol khí dung 50 – 150mcg/kg/liều hoặc salbutamol TM 2mcg/kg tấn công, duy trì 0,4mcg/kg/phút.

  • Thải K+ khỏi cơ thể!

+ Dùng kayexalat: 0,5 – lg/kg uống, hoặc thụt đại tràng.

+ Furosemid: 1 – 2mg/kg TM khi chức năng thận còn ổn định.

+ Thẩm phân phúc mạc/lọc máu nếu tình trạng không cải thiện hoặc tăng kali máu nặng.

Sau khi ổn định: tìm và điều trị nguyên nhân tăng kali máu

Bệnh nhi khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận