Trang chủChăm sóc béPhòng và chữa trị viêm phổi trẻ em

Phòng và chữa trị viêm phổi trẻ em

Viêm phổi là một chứng bệnh chính thường thấy ở trẻ em.

Thời kì thơ ấu rất dễ bị viêm phổi, có quan hệ mật thiết với giải phẫu sinh lí hệ thống hô hấp. Như các khoang ống phế quản, phế quản tương đối chật hẹp, niêm dịch tiết ra ít, lông tơ vận động còn kém, khó mà thanh trừ được các vi sinh vật hoặc các vật lạ, tổ chức đàn hồi của phổi phát triển kém. huyết quản phức tạp, rất dễ nhồi máu. Chất màng phổi phát triển dồi dào, mà số phế nang ít, phổi chứa lượng khí còn ít, các niêm dịch dễ làm tắc nghẽn. Hơn nữa, vòm ngực của trẻ thơ có dạng thùng tròn, xương sườn có dạng nằm ngang, cơ hô hấp phát triển kém, nên độ vận động của lồng ngực nhỏ, lực hô hấp kém.

Ngoài ra, ở độ tuổi này, chức năng miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, rất dễ mắc phải bệnh truyền nhiễm, bệnh thiếu dinh dưỡng, bệnh còi xương. Những nhân tố nội tại đó làm cho trẻ thơ dễ xảy ra viêm phổi, thậm chí viêm phổi nặng. Trẻ dưới 1 tuổi sức miễn dịch còn rất kém, nên viêm phổi dễ khuếch tán lây lan sang cả hai lá phổi. Những trẻ ở độ tuổi lớn hơn và có thể chất khỏe mạnh, tính phản ứng của cơ thể dần dần được hoàn chỉnh, năng lực chống viêm nhiễm tăng cường, chỉ viêm một bên phổi.

Do tỉ lệ viêm phổi tương đối cao nên đây là một trong những nguyên nhân tử vong chủ vếu của trẻ thời kì sơ sinh, do vậy phải thận trọng hết sức.

NHƯ THẾ NÀO LÀ VIÊM PHỔl

Viêm phổi chỉ chứng viêm do nhiều loại vi sinh vật nguồn bệnh và một số nhân tố gây bệnh khác gây ra ở phổi. Đặc điểm bệnh lí là chứng viêm do chất màng phổi và trong bọt phổi thẩm thấu ra, làm cho tổ chức phổi có sự biến đổi bệnh lí hoặc nhiều hoặc ít.

  1. Biểu hiện đặc trưng lâm sàng của viêm phổi

Lên cơn sốt, ho, thường kèm theo hụt hơi, hô hấp nhanh, cánh mũi phập phồng, thở dốc, nếu nghiêm trọng còn có thể xuất hiện quầng xanh tím xung quanh miệng, ở ngón tay, ngón chân. Ngoài ra, còn có thể nôn nao, thèm ngủ, nôn mửa, đi ngoài, v.v… Những triệu chứng đó đột nhiên xuất hiện, cũng có thể trước khi đổ bệnh, mấy ngày trước đường hô hấp đã bị cảm nhẹ.

  1. Phân loại viêm phổi

Thông thường áp dụng bốn phương pháp phân loại: Hình thái bệnh lí, vi khuẩn gây bệnh, quá trình mắc bệnh và tình trạng bệnh.

  • Phân loại bệnh lí: viêm phổi thùy, viêm phế quản (viêm phổi lá nhỏ), viêm màng phổi và viêm ống phế quản mao tế.
  • Phân loại vi khuẩn gây bệnh: viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus, viêm phổi trực khuẩn, viêm phổi nhánh nguyên thể, viêm phổi do Rickettsia, viêm phổi do nguyên trùng và viêm phổi do hít thở vào.
  • Quá trình mắc bệnh: viêm phổi cấp tính (trong 1 tháng), viêm phổi kéo dài (1-3 tháng) và viêm phổi mãn tính (3 tháng trở lên).
  • Tình trạng bệnh: chứng nhẹ: bệnh tình nhẹ, ngoài hệ thống hô hấp ra, các hệ thống khác chỉ hơi ảnh hưởng không đáng kể, toàn thân không có triệu chứng trúng độc hoặc là không rõ rệt. Chứng nặng: bệnh tình nặng, ngoài hệ thống hô, các hệ thống khác cũng đều mệt mỏi, trúng độc toàn thân rõ ràng.

Trên lâm sàng, nếu thuộc vi khuẩn gây bệnh, thì theo phân loại nguyên nhân bệnh và lấy tên là vi khuẩn gây bệnh, để tiện việc chỉ đạo điều trị, nếu không thì theo phân loại bệnh lí. Trong đó việc chẩn đoán viêm phế quản được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng.

QUAN ĐIỂM CỦA ĐÔNG Y ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM PHỔI CỦA TRẺ

Viêm phổi mà chúng ta nói, chính là chỉ bệnh hen phế quản của Đông y. Từ rất sớm trước đây Đông y đã có ghi chép chứng trạng hen phế quản của trẻ, đồng thời có miêu tả quan hệ mạch tượng của nó với bệnh tình nặng nhẹ.

Tre con rất dễ bị bệnh hen phế quản thường thấy tương đối nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi. Ở đây nó có quan hệ mật thiết với thể chất của trẻ. Đông V cho rằng, thời kì còn hé. từ hình thể cho đến chức năng sinh lí của trẻ chưa hoàn thiện, đặc biệt là cơ năng bảo vệ bên ngoài chưa chắc, dễ bị tà khí xâm nhập. Cũng có nguyên nhân nữa là do sự nuôi dưỡng, trước hoặc sau khi sinh ra không đầy đủ và cả bị những bệnh tật khác (như dinh dưỡng không tốt, bệnh còi xương) dẫn đến thể chất suy nhược, giảm sức đề kháng. Tà khí xâm nhập là phổi đứng mũi chịu sào. phổi nằm giữa ngực, trên thông với cổ họng, mở lỗ ra ở mũi, ngoài hợp với lỗ chân lông, chủ trì hô hấp nguồn khí chính cho cơ thể có tác dụng căng lên hạ xuống. Nếu phổi bị tà khí xâm nhập, phổi mất đi sự căng lên giảm xuống, thế là dẫn đến hen phế quản. Chức năng tỳ vị của trẻ còn non yếu, nếu ăn uống không tiết chế, không cân bằng, ăn béo, ngọt quá lượng, sẽ biến đờm sinh nhiệt, hoặc do tỳ vị vận động kém mà sinh đờm thấp, bất cứ là đờm nhiệt hay dòm thấp tiềm ẩn trong cơ thể đều là nhân tố quan trọng phát bệnh, ở trường hợp này, tà khí bên ngoài xâm nhập, làm cho phổi mất khả năng căng lên xẹp lại, khí uất bê lại trong phổi nên sinh ra ho khan, ho suyễn.

Tóm lại, trẻ con rất dễ bị bệnh hen phế quản, nhân tố bên ngoài là tà khí xâm nhập, nhân tố bên trong là thớ da còn thưa, cơ da còn yếu mỏng, phổi mềm yếu, tỳ hư, đờm đặc bế tắc tiềm ẩn bên trong mà phát bệnh.

TRẺ VIÊM PHỔI CẦN KIỂM TRA NHỮNG GÌ

Viêm phổi muôn hình muôn vẻ cách chữa trị cũng khác nhau. Khi phát hiện trẻ có hiện tượng khác thường, người lớn phải đưa trẻ đi bệnh viện kiểm tra, nhất thiết không được chủ quan ước đoán, hoặc dựa vào kinh nghiệm tự xử lí, để tránh gây ra hậu quả tai hại.

  1. Kiểm tra huyết

Trong đó bao gồm tổng số bạch cầu, tế bào hạt trung tính, tế bào lâm ba. tế bào hạt ưa acid. Bạch cầu là thứ vũ khí phòng ngự quan trọng trong cơ thể con người. Khi có vi trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu có tác dụng nuốt đi, tiêu diệt vi trùng gây bệnh, cho nên từ tổng số bạch cầu, phân loại và sự thay đổi trạng thái, có thể dự tính được tính chất viêm nhiễm, trạng thái phản ứng của cơ thể và đoán trước bệnh tình.

Trẻ viêm phổi do vi khuẩn, tổng số bạch cầu phần lớn là tăng cao, nói chung có thể đạt (15 – 30)x109/l, tế bào hạt trung tính ở khoảng 60 – 90%. Khi viêm phổi do vi rút. tổng số bạch cầu phần lớn là bình thường, hoặc giảm thấp.

  1. Kiểm tra X quang

Thông qua phim chụp X quang ở ngực có thể trực tiếp phản ánh tình hình diễn biến bệnh tình ở phổi của trẻ, đây là căn cứ quan trọng để chẩn đoán viêm phổi. Còn có thể qua tia X biểu thị để phân biệt được viêm phổi thuộc loại nào. Như viêm phổi nhánh phế quản, phần lớn biểu hiện bóng đen đang thấm dần vào. chứ không có chấm đen rõ rệt trên phổi. Viêm phổi thùy biểu hiện ở bóng đen lớn đồng đều và dày đặc, chiếm toàn bộ hoặc 1 phần của lá phổi. Nếp nhăn hai lá phổi tăng thêm, ven theo phế quản phân bố ở dạng điểm hoặc dạng phiến, bóng đen lan dần vào.

  1. Nuôi cấy đờm và thử nghiệm nhạy cảm thuốc

Thông qua nuôi cấy đờm, có thể kiểm tra ra loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó mà chọn loại thuốc thích hợp, tiến hành chữa trị.

  1. Kiểm tra vi khuẩn

Dùng ống dẫn đã khử trùng hút chất tiết ra từ yết. hầu để nuôi cấy vi khuẩn và thử nghiệm nhạy cảm thuốc, cản cứ vào đó có thể cung cấp sớm chất kháng sinh.

Ngoài ra, viêm phổi đang thời kì truyền lan, phải làm thí nghiệm đông lạnh, để chẩn đoán phải chăng bị cảm nhiễm ở nhánh phế quản, do vi khuẩn gây bệnh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây