Trang chủChăm sóc béBiện pháp cấp cứu trẻ viêm phổi đột nhiên ngạt thở

Biện pháp cấp cứu trẻ viêm phổi đột nhiên ngạt thở

Trẻ viêm phổi trong quá trình điều trị đột nhiên xảy ra ngạt thở là hiện tượng thường thấy, cần áp dụng biện pháp cấp cứu tích cực, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

  1. Nguyên nhân
  • Chất tiết ra dính đặc làm tắc đường khí

Đây là nguyên nhân thường thấy nhất ở trẻ viêm phổi dẫn đến ngạt thở. Do đặc điểm sinh lí giải phẫu của trẻ, khi viêm phổi, dịch chất tiết ra dính đặc rất khó thông qua đường khí chật hẹp. dễ làm tắc ở cổ họng hoặc đường khí mà gây nên ngạt thỏ. Phải lập tức hút dòm, đồng thời hô hấp nhân tạo, cho thở oxi, vỗ sau lưng. Nếu dịch tiết ra làm tắc đường phế quản phía dưới, thì có thể cắm vào phế quản để hút dịch tiết ấy ra, thậm chí phải rạch phế quản ra, rồi hút dịch tiết ấy ra từ chỗ rạch.

  • Vật nôn mửa làm tắc đường khí

Trẻ viêm phổi khi lên cơn ho kịch liệt, thường kèm theo nôn trớ, nhưng trường hợp triệu chứng nặng hoặc là trẻ suy nhược cơ thể, chất nôn mửa có lúc không thể nhổ ra kịp thời, mà lại hút vào trong đường phế quản, hoặc làm tắc chỗ cổ họng mà gây nên đột nhiên ngạt thở, lúc đó, ở viền mồm trẻ và hai bên mép tai thấy chất nôn mửa dính bết. Những trẻ bị bệnh thường hay nôn, bình thường nên cho trẻ nằm nghiêng một bên, để khi nôn vật nôn dễ chảy ra một bên miệng. Nếu nôn mà xảy ra ngạt thở phải lập tức dùng dụng cụ hút dẫn để hút vật nôn mửa ra. Trường hợp khẩn cấp không kịp, các nhân viên y tế có thể dùng mồm hút ra, đồng thời làm hô hấp nhân tạo.

  • Viêm phổi cộng với Canxi (Ca) thấp

Khi vì Ca thấp có thể xảy ra co giật ở cổ họng, ngoài cổ họng và cửa thanh đới co giật ra, lưỡi cũng rụt lại, gây nên tắc nghẽn đột nhiên ngạt thở. Trẻ bị bệnh thường ngày có thể có các triệu chứng khác như bệnh còi xương, dễ sỢ hãi, nhiều mồ hôi, rụng tóc phía sau gáy. Khi điều trị, đầu tiên phải kéo lưỡi trẻ cho thò ra ngoài mồm, tiến hành thở nhân tạo, phần lớn như vậy là chuyên biến tốt. Khi cần thì phải tiến hành kĩ thuật cắm ống vào phế quản, đồng thời bổ sung chất Canxi.

  • Viêm phổi đồng thời sốt cao ngất lịm

Khi viêm phổi, trẻ lại bị nhiệt độ cao, đột nhiên xảy ra kinh hãi dẫn đến nghẹt thở. Điều trị phải tiến hành đồng thời dùng thuốc chống kinh hãi và hạ nhiệt. Thuốc trấn ‘tĩnh dùng Hydrate Chloral 10% 30 – 40mg/kg/lần, thêm 10ml nước muối đắng trương, bơm vào ruột bảo lưu, hoặc Luminal Sodium 5 – 8mg/kg/lần tiêm bắp, thuộc hạ nhiệt tạm thời có thể cho Dexamethason 1,5 – 3mg tiêm bắp và dịch sài hồ 1 – 2ml tiêm bắp, đồng thời cho thở oxi. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh mà xảy ra kinh hãi ngất đi chưa có thể dùng ngay thuốc trấn tĩnh thì có thể châm chích các huyệt Nhân trung, Nội quan và Dũng tuyền để cấp cứu.

  • Viêm phổi đồng thời đường trong máu thấp

Trẻ bị viêm phổi thường lười ăn, lại kèm theo nôn mửa, hàng ngày nhiệt lượng không đủ, tiêu hao đường trong máu quá nhiều, khi đường máu giảm xuống đến một mức độ nhất định, thì có thể dẫn đến kinh hãi ngất lịm, nghẹt thở, đồng thời kèm theo mồ hôi nhiều, sắc mặt tái nhợt. Khi cần có thể dùng trực tiếp nước đường glucose hypertonic tiêm tĩnh mạch, nếu kinh hãi nghiêm trọng cũng có thể dùng chất trấn tĩnh.

  1. Phương thuốc dân gian dùng cho trẻ viêm phổi

Phương thuốc kinh nghiệm dân gian có lúc hiệu quả chữa trị rất tốt, mà tác dụng phụ lại tương đối ít, nhất là đối với trẻ thơ tương đối thích hợp.

  • Rễ Hổ trượng tươi 500g (khô 250g).

Cách dùng: cho vào 2500ml nước, sắc cho đến còn 500ml. Uống, mỗi lần 20 – 50ml, ngày uống 2 – 3 lần, thấy nhiệt độ thân thể hạ xuống bình thường, triệu chứng bệnh chuyển biến tốt, căn cứ tình hình bệnh mà giảm lượng thích hợp, cho đến khi triệu chứng viêm phổi hoàn toàn khỏi thì ngừng uống thuốc.

  • Lá Đại thanh, rễ Bản lam mỗi thứ 15g, Thảo hà xa, tằm khô mỗi thứ 9g.

Cách dùng: sắc nước uống, lấy 200ml (thuốc đã sắc) chia làm 3 lần uống. Dùng cho bệnh nhân viêm phổi virut.

  • Củ tỏi lượng vừa phải (vỏ tím tốt nhất).

Cách dùng: cho tỏi vào cối nghiền nát, cho vào nước ấm hoặc nước đường (sirô) ngâm 4 giờ chế thành nước đường tỏi 10% – 100%), đem lọc, mỗi lần uống 5 – 10ml 4 giờ uống một lần.

  • Xạ can 10g, Ma hoàng 3g, Ngũ vị tử 10g, Tế tân 3g, Quế chi 10g, Sinh thạch cao 30g.

Cách dùng: đem những vị thuốc trên ngâm 30 phút, sắc sôi sau 20 phút, lấy nước thuốc (sắc rồi) 250ml chia làm 3 – 4 lần uống, chữa trị cho bệnh nhân viêm phổi thở dốc rõ rệt.

  • Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 500g

Cách dùng: đem thuốc trên cho nước vào, sắc 40 phút, chắt lấy nước, uống mỗi lần 20 – 40ml, mỗi ngày uống 3 lần. Chữa trị viêm phổi cấp tính.

  • Nữ trinh diệp 500g (dùng lá tươi).

Cách dùng: đem cho vào 500ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml, uống mỗi lần 5 – 10ml. Ngày uống 3 – 4 lần. Chữa trị viêm phổi thời kì khôi phục.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây