DASH và chế độ tiết thực phòng bệnh tăng huyết áp

Bệnh tim mạch

DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) có nghĩa là cách tiếp cận bằng chế độ ăn để chặn đứng tăng huyết áp. Đây là chế độ ăn do Viện quốc gia Tim, phổi và máu của Mỹ đề xuất và đã được kết luận có kết quả tốt sau một thời gian thử nghiệm: Có tác dụng giảm huyết áp và có thể giúp ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh Tăng huyết áp.

Chế độ ăn của người bị tăng huyết áp
Chế độ ăn của người bị tăng huyết áp

Đây là một chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, có hàm lượng cholesterol thấp, cao về chất xơ và các khoáng chất kali, calci, magne, hàm lượng đạm cao vừa phải. Khẩu phần dinh dưỡng 2000 Kcal được cân đối theo tỷ lệ: Đạm – Bột đường – Mỡ là: 18- 55- 27

Bảng 2. Khẩu phần ăn DASH được “Việt hóa”

Nhóm thức ăn Số phần cho 2000 Kcal (P18: L27: G55 %)
Lương thực cơ bản
Bánh phở 138g; gạo 200g 9
Rau các loại: 430g 10
Hoa quả: 120g chuối + 127g đu đủ chín 2
Thức ăn giàu đạm
Sữa bột gầy 45g, cá thu 80g, đậu phụ 137g, thịt gà 48 g 12
Dầu mỡ (bổ sung) 40g
Đường (bổ sung) 4 thìa cà phê
Nước chấm măn (bổ sung) (# 1 thìa cà phê muối)

Năm 1997, Viện dinh dưỡng Việt Nam cũng đã khuyến cáo một thực đơn dành cho người bệnh Tăng huyết áp với các chỉ tiêu dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng cung cấp: 1800 – 1900 Kcalo
  • Cân đối khẩu phần dinh dưỡng:

+ Tỷ lệ Đạm – Bột đường – Mỡ là: 14 – 73 – 13

+ ít natri, giàu kali: Hạn chế muối và bột ngọt: dưới 2-4g/ngày.

+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung kali

+ Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê.

Cà phê làm tăng nguy cơ biến chứng của tăng huyết áp
Cà phê làm tăng nguy cơ biến chứng của tăng huyết áp
  • Tăng sử dụng các thức ăn, đồ uống có tính chất an thần, hạ áp, thông tiểu: Ngó sen, lá vông, hoa hoè, nước râu ngô….

Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, so với chế độ ăn DASH, ưu điểm nổi bật của chế độ ăn này:

  • Chất bột đường vẫn là khẩu phần cơ bản. Chất béo và đạm có giảm so với chế độ tiết thực DASH để phù hợp với người Việt Nam.
  • Giảm muối và natri: Không quá 1 thìa cà phê muối hoặc 4 thìa nước mắm.

Hạn chế bột ngọt: 1g/ngày

  • Hạn chế rượu bia:

Rượu vang chát: nam giới ngày 2 cốc rượu, nữ giới 1 cốc (150ml)

Bia: nam giới ngày 2 lon, nữ giới ngày 1 lon

  • Người có thói quen ăn vặt, nên ăn các loại trái cây đóng hộp không đường hoặc muối như: Chuôi khô, nho khô, đào khô, hạt dẻ, sữa chua, ngô rang, lạc rang, khoai, sắn….

 

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận