Trang chủBệnh tim mạchBệnh hở van động mạch chủ

Bệnh hở van động mạch chủ

Nguyên nhân chính của bệnh hở van động mạch chủ là viêm màng trong tim do thấp. Hở động mạch chủ cũng là hậu quả của bệnh viêm động mạch chủ do giang mai. Hở động mạch chủ thường có kèm theo hẹp động mạch chủ. Bệnh hở động mạch chủ thường gặp ở nam giới và ở nữ giới với tỷ lệ ngang nhau, và hay gặp nhất ở tuổi dưới 40.

Các nắp van động mạch chủ bị viêm nhiễm do thấp, sau đóng thành sẹo và co dúm lại, gây nên bệnh hở van động mạch chủ.

Trong bệnh hở van động mạch chủ, ở thì tâm trương, khi tâm thất giãn nở ra để nhận máu ở tâm nhĩ xuống, vì nắp van động mạch chủ đóng không kín nên máu từ động mạch chủ phụt ngược trở lại tâm thất trái làm cho tâm thất trái phải làm việc gắng sức. Lúc đầu, thành tâm thất trái dày ra (phì đại), sau dần dần bị giãn căng ra. Hiện tượng ứ đọng máu ở tâm thất trái truyền lên tâm nhĩ trái và vào vòng tiểu tuần hoàn.

Trong bệnh hở van động mạch chủ, cơ thể bù trừ chủ yếu dựa vào tâm thất trái là phần cơ tim khỏe nhất, do đó trong một thời gian khá lâu, không thấy có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn. Rối loạn tuần hoàn chỉ xuất hiện khi tâm thất trái đã kiệt sức. Từ đó tâm thất phải bắt đầu bị ảnh hưởng và sau cùng cũng bị suy yếu như tâm thất trái. Đó là giai đoạn cuối cùng của bệnh.

Hở động mạch khi khám kiểm tra sức khỏe.

Những bệnh nhân này, trong một thời gian tương đối lâu vẫn có thể làm được công việc nặng, chơi các môn thể thao, v.v… và chỉ khi nào sự tuần hoàn bị rối loạn, họ mới bắt đầu thấy xuất hiện khó thở, tim đập mạnh, chóng mặt, đau ở vùng tim, da và niêm mạc nhợt nhạt. Trong bệnh hở van động mạch chủ đơn thuần, thường không thấy dấu hiệu phù nề.

Nguyên nhân phát sinh ra triệu chứng khó thở trong bệnh hở van động mạch cũng giông như trong bệnh hẹp động mạch chủ: khi tâm thất trái co bóp, một khôi lượng máu chảy vào động mạch chủ tương đối đủ, nhưng khi tâm thất trái giãn nở ra (thì tâm trương), thì một phần lớn máu đó lại trào ngược trở lại tâm thất trái, do đó không phải tất cả khối lượng máu ở tâm thất trái được bóp tới các động mạch ngoại vi, chính vì thế mà các tổ chức và tế bào thiếu dưỡng khí. Hiện tượng thiếu dưỡng khí này được bù trừ bằng hiện tượng tim đập nhanh và thở nhanh. Thiếu dưỡng khí ở não gây ra hiện tượng chóng mặt ở cơ tim gây nên hiện tượng đau vùng trước tim, ở ngoại vi làm cho da và niêm mạc nhợt nhạt.

Lồng ngực hơi bị biến dạng do tim bị to ra. Mỏm tim đập nhanh và sa thấp xuống. Nhìn thấy các động mạch đập nhanh, nhất là động mạch ở cổ. Mạch đập mạnh vì khi tâm thất trái bóp mạnh, máu dồn nhanh vào các động mạch, sau đó lại phụt ngược nhanh từ động mạch chủ vào tâm thất trái trong thì tâm trương.

Khi gõ vùng đục trước tim và trên phim chụp X quang ngực thấy tâm nhĩ trái và tâm thất trái to ra rõ rệt. Dòng máu phụt mạnh khi tâm thất co bóp cũng làm cho khúc lên của động mạch chủ dần dần giãn to ra. Áp lực động mạch tối đa (khi các tâm thất co bóp) hơi cao, còn áp lực động mạch tối thiểu (khi các tâm thất giãn nở) thì hạ xuống rất thấp, đôi khi tụt xuống đến số không.

Khi nghe trên ổ động mạch chủ (liên sườn hai bên phải sát cạnh xương ức và liên sườn ba bên trái sát cạnh xương ức) thấy có tiếng thổi tâm trương rõ rệt, đôi khi tiếng thổi to đến nỗi có thể nghe thấy lúc đứng gần bệnh nhân.

ở giai đoạn cuối cùng của bệnh, xuất hiện những cơn khó thở và các cơn suyễn tim.

Chữa bệnh hở động mạch chủ bằng thuốc thường không có kết quả. Trong đại đa số các trường hợp hở van động mạch chủ, người ta cắt bỏ các nắp van bị hư hỏng và thay vào đó bằng van tim nhân tạo trong điều kiện hạ thể nhiệt nhân tạo và tuần hoàn ngoài cơ thể. Sau khi thay van, tình trạng của bệnh nhân dần dần khá lên, và trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể trở lại lao động bình thường.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây