Kiến thức mới về Bệnh Dạ dày tá tràng

Bệnh tiêu hóa

I. Cơ chế bệnh sinh

+ Bảo lưu kinh điển

  • Viêm loét do: – Tăng yếu tố tấn công (HCl + Pepsin)
  • Giảm yếu tố bảo vệ (mucus + hàng rào TB niêm mạc)

+ Yếu tố mới (vào thập kỷ 80 – thế kỷ XX)

  • Tìm ra xoắn khuẩn có tên gọi: Helicobacter Pylori
  • Gây độc cho tế bào niêm mạc – tổn thương
  • Làm tăng tiết HCl

Mới đầu gây viêm dạ dày sau loét dạ dày

  • Một đặc điểm: chỉ sống được ở niêm dịch dạ dày. Nếu dạ dày, vùng nào bị dị sản niêm mạc ruột thì HP không sống được. Vậy tại sao HP lại gây viêm loét tá tràng?

Cho đến nay người ta công nhận HP đứng trong nhóm một gây ra viêm loét dạ dày – tá tràng. Điều đó cũng nói lên HP không phải là nguyên nhân tất cả (có người HP (+) mà không loét – người có loét mà HP (-)

Chú ý:

  • HP rất mau kháng thuốc – điều trị ít nhất phải hai kháng sinh
  • Cần kết hợp với thuốc giảm HCl
  • Thuốc băng se niêm mạc có Bismuth

II.    Về chẩn đoán

  • Sự ra đời của máy nội soi ống mềm hoàn thiện nên chẩn đoán chắc chắn, số lượng, vị trí tính chất ổ loét ngoài ra còn sinh thiết làm mô bệnh học, chẩn đoán HP lấy bệnh phẩm nuôi cấy
  • Sự ra đời nội soi, siêu âm: giúp chẩn đoán sớm. K thành dạ dày sớm, chẩn đoán di căn K dạ dày.
  • Chẩn đoán HP 2 nhóm lớn

+ Có xâm phạm (nội soi sinh thiết)

  • Nhuộm
  • Nuôi cấy
  • Une test

+ Không xâm phạm (không nội soi sinh thiết)

  • Test hơi thở
  • Test huyết thanh
  • Test nước tiểu

Việc nghiên cứu về HP còn đang tiếp tục

III.     Điều trị

Có thể nói chưa bao giờ có nhiều chủng loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như hiện nay:

+ Thuốc chống tiết axit HCl

  • Nhóm thuốc ức chế thụ cảm H2Histamin Ví dụ: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin
  • Nhóm ức chế bơm Proton

Ví dụ: Losec, Omez, Lomac, Lokis…

+ Thuốc băng se niêm mạc (sử dụng lại Bismuth)

  • Trymo 120mg x 4v/24h, chia 2 lần, trước bữa ăn 1 giờ.

+ Trung hòa axit

Maalox 0,5 x 4v/24h (có nhiều chủng loại)

+ Đặc biệt dùng kháng sinh vào phác đồ thuốc chống viêm loét dạ dày tá tràng (có thể gọi là thuốc chống nguyên nhân HP)

Ví dụ: Amoxicillin 0,5 x 2v/24h x10 ngày – lúc no Metronidazol 0,25 x 4v/24h x 10 ngày – lúc no

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận