Ở đây chỉ nêu lên những trường hợp ngộ độc do những sản phẩm công, nông nghiệp, ngộ độc do thức ăn, đồ uống, do nghiện ma tuý.
Ngộ độc do các sản phẩm công, nông nghiệp
Trong những ngộ độc loại này, gây ra trên cơ quan thị giác thì các tổn hại của thị thần kinh là hay gặp nhất.
- Ngộ độc do các loai rươu methylique: rượu methylique là một hoá chất được dùng như một dung môi cho các loại sơn, các loại vécni v.v…
Ngộ độc mạn tính do hít phải hơi độc biểu hiện bởi một viêm thị thần kinh trục (axiale) với ám điểm trung tâm và loạn sắc trục xanh ve – đỏ.
Ngộ độc do uống phải cồn methylique dẫn đến giảm thị lực rất nhiều , thậm chí dẫn đến mù loà.
Khám đáy mắt: gai thị bị cương tụ và phù nề.
Bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn đến teo gai thị và đôi khi bị lõm gai kiểu như glôcôm.
- Ngộ độc do oxyd de carbon:ngộ độc do oxyd de carbon thường là do hít phải khí độc, tai biến này thường gây ra những rối loạn của đồng tử; nặng hơn còn có thể gây ra chứng mù vỏ não và những tổn hại của dây thần kinh thị giác.
- Ngộ độc do sulfure de carbon:đây là một dung môi được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Sulfure de carbon gây rối loạn về điều tiết và những biểu hiện về mạch máu ở đáy mắt (co thắt mạch máu, tăng huyết áp của động mạch trung tâm võng mạc).
- Ngộ độc do arsenic:chất arsenic được dùng trong công nghiệp nhuộm, công nghiệp làm đạn chì súng săn và một số chất diệt côn trùng.
Arsenic tiết ra theo cả đường nước mắt, do đó ngộ độc mạn • tính chất này có thể gây viêm kết mạc, đôi khi còn có thể gây viêm thị thần kinh trục.
- Ngộ độc do thủy ngân: thủy ngân được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp (hoá chất, phân bón v.v….).
Ngộ độc thủy ngân được nghiên cứu trong những năm gần đây dưới tên: bệnh Minamata. Khi thủy ngân gây ngộ độc thì nó cố định trên não, nhất là thùy chẩm; cho nên có nhiều dấu hiệu ở mắt: thị trường thu hẹp, viêm thị thần kinh trục v.v… đôi khi người ta còn thấy những lốp màu xám, nâu nhạt ở mặt trước của thế thủy tinh.
- Ngộ độc do benzol:người ta dùng benzol như một dung môi trong công nghiệp. Benzol gây ra những rối loạn về máu rất quan trọng (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giòn mao mạch). Về nhãn khoa, ta có thể thấy xuất huyết kết mạc và võng mạc, đôi khi có phù gai thị hay viêm dây thần kinh thị giác trục.
- Ngộ độc do disulfat de carbon và SH2: (trong công nghiệp cao su, trong công nghiệp sợi nhân tạo). Ngộ độc mạn tính sẽ dẫn đến một teo thị thần kinh tiến triển với hội chứng Parkinson, người ta cũng nói đến một tổn hại võng mạc với những vi phình mạch, những đám tiết tố và xuất huyết.
- Ngộ độc do bromur de methyl:đây là một sản phẩm sử dụng trong công nghiệp dược phẩm và trong những xưởng sản xuất bình chữa cháy. Bromur de methyl có thể gây ra viêm thị thần kinh.
- Ngộ độc do trichlorethylen:đây là một chất hoà tan mạnh sử dụng trong công nghiệp hoá chất. Ngộ độc mạn tính của chất này thường gây ra thương tổn cho dây thần kinh thị giác, cho dây thần kinh sinh ba và đôi khi gây viêm giác mạc liệt thần kinh (neuro – paralytique).
- Ngộ độc do chì:chì được dùng trong công nghiệp làm sơn, làm pin, làm chất bổ sung trong các loại xăng.
Ngộ độc mạn tính có thể gây ra những viêm thị thần kinh trục, những liệt vận nhãn, những mù vỏ não.
Những dấu hiệu ở mắt cùng tồn tại với những dấu hiệu toàn thân cho phép ta chẩn đoán ngộ độc chì (đau bụng chì, mép viền ở lợi của Burton).
Ngộ độc do các thức ăn và uống
- Bệnh ngộ độc Clostridium butilium:dấu hiệu mắt là những triệu chứng hàng đầu. Sau một thời gian ủ bệnh chừng 24 giò, người ta thây xuất hiện đột ngột bằng một liệt điều tiết, thường kèm theo giãn đồng tử cả hai bên. Hai dấu hiệu cùng đến bất thần: liệt vận nhãn ngoại lai (extrinsèque) và viêm thị thần kinh.
Những chứng viêm nhiễm chất độc vi sinh vật do thức ăn khác (những chứng ngộ độc này ít gây ra các dấu hiệu ở mắt).
- Các loại nấm
Nấm Amanite fausseorange: ngộ độc nấm này đôi khi gây ra những ảo giác thị giác và tình trạng giãn đồng tử.
Nấm có dây (Clitocybe) trắng: nấm này gây ra một hội chứng muscarin với tình trạng co đồng tử.
- Ngộ độc do rượu:có hai biểu hiện
Ngộ độc cấp: biểu thị bằng một song thị hai mắt kèm theo lác ẩn ngoài và rối loạn về quy tụ (comvergence).
Ngộ độc mạn tính: biểu thị bằng một viêm thị thần kinh trục hai bên với loạn sắc trục xanh ve – đỏ và ám điểm trung tâm.
Ngộ độc do ma tuý
Ngộ độc cần sa: ngộ độc độc cần sa có thể gây nên những ảo giác thị giác và tình trạng giãn đồng tử. Thị thần kinh bị viêm và thường có ám điểm trung tâm.
Ngộ độc heroin: ở những người tiêm heroin vào tĩnh mạch, ta có thể thấy trên võng mạc có những vùng khu trú bị nhiễm nấm Candida albicans; cơ chế sinh bệnh của loại viêm nội nhãn này cho đến nay người ta cũng chưa rõ. Chích heroin dễ dẫn tới mắc AIDS.
Phòng ngộ độc
Phần lớn các chất độc vào cơ thể người qua đường hô hấp, tiêu hoá v.v…do đó tuỳ loại mà người ta tiến hành phòng ngộ độc bằng vệ sinh ăn uống, rửa tay sạch, dùng khẩu trang, dùng máy, bình hút các khí độc, khám phát hiện sớm các ngộ độc.
Điều trị
Phần lớn các ngộ độc đều gây tổn hại cho thị thần kinh (ngộ độc do rượu methylique, do oxyd de carbon, do sulfure de carbon V.. ) vì vậy đối với những loại ngộ độc này cần cho Divascol, Priscol, v.v… (Divascol 10mg/ông/ngày, tiêm sau nhãn cầu).
Dưới đây là phương pháp điều trị một số trường hợp ngộ độc thường gặp:
- Ngộ độc chì:nước uống có lưu huỳnh: uống Sulfat de magnesie 10g/ngày, thuốc lợi tiểu; cho thuốc giãn mạch, D.T.A., 20mg/kg cân nặng, truyền tĩnh mạch ngày 2 lần. Chế độ ăn: sữa, cháo.
- Ngô độc arsenic:dùng thuốc lợi niệu,thuốc giãn mạch BAL 2,5 mg/kg cân nặng, tiêm bắp: 2 ngày đầu 6 lần/ngày, 2 ngày sau 4 lần/ngày. 5 và 6 là 2 lần/ngày. Chế độ ăn:sữa, cháo.
- Ngộ độc do đồ hộp hỏng:(Cl. Butilium): rửa dạ dày, cho than hoạt và nước bơm qua ống thông dạ dày, dùng 20g/lần/2 giờ cho đến 120 g/ngày. uống sulfat magnesie 10g/ngày. Uống vài lòng đỏ trứng gà (lecithin trong trứng hút và trung hoà độc tố). Uống chlorocid 1,5 – 2 g/ngày, chia làm 4 lần.