Ngộ độc thuốc diệt chuột – Biểu hiện, chẩn đoán, điều trị

Ngộ độc

Trong mấy năm nay do cuốn hút theo lợi ích kinh tế, thị trường thuốc diệt chuột vô cùng hỗn loạn, việc dùng thuốc diệt chuột phi pháp đang lan ra thành tệ nạn, những vụ ăn nhầm thuốc và dùng thuốc diệt chuột đã gây thương vong cho người và súc vật đều có ở khắp nơi trên toàn quốc, số người bị hại từ vài chục nay đã tăng lên hàng trăm, số đông người bị hại đều kèm theo cả hàng loạt gia súc, gia cầm bị chết. Có lúc đã là nguyên nhân không rõ ràng về “Bệnh quái gở” phổ biến ở một vùng nào đó, mà kết quả điều tra thì đa số đã phi pháp dùng loại thuốc diệt chuột cực độc tên là Vinyl Amido gây ra. Để nâng cao ý thức và tăng cường cảnh giác với các ca ngộ độc thuốc chuột, cần có thảo luận về những biểu hiện lâm sàng, việc chẩn đoán và điều trị các ca ngộ độc ấy.

Biểu hiện và tác dụng chất độc của thuốc diệt chuột

Cơ chế tác dụng chất độc của các loại thuốc diệt chuột có khác nhau, chia ra làm các loại như sau:

Ức chế khâu chuyển hóa trong cơ thể

  • Vinyl Amido: Loại flo hữu cơ là chất không màu, không mùi, không dễ bay hơi khi kết tinh thành bột màu trắng, dễ tan trong nước, là loại thuốc cực độc để diệt chuột, đồng thời cũng cực độc đối với người và gia súc. Rất khó phân giải trong tự nhiên và trong động vật, rất dễ ngộ độc tiếp xúc nhiều lần. Loại chất độc này được hấp thụ qua đường tiêu hóa và niêm mạc da bị tổn thương, sau khi thâm nhập vào cơ thể làm mất Amoniac, hình thành Flouric Acid, rồi tạo thành hợp chất Fluoric Acid Citric, ức chế Acid Aconitic, làm cho Acid Citric không thể chuyển hóa thành Acid Aconitic, kết quả là Acid Citric tích tụ thành lượng lớn trong cơ thể, năng lượng Acid Triolefìnic tuần hoàn bị cản trở trong quá trình chuyển hóa, nên chất độc gây tổn thương chủ yếu cho hệ thống huyết mạch tim và hệ thống thần kinh trung ương. Việc tích tụ Acid Fluoric, Acid Citric cũng có tác dụng kích thích trực tiếp hệ thống thần kinh. Cũng có người cho rằng Acid Citric được tích tụ có tác dụng ức chế Phosphohexokinase là điều rất quan trọng với cơ chế tác động của chất độc.

Biểu hiện lâm sàng của kiểu ngộ độc này có thể phân ra làm các loại tổn thương chủ yếu ở hệ thần kinh và ở tim mạch, thì tổn thương cho hệ thần kinh gặp phải nhiều hơn. Thời gian ủ bệnh sau khi ngộ độc từ 30 phút đến 6 giờ. đầu tiên có biểu hiện ợ chua, nôn oẹ, khó chịu ở vùng bụng trên, chóng mặt, váng đầu, bồn chồn không yên, tâm thần hoang mang, rã rời cơ bắp, bệnh nhân bị nặng có thể co giật, toàn thân co rúm lại, có biểu hiện tái phát nhiều lần, các động tác ấy ngày càng nặng, do bị suy hô hấp có thể dẫn đến tử vong. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, đa số bệnh nhân bị loạn nhịp tim, cơ tim bị tổn thương. Xét nghiệm có thể lấy các chất đã nôn ra, xét nghiệm dịch dạ dày hoặc thức ăn còn lại ở dạ dày cho biết lượng fluor trong máu và nước tiểu tăng cao, kiểm tra điện não đồ thấy khác thường.

  • Thuốc chống chuột, hay còn gọi là thuốc diệt chuột.

Thuộc loại thay thế chất urê (CO(NH2)2), thuốc bột có màu vàng nhạt, cơ chế diệt chuột là ức chế chuyển hóa chất Niacinamide trong mình con chuột, sau khi chuột bị ngộ độc do bị thiếu vitamin B một cách nghiêm trọng, cơ hô hấp bị tê liệt dẫn đến tử vong. Còn biểu hiện lâm sàng chủ yếu của con người sau khi bị ngộ độc là Ợ chua, nôn oẹ, mệt mỏi, sau 24 giờ đến 48 giờ cơ thể uể oải, khó thở, sinh ra đờ đẫn, thở yếu, suy tuần hoàn dẫn đến tử vong. Cũng có thể có biểu hiện lởn vởn bệnh thần kinh. Ngoài ra, nếu cùng chất urê thay thế khác, chất này là Insulin B chất độc đặc dị với tế bào, có thể dẫn đến bệnh đái đường, nhưng những tác động đó không có liên quan tới tác dụng diệt chuột,

  • Thuốc diệt chuột tức thì.

Còn gọi là thuốc diệt chuột Pyrimidine, là một dạng sáp màu vàng nâu, không dễ tan trong nước, thường không gây tái ngộ độc lần 2. Đó là chất kháng lại việc chuyển hóa Vitamin B6, có khả năng gây cản trở việc chuyển hóa chất Amino trong Acid Amino và phản ứng tách Decarboxylizing, gây khó khăn cấp tính trong chuyển hóa ở cơ thể, sinh ra triệu chứng thần kinh ngộ độc như co giật từng cơn rất mạnh…

Tác động tới thần kinh trung ương.

Thuốc diệt chuột có độc tính mạnh, còn gọi là “424” là chất bột màu trắng, tan trongnước. Rất dễ gây tái ngộ độc lần hai, hay có thể bị ngộ độc từ thực vật được phun thuốc này sau một thời gian dài vẫn có thể gây ngộ độc. Xét nghiệm cho thấy rõ, các xử lý và thổ nhưỡng khác, ví như cây Samu sau khi chiết xuất 4 năm chất độc của nó vẫn có thể giết chết chuột hoang. Chất này là thể kích thích thần kinh trung ương cực mạnh, có tác dụng dẫn đến co giật, thuốc tác dụng rất nhanh, động vật bị trúng độc với liều lượng lớn sau 3 phút sẽ chết ngay, cơ chế tác dụng không rõ ràng. Loại sản phẩm này có tác dụng kháng lại chất GABA (chất Aspactic Acid) có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Sau khi ngộ độc thường có các biểu hiện là co giật, có thể bị co rút dữ dội gây ra suy hô hấp rồi dẫn đến tử vong.

Tác dụng chống đông máu.

Thuốc diệt chuột có chứa Natri, thuộc nhóm Indandione, là chất bật màu vàng nhạt, có thể hòa tan trong nước. Chất độc tác dụng chủ yếu thông qua gan cản trở sử dụng Vitamin K, làm ảnh hưởng tới nguồn men đông máu và ảnh hưởng tới việc hợp thành một số hạt nhân đông máu như nhóm II, V, VII và X tổn thương trực tiếp cho thành tế bào máu, làm cho nội tạng và da bị xuất huỵết.

Sau khi bị ngộ độc có thời kỳ ủ bệnh dài, thương sau khi ăn phải thực phẩm từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy mới xuất hiện triệu chứng. Đầu tiên là ợ chua, nôn oẹ, đau bụng, ăn uống kém và tinh thần rệu rã, v.v… Sau đó lần lượt thấy chảy máu mũi, chảy máu lợi, da bị tử điếm, khạc ra máu, đi tiểu ra máu, đi ỉa ra máu, có triệu chứng xuất huyết toàn thân, những bệnh nhân nặng cơ thể bị sốc do xảy ra chảy máu.

Xét nghiệm: nghi ngờ những thức ăn, các chất nôn ra, dịch vị dạ dày. Kiểm tra sơ bộ bằng cách lấy 0,5 ml chất trong dạ dày cho vào 1,5 ml Absolute Ethyl Ahcool rồi cho thêm một giọt Trichloride sắt, nếu như thấy có màu đỏ là dương tính. Thời gian máu đông và nguồn men máu đông thấy dài rõ rệt.

Tác dụng ức chế men.

  • Thuốc diệt chuột an toàn: là chất bột màu vàng nhạt, không thối, không có mùi vị, không tan trong nước, có tác dụng ức chế Choline Esterase. Sau khi ngộ độc có thể gây ra Choline (Bilineurine) là triệu chứng gây ra thần kinh hưng phấn, bị chóng mặt, mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, đồng tử thu nhỏ, ợ chua, nôn oẹ, đau bụng, chảy nước dãi. Người bị nặng thấy cơ bắp giần giật, thũng phổi, hoạt tính Acety – Choline Esterase trong máu giảm.
  • Thuốc diệt chuột chứa Phospho.

Thuộc nhóm lân hữu cơ, là chất bột màu trắng hoặc kết tinh, có thể gây tái ngộ độc lần hai cho động vật. Khi bị ngộ độc cấp tính nó gây ức chế hoạt tính Choline Esterase, có triệu chứng xảy ra dạng nấm độc hoặc Nicotin. Biểu hiện lâm sàng giống với ngộ độc lân hữu cơ. Hoạt tính Acety Choline Esterase giảm thấp. Ngoài ra, cần chú ý với biểu hiện lâm sàng, sau khi chữa khỏi, ngộ độc có thể bị quật lại dẫn đến tử vong.

Các loại khác

Photphat Kẽm (Zinc Phosphade) là chất bột màu đen sẫm hoặc màu xám, có mùi hắc của tỏi thối. Cơ chế tác dụng chất độc chủ yếu là Zinc Phosphade ở trong dạ dày sau khi gặp phải Acid biến thành Hydrogen

Phosphade và Butter of Zinc. Trong đó Hydrogen Phosphade thông qua việc ức chế men ôxy trong tế bào máu đã gây tổn thương cho hệ thống thần kinh trung ương, tim, gan, thận. Còn Butter of Zinc có tác dụng cực mạnh với đường tiêu hóa, có thể gây tổn thương ăn mòn niêm mạc dạ dày. Sau khi ăn phải thực phẩm có độc 48 giờ thì bệnh phát, mồm miệng bị loét, đau đớn, ợ chua, nôn oẹ, tiêu chảy. Các chất nôn oẹ ra có mùi hôi hắc. Khi bệnh nặng thì tâm thần bắt đầu lẫn cẫn, bị co rút và bị sốc, thường có kèm theo tổn thương nặng nề tim, gan, thận, có một số ít người có thể bị thũng phổi.

Thuộc loại Subtituted Urê, là kết tính màu trắng, không thối và không tan trong nước, do loại chất độc này rất dễ bị chuột nhờn thuốc kháng lại và việc bỏ bả cũng khó, cho nên ngày nay ít sử dụng loại này. Tác dụng chất độc của loại thuốc này chủ yếu là làm tổn thương mao mạch huyết quản phổi, từ đó dẫn đến thũng phổi. Sau khi chất độc thâm nhập, cơ thể có biểu hiện Ợ chụa, nôn oẹ, chóng mặt, buồn ngủ, nếu ăn một lượng lớn thuốc độc sẽ gây khó thở, thâm tím, thũng phổi, dịch tràn ngực, hôn mê. và sốc. Ngoài ra còn bị thương tổn ở gan, thận và lượng đường trong máu bỗng tăng quá cao.

Chẩn đoán

Quá trình chất độc thâm nhập và tiếp xúc.

Cần chú ý hỏi xem chất độc uống phải hay ăn nhầm phải thực phẩm có chứa thuốc diệt chuột hoặc thuốc ở thịt gia súc gia cầm bị chết có liên quan. Nếu như nguyên nhân chưa rõ ràng mà ở xung quanh khu vực đó cũng có nhiều người có triệu chứng như vậy, đồng thời lại có hàng loạt gia súc gia cầm bị chết, thì ngoài việc nghĩ đến căn bệnh truyền nhiễm nào đó đang lan truyền, để tránh chẩn đoán nhầm, thì ngộ độc cũng là một trong những nguyên nhân cần xét, cần tiến hành điều trị bệnh học đang lan truyền, cần ghi chép tỉ mỉ cụ thể thời gian, địa điểm, lứa tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp của mỗi ca phát bệnh, đồ ăn thức uống của những người mắc bệnh, quá trình lâm sàng của từng người, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu như đúng là bệnh truyền nhiễm thì phải có ổ truyền nhiễm và dễ bị lây lan sang người khác, còn nếu bị ngộ độc thì phải có ổ ngộ độc, và cuối cùng phải làm rõ lượng thuốc còn tồn tại – quan hệ phản ứng.

Biểu hiện lâm sàng điển hình.

Ví dụ như ngộ độc Vinyl Amidatin thường xuất hiện bị co rút, co giật toàn thân từng cơn, nhiều lần, bị ngộ độc thuốc diệt chuột loại mạnh thì các biểu hiện đặc thù chủ yếu là co giật từng cơn và động kinh. Trước đây cơ thể đang khoẻ mạnh, thì đột nhiên thấy xuất hiện xuất huyết nhiều chỗ không rõ nguyên nhân, thậm chí lợi và da cũng chảy máu, đồng thời đi tiểu ra máu thì cần nghĩ đến khả năng đã bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột chống đông máu, v.v… Phải tiến hành xét nghiệm kiểm tra để có thêm chứng cứ.

Xét nghiệm để chẩn đoán – Điều trị.

Nếu bị ngộ độc thuốc diệt chuột chống đông máu, dùng Vitamin K1 điều trị có hiệu quả, nếu như nghi ngờ bị ngộ độc chất Carbamate thì có thể dùng thử Atropine.

Chẩn đoán để phân biệt.

  • Khi ngộ độc Vinyl Amidation, thuốc diệt chuột loại mạnh, thuốc diệt chuột tức thì, v.v… có các biểu hiện như co rút, động kinh, co giật, v.v… Như khi uống nhầm chất độc, có biểu hiện lâm sàng điển hình là khi phát bệnh thì người và gia súc đều phát tác giống nhau, xét nghiệm kiểm tra chứng cứ, xét xem trước đây có bị động kinh không để phân biệt.
  • Ngộ độc thuốc diệt chuột chống đông máu.

Cần loại trừ căn bệnh máu lâu đông và huyết tiểu cầu do ban xuất huyết, máu đông trong huyết mạch lan rộng ra, lượng Dicumarol quá lớn hoặc chức hăng gan bị tốn thương nặng, trường hợp cơ số tiểu cầu máu và chức năng gan bình thường, thì thời gian máu đông và thời gian nguồn men đông kéo dài rõ rệt, nếu tiêm đủ lượng Vitamin Kl vào tĩnh mạch cho thấy rõ rệt hiệu quả giúp cho chẩn đoán.

  • Khi ngộ độc Carbamate có chứng thần kinh Choline thì cần phân biệt rõ với ngộ độc lân hữu cơ.
  • Thuốc chống chuột.

Khi ngộ độc Subtituted Urê xuất hiện bệnh tiểu đường và các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh phải phân biệt rõ với các bệnh về nội khoa.

Điều trị, ngăn chặn để không tiếp tục hấp thụ chất độc

Ngăn chặn để không tiếp tục hấp thụ chất độc.

Thụt, rửa hết chất độc bằng cách thức cho nôn ra, tẩy dạ dày, thụt rửa, rửa sạch chất độc ô nhiễm ở da. Khi bị ngộ độc Zinc Phosphade cần kiêng ăn các loại thực phẩm có dầu mỡ và sữa bò, tuyệt đối không dùng Acid Sunturic Magiê để thụt.

Điều trị có hiệu quả đặc biệt.

Là loại thuốc giải độc hiệu nghiệm nhất đối với loại ngộ độc Vinyl Amidatin. Ngữời lớn liều dùng 2,5 đến 5 g, tiêm bắp, mỗi ngày 2 đến 4 lần. Bệnh nhân nặng có thể dùng một liều 5 đến 10 g, pha với 20 đến 40 ml đựờng Glucose 50%, tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, nói chung dùng liên tục trong thời gian từ 5 đến 7 ngày.

  • Abssulute Ethyl Alcohol.

Thích hợp với việc dùng thuốc giải độc Acetamide điều trị ngộ độc Vinyl Amidatin cho hiệu quả. Cách dùng: 5 ml Abssolute Ethyl Alcohol pha với 100 ml đường Gluco 10%, tiêm từ từ vào tĩnh mạch, mỗi ngày 2 đến 4 lần. Người ngộ độc nhẹ có thể cho uống thêm rượu trắng.

  • Vitamin K1.

Thích hợp với các ca ngộ độc thuốc diệt chuột chống đông máu. Cách dùng: 10 đến 20 mg Vitamin Kl, tiêm bắp, mỗi ngày 2 đến 3 lần. người bị nặng cho tiêm với liều lượng thuốc lớn hơn tiêm từ từ vào tĩnh mạch, liên tục từ 5 đến 7 ngày, cho đến khi dừng hẳn việc chảy máu, thời gian nguồn men đông máu trở lại bình thường, tiếp tục theo dõi từ 10 đên 15 ngày.

  • Dùng Atropine: Dùng trong trường hợp bị ngộ độc có chứa lân và thuốc diệt chuột có Phospho hữu cơ. Atropine dùng để giải các ca ngộ độc Carbamate.
  • Dùng Niacinamide: Là thuốc giải độc rất hiệu nghiệm với loại thuốc chống chuột. Sau khi bị ngộ độc phải lập tức cho uống ngay với liều lượng lớn Niacinamide để đề phòng mắc bệnh tiểu đường. Cách dùng: 200 đến 400 rag Niacinamide pha vào 250 ml đường Gluco 10% để tiêm từ từ vào tĩnh mạch, ngày từ 1 đến 2 lần.
  • Các loại khác:

Vitamin B6 có tác dụng giải độc với các ca ngộ độc thuốc diệt chuột tức thì; Semi Acid Amoniac có tác dụng với ngộ độc chất Vinyl Amidation.

Điều trị theo chứng bệnh

  • Với những bệnh nhân bị co rút cho dùng thuốc an thần Barbital, hay Stabilizing.
  • Phòng não bị ngộ độc, phù não: Hạn chế việc lượng chuyển dịch vào, cho uống thuốc chống mất nước, uống thuốc Adrenaline và thuốc bổ thần kinh. Với người có biểu hiện bị thương tổn hệ thần kinh thì cần sớm cho bệnh nhân thở ôxy cao áp.
  • Phòng trị khí thũng phổi: Dùng thuốc Adrenaline, khi cần cho bệnh nhân thở ôxy ngay.
  • Nếu có triệu chứng chảy máu thì phải cho truyền máu, cần dùng Adrenaline hoặc cung cấp đầy đủ lượng Vitamin c để giúp việc cầm máu.
  • Các loại khác:

Bảo vệ một số bộ phận quan trọng như tim, gan, thận, không chế việc suy hô hấp, nhịp tim thất thường, suy tim, v.v… Ngăn chặn và chống nhiễm bệnh. Khi ngộ độc có triệu chứng nặng và chức năng thận không tốt thì phải cho chích máu rồi dẫn lưu.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận