Ngộ độc cá nóc – Biểu hiện, điều trị

Ngộ độc

Đặc điểm của ngộ độc cá nóc và cách điều trị

Cá nóc có chất độc cực mạnh, là loại hàng cấm bán, khi lẫn trong các loại cá khác cần loại bỏ ngay để tránh xảy ra ngộ độc. Nhưng do mùi vị của cá nóc rất thơm ngon, hấp dẫn cho nên vẫn có người mạo hiểm ăn vào.

Cá nóc có rất nhiều loại, khoảng trên 40 loại. Trừ một số ít ra, thì thường thịt của chúng không độc, chất độc của cá chủ yếu là ở nội tạng, ở buồng trứng của cá là độc nhất. Thứ đến là gan, máu, các bộ phận như mang, mắt, da… cũng chứa không ít chất độc. Chất độc ở cá nóc không phải là chất lòng trắng trứng, có thể chịu được nhiệt độ cao, khi nấu trong nước sôi 8 tiếng mà chất độc cũng không bị phá hủy. Con người chỉ cần ăn 0,5 mg là có thể chết ngay.

Tác dụng độc lý của cá nóc là có thể cắt đứt sự truyền dẫn thông tin giữa hệ thần kinh với cơ bắp, làm cho hệ thần kinh bị tê liệt, cũng ảnh hưởng đến thần kinh cảm giác nên gây trở ngại cho thần kinh cảm giác; đồng thời cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật và cản trở sự tuần hoàn của các mạch máu ở xung quanh, huyết áp tụt. Khi bị ngộ độc thì triệu chứng đầu tiên là đầu ngón tay chân tê liệt, môi lưỡi tê dại, vị giác thính giác trì trệ, chậm chạp, cơ bắp yếu ớt, sau đó lan tới tay chân rã rời, cơ thể lắc lư, đứng ngồi đều không vững, đi lại khó khăn, thậm chí toàn thân bị tê liệt, nuốt khó khăn, nói năng không rõ, nhãn cầu lò đờ, con ngươi dãn to ra, phản ứng với ánh sáng chậm chạp.

Từ chỗ buồn bực, khó thở phát triển rất nhanh đến tình trạng tê liệt cơ hô hấp, suy hệ tuần hoàn, bị sốc, nhiệt độ cơ thể sụt cũng thường hay gặp. Đó chính là các nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này là khoảng 50%, thường chết sau khi phát bệnh 4 đến 6 giờ. Nếu như trụ được quá 8 giờ, thì tỷ lệ sống sẽ tăng cao.

Điểm chủ yếu trong chữa trị: Đầu tiên cần cho nôn hết, dùng dung dịch Sodium Bicarhonnat 2% để rửa dạ dày. Với những bệnh nhân bị tê liệt hô hấp cần cho mở khí quản hoặc đưa ống thông khí quản vào hoặc dùng máy thở nhân tạo. Có người chủ trương cho tiêm nhiều lần thuốc kích thích thần kinh vào để kích thích hô hấp như Lobelins, Nikethamide, Dimeíline, acid Benjoie Cafein, v.v… Nhưng thực ra cách dùng thuốc như trên là không ổn, nếu như không thể duy trì các động tác hô hấp máy móc trong tình hình không thể bảo đảm lưu thông khí. mới sử dụng thuốc hưng phấn thần kinh, thì chỉ có thể tăng thêm tiêu hao ôxy ở hệ thần kinh trung ương làm cho hô hấp tiến triển nhanh, gây hại nhiều mà lợi ít. Để duy trì hô hấp không cần phải dùng quá nhiều thuốc, mà chủ yếu phải dựa vào việc làm hô hấp nhân tạo hoặc duy trì thông khí bằng máy móc. Duy trì huyết áp, chống sốc cũng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc cấp cứu bệnh nhân. Do thiếu ôxy thường dẫn đến ngộ độc acid ở mức độ khác nhau, cần khắc phục điểm yếu này.

Có những thông tin cho rằng Cysteine có khả năng điều trị ngộ độc cá nóc hữu hiệu, cần sớm cho tiêm từ từ vào tĩnh mạch Cysteine, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 0,1 đến 0,2 dùng liên tục trong 5 đến 7 ngày, cho đến khi có biến chuyển tốt.

Chất độc của cá nóc chia làm mấy loại

Cá độc thường được phân thành mấy loại sau:

  1. Chất độc Amines trong tổ chức cá: Các loại cá biển có thể hình như hình con thoi, da xanh, thịt đỏ, như cá thu, cá bạc má, cá ngừ, v.v… chất Histidine trong thành phần thớ thịt của cá khá nhiều. Khi cá chết không giữ được tươi, qua tác động của vi khuẩn, chất Histidine biến thành Amines trong tổ chức khi con người ăn vào một lượng Amines vượt quá 100 mg trong thịt cá, thì có thể dẫn tới phản ứng dị ứng, gọi là cá say. Người bị ngộ độc sẽ phát bệnh rất nhanh, thường sau khi ăn trong nửa giờ bệnh sẽ phát. Triệu chứng thấy mặt đỏ chóng mặt, hồi hộp, mạch nhanh, thở hổn hển, đồng tử dãn to, kết mạc xung huyết, mắt lòa, má môi sưng phù. Người bị nặng toàn thân đỏ rực, huyết áp tụt, lưỡi tê, buồn nôn. Rất ít khi xảy ra tử vong. Khi điều trị có thể dùng các loại thuốc kháng lại tổ chức Amines như Diphenhydramine. Chlorpheniramine.
  1. Mật cá độc: Mật cá của các loại cá nước ngọt như cá trắm đen, cá chép, cá mè, cá mè hoa, v.v… đều có độc. Mật cá có vị đắng chát, trước khi nấu đều bỏ mật, để tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị. Nhưng có một số nơi lại có truyền thuyết là nuốt mật cá có thể “Thanh nhiệt giải độc”, “Sáng mắt”, “Khỏi ho thuận khí”, v.v… Kỳ thực các loại cá bán trên thị trường, nhưng đều không thể chứng minh rằng mật cá chữa bệnh có hiệu quả như thế nào, ngược lại mật cá có độc là điều đã khẳng định. Sau khi uống mật cá vào sẽ thấy buồn nôn, nôn oẹ, đau bụng ngay… Khoảng 2 đến 3 ngày sau sẽ thấy hoàng đản, gan phù to, gõ ở vùng gan thấy đau, xét nghiệm chức năng gan thấy khác thường. Đồng thời còn có thể xảy ra tổn thương thận. Biểu hiện là ít đi tiểu, nước tiểu có chất lòng trắng trứng, nhìn dưới kính hiển vi thấy nước tiểu có lẫn máu, V.. Cá biệt có người còn bị phù ở mặt rồi phù cả tay lẫn chân. Người bị nặng còn có thể bị phù não, hay mê sảng, mệt mỏi, bồn chồn, co rút, hôn mô. v.v… Có người còn xuất hiện các cơn sốc ở tim.

Điều trị căn bệnh này, ngoài việc cho nôn và rửa dạ dày, chủ yếu là phải điều trị theo chứng bệnh.

  1. Chất độc ở thớ thịt của cá: Chủ yếu là các loại cá có chất độc ỏ’ thớ thịt tại các vùng Quảng Đông, Đài Loan như cá nục, lươn biển… Nhưng độc tính cũng thay đổi theo mùa. Triệu chứng ngộ độc biểu hiện khá phức tạp, có liên quan đến việc thay đổi nhiễm độc từ mồi ăn.

Sau khi ngộ độc hệ thần kinh có biểu hiện hưng phấn, sau đó bị ức chế. Có thể có biểu hiện đặc biệt về cảm giác độ ấm khác thường như gặp lạnh lại cảm thấy nóng rát, gọi đó là nhầm cảm giác về độ ẩm, bệnh có thể kéo dài nửa tháng, thường thì có thể tự khỏi.

  1. Các độc tố khác: Gan cá thường không có chất độc, nhưng ở một số ít loại cá lớn lại có độc ở gan cá, khi ăn nhiều có thể bị ngộ độc như cá mập (cá đuối), cá thu chấm xanh… Trứng cá tầm ở Thanh Hải, trứng cá ken và cá heo của Vân Nam thuộc khu vực nước ngọt đều có độc, nếu ăn đến 10 gam có thể bị ngộ độc. Máu của lươn cũng có chất độc của máu cá. Nhưng loại chất độc này nếu đem đun nấu kỹ sẽ bị phá hủy. cần phải chú ý, phần nhiều các ca bị ngộ độc là do ăn cá, lươn sống.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận