Trang chủNgộ độcCác điểm cần chú ý khi chăm sóc người ngộ độc thuốc...

Các điểm cần chú ý khi chăm sóc người ngộ độc thuốc sâu cấp tính

Bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính thì tình hình bệnh rất gấp, biến hóa nhanh, nhiều nguy hiểm, ngoài việc thể hiện chăm sóc về kỹ thuật của hộ lý ở bệnh viện ra, còn cần phải để ý đến sinh hoạt của bệnh nhân và luôn phải theo dõi sát sao sự thay đổi của bệnh tình, trong nhiều trường hợp, phải do người nhà bệnh nhân đảm nhiệm. Do vậy người nhà cần phải hiểu biết cách chăm sóc bệnh nhân, để bệnh nhân nhanh chóng qua cơn nguy hiểm. Với những bệnh nhân đã hồi phục, ngoài việc điều trị chính xác hợp lý ra, thì việc phối hợp chăm sóc hợp lý cũng cực kỳ quan trọng.

  1. Đầu tiên cần làm tốt công tác chăm sóc tâm lý

Đối với bệnh nhân tự vẫn bằng cách uống thuốc sâu ở mức nhẹ, bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính mà thần trí còn sáng suốt hoặc tỉnh táo sau khi bị hôn mê do điều trị, cần an ủi nhiều về tinh thần. Do những xích mích nhỏ dẫn đến tình trạng bệnh nhân ấm ức, nên phải sáng suốt, cần có thái độ đúng đắn, người vô lý phải xin lỗi, người có lý cũng phải nhường nhịn, tuyệt đối không được cãi cọ gây căng thẳng, cố gắng tránh những lời nói gây khích bác bệnh nhân. Tất cả những uẩn khúc đều phải đợi đến sạu khi bệnh nhân đã khỏe hẳn. Những người không có phận sự cũng phải tỏ thái độ quan tâm, khuyên bảo, an ủi bệnh nhân, phối hợp với y tế để điều trị, tuyệt đối không bao giờ được có lời nói và hành động nhạo báng, khinh thị bệnh nhân.

Đồng thời còn phải chú ý theo dõi động thái tư tưởng của bệnh nhân, người nhà phải càng luôn chú ý xem có hành vi bất thường nào không. Tuyệt đại đa số các cơn tức giận của bệnh nhân không phải là cố chấp, nhưng cá biệt vẫn có người còn cố chấp. Năm 1983, có một phụ nữ trung niên đã định tự vẫn bằng cách uống thuốc 1605, có lúc bị ngừng thở, sau khi cố gắng cứu chữa chị đã được chữa khỏi và được xuất viện, nhưng do vấn đề tư tưởng chưa được giải quyết thỏa đáng, sau khi xuất viện không lâu, chị lại lao đầu vào ô tô và bị cán chết. Từ đó có thể thấy rằng vấn đề chăm sóc tâm lý đối với bệnh nhân là rất quan trọng.

Đối với một số trường hợp ngộ độc hoặc ăn nhầm hay dùng nhầm phải thuốc sâu, cần hết sức khuyên giải, an ủi, làm tiêu tan hết tâm lý lo sợ của bệnh nhân. Khi bệnh nhân mắc loại bệnh này do lo sợ để lại hậu quả nghiêm trọng, nếu nói năng không thận trọng, khuếch đại sự việc lên, thậm chí sẽ sinh ra di chứng của độc tố , tình trạng này thường gặp ở các ca ngộ độc tập thể. Ngoài việc cho uống thuốc an thần và có giải thích cần thiết, cần phải tách bệnh nhân đi điều trị riêng, tránh làm ảnh hưởng đến nhau. Nhưng đối với biểu hiện tinh thần của các ca ngộ độc thuốc sâu cấp tính (như ngộ độc lân hữu cơ), cần tăng cường theo dõi và phân biệt kịp thời báo cho bác sỹ xử lý, không được để tình trạng quá căng thẳng về tâm lý mà vẫn coi là bình thường.

  1. Ăn uống, đi ở, đồ dùng và quần áo

Trong 1 đến 2 ngày đầu bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính, không ăn uống gì thì sẽ không có gì trở ngại lớn. Nếu như bệnh nhân đã ăn uống vào, thì các thức ăn trước đó sẽ bị lưu lại. Do đại đa số các loại thuốc sâu đều có hoạt tính nhờn, do đó cấm không được sử dụng các thức ăn có dầu, mỡ hay rượu để tránh làm tăng việc hấp thụ thuốc sâu. Rượu còn có thể làm tăng độc tố của Phospho hữu cơ và đạm vôi. Trước và sau khi tiếp xúc với hai loại thuốc sâu này thì không được uống rượu. Nhưng khi bị ngộ độc Flo hữu cơ thì rượu trắng có thể giúp giải độc, nên không kiêng kỵ. Đối với bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa, chỉ được ăn các chất dễ tiêu hóa, các loại cam quýt có hàm lượng Kali cao, uống nước dưa hấu cũng rất thích hợp. Nếu bị hôn mê bất tỉnh hoặc khi mở ổ bụng bệnh nhân thì tạm thời dừng việc ăn uống. Không ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, phải hỏi bác sỹ cho rõ ràng rồi mới được quyết định. Khi bị ngộ độc Nopthylthiourea Antu không được ăn thực phẩm có tính kiềm, tránh làm gia tăng độc tố. Khi bệnh nhân hồi phục cần cho bệnh nhân ăn nhiều đạm Protêin, nước khoáng và các loại Vitamin, sẽ giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Trong 3 ngày đầu sau khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính, cho dù bệnh tình nhẹ thôi, cũng cần phải nằm nghỉ ngơi trên giường, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh, đề phòng những đột biến. Khi bị ngộ độc Phospho hữu cơ trong loại thuốc Rogor, Sunfat Mara, methyl Bromide, v.v… thì thời gian nghỉ ngơi cần kéo dài khoảng từ 5 đến 7 ngày, bởi vì các loại thuốc này hay có thay đổi sau khi xảy ra ngộ độc. Đặc biệt cần chú ý xảy ra phù thũng phổi, phù não và suy hô hấp vào thời kỳ cuối. Khi bị ngộ độc Phosphat Kẽm (Zine Phosphide) và Sunfate Đồng (Copper Sulffate) nghiêm trọng, cần chú ý đến những thương tổn về tim, đặc biệt là nhịp tim thất thường. Khi bị ngộ độc lân hữu cơ ở thời kỳ hồi phục mà nhịp tim trở nên rất thất thường, dẫn tới làm nhiều người phải bỏ mạng. Cho nên, nếu như bệnh nhân cùng xảy ra các triệu chứng về tim, gan, não, thận bị xuất huyết đường tiêu hóa, và bị viêm tuyến tụy, v.v… chưa khỏi, thì không được tùy tiện rời khỏi giường mà hoạt động được, càng không được rời khỏi bệnh viện. Khi hồi phục bệnh nhân sẽ được hoạt động trở lại, nhưng cần gia tăng từng bước, không được đi quá xa khỏi giường bệnh.

Người bị ngộ độc thuốc sâu, thì quần áo, dày dép, bít tất, v.v… bị ô nhiễm, cần phải thay toàn bộ, quần áo, dày dép khác. Cho dù đã giặt, rửa thật sạch sẽ, thậm chí đã ngâm trong kiềm, giặt sạch và đã phơi khô thì cũng không được mặc khi đang chữa trị ngộ độc. Bởi vì sau khi bị ngộ độc, khả năng chịu đựng thuốc sâu của bệnh nhân rất thấp, chỉ cần ô nhiễm một lượng nhỏ, thì cũng dễ bị tái phát các triệu chứng. Khi bị ngộ độc thuốc sâu Flo hữu cơ, thuốc chế từ Arsenic, ANTU, V.V…. nhiệt độ cơ thể có thể bị giảm xuống, khi gặp trường hợp này, cần lưu ý giữ ấm cho bệnh nhân. Khi dùng túi chườm nước nóng, hay bình nước muối giữ nhiệt phải chú ý lấy vải bọc cẩn thận để tránh chườm bỏng bệnh nhân.

Khi bị ngộ độc do các dụng cụ trong sinh hoạt bị ô nhiễm như chìa khóa, dây lưng, kẹp tóc, … đều không được đưa cho bệnh nhân sử dụng trong thời gian nằm viện. Để làm rõ được quá trình tiếp xúc với thuốc sâu, cần mang đến bệnh viện để bác sỹ kiểm tra phần thuốc sâu còn sót lại. Các chén từng dùng để uống thuốc sâu và bao bì đựng thuốc, v.v… nhất quyết không được đem vào phòng bệnh nhân, những đồ vật này hoặc là đem đi tiêu hủy (nhưng không thể tùy ý vứt bỏ lung tung, tránh lại hại người khác) hoặc giả sau khi kiểm tra xong phải đem về bảo quản. Khi các nhân viên bảo quản tiêp xúc với các đồ vật này, cần chú ý không để quần áo bị ô nhiễm, đồng thời phải rửa sạch tay rồi mới được tiếp xúc với bệnh nhân.

  1. Thăm hỏi

Bệnh nhân bị ngộ độc do sản xuất, khi nằm viện sẽ có rất nhiều người đến thăm hỏi han, những người này cũng có thể làm cùng các nhân viên vừa phun thuốc sâu xong hoặc làm cùng một phân xưởng với các nhân viên nhà máy thuốc sâu. Có thể có một lượng thuốc sâu nhỏ còn vương trên cơ thể họ, trước khi họ đến thăm bệnh nhân cần khuyên bảo họ thay đổi trang phục và tắm rửa sạch sẽ. Một lần vào thăm bệnh nhân không nên quá đông người, tránh làm cho bệnh nhân mệt mỏi và căng thẳng. Điều này cũng thích hợp đối với những bệnh nhân bị ngộ độc thuốc sâu do uống. Có những loại thuốc sâu bốc bay rất nhanh, gây ra mùi thối đặc biệt (như loại Phospho hữu cơ 203), đến nay vẫn chưa có phương pháp tốt nào khử được mùi thối, nhưng người tiếp xúc với thuốc sâu cho dù đã rửa ráy sạch sẽ và thay quần áo, nhưng mùi thối đặc trưng của thuốc sâu cũng rất khó trừ hết, do vậy tốt nhất họ không nên vào phòng bệnh nhân quá đông, tránh gây ra những kích thích không tốt cho bệnh nhân, thời gian thăm hỏi cũng nên rất ngắn.

  1. Chăm sóc:

Đối với những người chăm sóc bệnh nhân, cần hết sức chú ý đến sắc mặt, mồ hôi, hô hấp, mạch đập, con ngươi, chất bài tiết ở đường hô hấp, v.v… của bệnh nhân và bệnh nhân có co rút không, nếu phát hiện có những thay đổi rõ rệt phải kịp thời thông báo cho bác sỹ. Khi bệnh nhân rơi vào hôn mê, cần đặc biệt chú ý giúp đỡ bệnh nhân lật người theo định kỳ, ngoài ra còn phải tiến hành rửa sạch khoang miệng theo định kỳ. Có những bệnh nhân khi bị ngộ độc thuốc sâu, thường bồn chồn, buồn phiền bất an, hoạt động lung tung không nghe theo sự khuyên bảo, v.v… Khi dùng Atropin để điều trị các ca ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ cũng có thể có hiện tượng này, lúc này cần phải đề phòng những ngoại thương cho bệnh nhân, khi cần có thể dùng dây băng trói buộc chân tay tạm thời một lúc, với những bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc nặng, do nhu cầu phải cấp cứu, cho nên thường có bình dưỡng khí bên cạnh, ống thông, dây truyền tĩnh mạch và ống dẫn nước tiểu… Người chăm sóc nhất định phải theo dõi chu đáo, không được để dây tuột ra. Nếu như phát hiện thấy tuột ra, hoặc bị tắc, cần kịp thời báo cho nhân viên y tế, để họ thay thế và xử lý tắc ống. Trong thời gian điều trị các bệnh nhân ngộ độc Phospho hữu cơ, do dùng Atropin, bàng quang thường bị căng lên và đi tiểu rất khó, lúc này có thể xoa nhè nhẹ lên vùng bàng quang của bệnh nhân. Nếu như vẫn chưa đi tiểu được, có thể mời bác sỹ đến bấm vào các huyệt Túc tam lý, tam âm giao, quan nguyên, trung cực… để có thể đi tiểu được. Sau khi vết mổ tạo lỗ ở dạ dày đã khỏi, thì ống thông ở dạ dày cũng phải đợi đến ngày thứ 5 mới rút ra được. Trước khi rút ra phải bôi thụốc vào miệng vết thương, miệng vết thương phải kẹp chặt rồi băng lại. Sau khi rút ống ra phải tạm nhịn ăn trong 2 ngày, sau đó mới cho bệnh nhân ăn các chất dễ tiêu, các thức ăn mềm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây