Ngộ độc nông dược cấp tính

Ngộ độc

Ngộ độc nông dược cấp và mãn tính với á cấp tính có gì khác

Trong quá trình mọi người tiếp xúc với nông dược phương thức tiếp xúc có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, gây ra nhiễm phải thuốc. Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua con nhiều đường, khi lượng thuốc vượt quá sức chịu đựng lớn nhất của cơ thể con người thì thuốc sẽ phát tác gây hại cho con người, gây nhiễu loạn chức năng sinh lý bình thường của con người, gây ra thay đổi bệnh lý và các hiện tượng ngộ độc, đây chính là ngộ độc nông dược. Việc nói đến sức chịu đựng lớn nhất của cơ thể con người, có thể còn do nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ như sức chịu đựng của trẻ con so với người lớn bao giờ cũng nhỏ hơn, sức chịu đựng của người già yếu cũng kém hơn so với người khỏe mạnh; vào mùa hè mao huyết quản da nở ra, nên nông dược hấp thụ qua da sẽ nhanh hơn, so sánh với tốc độ chậm thì sức chịu đựng lại yếu đi. Nhưng những khác biệt trên thường không lớn lắm cho nên, nếu như có một lần một lượng thuốc lớn thâm nhập vào cơ thể, dường như không có ngoại lệ là đều gây ra ngộ độc thuốc sâu.

Căn cứ vào tình trạng tiếp xúc thuốc cụ thể, thông qua biểu hiện lâm sàng, ngộ độc thuốc sâu có thể được phân ra như sau:

  1. Ngộ độc cấp tính: Là chỉ trong một thời gian ngắn (như 1 lần, 1 ca làm việc ở xưởng, sử dụng thuốc liên tục trong vài ngày) bị nhiễm phải thuốc, cơ thể bị ngộ độc rất nhanh (thường không quá 24 giờ), thường do các loại thuốc có độc tố cao gây ra. Nhưng lượng thuốc có độc tố thấp hấp thu vào lại nhiều, cũng gây ra ngộ độc cấp tính, có khác biệt là lượng thuốc gây ra ngộ độc khi xâm nhập vào cơ thể. Điều đáng nói ở đây là, có một số ca ngộ độc cấp tính là từ khi tiếp xúc với thuốc tới lúc bị ngộ độc lại có thời gian tương đối dài (y học gọi là thời kỳ ủ ngộ độc). Như ăn nhầm phải thực phẩm có thuốc chứa Flo hữu cơ có thể phải hơn 10 giờ sau bệnh mới phát; sau khi hít phải Methyl Bromide, chất độc để diệt sâu ở nhà kho, lúc đó triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, sau 1 đến 2 ngày mới có biểu hiện bị phù não cấp tính. Dạng ngộ độc thế này còn được gọi là ngộ độc nông dược cấp tính.
  2. Ngộ độc mãn tính: là chỉ ngộ độc loại thuốc sâu có nồng độc thấp, liều lượng nhỏ, tốc độ chậm, liên tục hoặc thường xuyên thâm nhập vào cơ thể. Loại ngộ độc này phát hiện rất chậm, thường phát bệnh mà ta không hề hay biết, nhưng quá trình bệnh lại dài, biểu hiện ngộ độc không rõ ràng, không dễ phát hiện bệnh, quá trình diễn biến trầm trọng của bệnh cũng khá chậm. Chuyển hóa trong cơ thể chậm, các loại thuốc dễ bị tích tụ là Clo hữu cơ, thủy ngân hữu cơ rất dễ gây ra kiểu ngộ độc này. Có một số loại thuốc sâu lại chuyển hóa trong cơ thể rất nhanh, lại không có tính tích tụ rõ rệt, dễ bài tiết ra ngoài cơ thể không dễ xảy ra ngộ độc mãn tính, như Furandan là nông dược như thế. Loại ngộ độc thuốc sâu mãn tính này thường thấy ở những công nhân xưởng sản xuất nông dược.
  3. Ngộ độc á cấp tính: Là loại ngộ độc thuốc sâu nằm giữa cấp và mãn tính, phát bệnh chậm so với cấp tính, nhưng lại có quá trình bệnh dài hơn cấp tính, giống như một kiểu ngộ độc cấp tính ẩn và chậm. Không phải tất cả các loại thuốc sâu đều gây ra kiểu ngộ độc này, thuốc sâu chứa thủy ngân hữu cơ là ngộ độc có biểu hiện á cấp tính rõ nét nhất, có nhiều người cho rằng nông dược chứa Phospho hữu cơ cũng gây ngộ độc á cấp tính.

Theo như trên thì sự khác biệt của các ca ngộ độc cấp, mãn tính và á cấp tính chủ yếu là lượng thuốc vào cơ thể, tốc độ thâm nhập và con đường phát bệnh. Việc sử dụng và tiếp xúc với thuốc sâu trong nông nghiệp phần nhiều là gián đoạn, nên khi bị nhiễm thuốc xảy ra ngộ độc, thì dường như đều là loại ngộ độc cấp tính. Do vậy việc đề phòng ngộ độc thuốc sâu ở nông thôn, cần tập trung mạnh vào việc đề phòng các ca ngộ độc cấp tính.

Các nguyên nhân thường gặp ở ngộ độc nông dược cấp tính

Căn cứ vào các nguyên nhân ban đầu gây ra các ca ngộ độc cấp tính thường được chia ra làm 2 loại là ngộ độc do sản xuất và phi sản xuất.

1- Ngộ độc do sản xuất: Đây là chỉ những công việc cần thiết phải tiếp xúc với thuốc sâu, từ đó dẫn đến việc bị ngộ độc do nhiễm phải thuốc trừ sâu. Nó bao gồm các ca ngộ độc đã xảy ra trong quá trình như nghiên cứu khoa học, sản xuất nông dược, vận chuyển thuốc trừ sâu, bảo quản, sử dụng và tiêu thụ. Con đường chủ yếu gây ra ngộ độc là ô nhiễm ở da và qua đường hô hấp, những nông dân thực tế phải sử dụng thuốc sâu trên đồng ruộng là đối tượng gặp nhiều nhất. Nguyên nhân cụ thể của loại ngộ độc này bao gồm:

  • Các sự cố không may xảy ra khi tiến hành thí nghiệm khoa học, thiết bị phòng hộ bị phá hủy, hoặc xảy ra các vụ nổ ngoài ý muôn, từ đó làm cho các nhân viên bị nhiễm phải thuốc và ngộ độc.
  • Thiết bị sản xuất nông dược không hoàn chỉnh, khâu đóng chai, hộp và đường ống dẫn sửa chữa không bình thường. Trong quá trình sản xuất đã để rò rỉ hơi độc hoặc chất độc lỏng chảy thoát ra ngoài. Loại ngộ độc này thường xảy ra ở các xưởng sản xuất thuốc.
  • Trong quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ, do bao bì bị rách hoặc do miệng bao không khâu kín, làm cho nước thuốc thấm ra, bay hơi hay bột thuốc bay ra. Khi vận chuyển bốc xếp thuốc dùng tay bốc dỡ, không chú ý phòng hộ, dễ bị ngộ độc qua da hoặc qua đường hô hấp.
  • Do khi pha chế thuốc sâu đã không cẩn thận, để cho thuốc nguyên chất dính vào tay, vào da hoặc bắn vào mắt, lại không kịp thời rửa sạch ngay. Khi pha thuốc lại đứng ở hướng đầu gió hoặc pha thuốc với nồng độ quá cao, làm người pha hít phải khí độc bốc hơi ra nên rất dễ bị ngộ độc.
  • Sử dụng thuốc không đúng cách, tư tưởng khờ dại, không tuân theo các quy trình thao tác, như phun thuốc không đúng khoảng cách, đứng ngược chiều gió, hoặc đứng phía trước, trái, phải người phun thuốc, quần áo bị ô nhiễm nhiều hoặc nhiều người cùng phun thuốc lại ở cự ly rất gần nhau, gây ô nhiễm cho nhau, làm cho thuốc chủ yếu thấm qua da vào cơ thể, gây ra ngộ độc.
  • Máy bơm thuốc bị rò rỉ, chảy nước hoặc bị tắc, không đi găng tay để vặn ốc, thậm chí còn dùng mồm để thổi làm cho thuốc thấm qua da hoặc đi qua mồm vào cơ thể.
  • Không chú ý phòng hộ cá nhân, như khi kiểm tra, sửa chữa tại công xưởng, bị chất cực độc thâm nhập vào cơ thể do không đeo mặt nạ phòng độc đặc biệt, không đeo găng tay cao su, không mặc quần áo, áo dài tay và không đi ủng khi trộn thuốc, pha thuốc, phun thuốc không đeo găng cao su và khẩu trang phòng độc, v.v…
  • Thời gian làm việc liên tục với thuốc quá lâu hoặc để lượng thuốc sâu ngấm qua da và qua đường hô hấp quá nhiều, thậm chí còn cười đùa khi sử dụng thuốc bị ô nhiễm khi phun thuốc vào nhau gây ra ngộ độc.
  • Thời gian rắc thuốc hoặc sau khi kết thúc việc rắc thuốc không chịu rửa tay, rửa mặt đã ăn ngay hay uống nước hoặc hút thuốc lá, chất độc ở thuốc sẽ theo vào cơ thể gây ra ngộ độc.
  • Việc chọn người rắc thuốc không thích hợp, đó là nhi đồng, thiếu niên, người già, phụ nữ có kinh, có thai, đang cho con bú, người ốm yếu, người có bệnh ngoài da và thần kinh không bình thường, người dị ứng với thuốc sâu hay người chưa hồi phục được như cũ sau khi bị ngộ độc, cả người dễ bị ngộ độc khi tiếp xúc với thuốc sâu.

2- Ngộ độc không phải do sản xuất: Là chỉ việc bị ô nhiễm thuốc do tiếp xúc với thuốc sâu trong đời sống bình thường gây ra ngộ độc, thường do uống nhầm hoặc dùng nhầm gây ra.

  • Uống nhầm: Là chỉ người đó do không hiểu nên đã uống thuốc vào đường tiêu hóa gây ra ngộ độc. Như nhầm dùng nông dược dạng dầu sữa tưởng là dầu ăn đem sào rau, ăn xong là bị ngộ độc. Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra ngộ độc tập thể. Cũng có khi là do ăn nhầm phải gia súc gia cầm bị chết vì thuốc sâu gây nên ngộ độc. Cũng có khi lại ngộ độc là do dùng bình đựng thuốc sâu để đựng rượu đựng nước, do có nhiều nông dược hòa tan vào rượu, vào mỡ nước với nồng độ cao, nhiều thuốc sâu lẫn vào rượu, mỡ gây ra ngộ độc khi uống rượu và ăn thức ăn, còn do ô nhiễm thức ăn nên khi ăn đã bị ngộ độc.
  • Dùng nhầm: Nhằm mục đích là diệt các loại sâu bọ sử dụng nhầm thuốc sâu để diệt rận, khi xoa lên các vết mẩn ngứa hoặc ghẻ lở ở da đã gây ra ngộ độc. Không thể dùng các loại thuốc cực độc như 1605, 1059 để phun muỗi, nếu không sẽ dễ gây ra ngộ độc. Dùng Phospho hữu cơ có nồng độ thấp diệt rệp nếu không chú ý đề phòng, cũng có thể dễ xảy ra ngộ độc.
  • Cố ý nuốt uống vào: chủ yếu là do không thể giải quyết thỏa đáng những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân, đem thuốc trừ sâu để làm một kiểu cho nhẹ nợ, nên đã uống vào một lượng lớn thuốc sâu, bệnh tình thường rất nặng, tỷ lệ tử vong cao.
  • Ngộ độc do gián tiếo tiếp xúc: Do từ trước thuốc sâu đã dính vào quần áo, dụng cụ, khi làm việc đương sự lại không rõ được tình hình mình tiếp xúc, nên thuốc thấm qua da và gây ngộ độc. Ngộ độc do gián tiếp tiếp xúc thường là thuốc sâu có chất rất độc. Sau khi xảy ra ngộ độc, do tiếp xúc với thuốc trong tình hình không xác định rõ ràng nên dễ chẩn đoán nhầm. Muốn phòng ngừa ngộ độc thuốc trừ sâu cấp tính, thì phải nhằm đúng các nguyên nhân gây ngộ độc kể trên, cần có các biện pháp phù hợp, lấy đề phòng là chính. Khi bác sỹ chẩn đoán tại bệnh viện ở nông thôn, cần hết sức cảnh giác với các ca ngộ độc thuốc sâu, căn cứ vào các nguyên nhân thường gặp, tìm tòi chú ý xem liệu có khả năng xảy ra ngộ độc thuốc trừ sâu.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận