Những biến chứng của bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường

BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường
  2. Hạ glucose máu
  3. Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu)
  4. Hôn mê nhiễm toan lactic
  5. Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

  1. Đái tháo đường và bệnh tim mạch
  2. Bệnh lý mắt đái tháo đường
  3. Bệnh thận đái tháo đường
  4. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường
  5. Bệnh lý thần kinh do đái tháo đường
  6. Rối loạn chức năng cương ở nam giới bị đái tháo đường
  7. Suy giảm chức năng sinh dục ở nữ giới bị đái tháo

Biến chứng của bệnh đái tháo đường thường được chia ra theo thời gian xuất hiện và mức độ của các biến chứng:

Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, điều trị không thích hợp, hoặc do bệnh gian phát hoặc nhiễm khuẩn cấp tính. Biến chứng cấp tính có thể đe doạ tính mạng người bệnh, thường hay gặp ở các quốc gia đang phát triển. Để hạn chế những biến chứng này cần phải giáo dục cho người bị mắc bệnh và những người có liên quan, người trực tiếp chăm sóc cho người mắc bệnh đái tháo đường cách nhận biết những dấu hiệu báo động sớm, để có can thiệp điều trị kịp thời, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn.

Các biến chứng cấp tính gồm có:

  • Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton.
  • Hạ đường huyết và hôn mê hạ đường huyết.
  • Hôn mê tăng đường huyết không nhiễm toan ceton.
  • Nhiễm khuẩn cấp, ví dụ viêm phổi, lao kê v.v.

Biến chứng mạn tính

Các biến chứng lâu dài của đái tháo đường thường hay gặp, thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện, nhất là ở người mắc bệnh đái tháo đường typ 2. Đây là nguyên nhân không chỉ làm tăng gánh nặng kinh tế của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mà còn là lý do chủ yếu làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của tăng glucose máu mạn tính trong quá trình phát triển các biến chứng ở người bệnh đái tháo đường tỹp 1 và đái tháo đường typ 2 đều như nhau đối với các bệnh như:

  • Bệnh mạch máu lớn, ví dụ như bệnh tim, đột quỵ.
  • Loét bàn chân, hoại thư và cắt cụt chi dưới.
  • Suy thận.
  • Giảm thị lực và mù loà.
  • Rối loạn chức năng cương, suy giảm khả năng tình dục.
  • Các biểu hiện khác của bệnh lý thần kinh.

ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh đái tháo đường là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Những nguyên nhân trực tiếp gây tử vong thường là những biến chứng của bệnh đái tháo đường, trong đó hay gặp nhất là bệnh tim và đột quỵ, chiếm 75% số tử vong của người bị đái tháo đường ở các nước phát triển. Trong các quần thể người châu Á nguy cơ tử vong vì nhóm biến chứng này tăng gấp khoảng ba lần, so với người không mắc bệnh đái tháo đường. Tại nhiều quốc gia đột quỵ và suy thận là nguyên nhân tử vong thường gặp nhất của người bị bệnh đái tháo đường.

ở nhiều nước đang phát triển, nguyên nhân phổ biến nhất buộc phải cắt cụt chi dưới là do nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường gây nhiễm trùng máu. Ớ các quốc gia này, cắt cụt chân do đái tháo đường chỉ đứng hàng thứ hai sau tai nạn xe máy và tai nạn công nghiệp. Tại nhiều quốc gia chưa có công nghệ và các nguồn lực khác để làm chi giả, thì cắt cụt chi trở thành bản án nặng nề tước bỏ khả năng tự phục vụ, làm cho người bệnh hoàn toàn lệ thuộc người khác, ngay cả trong việc di chuyển ở mức độ thấp nhất.

Về bệnh lý vi mạch, ở các xã hội có nền kinh tế phát triển, bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà và giảm thị lực ở người trên 60 tuổi. Sau 15 năm bị đái tháo đường, khoảng 2% số người bệnh bị mù trong khi 10% bị giảm thị lực nặng.

Nếu như bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp hàng đầu, thì suy thận giai đoạn cuối đứng vào hàng thứ hai. Tần suất thay đổi tuỳ quần thể và liên quan với mức độ nặng, nhẹ của bệnh và thời gian mắc bệnh. Đến tuổi 50, khoảng 40% số người bị đái tháo đường typ 1 có bệnh thận nặng cần phải lọc máu và/hoặc ghép thận.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương có khoảng 35% số người đái tháo đường trong khu vực bị bệnh võng mạc, một số vùng – đặc biệt ở các quần đảo Thái Bình Dương tỷ lệ bệnh võng mạc là 40%, tỷ lệ bệnh thần kinh 25%, tỷ lệ bệnh mạch máu ngoại biên là 10%, và tỷ lệ cắt cụt chi thay đổi từ 1% ở các nước trong khu vực châu Á đến 7% ở một số quần đảo Thái Bình Dương.

Bệnh tiểu đường
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận