Trang chủNgộ độcNgộ độc Nitrit - Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Ngộ độc Nitrit – Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Các loại rau như rau cải, rau cải xanh, rau hẹ, rau chân vịt, v.v… Các loại này có chứa tương đối nhiều chất muối Acid Nitrit (50 đến 150 rag%) và Nitrit vi lượng; nếu như các loại rau này nấu chín lên rồi, lại để trong thời gian dài (qua đếm), hoặc muối trong thời gian quá ngắn thì chất muối Acid Nitric trong rau dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là Nitrit nguyên chất sẽ gây ra ngộ độc Nitrit cho người sử dụng thức ăn đó/Uống nước chua của giếng khơi có chứa muối Acid Nitric hoặc Nitrit, dưới tác dụng của muối Acid Nitric ở trong đường ruột vẫn còn nguyên (khuẩn gậy đại tràng và khuẩn Salmol, v.v…) muối Acid Nitric trong ruột sẽ chuyển biến thành Nitrit nên gây ra ngộ độc muối. Cũng có khi dùng nhầm muối công nghiệp (Sodium Nitrit là kết tinh không có màu, vị mặn, hơi đắng) làm muối ăn để nấu sào cũng sẽ gây ngộ độc. Biểu hiện lâm sàng nổi bật của chứng bệnh này là niêm mạc da trở lên thâm tím, đồng thời có các triệu chứng thiếu ôxy. Do có biểu hiện thâm tím là có liên quan đến ăn hoặc uống nên còn gọi là “Chứng thâm tím do ruột”. Bệnh thường gặp ở các cháu nhi đồng và những người có biểu hiện bệnh đường ruột.

Nguyên nhân bệnh và cơ chế ngộ độc.

Nitrit là chất Oxidation có thể khiến cho lượng Hemoglobin trong máu được bình thường (chứa Fe2+). Oxidation là Hemoglobin có hàm lượng sắt cao (chứa Fe3+), nên làm mất khả năng mang ôxygen, dẫn đến thiếu ôxygen. Thường khi Hemoglobin chứa hàm lượng sắt cao vượt quá 100% (1,5 g/dl), có thể lập tức gây thâm tím. Nitrit còn có thể gây ra nhão cơ hàm trơn huyết mạch dẫn đến tụt huyết áp. Liều lượng để có thể ngộ độc Nitrit là 0,3 đến 0,5 g; liều lượng có thể dẫn đến chết người là 3g.

Chẩn đoán.

  • Ăn phải các loại đã biến chất để qua đêm, dưa muối thời gian quá ngắn hay do uống nước (đắng) giếng khơi hoặc đã uống nhầm phải Nitrit.
  • Biểu hiện lâm sàng.

Thường đột nhiên phát bệnh sau khi ăn từ nửa giờ đến 3 giờ; những người bị nhanh thì chỉ 10 đến 15 phút, người bị chậm là 20 giờ. Do hệ thống thần kinh trung ương và hệ thông huyết mạch của tim mẫn cảm do bị thiếu ôxy, gây ra các biểu hiện như chóng mặt, váng đầu, mệt mỏi, buồn bực, thở hổn hển, hồi hộp, v.v… Người bệnh còn có một số triệu chứng về đường tiêu hóa như Ợ chua, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. Biểu hiện nổi bật nhất là miệng, móng tay và da trên toàn thân bị thâm tím, có màu xanh xám hoặc xanh đen. Người bị nặng biểu hiện tâm thần lẫn, co rút, mệt mỏi, bồn chồn, thậm chí hôn mê; có một số ít xuất hiện thũng phổi và sụy hô hấp. Biểu hiện là hô hấp nông và không đều, nghe phổi có tiếng rên ướt.

  • Xét nghiệm thêm: Làm các xét nghiệm kiểm định Nitrit hoặc kiểm tra hàm lượng sắt trong Hemoglobin cao có tác dụng giúp cho chẩn đoán được rõ hơn.

Điều trị.

  • Cách xử lý thông thường: Cho nôn ra, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tiếp nước với Vitamin c, v…

Những người bị ngộ độc nhẹ thì sau khi dùng cách điều trị thông thường này cũng có thể hồi phục sức khoẻ.

  • Những người bệnh tương đối nặng cần sớm rửa sạch dạ dày ngay, cho thụt. Có thể dùng Mannitol để thụt. Khi thụt bằng Sunfat Magiê cần chú ý đến tụt huyết áp. Cần kịp thời bổ sung đủ lượng sắt cao trong Hemoglobin: Methylene Green (Argochrome) và Vitamin c. Cách dùng cụ thể 6 đến 10 ml Methylene Green 1% (1 đến 2 mg/kg) pha với 40 ml dung dịch đường Gluco 50%, tiêm từ từ vào tĩnh mạch-từ 10 đến 15 phút. Nếu trong 1 đến 2 giờ không có chuyển biến tốt, có thể dùng tiếp một lượt thuốc như vậy nữa. Đồng thời với việc dùng Methylene (Argochrome) có thể dùng thêm 2 đến 4 g Vitamin c pha với 500 đến 1000 ml dung dịch đường Gluco 10% để truyền tĩnh mạch. Khi dùng Methylene Green giải độc cần chú ý nồng, độ Methylene Green thấp từ 1 đến 2 mg/kg) có thể hoán nguyên Hemoglobin chất sắt cao trong máu thành Hemoglobin bình thường, có tác dụng giải độc, nếu như tiêm vào cơ thể một lượng thuốc lớn Methylene Green với tốc độ nhanh, lúc này Methylene Green lại trở thành chất Oxydation có thể gây ra ngộ độc trầm trọng hơn. Ngoài ra khi tiêm Methylene Green quá nhanh còn gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn oẹ, đau bụng, v.v…
  • Điều trị bệnh.
  1. Với người khó thở phải cho thở ôxy.
  2. Nếu bị suy hô hấp (thở gấp, nông, không đều) cần cho uống thuốc kích thích để thở, khi cần thiết cần thông đường thở bằng máy.
  3. Với người bị sốc cần bổ sung ngay lượng máu, cân nhắc khi sử dụng thuốc co huyết quản.
  4. Sau khi điều trị bằng methylene Green (Argochrome) và Vitamin C vẫn thấy thâm tím còn rõ rệt thì có thể truyền máu tươi hoặc điều trị bằng thay máu hoặc bằng cách làm sạch máu.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây