Ngộ độc Carbon Monoxide (CO) cấp tính

Ngộ độc

Ngộ độc Carbon Monoxide là loại ngộ độc thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất ở nông thôn. Sau khi Carbon Monoxide được hấp thu vào máu trong cơ thể người có thể kết hợp với Hemoglobin, do sự kết hợp ấy rất chặt chẽ, ước khoảng 240 lần dưỡng khí (ôxy), gây trở ngại cho sự kết hợp của ôxy với Hemoglobin, ảnh hưởng đến sự vận chuyển của ôxy trong máu, thuộc dạng nghẹt thở thể khí trong máu. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, Carbon Monoxide và tế bào gây tức thở cũng có thể ức chế men ôxy hóa ở tế bào trong cơ thể, cản trở cho chức năng của tế bào sử dụng, gây ra sự “Tức thở” cho các tế bào trong cơ thể. Do Carbon Monoxide là loại khí không mùi vị, không có mầu sắc, quá trình ngộ độc lại ẩn kín, rất dễ sơ suất nên những người có liên quan cần phải hết sức cảnh giác.

Trong sản xuất cũng như sinh hoạt ở nông thôn, đều có nảy sinh ra Carbon Monoxide nên càng phải chú ý hơn. Như trong quá trình sử dụng than, các xe cộ dùng dầu xăng, dầu ma-dút làm nhiên liệu hoặc khi các xe sử dụng cho nông nghiệp khởi động máy đều sinh ra Carbon Monoxide, như hàm lượng của Carbon Monoxide phụt ra ở xe hơi có thể lên cao từ 6% đến 14%; hay các bếp lò sấy vật liệu xây dựng, các bếp lò sưởi gia đình và các lò than thổi cơm cũng đều chứa Carbon Monoxide. Tóm lại, bất kỳ loại chất đốt nào khi đốt lên đều có chứa chất Carbon Monoxide, nên cần phải hết sức cảnh giác đề phòng. Điều đáng chỉ ra ở đây là, trong những tình huống bình thường không xảy ra các ca ngộ độc cấp tính khí Carbon Monoxide như trong quá trình sản xuất và sinh hoạt kể trên, nhưng nếu điều kiện thay đổi, như trong trường hợp Carbon Monoxide sinh ra nhiều, lại không thông hơi, làm cho chất độc không thoát ra được (thường vào mùa đông mọi người nhóm lửa sưởi ấm khi trời rét) chất Carbon Monoxide trong phòng tăng lên rõ rệt, mặt khác để sưởi ấm lại đóng tất cả các cửa và cửa sổ lại, làm cho chất độc không thoát ra được, hàm lượng chất Carbon Monoxide tăng lên rõ rệt. Mỗi năm chúng ta lại thấy tỷ lệ người bị ngộ độc rất nhiều, như những lái xe bị nhiễm độc vì hít phải chất độc khi khởi động ôtô; khi sưởi ấm bằng lửa than mà khí không bay đi hết, gây ngộ độc cho cả những người ở trong nhà kín gió không thông hết khói ra ngoài. Do vậy cần phải làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền cho mọi người, cần phải hết sức đề phòng tránh không để xảy ra ngộ độc.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu khi bị ngộ độc cấp tính do Carbon Monoxide là những triệu chứng ở hệ thần kinh. Khi hít vào lượng khí tương đối ít thường có biểu hiện như đau đầu, nôn oẹ, có lúc thấy khó thở. Còn khi hít vào tương đối nhiều có thể thấy cơ bắp rã rời, hoa mắt, tâm thần lơ mơ, sau cùng có thể là bị hôn mê. Kiểm tra lượng Carbonnic trong Hemoglobin có thể giúp chẩn đoán được chính xác hơn, đánh giá được mức độ của bệnh tình. Nói chung khi hàm lượng Carbonnic trong Hemoglobin nhỏ hơn 15% thì thường xảy ra triệu chứng gì. ở trạng thái từ 15 đến 25% có thể thấy đau đầu, buồn nôn. Còn khi lớn hơn 25% có thể phải làm điện tâm đồ, làm xét nghiệm ST, khi lớn hơn 40% có thể bị hôn mê, lớn hơn 60% có thể dẫn đến tử vong. Kiểm tra độ pH trong mạch máu và kiểm tra điện tâm đồ cũng có thể làm căn cứ để điều trị tiếp theo. Khi chẩn đoán bệnh tình cần chú ý một số điểm sau:

  • Đầu tiên cần đặc biệt chú ý tìm hiểu xem bệnh nhân đã tiếp xúc với những gì, nghĩa là khi phát bệnh có hít phải Carbon Monoxide hay không, như trong nhà có bếp lò xem có đóng cửa sổ lại không, hoặc khởi động ôtô trong nhà để xe, hay xem có phải đã hít phải khói do tắt bếp lửa hay không, v.v…
  • Màu sắc của da và môi thực tế không có ý nghĩa chẩn đoán, mọi người thường đọc trong sách vở thấy có miêu tả khi bị ngộ độc Carbon Monoxide da và môi thường có màu đỏ hồng, nhưng trên lâm sàng thực tế lại thường không gặp phải các biểu hiện này.
  • Những người nghiện thuốc lá so với người không hút thuốc lá thì khả năng kháng lại Carbon Monoxide kém hơn. Chú ý những người có hoạt động về thể lực lại bị ngộ độc sớm hơn người không hoạt động thể lực
  • Cần xem những người mắc bệnh tim khi bị ngộ độc liệu có bị đau thắt cơ tim hay không.
  • Biểu hiện lâm sàng và hàm lượng Carbonnic trong Hemoglobin không hoàn toàn cân bằng là có liên quan tới sự khác nhau về thời gian tiếp xúc với Carbon Monoxide của bệnh nhân dài hay ngắn và thời gian sau khi thoát khỏi tiếp xúc với Carbon Monoxide đến bệnh viện chẩn đoán dài hay ngắn.

Trong điều trị thì điều cực kỳ quan trọng đầu tiên là cần sớm đưa ngay bệnh nhân rời khỏi hiện trường có khí Carbon Monoxide. Đưa bệnh nhân ròi khỏi phòng hoặc để nằm ở những nơi thoáng khí. Ngoài ra, cần sớm cho bệnh nhân thở ôxy ngay, bởi vì làm sạch khí Carbon Monoxide bằng không khí tự nhiên là rất lâu, thời kỳ nửa suy thoái khoảng 5 giờ 20 phút, nhưng nếu cho thở ôxy 100% bằng chụp mặt nạ thì thời kỳ nửa suy thoái chỉ còn 1 giờ 20 phút. Khi hàm lượng CO trong Hemoglobin dưới 10% cần dừng ngay việc cho thở ôxy. Đối với người bị ngộ độc CO mức độ nặng, nếu có điều kiện nên cho thở ôxy cao áp ngay. Đối với những trường hợp bình thường nhưng bệnh nhân đã bị hôn mê thì cũng chủ trương cho thở ôxy cao áp. Làm như vậy không chỉ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng, mà điều quan trọng là còn tránh xảy ra các phản ứng về sau. Đối với những bệnh nhân ngộ độc CO làm điện tâm đồ có ST ở giai đoạn thấp thì cũng nên cho thở ôxy cao áp. Điều trị bằng ôxy cao áp có mấy ưu điểm sau: ,Có thể nhanh chóng làm sạch lượng CO trong cơ thể, trong điều kiện 3 dòng áp lực khí, thì thời gian nửa suy thoái làm sạch CO chỉ mất 23 phút. Ngoài ra, trong điều kiện này do hàm lượng ôxy tan vật lý trong huyết tương tăng lên nhiều vẫn có thể giảm nhẹ việc thiếu ôxy ở các bộ phận (bao gồm cả ở não); ngoài ra thở bằng ôxy cao áp còn có thể giảm áp lực tăng cao ở sọ não do phù não gây nên. Đương nhiên khi cho thở ôxy cao áp cần chú ý chất độc của ôxy, thời gian điều trị cũng không được quá dài. phải do nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm làm.

Khi điều trị ngộ độc khí CO còn cần chú ý điều trị các chứng bệnh khác cùng phát: Đối với những bệnh nhân bị suy hô hấp nặng hoặc những bệnh nhân làm xét nghiệm khí huyết khác thường (PaCO2>60mmHg), thì cần xem xét lắp ống thông vào trong khí quản. Với những bệnh nhân bị ngộ độc do hít phải khói do hỏa hoạn thì phải cho chụp phim ở vùng ngực ngay để xem phải chăng có đồng thời bị viêm phổi do hóa chất và bị khí thũng phổi không. Nếu như bị tắc khí quản cần cho lắp ống thông vào khí quản, và cho hút hết ra; còn đối với những người ngộ độc khói khi hỏa hoạn cần hết sức chú ý xảy ra thuỷ thũng ở họng, có thể cho uống Dexamethasone để đề phòng, ngoài ra phải vệ sinh sạch đờm, sử dụng lượng kháng sinh phù hợp đề phòng lây nhiễm.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận