Đại cương
Định nghĩa: túi thừa đại tràng là thoát vị của niêm mạc và của lớp cơ về phía lớp thanh mạc.
Sinh lý bệnh: giảm chất chứa trong lòng đại tràng do chế độ ăn nghèo chất xơ, tăng vận động và tăng áp lực vào thành đại tràng – tạo thành thoát vị: túi thừa.
Chẩn đoán túi thừa đại tràng thể không triệu chứng
- Rất thường gặp (30% lứa tuổi > 50 và 50% lứa tuổi > 70).
- Có túi thừa không có biến chứng (Sigma trong 90% trường hợp).
- Thường không có triệu chứng.
- Phát hiện túi thừa bằng soi đại tràng và chụp khung đại tràng có Baryt (hình ảnh tròn nôi với thành bằng một cổ hẹp lại).
- Luôn tìm thêm nguyên nhân khác nếu BN có triệu chứng (viêm túi thừa kết hợp).
- Điều trị nội khoa: tăng số lượng phân bằng chế độ ăn giàu chất xơ.
Chú ý: 3 dấu hiệu thường đi kèm với nhau: túi thừa đại tràng, sỏi túi mật, thoát vị hoành.
Chẩn đoán túi thừa đại tràng thể có triệu chứng
- Viêm túi thừa Sigma cấp: là biến chứng thường gặp của túi thừa 25%.
Lăm sàng: bệnh cảnh viêm ruột thừa bên trái ở bệnh nhân > 40 tuổi luôn phải nghĩa đến bệnh cảnh viêm túi thừa.
- Đau dữ dội dai dẳng ở hố chậu trái, sốt, rối loạn nhu động, hội chứng kích thích trực tràng, túi mật.
- Có mảng hoặc phản ứng ở hố chậu trái, thăm trực tràng đau.
- H/C viêm, cấy máu, tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
Xét nghiệm:
- Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và tiểu khung cấp với hình ảnh khối đậm ống tiêu hóa.
+ Khẳng định chẩn đoán: dày thành Sigma, viêm quanh đại tràng, túi thừa nhìn rõ.
+ Tìm biến chứng: áp xe, rò.
+ Loại trừ bệnh tiết niệu, phụ khoa.
- Có thể chụp khung đại tràng đối quang kép.
- Nội soi đại tràng cấp không cần thiết và nguy hiểm. Sẽ cần soi đại tràng sau khi qua giai đoạn cấp, trước phẫu thuật để loại trừ ung thư Sigma.
Tiến triển: hay tái phát.
Điều trị
- Nội khoa: giảm đau, chườm đá trên bụng, kháng sinh tĩnh mạch hoạt phổ rộng, có tác động tới vi khuan Gram (-) và kỵ khí trong 15 ngày, chế độ ăn không có bã, theo dõi lâm sàng nghiêm ngặt để phát hiện biến chứng.
- Ngoại khoa:
+ Đảm bảo nguyên tắc không chỉ định tái tạo lưu thông ống tiêu hóa ngay.
+ Cấp cứu.
- Chỉ định: nếu đau liên tục hoặc sốt hoặc có biến chứng.
- Hình thức: cắt đại tràng Sigma đóng mỏm trực tràng đưa đầu đại tràng ra ngoài (phẫu thuật Hartmann), ỏ những trường hợp cần thiết nối tắt đại tràng – trực tràng và lấy mau đại tràng Sigma làm mô bệnh học.
- Muộn sau 2 – 3 tháng:
+ Mục đích: phòng tái phát.
+ Chỉ định: sau 2 cơn viêm túi thừa hoặc ngay sau cơn đầu tiên.
+ Hình thức: cắt đại tràng Sigma tới van trực tràng Sigma + tái lập lưu thông ống tiêu hóa (mổ nội soi), làm giải phẫu bệnh mảnh cắt.
- biến chứng thường gặp của viêm túi thừa Sigma cấp
- Viêm phúc mạc do thủng túi thừa:
+ Chỉ định phẫu thuật cấp.
+ Tỷ lệ tử vong cao 15 – 35%.
- Áp xe quanh Sigma:
+ Hội chứng nhiễm trùng nặng, khối u và đau ở hố chậu trái.
+ Chụp khung đại tràng đối quang (hình ảnh đè ép từ ngoài, đôi khi thấy lỗ rò), chụp cắt lớp vi tính.
+ Điều trị:
Nội khoa: điều trị ban đầu, kháng sinh phổ rộng và kết hợp kháng sinh
Ngoại khoa thi 2: Dẩn lưu qua da hay cắt đại tràng Sigma
- biến chứng hiếm gặp của túi thừa:
Rò:
- Ổ áp xe quanh Sigma vào tạng lân cận.
- Rò đại tràng – bàng quang thường gặp nhất (50% nhiễm trùng tiết niệu, đái ra khí, đái ra máu).
- Rò đại tràng âm đạo và Sigma – trực tràng hiếm gặp.
- Chẩn đoán bằng CT.
- Điều trị ngoại khoa lạnh.
Hẹp đại tràng Sigma và tắc (loại trừ K đại tràng Sigma) bằng nội soi đại tràng:
- Xét nghiệm: chụp khung đại tràng đối quang (hẹp đại tràng Sigma đồng tâm, đều). Chụp CT bụng, tiểu khung, soi đại tràng (sau khi loại trừ thủng)
- Điều trị nội khoa (hồi sức và kháng sinh)
- Điều trị ngoại khoa nếu nội khoa thất bại hoặc có biến chứng (thủng xa vào cả manh tràng, cắt đại tràng Sigma với nối đại tràng – trực tràng, nếu giãn đại tràng nhiều: phẫu thuật Hartmann hoặc hậu môn nhân tạo.
Chảy máu: hiếm, thường là biến chứng của túi thừa đại tràng phải.