Xử lý cấp cứu các ca ngộ độc cấp tính

Ngộ độc

Đối với những bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính cần kịp thời xử lý một cách chính xác là điều mấu chốt để cấp cứu thành công các ca ngộ độc cấp tính; so sánh với điều trị triệu chứng cấp tính thông thường, thời kỳ đầu chất độc tiếp tục ngấm vào, cần nhanh chóng cho điều trị bằng các loại thuốc giải độc đặc biệt để đẩy chất độc ra khỏi cơ thể là phương pháp cấp cứu hiệu nghiệm. Cần chỉ rõ các điểm sau:

  1. Duy trì mạng sống cho bệnh nhân luôn là điều cơ bản trong điều trị cấp cứu bệnh nhân ngộ độc cấp tính, khi thấy người bệnh ngừng thở, tim ngừng đập cần lập tức cho tiến hành xử lý hồi sức, nếu không lại dùng các loại thuốc giải độc có hiệu quả cũng sẽ chẳng có tác dụng gì.
  2. Đa số chất độc đều không có thuốc giải đặc hiệu, điều mấu chốt trong cấp cứu các ca ngộ độc hóa chất cần sớm áp dụng các biện pháp giải độc không khác thường (loại bỏ các chất độc chưa hít vào, gấp rút đào thải chất độc, tăng cường việc chuyển hóa chất độc, v.v…), đồng thời cần tiến hành thêm các biện pháp tích cực hơn.
  3. Đối với những bệnh nhân nghi là ngộ độc cấp tính nhưng nhất thời khó chẩn đoán chính xác, thì cần phải giữ lại các vật nghi ngờ gây ra bệnh (như nước uống, thức ăn, thuốc, mẫu không khí, v.v…) và các chất nôn ra, các chất bài tiết ra, mẫu máu, v.v… nhằm kiểm tra hóa nghiệm hơn nữa tiến hành cấp cứu theo như các nguyên tắc trên, hết sức tránh việc đùn đẩy kéo dài làm lỡ việc.

Phương pháp thao tác cụ thể khi cấp cứu ngộ độc cấp tính như sau

Làm sạch các chất độc chưa hít phải

  • Bị ngộ độc do hít vào đường hô hấp, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân rời khỏi hiện trường, đưa đến nơi có không khí thoáng mát (hướng có gió) để cấp cứu. cần chú ý đề phòng bản thân mình bị ngộ độc do hít phải khí độc.
  • Ngộ độc do ô nhiễm ở da, cần cởi áo quần bị nhiễm, dùng xà phòng và nước sạch để rửa sạch da, tóc; nếu bị ô nhiễm ở mắt phải dùng nước chảy rửa sạch; nếu bị rắn. rết, thằn lằn cắn cần nhanh chóng băng chặn miệng vết thương lại, sau khi hút sạch chất độc ra, mới tiến hành giải độc và điều trị toàn thân.
  • Ngộ độc do uống, cần nhanh chóng cho nôn hết ra, như kích thích cuống lưỡi hoặc thành họng phía sau, có thể cho dùng nước đường Psychosine (20 đến 30 ml) để cho nôn ra, sau đó rửa sạch dạ dày. Rửa dạ dày một cách triệt để, không nên câu nệ phải rửa bằng loại thuốc rửa nào, chỉ cần dùng nước sạch ấm hoặc nước muối sinh lý rửa là được. Với các bệnh nhân đã biết rõ nguyên nhân gây ngộ độc thì có thể dùng các loại dịch rửa dạ dày đặc biệt để rửa, như Sunfat Natri 2% (ngộ độc Bari), Sodium lodide 1% (ngộ độc Thallium), Acid Tannnic 0,5% hoặc chè đặc (ngộ độc chất kiềm, sinh vật (Alkaloids)), V.. Sau khi uống phải chất độc thì cho rửa dạ dày càng sớm càng tốt, nếu sau 12 tiếng mới rửa dạ dày thì kết quả đều không tốt. Sau khi rửa dạ dày có thể cho thêm 30 đến 50 g than hoạt tính, đối với đa số các loại chất độc có tác dụng hút thêm; các thuốc ăn mòn, chất Cyanide, loại Etylic, v.v… hấp thu kém, nhưng vô hại cho cơ thể; nếu như uống phải chất độc ăn mòn, thì có thể uống sữa bò, lòng trắng trứng, v.v… để bảo vệ niêm mạc. Khi rửa dạ dày phải hết sức thận trọng, thao tác cần nhẹ nhàng. Cuối cùng, có thể cho Sunfat Magiê hoặc Sunfat Natri vào để thụt.

Thúc đẩy việc đào thải các chất độc đã hấp thụ

  • Cưỡng chế lợi tiểu.

Đầu tiên cần bổ sung đầy đủ lượng dịch cho tim, phổi, thận, v.v… Thứ nhất là có thể làm loãng nồng độ chất độc trong máu, có tác dụng giảm bớt độc. Hai là có thể cải thiện chức năng lọc của thận, có lợi cho việc đào thải chất độc, sau đó có thể dùng các loại thuốc lợi tiểu (Lasix, Fursemide, Mannitol…) để tăng cường lợi tiểu.

  • Kiềm hóa và acit hóa nước tiểu.

Có hai mục đích: Thứ nhất có thể làm cho một số chất độc nào đó nhanh chóng bị phân giải mất hiệu nghiệm. Như trong điều kiện kiềm tính có thể làm cho Photpho hữu cơ phân giải với tốc độ nhanh. Thứ hai có thể làm thay đổi trạng thái hóa không phải ion của một số hợp chất nào đó, có lợi cho việc bài tiết từ tế bào và làm giảm nhẹ việc hấp thụ chất độc ở thận. Như khi ngộ độc các loại Barbital, Salicyl dùng loại thuốc kiềm tính (Hydro Cabonnat Natri 5%), khi bị ngộ độc Dulanytin và Ganitin dùng các loại thuốc có tính acid (Ammonium Chloride 9%) đều có tác dụng đào thải chất độc nhanh hơn; kiểm tra độ pH trong nước tiểu để điều tiết lượng acit kiềm nhập vào cơ thể.

  • Liệu pháp lọc máu.

Chất độc có lượng phân tử thấp (<50 KD) mà không kết hợp với Hemoglobin, như Etylic, Arsenic, Alinine, nhiều loại thuốc, … có thể dùng phương pháp chích máu để tăng cường quá trình đào thải chất độc. Đối với một số chất độc có dung lượng dầu cao như thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt chuột, thuốc trừ cỏ,v.v… Với các phương pháp kể trên vẫn không dễ đào thải chất độc ra được, còn có thể thay máu hoặc thay huyết tương mới có thể đào thải hết chất độc.

Tăng cường khả năng kháng giải độc của cơ thể

Các biện pháp thường dùng là:

  • Tiếp ôxy: Không chỉ có hiệu quả đối với các thương tôn do ngộ độc phổ biến nhất là thiếu ôxy gây ra, mà vẫn là một biện pháp giải độc rất hiệu quả đối với ngộ độc CO gây tức thở, chất Hydrogen, v.v…
  • Truyền Gluco, Vitamin c, ATP, v.v… có thể tăng cường khả năng giải độc cho gan.
  • Gluthlione, đây là loại hợp chất hóa học vô cùng quan trọng của cơ thể, là chất hoạt tính giải độc rất mạnh, có chức năng kháng lại rõ rệt các nhóm tự do; khi bị ngộ độc cấp tính, dùng 0,2 g chất này tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 2 đến 3 lần/ngày, cho hiệu quả rất tốt.

Giải độc mang tính đặc biệt

Chủ yếu là dùng các loại thuốc giải độc đặc biệt. Có không nhiều các loại thuốc giải độc đặc biệt, gồm các loại chủ yếu sau:

  • Ngộ độc muối Nitrite, Alinine, Nitrobenzene có thể dùng 4 đến 6 ml Methylene Green 1% (Argochrome) pha với 20 đến 40 ml nước đường Gluco rồi cho tiêm chậm vào tĩnh mạch; sau 1 đến 2 giờ có thể tiêm tiêp liều như thế, nhưng cần tránh dùng liều quá lớn cho một lần.
  • Ngộ độc nhóm kim loại thì dùng nhóm hợp chất thuốc Thionalid (e) là hiệu quả nhất như đối với Arsenic, thủy ngân, chì, Chromium, nhôm, thiếc, kẽm, đồng, cô ban, nickel, v.v… Trong đó nhóm Diacid (DMS) có tác dụng rộng rãi nhất, có thể uống 0,5g, 3 đến 4 lần/ngày, hoặc tiêm tĩnh mạch muối Natri (0,5g, 2 lần/ngày) dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày. Còn có thể sử dụng nhóm Dimercaprol Natri (DMPS), 0,25g tiêm bắp, ngày 2 đến 3 lần, dùng liên tục 3 đến 5 ngày, nhưng chỉ có hiệu quả tương đối tốt với các ca ngộ độc Arsetic thủy ngân. Ngộ độc chì, crôm và một s<3 kim loại có tính phóng xạ như Plutomium, Thorium, Yttrium, Uranium, v.v… (Pu, Th, Y, U). Còn có thể ứng dụng chất.CaNaEDTA lg để tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần, dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
  • Khi ngộ độc chất Cyanogen (Carbonnitriding) có thể tiêm vào tĩnh mạch 10 ml Sodium Nitrite 3%, sau đó lập tức cho tiêm 15g đến 20g Sodium Thiosulíate 15% đến 20%; có thể dùng 2 ml chất 4-DMAP cho tiêm bắp, hoặc dùng 30 đến 50 ml Methylene Green 1% tiêm từ từ vào tĩnh mạch thay thế cho Sodium Nitrite. Nhưng do sự biến tính hình thành chất Hemoglobin nên không thể sử dụng một lượng lớn một lần được khi cần thiết sau một giờ đồng hồ có thể sử dụng lại lần nữa.
  • Ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ, với người bị ngộ độc nhẹ có thể tiêm bắp 1 đến 2 ống chất giải độc Phospho là được. Người bị ngộ độc nặng thì lập tức cho tiêm tĩnh mạch Pyraloxime Methylchloxide (0,75 đến g) hoặc thuốc giải Phopho (Pyraloxime Methiodide) (1,2 g), sau đó cứ 1 đến 2 giờ lại tiêm tiếp một nửa liều thuốc đó, các ngày tiếp theo lại giảm một nửa, sau 3 ngày chuyển sang duy trì với lượng nhỏ, cho đến khi nào hoàn toàn hết hiện tượng cơ bắp run, đồng thời còn cần sử dụng Atropin, mỗi lần tiêm 10 đến 20 mg vào tĩnh mạch, cứ 10 đến 15 phút lại tiêm một lần, khi thấy xuất hiện “Atropin hóa” thì chuyển sang duy trì với liều lượng nhỏ, cho đến khi hoàn toàn hết các triệu chứng.
  • Ngộ độc thuốc sâu có chứa Flo hữu cơ.

Có thể dùng 2,5 đến 5,0 g Acetamide (thuốc giải độc Flo) pha với Procaine 2% để tiêm bắp. 2 đến 4 lần/ngày (lần đầu dùng liều gấp đôi) liên tục trong 5 đến 7 ngày. Cũng có thể dùng 50 ml Anhydrous Etylic pha với 500 ml đường Gluco rồi truyền chậm vào tĩnh mạch.

  • Ngộ độc Bari.

Có thể cho tiêm chậm vào tĩnh mạch Sunfat Natri 5% hoặc 100 ml Sodium Thiosulfate 10 %, 2 lần/ngày. Sau khi khống chế được triệu chứng có thể duy trì nửa liều liên tục 3 đến 5 ngày. Khi ngộ độc Bari thường gây ra giảm lượng Kali trong máu, nên vẫn cần bổ sung Kali, lượng Kali được bổ sung phải quyết định căn cứ theo bệnh tình, lượng lớn nhất có thể là 30 đến 50 g/24 giờ.

  • Ngộ độc Mêtylic.

Người bị nhẹ có thể cứ mỗi giờ cho uống 100 đến 150 ml Etylic 50%; người bị nặng cho tiêm Anhydrous Etylic, tốc độ là 1 đến 5 ml/(kg.h), cho đến khi nồng độ Mêtylic trong máu giảm xuống dưới 6 mmol/L; nếu có điều kiện cần cho tiến hành điều trị bằng phân tích máu.

Duy trì cách điều trị đúng bệnh

Do không có nhiều cách điều trị giải độc đặc biệt về các ca ngộ độc, nên việc duy trì cách điều trị theo đúng bệnh chiếm vị trí quan trọng, nhằm ngăn chặn bệnh tình tiến triển, cải thiện tình trạng cơ thể, có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, có tác dụng then chốt.

  • Gắng giữ sức khỏe, duy trì các biện pháp cấp cứu để bảo đảm các chức năng cơ bản của hệ hô hấp tuần hoàn, cần tiến hành biện pháp này ngay khi thấy xuất hiện ngừng hô hấp, tim ngừng đập (trong 2 đến 4 phút), phải bắt tay vào ngay, nhằm kịp thời bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân, cần thực hiện tốt 3 điều sau:
  1. Bảo đảm đường hô hấp luôn thông suốt, như gạt bỏ các dị vật trong khoang miệng, hút các chất dịch và các chất bài tiết từ đường hô hấp để cổ cho thẳng.
  2. Phải duy trì hô hấp bằng thông khí nhân tạo.
  3. Xoa bóp tim duy trì chức năng co bóp của tim. Sau khi thực hiện các bước cơ bản trên, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bao gồm thở ôxy, dùng thuốc, xử lý để không còn chứng bệnh run rẩy, kiểm tra chức năng của tim, phổi, v.v… đặt cơ sở cho việc phục hồi chức năng não ở bước tiếp theo.
  • Xử lý đúng bệnh.

Chủ yếu là điều trị các biểu hiện triệu chứng lâm sàng nguy hiểm ở các bộ phận như phù não, khí thũng phổi, nhịp tim thất thường, nhồi máu cấp tính, suy thận cấp, sốc, nhiễm bệnh, mất cân bằng Acid Base cấp tính và rối loạn về các chất điện giải, v.v… Các triệu chứng nguy kịch ấy thường là những nguyên nhân trực tiếp bị ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong, cần có nhận thức nghiêm túc, thận trọng để đối phó, xử lý theo nguyên tắc giống như khoa nội, không có gì đặc biệt.

  • Liệu pháp dinh dưỡng.

Đối với bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất ở thể nặng cần phải xây dựng khái niệm dinh dưỡng mới. Từ quan điểm bảo đảm dinh dưỡng nay chuyển sang quan điểm “chuyển hóa dinh dưỡng”. Vì trong trạng thái nguy hiểm ấy có thể thúc đẩy chất môi giới trong cơ thể bị viêm hoạt bát hơn dẫn đến trạng thái chuyển hóa cao các tế bào toàn bộ cơ thể. rất dễ gây nên “chứng suy thoái tổng hợp của các bộ phận chuyển hóa”, việc bảo đảm dinh dưỡng cao theo quy tắc thông thường không phải không có lợi cho việc cải thiện tình hình, mà ngược lại còn làm cho quá trình chuyển hóa chất thải tăng lên đường trong máu tăng cao, không có lợi cho bệnh tình. Trước mắt chủ trương chỉ cung cấp các nguyên liệu cơ bản cho chuyển hóa, làm cho tế bào không thể sinh ra các chất thải chuyển hóa quá lớn; tổng nhiệt lượng cần khống chế ở mức 200 kg/(kg.24h). Trong đó chất lòng trắng trứng nên duy trì ở 2 đến 3 g/24h lượng mỡ nên lớn hơn (>) 40% tổng nhiệt lượng.

Biện pháp can thiệp tế bào

Mục đích là ngăn chặn kịp thời không cho chất độc làm tổn thương đến bề mặt tế bào để ngăn chặn hoặc làm giảm nhẹ sự tổn hại đôi với các tổ chức và các bộ phận trong cơ thể. Biện pháp can thiệp tế bào cần sớm được lựa chọn mới có tác dụng, khi đã bị tổn thương, biện pháp can thiệp tế bào khó đạt được hiệu quả. Các biện pháp can thiệp thường dùng chủ yếu gồm có:

  • Thể rắn vỏ bọc đường

Ngoài việc phải sử dụng (ở thời kỳ đầu), còn cần phải sử dụng đột xuất đủ lượng, theo nguyên tắc liệu trình ngắn. Như Dexiran trong ngày đầu sử dụng 150 đến 200 mg (chia lần mà sử dụng), lần tiếp theo mỗi ngày giảm 30 mg cho đến khi giảm hết hoàn toàn.

  • Naloxone

Là loại thuốc phụ trợ, có tác dụng giúp duy trì chức năng tuần hoàn bình thường, có tác dụng chống lại một cách có hiệu quả khi dùng ma túy quá liều, khi ngộ độc rượu cồn và ngộ độc gây tức thở, được liệt vào là một trong những loại thuốc cấp cứu chủ yếu. Nói chung mũi tiêm bắp đầu tiên là 0,4 đến 1,2 mg, sau đó là 4 mg pha với 1000 ml dịch thể để truyền từ từ.

  • Thuốc đào thải các nhóm ôxy tự do: Qua nghiên cứu cho hay những thương tổn do nhóm ôxy tự do gây ra là một trong những cơ chế cơ bản nhất về thương tổn do bị ngộ độc, nên khi sử dụng loại thuốc này vẫn là khâu quan trọng cần sớm điều trị; các loại thuốc thường dùng như Viatmin C, Barbital, mannitol, v.v…
  • Thuốc gây tắc nghẽn đường thông canxi: Sự mất cân bằng về canxi cũng là cơ chế tổn thương cơ bản do bị ngộ độc, các loại thuốc thường dùng như Nifelat (Nifedipine) 5 mg để uống, Verapamil 5 đến 10 mg tiêm chậm vào tĩnh mạch, Nimusdpine 10 mg tiêm chậm vào tĩnh mạch, Nicardipine 20 đến 40 mg để uống Nisuyndipin (20 mg để uống), v.v… thời kỳ cấp tính có thể dùng 2 đến 3 lần/ngày.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận