Sử dụng thuốc giải độc khi bị ngộ độc thuốc sâu cấp tính

Ngộ độc

Sử dụng thuốc giải độc hợp lý cũng là một trong những khâu quan trọng làm nên thành công của ca cấp cứu ngộ độc thuốc sâu, cho nên khi sử dụng thuốc giải độc cần kịp thời và xác đáng. Nhưng không phải tất cả các ca ngộ độc thuốc sâu đều có thuốc giải độc, ngày nay nhiều ca ngộ độc thuốc sâu vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, mà chỉ có thể căn cứ vào biểu hiện lâm sàng mà xử lý theo bệnh. Có nhiều loại thuốc giải độc cũng không lý tưởng lắm, cho nên cũng không nên phiến diện nhấn mạnh và quá lạm dụng thuốc giải độc mà bỏ qua các cách điều trị khác. Bây giờ xin giới thiệu mấy loại thuốc giải độc thường dùng:

Thuốc giải độc thông thường, có thể dùng cho các ca ngộ độc do uống thuốc qua mồm, nhưng không cho hiệu quả rõ rệt. Thuốc tây, thông dụng cũng có thuốc giải độc có thể dùng để hấp thụ, đó là dùng hai phần than hoạt tính, và một phần Oxit Magiê và Tanin để chế thành. Mỗi lần dùng 1 đến 3 thìa, tạm thời lấy 100 đến 200 ml nước pha thành dung dịch. Uống khi thần trí sáng suốt, khi hôn mê có thể bơm vào sau khi đút ống thông vào dạ dày. Đông y có thể dùng đậu xanh, cam thảo nấu thành cháo để giải độc. Dùng 250 g đậu xanh, cam thảo 62 g, đun lên với nước để uống, cách dùng như uống trà.

Thuốc giải độc đặc biệt có:

  1. Atropin Sunfat: Là thuốc tiêm dùng khi cấp cứu, có ống 0,5 mg hay 1 mg, 5 mg và 10 mg. Khi dùng cần nhìn kỹ. Atropin là loại thuốc giải độc đặc hiệu đối với loại ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ và Potassium Carbamanate, nhưng cách dùng và lượng dùng khác nhau. Có ca ngộ độc Phospho hữu cơ cần dùng sớm, dùng đủ liều, và dùng nhiều lần. Phải dùng sớm có nghĩa là chỉ cần phát hiện là bị ngộ độc Phospho hữu cơ, phải lập tức cho dùng ngay, có thể tắm rửa cơ thể hoặc rửa xong dạ dày là dùng ngay. Dùng thuốc đủ lượng tức là phải dùng lượng thuốc Atropin lớn hơn nhiều lần so với khi dùng thuốc khi bị đau bụng.

Người bị nặng mỗi lần dùng 5 đến 10 mg, lượng thuốc dành cho người bị ngộ độc do uống phải lớn hơn, với bệnh nhân nhẹ thì dùng giảm dần cho thích hợp. Dùng thuốc nhiều lần là nói còn dùng thêm nhiều lần sau khi dùng lần thứ nhất, mỗi lần cách nhau 5 đến 15 phút lại dùng tiếp, với các ca ngộ độc thuốc sâu do uống thì thời gian mỗi lần dùng lại cách nhau ngắn hơn, dùng đến khi nào bệnh nhân có chuyên biến rõ rệt hoặc thấy, mặt hồng, con ngươi dãn to ra, tim đập nhanh, tiểu tiện khó, da khô, thậm chí thấy bồn chồn, v.v… được gọi là hiện tượng “Atropin hóa”, lúc đó mới giảm lượng thuốc duy trì. Thời gian duy trì liên tục dùng thuốc không dưới 72 giờ, với ca ngộ độc do uống thường khoảng 5 ngày. Khi bị ngộ độc Sunfat mara hoặc Rogor còn có thể kéo dài 7 đến 10 ngày. Với những bệnh nhân đặc biệt nghiêm trọng có thể tiêm Atropin vào tĩnh mạch. Khi tiêm với lượng lớn phải dùng mỗi ông tiêm là 5 hoặc 10 mg, nếu như khi tiêm tĩnh mạch gặp khó khăn, thì có thể tiêm bắp, thậm chí có thể bơm thuốc theo đường mũi. Nếu bị ngộ độc thuốc sâu Carbamanate lượng dùng phải nhỏ hơn lượng dùng đối với ngộ độc Phospho hữu cơ, nếu bị ngộ độc do thấm qua da lần đầu dùng lượng nhỏ hơn 3 mg, ngộ độc do uống lần đầu cũng không thể vượt quá 5 mg. về sau từ 3 đến 6 giờ, thì cứ 30 phút đến 1 giờ lại dùng 0,5 đến 2 mg, sau đó cứ 4 đến 6 giờ lại dùng 0,5 đến 1 mg, duy trì dùng thuốc liên tục trong khoảng 24 giờ là được. Phương pháp tiêm giống như tiêm khi bị ngộ độc Phospho hữu cơ, chỉ có rất ít ca ngộ độc thuốc sâu Carbamanate nghiêm trọng do uống phải mới cần đạt đến mức độ như hiện tượng “Atropin hóa”.

Atropin còn có thể dùng cho các ca ngộ độc thuốc diệt côn trùng nhưng không nhất thiết phải gọi là thuốc giải độc đặc hiệu, lượng dùng mỗi lần 1 đến 2 mg, thường không cần phải đạt đến “Atropin hóa”. Nếu như phát hiện bệnh nhân bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, bệnh nhân có chảy nước dãi cũng có thể dùng Atropin, mỗi lần 0,5 đến 1 mg không được dùng nhiều. Khi ngộ độc Pentachlorophenolnatri, tuyệt đối không dùng Atropin. Khi ngộ độc thuốc trừ sâu Clo hữu cơ (666, DDT…) cũng thường không dùng Atropin.

  1. Pyridine (Pyraloxime Methiodixe): Chỉ dùng khi bị ngộ độc thuốc sâu Phospho hữu cơ cấp tính, hơn nữa chỉ hạn chế dùng trong phạm vi 2 đến 3 ngày sau khi ngộ độc. Có công hiệu tương đối tốt đối với các ca ngộ độc 1605, 1059, 3911, 203…, có tác dụng bình thường đối với đa số các ca ngộ độc. ĐỐI với Rogor, Marathon..; thì cơ bản không có công hiệu. Cho nên, thuốc thường chỉ dùng một lần, rồi không dùng nữa. Đối với các ca ngộ độc Phosphorus Sulfides, nếu giải độc bằng viên giải độc lân còn có hại, cho nên rất kỵ dùng, tiêm từ từ vào tĩnh mạch hoặc truyền chậm (trong 5 đến 10 phút), khi cần thiết sau 2 giờ có thể dùng lại một lần nữa. Loại thuốc này không thể tiêm cùng với thuốc mang tính kiềm như Sôđa, lượng thuốc không được quá lớn, mỗi ngày không vượt quá 10 g, nếu không sẽ gây tác dụng phụ rất nghiêm trọng, cần chú ý. Có người cho rằng, ngộ độc các thuốc sát trùng diệt sâu bọ cũng có thể giải độc bằng thuốc này, trên thực tế không có tác dụng gì, không nên dùng. Khi ngộ độc thuốc sâu Ethyl Carbamanate, nếu dùng thuốc giải độc này sẽ có hại, tránh không nên dùng. Khi ngộ độc Aluminium Phosphides, Zine Phosophides là loại Phospho hữu cơ, cho nên điều trị bằng thuốc này cũng không có.kết quả, lại còn có hại, cấm không được sử dụng.
  1. Methylenum (Methylthionine Chloride): Khi bị ngộ độc các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, Sodium Closuníuric sẽ gây ra tăng lượng sắt trong Hemoglobin, bệnh nhân sẽ bị thâm tím toàn cơ thể, cần sử dụng ngay thuốc này để tiêm vào tĩnh mạch, liều dùng là cứ 1 kg thể trọng dùng mỗi lần 1 đến 2 mg, phố! hợp tiêm với Vitamin B và đường Glucose thì kết quả tốt hơn. cần chú ý, không được dùng lượng quá lớn, khi dùng quá 5 mg Methylenum sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh tình càng nặng hơn.
  2. Acetamide: Sử dụng đối với những trường hợp bị ngộ độc thuốc sâu có Flo hữu cơ, người lớn dùng 2,5 đến 5 g cho 1 lần; mỗi ngày 2 đến 4 lần, tiêm vào bắp; trẻ em thì cứ 1 kg trọng lượng cơ thể dùng 0,1 đến 0,3 g dùng tiêm bắp ngày 2 đến 4 lần. Liều đầu tiên dùng một lượng bằng một nửa tổng số thuốc cả ngày. Với những người lớn bị ngộ độc nặng, liều đầu dùng 5 đến 10 g, tiêm vào bắp, sau đó giảm bớt liều lượng, duy trì tiêm từ 5 đến 7 ngày.
  1. Vitamin K1: Sử dụng trong trường hợp bị ngộ độc các loại thuốc diệt chuột như Natri Diphacin, Đồng Diphacin, Diphacin, … mỗi lần dùng 10 đến 20 mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, ngày 2 đến 3 lần, hoặc một lần dùng 50 mg để truyền chậm vào tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi nào chức năng máu đông lại bình thường mới thôi, cần chú ý là Vitamin K3 không cho hiệu quả cao như Vitamin K1.
  2. Hợp chất Mercaptomurine: Bao gồm các chất Dimercaprol, Sodium Dimecaptosuccinate và Dimercaptopropanol với Unithiol là tương đối tốt, chủ yếu dùng để điều chế thuốc khử thủy ngân và khử Arsenic điều trị các ca ngộ độc thủy ngân hữu cơ và Arsenic, liều dùng mỗi lần cứ 1 kg thể trọng dùng 5 mg; trong ngày thứ nhất, thứ hai dùng 3 đến 4 lần, sau đó mỗi ngày dùng 2 lần; 4 đến 7 ngày là một liệu trình. Điều trị các. ca ngộ độc thủy ngân cấp tính, đặc biệt các ca ngộ độc nặng. Điều trị đế khử thủy ngân lúc đầu không thể tiến hành rất tích cực, lượng thuốc cần giảm dần thích hợp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng nặng lên, gây tổn thương cho thận, thậm chí còn làm suy thận cấp tính.
  3. Hydrochloride Meratonuri: Tác dụng và phạm vi sử dụng giống như hợp chất Mecatonnurine, liều dùng mỗi lần là 0,02 g, mỗi ngày 1 đến 2 lần.
  4. Sodium Thiosunfate: Còn gọi là Thiosulfate, mỗi tuýp 10 ml chứa 0,5 g, 20 ml chứa 1 g, và thuốc bột mỗi liều 0,32 g, 0,64 g. Dùng để bổ trợ giải độc cho các ca ngộ độc thủy ngân hữu cơ, Arsenic hữu cơ, lưu huỳnh hữu cơ. Cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ giải độc các ca ngộ độc Naphthynthiourea, Diphacin, … Liều dùng mỗi lần 0,5 đến 2 g tiêm tĩnh mạch, mỗi ngày 1 đến 2 lần.
  5. Nicotinamide (Nicotinic Acid Amide): Dùng cho các ca ngộ độc lá cây thuốc lá, dùng để uống mỗi lần 0,1 đến 0,2 g, ngày 3 đến 4 lần, sử dụng liên tục 2 đến 3 ngày.

Ngộ độc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận