Trang chủBệnh tim mạchKhám lồng ngực trong bệnh tim mạch

Khám lồng ngực trong bệnh tim mạch

Quan sát lồng ngực

Lồng ngực hình máng thường gặp trong sa van hai lá. Khí thũng phổi là nguyên nhân hay gây ra tâm phế mạn. Vùng trước tim bị nhô lên hay gặp ở trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nặng có phì đại tâm nhĩ phải.

Trong hẹp quai động mạch chủ có thể thấy các động mạch liên sườn bị giãn, đập nếu bệnh nhân cúi ra trước và quan sát lưng dưới ánh sáng nghiêng. Có thể thấy các tĩnh mạch nông ở ngực bị giãn khi có chèn ép trung thất.

Quan sát mỏm tim

Mỏm tim đập là thành ngực hơi nâng lên ở thì tâm thu, có thể thấy ở khoảng liên sườn 5 bên trái, hơi ở phía trong đường giữa đòn. Dễ quan sát mỏm tim đập ở người gày, dưới ánh sáng nghiêng. Không thấy mỏm tim đập không có nghĩa là bị bệnh.

Mỏm tim đập được phân tích kỹ hơn ở phần dưới. Mỏm tim đập có thể cho biết:

  1. Lệch chỗ: có thể lệch sang trái trong phì đại tâm thất trái, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi phải hoặc dày dính màng phổi trái. Có thể lệch sang phải trong tràn dịch màng phổi hoặc tràn khí màng phổi trái hoặc dày dính màng phổi phải. Lệch xuống dưới mỏm ức do khí phế thũng nặng. Lệch sang phải ở các khoảng liên sườn 3 và 4 là do phì đại tâm thất phải.
  2. Lực: mỏm tim đập mạnh lên khi xúc cảm, khi gắng sức, ưu năng tuyến giáp hoặc dày thất trái (huyết áp cao, bệnh van hai lá hoặc van động mạch chủ).
  3. Có hai ổ đập: ngoài vùng mỏm còn có thể thấy chỗ đập thứ hai ở khoảng liên sườn 2 bên phải xương ức trong trường hợp bị phình động mạch chủ hoặc ở bên trái xương ức trong giãn động mạch phổi. Trong trường hợp bị phình thành trước rộng cũng có thể có hai ổ đập.
  4. Mỏm tim hạ thấp khi tâm thu (dấu hiệu Broadbent): chỗ mỏm tim đáng lẽ nâng lên khi tâm thu lại hạ xuống. Dấu hiệu này được cho là do bị viêm màng ngoài tim co thắt và do phì đại tâm thất phải nhiều. Tuy nhiên cũng có thể gặp ở người bình thường.

Nghe tim

Tình trạng của phổi được đánh giá bằng gõ, sờ và nghe theo các nguyên tắc khám bộ máy hô hấp.

Với tim, trước hết phải tìm các triệu chứng của ứ máu phổi hoặc tràn dịch màng phổi (thường ở bên phải nếu do nguyên nhân tại tim) Phải khám xem có bệnh phổi cấp tính không (nhồi máu phổi, viêm phổi) hoặc mạn tính (phế thũng, viêm phế quản mạn tính).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây