Cây xấu hổ – Hình ảnh, chữa mất ngủ, đau xương khớp

Vị thuốc Đông y

Tên khác: Cây xấu hổ, cỏ thẹn, cây mắc cỡ, hàm tu thảo, nhả nả nhẻn (Tày). Tên khoa học: Mimosa pudica L.

Họ Trinh nữ (Mimosaceae).

MÔ TẢ

Cây nhỏ thấp, mọc sum sê.

Cây xấu hổ (Trinh nữ, Cây mắc cỡ)
Cây xấu hổ (Trinh nữ, Cây mắc cỡ)

Thân uốn éo, có gai nhỏ và lông cứng. Lá kép chân vịt, mọc so le, mang 4 nhánh lá chét mọc đối, xếp lông chim, các lá chét ở giữa nhánh to hơn. Khi đụng vào thân, toàn bộ lá mang nhánh cụp lại, các lá chét xếp úp vào nhau.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành đầu tròn gồm rất nhiều hoa nhỏ Trinh nữ màu tím hồng; đài hình đấu, tràng có cánh dính nhau, nhị rất mảnh, bầu có 4 noãn.

Quả có nhiều lông cứng.

Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Trên thế giới, trinh nữ phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Á, châu Mỹ, châu Phi. ở châu Á, có ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, Papua New Ghinea.

ở Việt Nam, trinh nữ mọc hoang rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi thấp. Thường gặp trên đất ẩm ở bờ bụi, bãi sông, ven đường đi, nương rẫy, ruộng hoang.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Cả cây trinh nữ gồm cành lá thu hái vào mùa hạ, thu và rễ đào quanh năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cả cây trinh nữ chứa alcaloid mimosin, các flavonoid, acid hữu cơ.

Lá và quả có hàm lượng selen cao.

Hạt chứa chất nhầy và dầu béo.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Dạng cao cả cây trinh nữ có tác dụng kéo dài thời gian ngủ của các loại thuốc ngủ.

Cao rễ lại có tác dụng giảm đau rõ rệt.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Cả cây trinh nữ được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là hàm tu thảo.

Dược liệu vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng an thần, làm dịu chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, sốt, cao huyết áp, viêm phế quản.

Liều dùng hàng ngày: 15 – 20g dưới dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài, lá cây trinh nữ rửa sạch, giã đắp chữa viêm da mủ.

Rễ trinh nữ là thuốc đặc trị bệnh tê thấp, đau lưng, nhức mỏi gân xương, với liều dùng 10 – 20g, sắc hoặc ngâm rượu uống.

BÀI THUỐC

  • Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: cả cây trinh nữ (15g), lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh hoặc nụ áo hoa tím, chua me đất (mỗi thứ 10 – 20g). Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa thấp khớp có sốt, đau nhiều: Rễ trinh nữ (10g), lá và thân cây cối xay (3g), rau muống biển (3g), lá lạc tiên (3g), rễ cỏ xước (3g), lá vòi voi (3g), lá lốt (3g), thái nhỏ, phơi khô, hãm uống làm một lần trong ngày.

Thuốc đã được điều trị cho nhiều người bệnh và có so sánh với việc điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau và kháng sinh thấy có kết quả rất tốt.

  • Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi gân xương: Rễ trinh nữ (20g), rễ bưởi bung (20g), rễ cúc tần (20g), rễ đinh lăng (10g), rễ cam thảo dây (10g).

Tất cả thái nhỏ, sao qua, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Có thể ngâm rượu uống.

Hoặc rễ trinh nữ (10g), thân cây ớt làn lá to (10g), thân cây bọt ếch (10g), rễ khúc khắc (10g), rễ bạch đồng nữ (8g), thỏ ty tử (8g). Tất cả nấu với hai lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng.

Uống làm hai lần trong ngày. Nếu dược liệu có nhiều, có thể nấu thành cao đặc, rồi pha rượu dùng dần.

Vị thuốc Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận