Blog Trang 469

Người bị viêm dạ dày cấp nên ăn uống như thế nào?

Viêm dạ dày cấp tính có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hoá chất… gây viêm niêm mạc dạ dày. Biểu hiện lâm sàng thường là đau đột ngột, dữ dội, có cảm giác nôn nao, cồn cào ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, có thể nôn ra máu. Khi thăm khám, ấn thượng vị thấy đau, thành bụng cũng cứng hơn bình thường, bụng chướng hơi. Bệnh thường kèm theo viêm ruột, tiêu chảy. Nếu bệnh nặng còn có thể sốt, mất nước, thậm chí bị sốc do đau.

Viêm dạ dày cấp kiêng ăn những gì
Viêm dạ dày cấp kiêng ăn những gì

Chế độ ăn uống của bệnh nhân cần tuân theo nguyên tắc:

Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, ăn ít một, ăn thành nhiều bữa. Người bị đau bụng dữ dội hoặc nôn nhiều có thể tạm ngừng ăn, nuôi dưỡng bằng đường tiêm truyền. Thức ăn cho người bệnh viêm dạ dày cấp tính phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng như nước cơm, nước bột ngó sen, nước hạnh nhân, nước cháo hoà sữa bò để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau đó, có thể cho ăn canh trứng và những món đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước bằng đường uống mỗi lần 100ml, mỗi giờ một lần, nước ấm vừa không quá nóng hoặc quá lạnh. Nước vừa có tác dụng giải khát vừa có tác dụng thải chất độc ra ngoài. Mỗi ngày nên ăn 5-7 lần, mỗi lần một ít, cố gắng không để dạ dày phải làm việc nhiều.

Nếu viêm dạ dày cấp tính ở thể ngộ độc nặng, cần phải được cứu chữa kịp thời, cần uống ngay lòng trắng trứng hoặc sữa bò loãng, không được ăn, không được rửa dạ dày. Khi bệnh thuyên giảm có thể cho ăn nước cháo, nước hạnh nhân, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Giai đoạn hồi phục, nếu bệnh nhân có kèm theo hẹp môn vị, phải chú ý ăn các món ăn mềm nhừ, dễ tiêu hoá, tránh kích thích dạ dày để bệnh mau lành.

Người bị viêm dạ dày cấp tính dù bệnh đã ổn định vẫn phải kiêng rượu bia, ót, tỏi, hành là những món gây kích thích làm thương tổn niêm mạc dạ dày. Kiêng thịt mỡ, bơ và những món có dầu mỡ, vì rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đường mía, sữa bò, nước giải khát, lạc và các món gây đầy hơi, cũng hạn chế dùng.

Thời kỳ sau, bệnh nhân nào bị hẹp môn vị cần kiêng các món ăn thô cứng như rau cần, rau hẹ, hành tây, các món rán… vì những loại thức ăn này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

 

Triệu Chứng Của Ung Thư Đại Tràng

Thật không may, ung thư đại tràng có thể phát triển mà không có triệu chứng. Vì lý do này, việc thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ, được gọi là sàng lọc ung thư đại tràng, là rất quan trọng để phát hiện các vấn đề sớm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư đại tràng đều không có triệu chứng. Một trong những triệu chứng sớm của ung thư đại tràng có thể là chảy máu. Thường thì, các khối u chỉ chảy máu một lượng nhỏ, thỉnh thoảng, và bằng chứng về máu chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm hóa học của phân. Khi các khối u phát triển lớn hơn, các triệu chứng khác có thể xuất hiện. Chúng bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện. Táo bón, tiêu chảy và tiểu tiện không tự chủ, mặc dù thường là triệu chứng của các vấn đề khác ít nghiêm trọng hơn, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng.
  • Máu trong hoặc trên phân. Đây là triệu chứng đáng lo ngại nhất trong số tất cả các triệu chứng. Máu trong hoặc trên phân có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết chỉ ra ung thư. Nhiều vấn đề khác có thể gây chảy máu trong ống tiêu hóa, bao gồm trĩ, loét, viêm ruột loét, và bệnh Crohn, chỉ là một vài ví dụ. Ngoài ra, sắt và một số thực phẩm, chẳng hạn như củ dền, có thể làm cho phân có màu đen hoặc đỏ, gây nhầm lẫn với máu trong phân. Tuy nhiên, nếu bạn thấy máu trong phân, hãy gặp bác sĩ để loại trừ một tình trạng nghiêm trọng và đảm bảo rằng bạn nhận được điều trị đúng cách.
  • Thiếu máu không giải thích được. Thiếu máu là tình trạng thiếu tế bào máu đỏ, loại tế bào mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải, đến mức mà việc nghỉ ngơi cũng không làm bạn cảm thấy khá hơn.
  • Đau bụng hoặc đau khí không bình thường.
  • Giảm cân không giải thích được.
  • Mệt mỏi.
  • Nôn mửa.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, việc gặp bác sĩ để đảm bảo chẩn đoán và điều trị đúng cách là rất quan trọng. Đối với bệnh nhân mắc ung thư đại tràng, chẩn đoán và điều trị sớm có thể cứu sống họ

Những bệnh mắt do nguyên nhân dị ứng

Ngày nay người ta đã thừa nhận dị ứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của nhiều bệnh ở mắt như: viêm kết mạc mùa xuân, viêm màng bồ đào, nhãn viêm giao cảm (dị ứng nội sinh).viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào

Đáng chú ý là những tình trạng dị ứng nặng có biểu hiện rối loạn ở da, niêm mạc (hội chứng Lyell, hội chứng Stevens – Johnson), ngoài những biểu hiện toàn thân rất rầm rộ: loét trợt, nổi mẩn trên khắp mặt da của cơ thể, viêm loét giác mạc miệng, niêm mạc sinh dục v.v… người ta còn thấy xuất hiện rất sớm những triệu chứng ở mắt. Viêm kết mạc, viêm bờ mi, có khi còn thấy cả viêm trợt giác mạc.

Những thương tổn này thoạt đầu rất âm thầm, chỉ làm cho người bệnh phải nhắm nghiền mắt (do bị kích thích mắt, sợ ánh sáng). Tuy nhiên nếu không được chăm sóc chu đáo, sẽ xuất hiện những di chứng xấu như: dính mi – nhãn cầu, sẹo giác mạc, viêm mủ túi lệ.

Để dự phòng các biến chứng ở mắt cần thực hiện sớm các biện pháp sau: tra vào cả hai mắt các thuốc tra mắt: argyron 3%, vitamin A, mỡ cortison 1%.

Giúp bệnh nhân lau sạch dử mắt, thực hiện chóp mắt nhiều lần trong ngày. Day cùng đồ mắt bằng mỡ cortison 1%.

Qua kiểm nghiệm trên lâm sàng, cách dự phòng đơn giản trên đây đã tỏ ra có hiệu lực đối với hầu hết các trường hợp bị các hội chứng ngoại bì trợt (ectodermoses erosives).

Xẹp phổi – Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Định nghĩa

Xẹp các phế nang trên một vùng phổi rộng hoặc hẹp, phế nang không còn chứa không khí ở bên trong nên tự co lại.

Căn nguyên

  • Tắc nghẽn và hẹp phế quản: có dị vật hoặc nút dịch rỉ viêm đậm đặc tích tụ ở trong đường hô hấp, khối u lành hoặc ác tính trong phế quản, hẹp phế quản do viêm hoặc do sẹo.
  • Dẫn lưu phổi không tốt: sau can thiệp phẫu thuật (xẹp phổi rộng lớn), sau chấn thương ở một số cơ quan, rối loạn dẫn truyền xung động cơ-thần kinh ở các cơ hô hấp (bệnh bại liệt, bệnh cơ, bệnh nhược cơ).
  • Niêm mạc phế quản tăng chế tiết:trong bệnh viêm phổi, cơn hen, ho ra máu với cục máu đông trong phế quản.
  • Xẹp phổi do màng phổi bị cuộn lại:(tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi): chụp X quang thấy bóng mờ hình tròn.
  • Phế quản bị chèn ép từ bên ngoài:bởi khối u, hoặc sưng hạch bạch huyết trung thất, bởi phồng động mạch chủ.
  • Xẹp phổi gia tốc:gia tốc ở mức cao (đi máy bay) làm cho đường hô hấp bị bịt lại, từ đó máu sẽ hấp thu lại những khí bị giữ kín trong các phế nang, và làm cho các phế nang bị xẹp.

Giải phẫu bệnh

Khi phế quản bị tắc, thì máu sẽ hấp thu lại không khí bị giữ kín trong phế nang, do đó vùng phổi không được thông khí sẽ co lại hoặc xẹp xuống. Xẹp phổi toàn bộ làm cho tim và trung thất chuyển dịch về bên phía phổi bị xẹp.

Triệu chứng

Những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào độ lớn rộng của vùng phổi bị xẹp, vào tốc độ tiến triển của xẹp phổi và vào tình trạng bội nhiễm có thể xẩy ra.

XẸP PHỔI TOÀN BỘ MỘT BÊN: có thể toàn bộ một phổi bị xẹp và gây ra khó thở dữ dội, bệnh nhân hoảng sợ, nhịp tim nhanh, giảm huyết áp động mạch, tím tái, và đôi khi đau ngực. Khi có sốt thì dó là dấu hiệu bội nhiễm. Quan sát lồng ngực thấy nửa bên phổi xẹp ít giãn nở theo nhịp thở, và trong thì thở vào thì các khoảng gian sườn bị co lõm xuống. Sau vài giò, nếu gõ lồng ngực thì ở bên bị xẹp phổi tiếng gõ đục hẳn hoặc hơi đục. Mói đầu rung thanh giảm, nhưng có thể tăng ở giai đoạn muộn hơn trong quá trình diễn biến. Tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn ngay từ lúc đầu. Trong những giờ đầu tiên thì không nghe thấy các tiếng thở bất thường, nhưng sau đó có thể nghe thấy tiếng thổi hang.

XẸP THUỲ HOẶC PHÂN THUỲ PHỔI: các triệu chứng rất kín đáo, và thường bị bỏ sót không nhận ra, nhất là trong thời kỳ sau mổ.

X quang

  • Giải sáng khí quản bị lệch về bên bị xẹp phổi.
  • Vòm hoành ở bên bị xẹp phổi nâng lên quá cao.
  • Biến dạng nửa lồng ngực ở bên phổi bị xẹp do co kéo những khoảng gian sườn.
  • Bóng mò đậm và thuần nhất ở một khu vực phân thuỳ, một thuỳ hoặc cả phổi.
  • Giãn phế nang bù ở bên phổi lành.
  • Trung thất đung đưa kiểu Holzknecht-Jacobson: trung thất bị đẩy về bên phổi xẹp trong thì thở vào.

Điện tâm dồ: hình ảnh điển hình của tâm-phế cấp trong trường hợp xẹp toàn bộ phổi một bên [Sl, Q3, chuyển dịch vùng trung gian về bên trái, đôi khi bloc (chẹn) nhánh phải của bó His tạm thời].

Soi phế quản: bắt buộc phải thực hiện trong trường hợp nghi ngờ tắc phế quản.

Tiên lượng

Xẹp phổi sau phẫu thuật thường có tiên lượng tốt. Với những thể khác, tiên lượng phụ thuộc vào căn nguyên. Nếu phổi xẹp lâu ngày thì sẽ bị nhiễm khuẩn, xơ cứng, và bao quanh bởi những vùng giãn phế nang bù. Những phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn sẽ bị giãn, và xẹp phổi không thể hồi phục được nữa.

Chẩn đoán

Thể cấp tính có đặc điểm là khó thở, nhịp tim nhanh, tím tái, và hình ảnh X quang của vùng phổi bị đặc. Thể mạn tính thường không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được chẩn đoán khi chụp X quang lồng ngực.

Chẩn đoán phân biệt

  • Tràn khí màng phổi tự phát: có cùng một bệnh cảnh lâm sàng như xẹp phổi toàn bộ một bên, nhưng đau ngực dữ dội hơn. Chụp X quang lồng ngực thấy tăng sáng bên phổi xẹp. Trung thất bị đẩy về phía đốỉ bên với tràn khí.
  • Tràn dịch phế mạc với lượng dịch lớn: giải sáng của khí quản bị đẩy về phía không bị tràn dịch.
  • Nghẽn mạch phổi: đau ngực rất dữ dội, thở nhanh và thở nhanh sâu rõ rệt, trên phim X quang thấy những hình ảnh khác nhau và kín đáo (những đường Fleischner, một ít tràn dịch màng phổi).
  • Xơ lồng ngực(xơ dính màng phổi): là những di chứng co kéo khác nhau của viêm màng phổi- phổi. Có thể khó phân biệt được với xẹp phổi. Những yếu tố thiên về xơ lồng ngực bao gồm: tiền sử bệnh có viêm màng phổi-phổi, X quang có bóng mờ không thuần nhất, có những vết đọng vôi ở màng phổi, vòm hoành biến dạng không đều (xơ lồng ngực hoặc xơ dính màng phổi là tình trạng hai lá màng phổi dính với nhau, phổi được bao quanh bởi một lớp mô xơ và lồng ngực bị co kéo biến dạng).
  • Viêm phổi thuỳ: toàn bộ một thuỳ phổi đặc lại do viêm (viêm phổi nhiễm khuẩn, nhiễm lao, nhiễm virus) phân biệt với xẹp phổi về lâm sàng bởi sốt, và về hình ảnh X quang bởi đặc điểm là trong viêm phổi thuỳ, thì “phế quản đồ không khí” (tức là tổng thể hình sáng của các vệt không khí chứa trong các phế quản hiện lên trên phim X quang) không bị đặc như trong trường hợp xẹp phổi.

Điều trị

  • Xẹp phổi tự phát: soi phế quản để tìm nguyên nhân gây tắc nghẽn phế quản và loại bỏ nguyên nhân này là nội dung chính của biện pháp điều trị.
  • Xẹp phổi sau phẫu thuật:

+ Dự phòng: liệu pháp vận động trước và sau phẫu thuật, hô hấp trợ giúp với áp suất dương gián cách, đứng dậy và đi lại sớm, dẫn lưu bằng tư thế, lý liệu pháp tăng cường, làm ẩm vi khí quyển.

+ Điều trị: trong trường hợp những biện pháp kể trên thất bại, và xẹp phổi vẫn tồn tại, thì chỉ định soi phế quản để phát hiện và loại bỏ nguyên nhân tắc nghẽn. Liệu pháp kháng sinh nếu có bội nhiễm.

  • Xẹp phổi mạn tính: hay bị bội nhiễm, phải chỉ định liệu pháp kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có thể cần phải phẫu thuật cắt thuỳ phổi bị xẹp.

Huyệt Hoa cái

Hoa cái

Tên Huyệt:

Hoa = vật trang trí. Cái = cái lọng (dù) che. Phế được coi là lọng che của ngũ tạng. Ngày xưa, hoa cái là cái lọng dùng để che trên xe của vua khi vua đi du hành. Tâm được ví như vua (quân) trong số các tạng phủ, được Phế che chở như cái lọng. Huyệt cũng có tác dụng giúp Phế khí được giáng xuống, làm giảm bớt khó thở (hen suyễn), vì vậy gọi là Hoa Cái (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

huyệt thứ 20 của Mạch Nhâm.

Vị Trí:

Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp xương ức.

Giải Phẫu:

Dưới da là xương ức, chỗ tiếp nối đầu xương ức với thân xương ức.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Chủ Trị:

Trị ngực đau, ho suyễn.

Phối Huyệt:

1. Phối Khí Hộ (Vi.13) trị ngực sườn đau tức (Bách Chứng Phú).

2. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Toàn Cơ (Nh.21) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân).

Châm Cứu:

Châm xiên, sâu 0, 3 – 1 thốn. Cứu 5 – 20 phút.

Ghi Chú: Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng khi châm.

Chứng Xung Nhâm ứ thấp ngưng kết

Chứng Xung Nhâm ứ thấp ngưng kết là do ứ huyết ngưng kết ở hai mạch Xung Nhâm, ấp ủ sinh ra thấp rồi xuất hiện một loạt chứng trạng. Chứng này đa số do chính khí bất túc, bệnh tà nhân chỗ hư lọt vào Xung Nhâm gây nên; Hoặc do nội thương thất tình, công năng Tạng Phủ thất thường làm cho Xung Nhâm mất điều hoà gây nên bệnh.

Chứng trạng lâm sàng chủ yếu là: Một bên hoặc hai bên bụng dưới đau cự án; Nhưng cũng có trường hợp không đau; Hoặc bụng dưới có trưng hà, bài tiết nhiều đái hạ sắc trắng hoặc vàng, hoặc trắng đỏ lẫn lộn, hoặc chu kỳ thất thường và vô sinh.

Chứng Xung Nhâm ứ thấp ngưng kết thường gặp trong các bệnh “Băng lậu”, “Thống kinh”, “Đái hạ”, “Trưng Hà”, “Kinh nguyệt không đều” và “Không thụ thai” (vô sinh).

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Xung Nhâm ứ trở.

Phân tích

Ứ thấp ngưng kết ở Xung Nhâm là nguyên nhân của nhiều tật bệnh thuộc Phụ khoa. Nhưng vì nguyên nhân gây nên ứ thấp ngưng kết và bộ vị ngưng kết khác nhau nên chứng trạng lâm sàng cũng khác nhau rất xa:

Nếu chứng này do chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi đẻ chính khí bị yếu, chăm sóc không cẩn thận đến nỗi bệnh tà xâm nhập vào Bào cung hoặc Bào mạch, thường dẫn đến xuất huyết tử cung, đau bụng dưới, cự án, bệnh thường nặng ở thời gian mệt nhọc, sau khi tinh giao, sau khi đại tiện hoặc trước hoặc sau khi hành kinh, lượng đới hạ ra nhiều thậm chí trong Bào mạch có tích nước, hình thành những túi bọc tròn không có tính hoạt động. Điều trị nên điều khí hoạt huyết, lợi thấp thanh nhiệt, các vị thuốc thường dùng như Sài hồ, Chỉ thực, Xích thược, Cam thảo, Đan sâm, Bột tam thất, Cát căn, Bại tương thảo, Sinh ý dĩ, ích mẫu thảo v.v…

Nếu do công năng của Can Tỳ mất điều hoà, khí uất ở Xung Nhâm không hoá được đến nổi thấp và huyết tụ hình thành các khối sưng có hình dáng và tính họat động khác với loại nói trên, khối sưng này hình cầu, có thể di động, không áp thống, cỡ to nhỏ không đều, thường kèm theo cảm giác năng trệ, khó chịu ở bụng dưới. Thời kỳ đầu phần nhiều không có chứng trạng gì, nên rất khó phát hiện. Điều trị nên hoạt huyết lợi thấp, hoá ứ tiêu trưng, dùng bài Quế chi Phục linh hoàn (Kim Quỹ yếu lược) gia Nga truật, Nguyên hoa, Sinh Hoàng kỳ.

Nếu có thêm triệu chứng huyết hư, phù thũng, có thể dùng Đương qui Thược dược tán (Kim Quỹ yếu lược) Gia Quế chi, ích mẫu thảo.

Loại chứng bệnh trên, đa số phát sinh ở phụ nữ lứa tuổi 35 trở lên và đã có gia đình, rất ít gặp ở người chưa có gia đình. Loại bệnh dưới phát sinh ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phần nhiều phát sinh ở thời kỳ công năng của Xung Nhâm đang thịnh vượng, lứa tuổi 30 – 40 thường hay bị. Chứng này để kéo dài sẽ làm cho nghẽn tắc Bào mạch có thể dẫn đến không thụ thai. Nếu ảnh hưởng trong thời kỳ Xung Nhâm không điều hoà, có thể phát sinh hành kinh quá nhiều, hoặc chu kỳ không qui tắc. Nếu cả hai bên đều óc khối sưng, có thể gây nên Bế kinh.

Chẩn đoán phân biệt

– Chứng Xưng Nhâm ứ nghẽn với chứng Xung Nhâm ứ thấp ngưng kết: Cả hai đều có thể phát sinh khối sưng, nhưng bộ vị của khối sưng khác nhau. Loại trên, vị trí khối sưng là ở trong Bào, ấn thấy rắn, hình giáng không qui tắc, hơi nhỏ, sinh trưởng hơi chậm, kinh nguyệt phần nhiều không qui tắc. Loại sau bộ vị ở hai bên Bào cung (bên cạnh) hơi mềm, hình dáng tròn hoặc bầu dục, lớn nhỏ bất nhất, sinh trưởng khá nhanh, kinh nguyệt đa số bình thường.

Trích dẫn y văn

– Huyết hải quá nhiều thì huyết băng. Hàn và thấp xung đột nhau ở Xung Nhâm thì thống kinh(Phó thanh chủ nữ khoa).

– Xung Nhâm không lưu thông, huyết khí uất tích, nóng lạnh xung đột cho nên thành Đái hạ(Thánh Tế tổng lục).

– Đái mạch bị bệnh bụng đầy, lưng cảm giác lạnh như ngồi trong nước (Nạn kinh).

Những ai dễ bị ngộ độc cấp tính thuốc sâu

Có rất nhiều nhân tố có liên quan đến ngộ độc thuốc sâu, chủ yếu có 3 nhân tố, đó là: bản thân thuốc sâu, hoàn cảnh khách quan và sức chịu đựng của con người.

  1. Xem xét từ chính bản thân thuốc sâu, tác dụng quan trọng của thuốc sâu có độc tố cấp tính, thông thường độc tố cấp tính càng lớn, thì khả năng xảy ra ngộ độc cấp tính càng nhiều. Trong các loại thuốc trừ sâu, độc tố cấp tính của thuốc trừ sâu có Phospho hữu cơ là khá lớn, nên cơ hội bị ngộ độc cấp tính cũng rất nhiều, dường như chiếm khoảng 90% tất cả các ca ngộ độc thuốc sâu. Trong nông dược Phospho hữu cơ, thì loại có độc tố cao lại xảy ra ngộ độc nhiều hơn loại có độc tố thấp. Có người đã từng làm thống kê về tình hình ngộ độc do rắc thuốc sâu ở thửa ruộng lớn: Tô Hoa 203 gây chết là 5% đến 10% mg/kg, tỷ lệ sử dụng thuốc bị ngộ độc là 2 lượt người/tấn; lượng Phosphorous Sulfìde gây chết là từ 28 đến 100 mg/kg; tỷ lệ ngộ độc là 0,6 lượt người/tấn. Lượng Phosphorous Sulfide Amines gây chết là 215 đến 267 mg/kg, tỷ lệ ngộ độc ít đến 0,04 lượt người/tấn. Đây là kết quả bình quân được thống kê nhiều năm trong tình hình tương tự như nhau ở một khu vực, cho nên có tính chất tiêu biểu nhất định. Trừ loại thuốc sâu Phospho hữu cơ ra, thì thuốc sâu Furandan và loại thuốc trừ sâu khác cũng thường gây ra ngộ độc khi sử dụng vì độc tố của các loại này được hấp thụ qua da cũng tương đối lớn.
  2. Nhìn từ tình hình về môi trường sử dụng thuốc sâu thấy, nhân tố chủ yếu chính là lượng thuốc đã nhiễm vào và tốc độ bị nhiễm thuốc, vấn đề này còn có liên quan đến nhiều nhân tố khác, ở trên đã có nói đến việc phun thuốc Milk Oil bằng nhân công trên ruộng, đây là phương pháp dễ bị nhiễm độc nhất. Vào mùa hè oi bức, thường dễ sơ suất trong công tác phòng hộ, cũng dễ bị ô nhiễm. Hơn nữa do huyết quản ở da nở ra, lượng thuốc sâu bị hấp thụ vào sẽ càng nhanh chóng hơn. Khi nhiệt độ lên đến 35°c, lượng thuốc hấp thu trong 8 tiếng tăng thêm khoảng 7% so với khi ở 22°c. Ngoài ra có không ít loại nông dược bay hơi khá mạnh, khi trời nóng thì bốc bay nhiều, nồng độ của thuốc sâu trong không khí lại đậm đặc hơn làm gia tăng lượng thuốc và tốc độ nhiễm thuốc vào cơ thể. Mùa hè là mùa cao điểm nhất của các bệnh sâu hại, cơ hội sử dụng thuốc trừ sâu sẽ tăng lên. Do vậy cũng làm tăng khả năng ô nhiễm do tiếp xúc với thuốc sâu. Do đó, đối với các ca ngộ độc do sử dụng thuốc, mùa hè là mùa cao điểm về các ca ngộ độc thuốc trừ sâu. Theo thống kê từng tháng tại một địa phương ở nông thôn về tình hình ngộ độc trong cả năm có trên 90% các ca xảy ra vào tháng 7 đến tháng 8 ở nhiệt độ khoảng 37°c, mà việc ảnh hưởng của khí hậu tới các ca ngộ độc không phải do sản xuất xảy ra cùng thời kỳ tương đối ít.
  3. Xem xét từ góc độ sức khỏe con người, chủ yếu là vấn đề sức đề kháng thuốc của con người. Thể lực của nhi đồng và thiếu niên phát triển chưa hoàn thiện, nhất là hệ thống thần kinh chưa phát triển thành thục, cơ năng điều tiết kém, da non mỏng dễ hấp thụ thuốc sâu. Tuổi càng nhỏ sức đề kháng thuốc càng yếu. Cơ năng sinh lý của người già cũng giảm sút, nên khả năng kháng độc cũng giảm. Với những phụ nữ đang có kinh, thần kinh thực vật hưng phấn cao nhưng không ổn định, những phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu nhiều gánh nặng khác, khả năng kháng độc cũng kém. Những người bị tổn thương ở da, thuốc sâu rất dễ thâm nhập cơ thể. Sức chịu đựng của người có bệnh cũng thấp hơn người khỏe mạnh, thậm chí những người bị các bệnh về thần kinh, tinh thần, hô hấp, gan, tim thì khả năng kháng độc càng kém. Sức đề kháng của những người không tiếp xúc hoặc thỉnh thoảng có tiếp xúc với thuốc sâu so với người thường xuyên tiếp xúc cũng kém hơn, cho dù người đó thường xuyên tiếp xúc khi chuyên rải thuốc sâu liên tục mà không nghỉ ngơi, làm việc quá mệt mỏi và bị ngộ độc chưa kịp hồi phục, hay vừa mới hồi phục thì khả năng kháng độc cũng giảm rõ rệt. Do vậy tốt nhất cần chọn thanh tráng niên khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 đến 50, sức vóc vạm vỡ, được ngủ đầy đủ, tinh thần thoải mái, phấn chấn làm nhiệm vụ rải thuốc sâu. Khi sử dụng thuốc sâu có chất độc mạnh còn phải luân phiên thay ca cho nhau, thời gian về công việc thực tế mỗi ngày không nên quá 6 giờ, nếu làm liên tục 3 đến 5 ngày thì phải đổi công 1 ngày. Ngoài ra, đối với một số ít người nhạy cảm với thuốc sâu, sau khi tiếp xúc nhiều lần với một loại thuốc sâu nào đó, xảy ra dị ứng, cứ ngửi thấy mùi vị của loại thuốc sâu đó đã có triệu chứng bị ngộ độc. Với những người bị dị ứng như thế đương nhiên là khả năng kháng độc kém.

Theo như ở trên, một cơ thể có sức đề kháng thấp với thuốc, trong môi trường ngày hè nóng nực, điều kiện phòng hộ kém, khi phun thuốc sâu có độc tố cao trên ruộng thì rất dễ bị ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi các loại thuốc sâu, cách sử dụng thuốc lựa chọn nhân viên và cách sử dụng thuốc sâu để chống cự với loại thuốc sâu có độc tố cao, ở nhiệt độ cao. Trong những ngày có nhiệt độ cao, cố gắng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc sâu có độc tố cao. Đổi cách phun thuốc sâu sang giắc thuốc cho cây lúa nước, tạm thời thay người sức khỏe không tốt là một khâu quan trọng để có thể giảm nguy cơ ngộ độc thuốc sâu.

Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh là bệnh co giật có tính định hình lặp lại nhiều lần, cơn xảy ra đột ngột và ngắn, rối loạn các chức năng thần kinh trong cơn, trên điện não đồ phát hiện được các đợt sóng kịch phát.

CHẨN ĐOÁN

Dựa trên lâm sàng, điện não đồ để phân loại.

Phân loại động kinh

Động kinh cơn toàn thể

  • Co giật sơ sinh lành tính.
  • Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.
  •  Các cơn co giật co cứng (cơn lớn).
  • Cơn mất trương lực.
  • Các cơn co giật.
  • Các cơn co cứng.
  • Các cơn vắng ý thức.
  • Các cơn giật cơ.
  • Động kinh cơn toàn thể thứ phát.
  • Động kinh co thắt gấp (hội chứng West).
  • Hội chứng Lennox – Gaustaut.

Động kinh cục bộ

  • Cục bộ đơn giản.
  • Cục bộ phức hợp.
  • Cơn cục bộ toàn thể hoá thứ phát.

Các cơn động kinh không phân loại được

Mô tả các dạng động kinh chính

Động kinh cơn toàn thể

Co giật sơ sinh lành tính

  • Giật rung cơ ít khi dưới dạng tăng trương lực cơ, giật bàn chân, run chân, giật tay, cơn có khuynh hướng lan tỏa từ nửa thân một bên sang bên đối diện, kéo dài 20-30 giây.
  • Điện não đồ giữa các cơn có thể bình thường, hình ảnh của phóng lực chủ yếu là Theta nhọn tạo ổ hoặc sóng chậm khu trú ở đỉnh, đôi khi có phóng lực mất đồng thì liên bán cầu.

Co giật sơ sinh lành tính gia đình

  • Giật cơ tay, chân đôi khi ngừng thở.
  • Điện não đồ giữa các cơn có thể bình thường, không liên tục, hoặc có các ổ Delta hoặc có dạng Theta nhọn, đôi khi phóng lực đồng thì cả hai bán cầu.

Hội chứng West

Cơn giật co thắt gấp, có 3 loại cơn.

  • Cơn giật cơ co gấp: trẻ gập cổ nhiều lần, hai tay co vào ngực, hai chân co lên.
  • Cơn giật co thắt duỗi: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra sau, hai tay co lên, hai chân duỗi cứng.
  • Cơn giật hỗn hợp: đầu ngửa ra sau, thân ưỡn ra sau, hai tay, hai chân co lên phía trước.
  • Điện não đồ biến đổi đặc hiệu: phóng lực không đồng thì cả hai bán cầu loạn nhịp điện thế cao của sóng Theta, Delta 1-3 chu kỳ /giây, biên độ cao trên 200 microvon, với các sóng alpha nhọn điện thế cao.

Động kinh cơn lớn ở trẻ nhỏ

  • Đột nhiên khóc thét mất ý thức, trẻ ngã nếu không được nâng đỡ, các sợi cơ co cứng lại, trẻ tím, mắt nhìn ngược kéo dài 1 phút, tiếp theo giật cơ, cơn giật nhịp nhàng tăng dần.
  • Điện não đồ giữa các cơn: phóng lực kịch phát lan toả, Theta nhọn 4-7 chu kỳ /giây, alpha nhọn 8-13 chu kỳ /giây, gai nhọn biên độ cao trên 100 microvon, đồng thì cả hai bán cầu.

Động kinh cơn lớn ở trẻ lớn

50% có triệu chứng báo trước, người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đầu, nôn nao kéo dài 5-10 giây, tiếp theo cơn gồm 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn co cứng: bệnh nhân đột nhiên ngã xuống, bất tỉnh, các cơn co cứng, các chi duỗi cứng, các ngón tay gấp, dẫu ưỡn ngửa quay sang một bên, hàm nghiến chặt, kéo dài 5-12 giây.
  • Giai đoạn co giật: tất cả các cơ của thân và chi đều xuất hiện co giật.
  • Giai đoạn duỗi: các cơ suy kiệt nặng, cơ giãn ra các phản xạ giảm. Bệnh nhân thở bù mạnh nhanh, phì nước bọt ra mép, sau 1- 2 phút trở lại bình thường.
  • Điện não đồ ghi giữa các cơn: các phóng lực kịch phát lan toả, đồng thời cả hai bán cầu với biên độ cao nhọn, gai nhọn, nhọn 2 pha, nhọn 3 pha, Theta, Delta. Điện não đồ ghi trong cơn sẽ xuất hiện rất nhiều nhiễu của điện cơ xen kẽ với kịch phát và sóng chậm.

Động kinh vắng ý thức

  • Cơn điển hình là đột nhiên mất ý thức, dừng hoạt động, mắt nhìn trừng trừng, sững lại, không thay đổi tư thế, không vận động, ý thức trở lại sau vài giây, sau cơn không buồn ngủ, không lẫn lộn.
  • Điện não đồ thay đổi điển hình: phức hợp sóng nhọn chậm, gai nhọn chậm, đa gai nhọn chậm 3-5 chu kỳ /giây (c/s). Phóng lực kịch phát đồng thì cả hai bán cầu xuất hiện sau nghiệm pháp thở sâu, kích thích ánh sáng.
  1. Hội chứng Lennox – Gaustaut
  • Sự kết hợp của nhiều dạng co giật: cơn vắng ý thức không điển hình kết hợp với cơn mất trương lực, cơn giật cứng cơ, kèm theo chậm phát triển tinh thần vận động, rối loạn hành vi.
  • Điện não đồ biểu hiện phức hợp, nhọn, đa nhọn sóng chậm 2-2 c/s, lan toả hai bán cầu.

Động kinh cục bộ

Cục bộ đơn thuần

  • Động kinh cục bộ thuỳ trán: cơn quay mắt quay đầu về một phía cơ thể, giật khu trú nửa người lan từ một phần nhỏ đến rộng, có thể kèm theo mất hoặc không mất ý thức.
  • Điện não đồ giữa các cơn trên các chuyển đạo vùng trán trung tâm sóng nhọn, Delta, Theta biên độ cao, đôi khi phức hợp gai sóng.
  • Cơn động kinh vận động đơn thuần kiểu Bravai – Jackson: bắt đầu co giật mắt, tiếp theo cơ mặt, sau chuyển giật tay, giật chân cùng bên có thể mất hoặc không mất ý thức.
  • Điện não đồ xuất hiện loạt kịch phát nhọn, nhọn 2 hoặc 3 pha, sóng chậm nửa bên bán cầu, ưu thế vùng trung tâm.
  • Động kinh cục bộ cảm giác (thực vật): cơn giãn đồng tử, cơn đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, đau đầu, nôn, đau bụng, rối loạn nhịp thỏ, nhịp tim.
  • Điện não đồ ghi trong cơn và giữa các cơn không có sự khác nhau: phóng lực kịch phát gai, nhọn, chậm, phức hợp nhọn sóng chậm ở vùng đỉnh trung tâm có khi lan ra toàn bộ một bên bán cầu, đôi khi cả hai bán cầu.

Động kinh cục bộ phức hợp (cơn tâm thần vận động)

  • Cơn thái dương có những động tác tự động: nhai, chép miệng, cởi khuy áo, cơn đi, cơn chạy, ngửi thấy mùi khó chịu, nhìn thấy cảnh lạ, nói nhiều.
  • Điện não đồ xuất hiện hoạt động nhọn 2 pha, nhọn 3 pha, Theta đỉnh nhọn 4-6 c/s, Delta biên độ cao ở vùng thái dương, trung tâm.

Cơn cục bộ toàn thể hoá

  • Bắt đầu giật cục bộ một bên sau chuyển sang giật cả hai bên với biểu hiện giật cơ, giật trương lực.
  • Điện não đồ: xuất hiện phóng lực kịch phát khu trú nhọn, gai nhọn 2-3 pha, ổ đối sóng, Theta, Delta, sau đó kịch phát lan toả đồng thì cả hai bán cầu.

Cần khai thác kỹ tiền sử bản thân và gia đình để tìm nguyên nhân

Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

  • Điện não đồ.
  • Calci, magiê, điện giải đồ.
  • Siêu âm não, chụp cắt lớp CT (các trường hợp chậm phát triển tinh thần, bệnh não chuyển hoá di truyền, dị tật não, bẩm sinh).

ĐIỀU TRỊ (bảng 10.2 và 10.3)

Nguyên tắc điều trị

  • Chỉ điều trị khi được chẩn đoán chính xác là bệnh động kinh.
  • Bắt đầu điều trị bằng một loại kháng động kinh.
  • Tránh sử dụng liều cao ngay tức khắc, liều điều trị dựa theo cân nặng.


Thuoc Liều

mg/kg/ngày

Số lần uống Thời gian bán huỷ (giờ) Tác dụng phụ
Gardenal

(Phénobarbital)

2 – 5mg/kg 1-2 50-140 Tăng động, sa sút trí tuệ.
Sodanton

(Phenytoin)

5 -10mg/kg 1-2 8-60 Quá sản lợi, loạng choạng, nhìn đôi, rung giật nhãn cầu.
Tegretol

(Carbamazepin)

15- 30mg/kg 2-3 30-60 Loạng choạng, nhìn đôi, dị ứng da.
Depakin

(Valproate)

20 – 40mg/kg 2-3 9-17 Buồn nôn, tăng cân, run, rụng tóc, viêm gan.
Ethosuximid 15 – 25mg/kg 1-2 20-60 Buồn nôn, thiếu máu.

Bảng 10.3. Phác đồ điều trị các dạng động kinh

Động kinh cdn toàn thể Động kinh cục bộ
Cơn Cơn vắng HC HC Lennox Cue bô Tâm thần
lớn ý thức West Gaustaut vận động vận động
Depakin Depakin Sabril Depakin Tegretol Tegretol
Tegretol Ethosuximid Depakin Benzodiazepin Sodanton Sodanton
Gardenal Benzodiazepin Cortison Ethosuximid Gardenal Gardenal
      Sabril Depakin Sabril
      Sodanton Benzodiazepin Benzodiazepin
      Cortizon
  • Kết hợp thuốc khi một loại kháng động kinh không hiệu quả
  • Điều trị liên tục. Khi uống thuốc mà không có cơn, cần phải tiếp tục uống trong vòng 2 năm.
  • Điều trị ngoại trú
  • Chú ý các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, ngủ nhiều, ỉa chảy, dị ứng, nổi mẩn trên da, nôn, buồn nôn.
  • Giảm liều thuốc khi đã điều trị được một năm, kể từ ngày không có cơn giật nào và đánh giá kết hợp với điện não đồ. Giảm từ từ thấp dần cứ 3 tháng 1 lần, từ 1/4 liều ban đầu.
  • Tư vấn cho gia đình để tránh căng thẳng, stress về tâm lý.

 

Bị đau thắt lưng cần phải làm sao

Hiện nay có khoảng 60-80% số người đang ở tuổi làm việc có ít nhất một vài lần bị chứng đau thắt lưng hành hạ và trong số đó có khoảng 35% đã phải tạm ngừng làm việc vì lý do đau đĩa đệm cột sống.

Đĩa đệm cột sống là gì ?

Giữa các đốt sống có một đĩa đàn hồi có tác dụng làm giảm các chấn động. Đĩa này yếu dần từ tuổi 20 và mất đi sự mềm dẻo đàn hồi. Bộ phận trung tâm, nhân đĩa, được so sánh như một hòn bi nhỏ, có cấu trúc mềm, khi có một động tác hụt… nó có thể lồi ra phía sau và kích thích lên dây chằng dọc sau của cột sống hoặc lên một rễ thần kinh. Tiếp đến là những cơn đau nhói và ngăn trở mọi cử động.

Bị đau lưng cần làm  sao
Bị đau lưng cần làm sao

Chứng đau thắt lưng và đau thắt lưng mạn tính

Chứng đau lưng xảy ra sau tư thế không vững như khi nâng một vật nặng. Ở một vài người, chứng đau thắt lưng có thể xảy ra chỉ vì một cử động nhỏ, thậm chí chỉ cần ho hoặc cười. Chứng đau thắt lưng xảy ra khoảng giữa tuổi 20-50, thường xuyên hơn ở những người lao động chân tay mà từ lúc trẻ đã phải dùng sức của cơ thể rất nhiều hoặc đối với những người ngồi làm việc một chỗ khá lâu. Điều này nguy hại cho thắt lưng là tình trạng bất động kéo dài hay hoạt động thể lực quá đáng.

Thông thường chứng đau thắt lưng sẽ hết từ 24-48 giờ, nhưng chứng đau thắt lưng mạn tính được đặc trưng bằng tình trạng căng và đau kéo dài.

Điều phải làm đối với người đau thắt lưng

Đến bác sĩ khám để có một tổng kê, đặc biệt là chụp phim để phán đoán chính xác vị trí và phạm vi hư hỏng của đĩa đệm. Bạn sẽ được hướng dẫn điều trị bằng thuốc chống đau, chống viêm cũng như phục hồi chức năng bằng cách tập luyện cho vững chắc cơ bụng và các cơ xung quanh cột sống để tránh không gia tăng nhanh chóng sự tổn hại của đĩa cột sống.

Các trường hợp đau lưng kéo dài cần gặp bác sĩ
Các trường hợp đau lưng kéo dài cần gặp bác sĩ

Trong ngày, bạn nên nghỉ ngơi ở tư thế thư giãn 2-3 lần khoảng 15 phút, nằm duỗi ra, đầu đặt trên gối, chân nửa co nửa duỗi.

Tránh mang vác nặng ở thế đứng quá lâu. Không nên giữ thế ngồi chồm hỗm hoặc lom khom lâu (làm vườn, công việc bếp núc..). Khi ngồi bạn nên giữ lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Không làm những cuộc hành trình quá dài bằng xe ô tô, nhất là trên các con đường xóc nhiều…

 

Huyệt Độc Tỵ – Vị trí, tác dụng, ở đâu

Độc Tỵ

Tên Huyệt Độc Tỵ:

Huyệt ở Vị Trí huyệt có hình dạng giống cái mũi (tỵ) của con trâu, vì vậy gọi là Độc Tỵ (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Độc Tỷ.

Xuất Xứ:

Thiên ‘BảnDu’ (Linh khu.2).

Đặc Tính Huyệt Độc Tỵ:

Huyệt thứ 35 của kinh Vị.

Vị Trí Huyệt Độc Tỵ:

Ngồi co đầu gối, huyệt ở chỗ lõm dướigóc dưới – ngoài xương bánh chè và ở ngoài gân cơ tứ đầu đùi.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa cơ 4 đầu đùi và gân cơ căng cân đùi, góc ngoài bờ dưới xương bánh chè và khe khớp gối.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi và nhánh của dây thần kinh mông trên.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Chủ Trị Huyệt Độc Tỵ:

Trị khớp gối viêm, bệnh thuộc tổ chức phần mềm quanh khớp gối.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (Đ.33) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị bệnh ở gối (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan trị đầu gối mất cảm giác (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Lương Khâu (Vị 34) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Lương Khâu (Vị 34) + Tất Nhãn + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị khớp gối viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Độc Tỵ:

Châm hướng về giữa đầu gối, sâu 1 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Chẩn đoán viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp thường được chẩn đoán tại bệnh viện, nơi bạn sẽ nhận được điều trị và được theo dõi các biến chứng.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử gia đình và có thể sẽ kiểm tra bụng của bạn – bụng sẽ rất nhạy cảm nếu bạn bị viêm tụy cấp.

Họ cũng sẽ thực hiện xét nghiệm máu, và đôi khi là chụp CT, để giúp xác nhận chẩn đoán.

Ban đầu, có thể khó khăn để xác định xem viêm tụy cấp của bạn là nhẹ hay nặng. Bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như suy organ.

Bệnh nhân viêm tụy cấp
Bệnh nhân viêm tụy cấp

Xét nghiệm thêm

Bạn có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm để giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng và đánh giá nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng hơn. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp CT – nơi một chuỗi hình X-quang được thực hiện để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về tụy của bạn.
  • Chụp MRI – nơi các trường từ tính mạnh và sóng radio được sử dụng để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể của bạn.
  • Siêu âm – nơi sóng âm được sử dụng để tạo ra hình ảnh của túi mật nhằm phát hiện sỏi mật và hình ảnh của tụy của bạn.

Thuốc cường Progesteron

Progesteron là hormon tự nhiên của thể vàng (hoàng thể) có tác dụng gây làm tổ. Progesteron chỉ có tác dụng khi niêm mạc tử cung đã chịu tác dụng của progesteron.

Chỉ định

THUỐC UỐNG VÀ THUỐC TIÊM

Thiểu năng hoàng thể, nhất là có rối loạn kinh nguyệt, hội chứng trưâc khi thấy kinh, căng nhức vú, xuất huyết chức năng, chảy máu tử cung do u xơ: dùng trong 10 ngày, từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25 của chu kỳ.

Tiền mãn kinh: dùng từ ngày 16 đến ngày 25 của chu kỳ, kết hợp với một thuốc estrogen từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 (xem estrogen và tiền mãn kinh).

Nội mạc tử cung lạc chỗ: điều trị liên tục trong 6 tháng.

Điều trị triệu chứng ung thư vú.

Tránh thai bằng progesteron (xem tránh thai).

Nếu chắc chắn là nhược năng hoàng thể: progesteron được

dùng để điều trị sẩy thai nhiều lần hoặc doạ sẩy thai.

THUỐC DỪNG TẠI CHỖ

Bệnh lành tính của tuyến vú, nhất là căng tức tuyến vú.

Thuốc nước để bôi: các triệu chứng do tuyến bã tăng tiết.

Thận trọng

Với người bị bệnh mạch vành, tai biến mạch não, huyết áp cao, tiểu đường.

Ngừng điều trị nếu có triệu chứng bị tắc nghẽn mạch hoặc rối loạn chức năng gan.

Chống chỉ định

Tiền sử hoặc bị bệnh tắc – nghẽn mạch.

Tiền sử mối bị viêm gan, suy gan, rối loạn chức năng gan.

Chảy máu sinh dục chưa rõ nguyên nhân.

Tiểu đường.

Khi có hoặc nghi có thai: không dùng progesteron chậm và các thuốc là dẫn xuất của 19- nortestosteron (nguy cơ giới tính không rõ và hypospadias đối với bào thai nam; nam hoá với bào thai nữ); cho con bú.

Tác dụng phụ

Chảy máu giữa chu kỳ, vô kinh (có khi vô kinh hẳn), phù có chu kỳ, căng tức vú, giữ muôi và nước (tăng cân).

Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt.

Có thể bị vàng da ứ mật, nam hoá, viêm lợi, phì đại lợi, đôi khi bị những vết sám da.

Tai biến tắc nghẽn mạch: rối loạn thị giác, song thị, ám điểm, tổn thương mạch võng mạc, nhức đầu dữ dội.

Vàng da (nhất là với các norsteroid).

Làm tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới nặng thêm.

Tương tác: với bromocriptin (tránh kết hợp).

THUỐC CƯỜNG PROGESTERON TỰ NHIÊN VÀ DẪN XUẤT

Progesterone

Progestogel ® (Besins-Iscovesco), [gel để bôi];

Progestosol ® (Besins-Iscovesco), Ịnước để bôi];

Utrogestan ® (Besins-Iscovesco) [viên nang].

Liều lượng: 200 mg/ngày chia 2 lần, uống từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25 của chu kỳ kinh nguyệt.

Hyd roxyp roges teron

Progestérone – Retard (Schering)

Tocogestan ® (Théramex) [+ tocopherol].

Liều lượng: 200 mg, tiêm bắp vào các ngày thứ 16 đến 25.

Dydrogesteron

Duphaston ® (Solvay).

Liều lượng: 20 mg/ngày, chia 2 lần dùng từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 25.

THUỐC CƯỜNG PROGESTERON KHI CÓ THAI

Chlormadion

Lutéran ® (Solymés)

Liều; 2 – 10 mg/ngày, chia 2 lần. Demegeston

Lutionex ® (Roussel).

Liều: 1 mg/ngày, chia 2 lần. Medrogeston

Colprone 5 ® (Wyeth)

Liều: 5 -10 mg/ngày, chia 2 lần. Medroxyprogesteron

Gestoral 5 ® (Ciba-Geigy). Nomegestrol

Lutényl ® (Théramsx), [viên nén]. Liều: 5 mg/ngày.

Promegeston

Surgestone ® (Cassenne).

Liều: 0,25 – 0,5 mg/ngày.

KHÔNG STEROID (dẫn xuất của 19- nortestosteron, có tác dụng nam hoá)

Etynodiol

Lutométrodiol ® (Searle).

Liều: 2 – 6 mg/ngày.

Lynestrenol

Exluton ® (Organon).

Orgametril ® (Organon).

Liều: 5 – 10 mg/ngày. Norethisteron

Milligynon ® (Schering) [viên nén 0,6 mg].

Noristerat ® (Schering) [thuốc tiêm]

Nortulen ® (SmithKlne Beecham) [viên nén 5 mg]

Primolut-Nor ® (Schering) [viên nén 10 mg].

Liều: 5 – 10 mg/ngày (tối đa 20 mg/ ngày).

THUỐC CƯỜNG PROGESTERON LIỂU NHỎ: Xem tránh thai bằng hormon.

THUỐC CƯỜNG PROGESTERON KHÁNG ANDROGEN: Xem Cyproteron.

THUỐC CƯỜNG PROGESTERON CHỐNG UNG THƯ:       Xem thuốc chống ung thư.

Kháng Progesteron

Mifepriston

Mifegyne ® (Rousoel)

Tên khác: RU 486

Tính chất: steroid tổng hợp có tác dụng kháng progesteron do cạnh tranh ở các thụ cảm với progesteron ở mô. Được dùng kết hợp với một chất tương tự prostaglandin để gây sẩy thai.

Chỉ định và liều dùng

Ngăn ngừa có thai trước ngày thứ 50 bị tắt kinh. Uống 1 liều duy nhất 600mg; 36 – 48 giờ sau thì uống một chất tương tự prostaglandin (misoprostol 400mg ucíng hoặc đặt vào âm đạo viên gemeprost lmg).

Thận trọng

Đề phòng miễn dịch với yếu tố Rhesus.

Tháo bỏ dụng cụ đặt trong tử cung.

Bệnh nhân không được ở xa trung tâm đã ra chỉ định chừng nào mà chưa được khẳng định là thai đã ra. Phải khám kiểm tra 8 – 12 ngày sau khi dùng thuốc. Nếu thất bại thì phải nạo thai (nguy cơ dị tật nặng do tác dụng gây quái thai của mefepriston tiêm động vật).

Chống chỉ định

Không chắc chắn có thai (bằng phương pháp sinh học hoặc siêu âm).

Có thai với trên 50 ngày tắt kinh.

Nghi ngờ chửa ngoài dạ con.

Suy thượng thận, đang điều trị bằng corticoid.

Thiếu máu, rối loạn đông máu.

Dị ứng với mefepriston.

Phụ nữ trên 35 tuổi.

Phụ nữ hút thuốc lá thường xuyên trên 2 năm.

Tác dụng phụ

Chảy máu tử cung nhiều: bắt đầu sau dùng thuốc 1 – 2 ngày; kéo dài 1 – 2 tuần và có thể cần phải nạo.

Đau bụng hoặc đau vùng hốchậu.

Nhức đầu, buồn nôn, nôn, thỉu lịm

Nổi mẩn ở da.

Tưdng tác thuốc: với các thuốc ảnh hưởng lên enzym, nhất là phenytoin, rifampicin, griseofulvin, carbamazepin (giảm tác dụng của mefepriston); với các thuốc chống viêm không phải steroid (làm giảm tác dụng của prostaglandin).

Khám Nhãn Khoa Cho Người Mắt Kém Là Gì?

Mắt kém là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật ở Hoa Kỳ. Một cuộc kiểm tra mắt kém giúp bác sĩ của bạn tìm cách cải thiện tầm nhìn còn lại và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Mắt Kém Là Gì?

Mắt kém là tình trạng mất thị lực không thể được khắc phục ngay cả khi sử dụng kính, kính áp tròng, thuốc hoặc phẫu thuật. Bạn có thể có một chút tầm nhìn, nhưng rất khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đọc sách, lái xe hoặc làm việc nhà. Tình trạng này nghiêm trọng hơn chỉ cần đeo kính và có thể dẫn đến khuyết tật.

Bác sĩ của bạn sẽ đo độ rõ nét hoặc sắc nét của tầm nhìn, được gọi là thị lực, dựa trên khả năng nhìn thấy tốt ở khoảng cách 20 feet. Nếu bạn có thị lực 20/20, điều đó có nghĩa là bạn có tầm nhìn bình thường, tức là bạn có thể nhìn rõ từ khoảng cách 20 feet. Nếu bạn có thị lực 20/70, điều đó có nghĩa là bạn phải đứng gần 20 feet để nhìn thấy những gì người có thị lực bình thường có thể nhìn thấy ở khoảng cách 70 feet.

Đối với hầu hết mọi người, kính hoặc điều trị y tế có thể khắc phục những khiếm khuyết thị giác này. Mắt kém xảy ra khi thị lực đã được khắc phục bằng kính ở mắt tốt nhất của bạn vẫn đo được là 20/70 hoặc tệ hơn.

Các Loại Mắt Kém

Mắt kém thường được mô tả dựa trên độ thị lực của bạn, nhưng định nghĩa gần đây đã thay đổi để bao gồm cả mất trường nhìn. Đây là phần không gian mà bạn có thể thấy mà không cần di chuyển mắt.

Có nhiều loại mắt kém, và chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mắt mà bạn mắc phải. Chúng bao gồm:

  • Mất thị lực ngoại vi: không thể nhìn thấy từ các góc của mắt.
  • Mất thị lực trung tâm: không thể nhìn thấy từ giữa tầm nhìn.
  • Đêm mù: không thể nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng bình thường.
  • Nhạy cảm với độ tương phản: tầm nhìn mờ hoặc có vẻ mây.
  • Thị lực mờ.

Trong môi trường y tế, bác sĩ có thể sử dụng thuật ngữ mắt kém hoặc mù lòa để chỉ tình trạng mất thị lực nghiêm trọng hoặc hoàn toàn. Nếu bạn có thị lực kém là 20/200 hoặc tệ hơn, ngay cả với sự hỗ trợ, bạn có thể đủ điều kiện là mù lòa về mặt pháp lý. Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng thuật ngữ này để xác định điều kiện đủ điều kiện cho các khoản trợ cấp khuyết tật, thiết bị hỗ trợ thị lực, đào tạo, phục hồi chức năng và các chương trình thuế.

Khám Nhãn Khoa Cho Người Mắt Kém Là Gì?

Một bài kiểm tra mắt kém không giống như kiểm tra mắt thông thường. Đây là một cuộc kiểm tra dài hơn, sâu hơn, trong đó bác sĩ của bạn sẽ xem xét đơn thuốc kính của bạn và kiểm tra khả năng thị lực hiện tại của bạn. Cuộc kiểm tra giúp họ hiểu về mục tiêu thị lực của bạn và tìm công cụ giúp bạn sống độc lập.

Có một số phần trong cuộc khám nhãn khoa cho người mắt kém:

  • Lịch sử sức khỏe: Bác sĩ mắt có thể bắt đầu cuộc hẹn bằng cách lấy thông tin về sức khỏe chung của bạn. Họ sẽ hỏi về các tình trạng khác mà bạn mắc phải, các loại thuốc bạn đang dùng và lịch sử bệnh lý gia đình của bạn. Họ có thể hỏi về các thói quen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, chẳng hạn như hút thuốc. Họ cũng có thể thảo luận về sức khỏe tâm thần của bạn để xem bạn đang đối phó với tình trạng mất thị lực như thế nào.
  • Lịch sử thị lực: Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng và bất kỳ tình trạng mắt nào mà bạn hiện đang mắc phải hoặc đã mắc trong quá khứ.
  • Kiểm tra thị lực: Tiếp theo, họ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra để kiểm tra thị lực của bạn và xác định khả năng nhìn còn lại của bạn. Bác sĩ có thể thực hiện các bài kiểm tra trên các máy móc công nghệ cao hoặc bảng kiểm tra đơn giản. Những bài kiểm tra này thường bao gồm:
    • Kiểm tra thị lực, trong đó bạn sẽ đọc các dòng trên bảng kiểm tra mắt dành cho người mắt kém.
    • Kiểm tra trường nhìn, kiểm tra sự mất thị lực trung tâm hoặc ngoại vi.
    • Kiểm tra lưới Amsler, nơi bạn nhìn vào bảng lưới và kiểm tra xem có đường cong hay không.
    • Kiểm tra độ sâu.
    • Kiểm tra thị lực màu.
  • Kiểm tra mắt: Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của bạn, bao gồm áp suất dịch trong mắt, màng nước mắt, hình dạng và phản ứng của đồng tử với ánh sáng, cũng như cơ bắp. Họ cũng có thể chụp ảnh mắt của bạn.
  • Xem lại đơn thuốc: Sau khi các bài kiểm tra này hoàn thành, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng đơn thuốc kính của bạn. Họ sẽ đảm bảo rằng đơn thuốc mà bạn có là đơn thuốc tốt nhất cho mắt của bạn.
  • Kiểm tra chức năng mắt: Sau đó, họ sẽ hỏi bạn về thị lực của bạn để xác định cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Những câu hỏi này có thể khác nhau, nhưng họ sẽ hỏi về kích thước chữ bạn có thể đọc, liệu bạn có thể nhìn thấy để thanh toán hóa đơn hay không, hoặc nếu bạn có thể xem đồng hồ.

Bác sĩ cũng có thể hỏi về các hoạt động chăm sóc cá nhân của bạn: liệu bạn có thể làm giặt giũ, cạo râu một cách độc lập, đi lại một mình, hoặc liệu mắt kém của bạn có ảnh hưởng đến công việc của bạn hay không. Khi họ có thông tin này, họ sẽ hỏi về mục tiêu của bạn và những kỹ năng bạn muốn thực hiện một cách độc lập.

Các Phương Pháp Điều Trị Cho Mắt Kém

Hiện không có cách chữa trị cho tình trạng mắt kém. Đây là một khiếm khuyết thị giác mãn tính, nhưng đôi khi thuốc, kính và các công cụ khác có thể giúp hoặc làm cho cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Kết quả từ cuộc khám mắt kém của bạn giúp bác sĩ xây dựng một kế hoạch điều trị chi tiết nhằm tối đa hóa khả năng nhìn còn lại của bạn. Họ sẽ gợi ý những loại hỗ trợ thị lực tốt nhất phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của bạn.

  • Phục hồi chức năng thị giác: Những người có mắt kém sẽ được hưởng lợi từ sự chăm sóc phục hồi. Các nhà trị liệu có thể giúp bạn học các kỹ năng mới và cách thích nghi với tình trạng mắt kém. Điều này có thể bao gồm đào tạo định hướng và di chuyển để giúp bạn di chuyển an toàn, làm cho ngôi nhà của bạn trở nên dễ tiếp cận hơn, thay đổi ánh sáng và đào tạo công nghệ.
  • Thiết bị hỗ trợ thị giác: Các thiết bị thị giác là những công cụ theo đơn thuốc giúp bạn nhìn rõ hơn. Có rất nhiều loại khác nhau, bao gồm:
    • Kính lúp, có thể cầm tay hoặc gắn vào kính của bạn.
    • Kính viễn vọng để nhìn xa, có thể cầm tay hoặc gắn vào kính của bạn.
    • Kính lúp cầm tay kỹ thuật số, làm phóng đại các đối tượng trên màn hình kỹ thuật số nơi bạn có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản.
    • Kính lúp video, có thể di động hoặc gắn trên bàn và lớn hơn kính lúp kỹ thuật số.
    • Sách và báo in lớn.
  • Công nghệ hỗ trợ: Có rất nhiều thiết bị điện tử và ứng dụng giúp người có thị lực kém. Những thiết bị này có thể từ sách nói và phần mềm đọc màn hình đến các thiết bị cảm biến và công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói.

Bạn có thể cần sử dụng một hoặc vài công cụ, nhưng ngay cả một sự thay đổi nhỏ trong thị lực từ những thiết bị này cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Kết Luận

Không có cách nào để lấy lại thị lực đã mất, nhưng bạn có thể thích nghi với tình trạng mắt kém của mình và sống một cuộc sống đầy đủ. Một cuộc kiểm tra mắt kém có thể giúp bạn nhận được đào tạo và công cụ cải thiện khả năng

Bạch bồi – Chẩn đoán chứng trạng Đông y

Khái niệm

Bạch bồi là chỉ nốt chẩn sắc trắng nổi lên ở mặt bì phu giống như mọng nước, sắc trắng, khi vỡ thì chầy ra nước trong loãng, phần nhiều mọc ở vùng ngực bụng và cổ gáy, ít khi mọc ở tay chân.

Chứng này đầu tiên thấy ở sách Ôn nhiệt luận, về sau các tác phẩm của nhiều nhà Ôn bệnh học như Lâm chứng chỉ nam y án, Ôn nhiệt kinh vĩ đều bàn đến bệnh này. Vì bên trong Bạch bồi có chứa chất dịch, chất dịch ấy lấp lánh như thủy tinh cho nên còn gọi là “Tinh bồi”. Nếu những nốt bồi có sắc trắng khô, chỉ có vỏ ngoài bên trong không có nước gọi là “Khô bồi”.

Phận biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Bạch bồi do thấp nhiệt uất nghẽn: Có chứng mình nóng khó chịu, xu thế nhiệt dằng dai, ra mồ hôi bệnh vẫn không khỏi, sắc mặt tối trệ hoặc mặt nhờn bẩn, tinh thần nhạt nhẽo, ngực bụng trướng đầy, kém ăn, buồn nôn, miệng dính, khát mà không muốn uống nước, vùng ngực bụng có thể xuất hiện Bạch bồi lấp lánh mọng nước từng nốt rõ ràng, sau khi nốt ấy vỡ, chầy ra nước trong loãng có sắc hơi vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.
  • Bạch bồi do tân khí đều tổn thương: Có chứng mình nóng dằng dai, miệng lưỡi khô ráo, tinh thần mỏi mệt bạc nhược, hồi hộp, phiền táo, ý thức mơ hồ, thở dồn dập, cánh mũi máy động, chân tay giật nhẹ, thậm chí co giật, Bạch bồi trắng khô không tươi, từng nốt không rõ ràng, không sáng bóng, không có nước, lưỡi đỏ, ít tân dịch, rêu lưỡi vàng, mạch Tế Sác vô lực.

Phân tích

  • Chứng Bạch bồi do thấp nhiệt uất nghẽn với chứng Bạch bồi do tân khí đều tổn thương: Hai chứng đều phát sinh trong Ôn bệnh, trong Nhiệt bệnh. Loại trên là do thấp nhiệt nghẽn ở khí phận, thấp bị nhiệt níu kéo, nhiệt khốn đốn ở trong thấp cho nên mình nóng dằng dai không rút, ra mồ hôi cũng không giải, nhân đó mà nung nấu thành Bạch bồi. Loại sau vì mình nóng dằng dai, hao khí thương tân, chính khí không thắng nổi tà khí, tà độc hãm vào trong, tân dịch khô kiệt mà biến thành Bạch bồi. Nhưng thấp nhiệt thiên thắng khác nhau, tiếp đó là mầu sắc của Bạch bồi và quan sát về hình thái thì thấy: Loại trên trắng và sạch, lấp lánh, nhiều nước và có vẻ tươi, từng nốt rõ ràng, khi vỡ thì chảy ra chất nước trong cho nên gọi là “Tinh bồi”. Loại sau thì sắc Bồi không tươi, trắng như xương khô, từng nốt chằng chịt không rõ, chỉ có vỏ, trong không có nước, vì thế gọi là “Khô bồi”.

Bạch bồi do thấp nhiệt uất nghẽn là chứng thực, chứng thuận, xu thế nhiệt sẽ theo Bạch bồi thấu phát mà giảm dần, chứng trạng lâm sàng cũng theo đó mà bớt dần; nhưng tà khí thấp nhiệt dính nhớt Bạch bồi khó mà sạch hết trong chốc lát mà thường theo sự biến hóa về phát nhiệt khi lui của người bệnh, tức là ra được một lần mồ hôi sẽ mọc được một lượt Bạch bồi, đó mới là thấp nhiệt tiết ra ngoài, là hiện tượng chính khí thắng, tà khí lui rất tốt. Còn Bạch bồi do tân khí đều tổn thương thuộc hư chứng, nghịch chứng, vì tân khí đã hư, tà khí thấp nhiệt hãm vào doanh huyết tuy có nổi Bạch bồi nhưng chứng trạng lâm sàng trái lại nặng hơn như tinh thần mỏi mệt bạc nhược, hồi hộp phiền táo, thở hổn hển cánh mũi máy động, chân tay giật thậm chí co giật đó là hiện tượng chính khí muốn thoát.

Điều trị Bạch bồi do thấp nhiệt uất nghẽn nên thanh nhiệt hóa thấp dùng phương Cam lộ tiêu độc ẩm hợp với Tam nhân thang; còn Bạch bồi do khí tân đều tổn thương điều trị nên cấp cứu khí âm; phù chính khư tà dùng phương Sinh mạch tán hợp với Thanh doanh thang.

Tóm lại hình thành Bạch bồi chủ yếu là do tà khí thấp nhiệt lưu luyến ở khí phận dằng dai không khỏi uất nghẽn ở cơ phu nung nấu mà thành chứng Bồi, phần nhiều gặp ở trong Ôn bệnh như Thấp ôn, Phục Thử và Thử ôn kiêm thấp. Ôn bệnh mà xuất hiện Bạch bồi tức là có thể phán đoán bệnh ở khí phận, tính chất là thấp nhiệt. Lại quan sát hình thái của Bạch bồi có thể tiến thêm một bước để phân biệt tình huống tiêu trưởng của tà khí, chính khí. Bạch bồi tươi sáng lấp lánh từng nốt dồi dào và sau khi thấu phát thì xu thế nhiệt lui dần, thần thức sảng khoái, đó là hiện tượng khí tân sung túc, chính khí thắng, tà khí lui là rất tốt. Nếu sắc bồi trắng khô, chỉ có vỏ không có nước, sau khi thấu phát mình nóng không lui, trái lại thần thức hôn mê đó là tân khí đều tổn thương, chính không thắng nổi tà, tà độc hãm vào trong thuộc chứng hậu rất nguy.

Trích dẫn y văn

Ôn nhiệt phát sinh chứng Bồi thường là chứng xuất hiện ở mùa Hè Thu thấp ôn phục thử, mùa Đông Xuân bị phong ôn kiêm chứng thấp cũng xen kẽ chứng này. Đầu tiên thấp uất ở lớp cơ bắp ra mồ hôi không triệt mà thành Bồi, sắc trắng như thủy tinh là đa số nhưng nên làm tiết Phế khí nhẹ nhàng, khai tiết khí phận như dùng Ngũ diệp lô căn là ổn đáng và rất hay. Nếu dằng dai lâu ngày tổn thương đến khí dịch, nốt Bồi trắng như xương khô thường là rất xấu, phải dùng ngay các thuốc có chất dịch cam nhuận để tu dưỡng khí dịch như dùng Mạch đông thang, Thanh táo cứu Phê thang để vãn hồi trong muốn một, dứt khoát không dùng những thuốc đắng ráo ôn thăng làm hao khí dịch dẫn đến chóng chết, Xin trân trọng giới thiệu chứng phát bồi như dưới đây. Bạch bồi trắng mà nhỏ hình như hạt tấm, mó tay vào cảm giác vướng mà ngứa, chọc thủng thì có tí nước lấp lánh như thủy tinh mà nhuận là rất tốt; xu thế nhiệt mạch bộc lộ ra bên ngoài, xu thế nhiệt từ từ thì ẩn náu ở bên trong, khi phát nhiệt không có thời gian cố định, thậm chí có ngày phát tới 3 – 5 lần. Nếu lại trắng khô như xương khô là rất xấu, mạch tất phải Vi Nhược hoặc Tế Sác, tinh thần mỏi mệt, hụt hơi, ra mồ hôi dấp dính (Trùng đính thông tục Thương hàn luận – Dẫn lời của Hà Liêm Thần).

Bị bệnh gan nên ăn gì tốt nhất

Bệnh thường gặp ở gan là viêm gan và xơ gan mà Thực trị có vị trí trọng yếu.

1. Y học hiện đại:

Viêm gan là do nhiễm vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn với triệu chứng thân nhiệt tăng, nhức đầu, biếng ăn. Sau vài ngày đến hai tuần xuất hiện vàng da. Bệnh phục hồi trong vòng 06-08 tuần. Nếu không được nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp thì bệnh sẽ chuyển qua tình trạng mạn tính dẫn tới hội chứng xơ gan.

Xơ gan có nhiều nguyên nhân: Viêm gan điều trị không khỏi, biến chứng của bệnh ở bộ phận tuần hoàn như bệnh Banti (hội chứng thiếu máu, giảm bạch hầu, xơ gan…) hoặc do nghiện rượu kinh niên, gan bị xơ do thiếu chất đạm cần thiết để chuyển hóa Lipid trong thời gian lâu dài dẫn tới hậu quả là mỡ tích tụ ở mô gan và thiếu Vitamin B1 biểu hiện là viêm thần kinh ngoại biên…

Xơ gan gồm 02 hội chứng:

– Suy tế bào gan: Albumin máu giảm, Globulin tăng, Prothrombin giảm, men Transaminaza tăng, chức phận chống độc giảm, phù xuất hiện.

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: xuất hiện cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ da bụng, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết.

Hai hội chứng này phối hợp với nhau, tỷ lệ thay đổi tùy theo trường hợp.

 2. Y học cổ truyền:

Viêm gan là do thấp nhiệt ở tỳ vị, với triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, da mắt vàng, chán ăn, khát nước, sốt nhẹ, nước tiểu ít, vàng đỏ, mạch hoạt, sác.

hình ảnh xơ gan
hình ảnh xơ gan

Xơ gan là do tỳ vị tổn thương, theo Lý Đông Viên nói: vì uống rượu, ăn những món ăn sang rồi đi nằm ngay, khí thấp nhiệt không hóa được sinh ra bụng trướng đầy. Chất thanh, chất trọc lẫn lộn thấp nhiệt ưng trệ tích tụ lại thành cổ trướng.

– Can khí hoành nghịch: Can khí lấn tỳ vị, Can Tỳ tổn thương từ bên trong, khí cơ bị tắc không lưu thông, kinh lạc bị bít mà nên bệnh.

– Hoàng đản tích tụ: Bệnh da vàng dai dẳng lâu ngày đều có thể dẫn tới cổ trướng.

Xơ gan gồm 02 hội chứng:

-Thực: Tiểu tiện vàng, đỏ, đại tiện táo bón, đường khí ưng trệ, mạch hoạt, hữu lực.

– Hư: Tiểu tiện trong, đại tiện phân lỏng, tinh thần mỏi mệt, khí yếu, mạch phù vi tế.

 3. Người bệnh gan nên ăn uống như thế nào?

Thức ăn: căn cứ vào cơ chế tạo máu, lọc máu bước đầu là bằng mối liên kết dạ dày – ruột và gan. Dạ dày – ruột mà yếu thì chắc chắn phát sinh rối loạn gan. Do đó, bệnh ở gan, dựa vào bệnh tình nặng nhẹ, dù viêm gan hay xơ gan thức ăn chính là cơm gạo Lứt 60%, đậu đen, đậu đỏ, kê, vừng mỗi thứ 10%. Khi bệnh nặng thì tùy từng trường hợp có thể dùng cháo gạo Lứt trộn kê hoặc cháo bột kiều mạch thay cơm.

Thức ăn phụ là các loại rau câu chứa nhiều Vitamin B12, Iốt, Canxi có tác dụng đẩy mạnh sự thay đổi mới tế bào, tăng cường hoạt động của gan, làm món trộn gỏi hoặc luộc.

– Cà rốt có nhiều Vitamin K có tác dụng tăng cường chức năng gan.

– Củ cải, ngò, cải bắp chứa nhiều Magie có hiệu quả chữa xơ cứng gan.

– Những thực phẩm chứa chất sắt, Vitamin A, C, D có tác dụng hồi phục rối loạn gan nên dùng thường xuyên như bí ngô, rau mùi, tỏi, cần tây, xà lách, cải bắp, rau muống, củ cải, cà chua, nấm, hành.

– Giá đỗ 03 phần, mạch nha 01 phần làm dưới dạng bánh kẹo hoặc hấp cơm ăn, mỗi ngày 30g, ăn lúc nào cũng được. Nó chứa nhiều Acid Amin làm gan mạnh lên, có khả năng loại bỏ được các chất độc ở gan, có tác dụng tăng huyết nên có thể hạn chế được xơ cứng.

– Thức ăn động vật có thể dùng chút ít (01-02%) trong phần thức ăn phụ như: sò, trai, hến có nhiều Lysin, Taurin cũng có hiệu quả với gan. Ngoài ra, còn dùng gan bò, gan vịt, để bổ gan, bổ máu.

Nước uống: Trà Ngải cứu, kiều mạch, nước ép lá Tía tô, cà chua, cải bắp, cà rốt, táo, sữa đậu.

– Trà Bồ công anh (phơi khô trong bóng râm) 20g cho 500ml nước nấu còn 300ml chia làm 03 lần uống trong ngày, kết hợp chữa chứng vàng da.

– Rau cần nước hoặc cần vườn giã vắt lọc lấy nước cốt đem nấu sôi, để nước âm ấm thì uống chữa chứng vàng da toàn thân (chứng Dương hoàng đản).

Lưu ý:

– Thức ăn, nước uống trong bệnh ở gan chủ yếu là thực vật.

– Khi gan đã bị rối loạn thì phải cai rượu, là một thức uống tác hại, dù chỉ uống một chút cũng quan hệ đến hoạt lực của gan và hiện tượng trao đổi chất sẽ kém đi.

– Gan là bộ phận xử lý các chất độc xâm nhập vào cơ thể. Nếu trạng thái nhiễm độc cứ kéo dài mãi thì dù có lực lượng dự trữ đến đâu cuối cùng chức năng gan sẽ rơi vào trạng thái giảm sút.

 4. Một số món ăn cho người bệnh gan

  1. Nước Nhân trần khao tử: Nhân trần khao tử một nắm, Bạch tiên bì lượng vừa đủ. Cho một cốc nước vào đun lên lấy nước uống. Chữa viêm gan thể vàng da.
  2. Thịt nạc hầm Rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh tươi 150g (khô 100g), thịt lợn nạc 250g. Mang Rễ cỏ tranh rửa sạch (rễ khô thì ngâm 30 phút) thịt lợn thái chỉ cho cả vào nồi cùng lượng nước vừa đủ hầm chín. Chia ra ăn vài lần trong ngày. Chủ trị viêm gan thể ứ mật, thuộc dạng khí huyết gan tỳ không đủ, biểu hiện ra ngoài mắt, da đều vàng sạm, không bóng, tứ chi mệt mỏi, nhịp tim gấp mà ngắn, mạch nhỏ, lưỡi nhạt.
  3. Cá chạch hầm đậu phụ: Cá chạch 05 con, đậu phụ 01 miếng. Thả cá chạch vào nước cho sạch, nhỏ thêm vào vài giọt dầu ăn để cá thải phân ra. Mang hầm với đậu phụ cho chín. Ngày ăn 02 lần. Chủ trị viêm gan thể vàng da.
  4. Ô mai đường trắng: Ô mai 1.000g, đường trắng 150g. Ô mai bỏ hạt, giã nát, đổ vào 3.000ml nước, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa đun tiếp 50 phút rồi lọc lấy nước. Cho một ít nước vào đường đun cho tan. Trộn hai thứ với nhau tồi cho vào nồi đun lên cô đặc, khi nguội cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 02 lần mỗi lần 10g. Chủ trị Viêm gan mạn tính thuộc chứng gan ứ khí đới, tỳ vị hư. Có triệu chứng dạ dày chướng, đau, tỳ khí nóng, ăn không ngon.
  5. Gan bò – cà rốt: Gan bò tươi 150g, cà rốt 150g. Gan thái mỏng, cà rốt cắt khúc, cho vào nồi cùng một ít nước, nấu trong 20 phút, nêm gia vị vừa ăn. Chủ trị Viêm gan mạn tính, thuộc chứng gan thận bất túc. Có triệu chứng vùng gan hơi đau, bụng chướng hoặc có cảm giác chướng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, không muốn ăn.
  6. Tâm thất, Uất kim hấp với gà đen: Tam thất 06g, Uất kim 09g, gà đen 01 con 500g, rượu 10g, tỏi 10g, gừng 05g, hành 05g, muối 05g. Tam thát thái nhỏ như hạt đậu xanh, Uất kim rửa sạch làm mềm, thái lát, Gà làm sạch vỏ nội tạng, chân, Tỏi bóc vỏ thái mỏng, hành cắt ngắn. Xát muối, rượu lên con gà, cho Tam thất, Uất kim vào trong bụng gà. Đặt vào nồi hấp cùng hành gừng rồi đổ vào 300ml nước, dùng lửa to hấp trong 50 phút. Ngày một lần ăn 50g thịt gà dùng kèm thức ăn. Công dụng bổ khí huyết, tan máu ứ, tiêu báng bụng. Dùng cho người xơ cứng gan, bụng báng.

Viêm màng não nhiễm khuẩn cấp tính

Định nghĩa

Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng nhện và màng nuôi (màng mềm) cấp tính, với hội chứng màng não và dịch não tủy chứa nhiều hạch cầu hạt mà phần lớn đã bị hư hại (thoái hoá).

Căn nguyên

  • Ở người lớn: 30-50% trường hợp viêm màng não nhiễm vi khuẩn là do phế cầu khuẩn (streptococcus pneumoniae),10-30% trường hợp là do màng não cầu khuẩn (Neisseria meningitidis),10-20% trường hợp là do liên cầu khuẩn B hoặc tụ cầu khuẩn, và 1-3% là do Haemophilus influenzaetyp b.
  • Ở trẻ sơ sinh: thường gặp collibacillus, Proteus, Streptococcus agalactme (liên cầu khuẩn B), Listeria.
  • Ở trẻ còn bú: màng não cầu khuẩn (ở Pháp:     typ B), Hemophilus influenzae typ b (tác nhân hay gặp nhất ở bệnh nhi từ 2 tháng đến 3 năm tuổi), phế cầu khuẩn.
  • Trong những trường hợp viêm màng não thứ phát sau apxe não hoặc apxe ngoài màng cứng, sau chấn thương sọ đâm xuyên (thủng hộp sọ), sau viêm tĩnh mạch huyết khối ở sọ, và sau phẫu thuật thần kinh, thường hay gặp tác nhân kỵ khí (yếm khí).
  • Sau khi chọc dò ống sống thắt lưng hoặc gây mê tủy sống, và trong những phẫu thuật tạo shunt để điều trị não úng thuỷ, thì biến chứng viêm màng não thường do các tác nhân sau đây gây ra: Staphylococcus epidermis (tụ cầu biểu bì), aureus(tụ cầu vàng), hoặc Pseudomonas aeruginosa.
  • Những dịch viêm màng não là do màng não cầu khuẩn gây ra.
  • ở những đối tượng suy giảm miễn dịch, đái tháo dường, thiếu máu hồng cầu hình liềm, người già : những mầm bệnh cơ hội thường là: Listeria monocytogenes, Haemophilus influenzae.
  • Những tác nhân hiếm gặp:

salmonella, shigella, lậu cầu, Clostridiun   perfringens, Acinetobacter (Mima, Herella), những trực khuẩn thuộc nhóm Klebsiella-Enterobacter-Proteus.

Dịch tễ học

VIÊM MÀNG NÃO DO MÀNG NÃO CẦU KHUẨN hoặc Neisseria meningitidis (viêm màng não-tủy hoặc viêm màng não dịch): là trường hợp hay gặp nhất ở trẻ em và vị thành niên.Viêm họng-mũi do màng não cầu khuẩn là một bệnh dịch và dịch địa phương trên toàn thế giới, hay xảy ra nhất là â trẻ em và người lớn trẻ tuổi. Những vụ dịch tàn hại nhất là ở châu Phi nam Sahara, ở bán lục địa Ấn Độ và ở A Rập Xêút (typ huyết thanh A hoặc C).

Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp, nhất là qua đường hô hấp bởi những hạt nước nhỏ bắn ra từ mũi họng của những người lành mang mầm bệnh, mà tỷ lệ có thể chiếm tới 30% dân số vào thời kỳ có dịch. Lý do tại sao chỉ có một số nhỏ những người lành mang màng não cầu khuẩn bị mắc bệnh thì chưa được rõ.

Thời kỳ ủ bệnh từ 3-4 ngày (có thể tới 10 ngày). Thường viêm mũi- họng xảy ra trước. Người ta phân lập được nhiều nhóm huyết thanh của màng não cầu khuẩn (nhóm A, B, C). ở Pháp, 90% trường hợp viêm màng não là do nhóm B và 10% là do nhóm C.

Người ta cũng đã phân lập được những nhóm có khả năng gây bệnh kém hơn (W135, X, Y, và Z). Viêm màng não do màng não cầu khuẩn có thể phát thành dịch và lây nhiễm trong những cộng đồng (trại lính, ký túc xá, V…V…). (Về những thông tin khác, xem: màng não cầu khuẩn).

VIÊM MÀNG NÃO DO PHẾ CẦU KHUẨN (Streptococcus pneumonuie): hay gặp nhất ở người lớn. Nhiễm khuẩn có thể bắt đầu từ mũi, xoang hàm, viêm tai hoặc viêm xương chũm. Bệnh xảy ra phần lớn ở đôi tượng trẻ tuổi và trên 40 tuổi.

VIÊM MÀNG NÃO DO HAEMOPHILUS INFLUENZAE TYP B: hay gặp nhất ở trẻ em dưới một tháng tuổi, ở người lớn, người ta thấy bệnh xảy ra trong trường hợp bị suy giảm miễn dịch hoặc bị chấn thương sọ đâm xuyên.

Giải phẫu bệnh

Viêm mủ ở màng nhện và màng nuôi với phù não. Não bị bao phủ bởi một lớp dịch rỉ viêm có mủ, chủ yếu là ở phần nền sọ. Có thể hình thành những vách ngăn cũng như não úng thuỷ trong não do khoang dưới nhện bị tắc nghẽn, các bao của dây thần kinh sọ cũng có thể bị bệnh tác động tới nhất là các dây thần kinh sọ số II và VIII. Tổn thương nhu mô não thường kín đáo hoặc không có.

Triệu chứng

HỘI CHỨNG MÀNG NÃO (xem hội chứng này này): nhức đầu, nôn, cứng gáy, dấu hiệu Kernig, những rôl loạn tri thức, đôi khi có cơn co giật.

HỘI CHỨNG NHIỄM KHUAN cấp TÍNH: trong thực tế, nếu dựa vào bệnh cảnh lâm sàng thì không thể phân biệt được viêm màng não do tác nhân sinh mủ nào gây ra. Muôn phân biệt được như vậy chỉ có thể dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ.

  • Viêm màng não do màng não cầu khuẩn: hay thấy nhất ở trẻ em từ 6 tháng tới 1C năm tuổi, và phải nghĩ tới khả năng này nếu bệnh xảy ra trong thời kỳ đang có dịch, khi thấy bệnh khởi phát với ban dạng sởi, hoặc ban chấm xuất huyết (xem: nhiễm màng não cầu khuẩn-huyết), và khi bệnh nhân bị đau khớp. Trong những trường hợp này phải bắt đầu điều trị đặc hiệu ngay mà không cần chờ đợi kết quả xét nghiệm.
  • Viêm màng não do phế cầu khuẩn-. thường trước đó bệnh nhân đã bị viêm phổi, viêm tai, viêm xoang hoặc viêm nội tâm mạc.

Ổ NHIỄM KHUẨN: vi khuẩn xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương thường xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn hoặc lan tràn qua đường máu hoặc từ một nhiễm khuẩn hô hấp, hoặc mũi họng (đặc biệt là những thể viêm màng não do màng não cầu khuẩn), hoặc do lan trực tiếp từ viêm tai giữa tối (những thể do phế cầu khuẩn hoặc do Haemophilus influenzae), hoặc từ một chấn thương sọ có vỡ các xoang cạnh hốc mũi không được phát hiện), hoặc từ một ổ mụn nhọt, từ một ổ viêm xương-tủy xương, từ viêm xoang (những thể do nhiễm tụ cầu khuẩn).

PHÁT BAN Ở DA: ban ở da thường xảy ra trong trường hợp nhiễm màng não cầu khuẩn và phế cầu khuẩn. Nếu thấy có ban chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết kết hợp với những dấu hiệu màng não thì phải nghĩ ngay tới viêm màng não do màng não cầu khuẩn (xem: nhiễm màng não cầu khuẩn-huyết).

Ở TRẺ EM CÒN BÚ VÀ TRẺ EM NHỎ TUỐI: chọc dò tủy sống được chỉ định trong trường hợp bị sốt không rõ nguyên nhân với tình trạng dễ bị kích thích, nôn nhiều lần, ngủ li bì, hoặc co giật, thóp căng phồng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

DỊCH NÃO TUỶ: nếu nghi ngờ viêm màng não thì phải chọc dò ống sống thắt lưng ngay, nhưng phải tính tới nguy cơ kẹt não nếu có tăng áp lực nội sọ và những tổn thương xâm lấn: trong trường hợp này, cho chụp cắt lớp vi tính trước khi chọc dò tủy sống.

  • Dịch não tủy sẽ đục hoặc có mủ rõ ràng, áp lực cao (> 180 mm H20), hiếm khi có máu (trong giai đoạn đầu có thể vẫn trong).
  • Có nhiều bạch cầu (> 2000/pl).
  • Làm phiến đồ cặn ly tâm rồi nhuộm bằng phương pháp Giemsa: thấy bạch cầu hạt ít nhiều bị hư hại (thoái hoá). Trong trường hợp viêm màng não do màng não cầu khuẩn, sẽ thấy những vi khuẩn Gram âm, nằm cả trong và ngoài tế bào, hình hạt cà phê, đơn độc hoặc xếp thành đôi. Nếu xét nghiệm thấy phiến đồ âm tính cũng chưa loại trừ được chẩn đoán viêm màng não nhiễm vi khuẩn. Nếu không phát hiện thấy mầm bệnh nào trên phiến đồ nhuộm, thì phải làm lại tránh bị ô nhiễm từ dịch não tủy đã ủ trong vòng 6-8 giờ.
  • Protein trong dịch não tủy tăng (> 0,5 g/1 hoặc 50 mg/dl).
  • Glucose giảm (< 40 mg/dl).
  • Tỷ số glucose huyết/glucose dịch não tủy < 0,23.
  • Cấy dịch não tuỷ: màng não cầu khuẩn rất yếu chịu đựng, nên phải ria cấy trực tiếp ngay cạnh giường bệnh nhân. Cấy trong cả môi trường ái khí (hiếu khí) lẫn kỵ khí (yếm khí).
  • Phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh: phát.hiện kháng nguyên hoà tan của tác nhân gây bệnh bằng miễn dịch huỳnh quang, bằng test ngưng kết với latex, hoặc bằng các test huyết thanh khác nữa.
  • Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR): một số labô chuyên sâu có thể phát hiện thấy ADN của tác nhân gây bệnh bằng phản ứng này.

MÁU: tăng bạch cầu và tăng bạch cầu hạt trung tính. Cấy máu, làm kháng sinh đồ.

NƯỚC TIỂU: có albumin niệu, trụ niệu.

NHỮNG XÉT NGHIỆM KHÁC: lấy bệnh phẩm ở họng của bệnh nhân và những người ở xung quanh. Trong ban chấm xuất huyết do nhiễm màng não cầu khuẩn, những vết đỏ (tổn thương da) thường hay chứa vi khuẩn , do đó có thể lấy bệnh phẩm ở đây bằng một kim tiêm trong da, rồi làm phiến đồ nhuộm để soi kính hiển vi, hoặc ria trên môi trường thạch-dịch báng. Kỹ thuật kháng- miễn dịch-điện di (điện di khuếch tán-miễn dịch) cho phép phát hiện kháng nguyên của màng não cầu khuẩn, của phế cầu khuẩn và của Haemophilus influenzae trong dịch não tuỷ, trong máu, và trong nước tiểu của bệnh nhân. Phương pháp này cũng có ích trong trường hợp bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Chẩn đoán căn cứ vào

  • Khởi phát đột ngột với sốt cao, nhức đầu, nôn, đôi khi mê sảng và co giật.
  • Hội chứng màng não, Trong trường hợp viêm màng não do màng não cầu khuẩn thì hay có ban xuất huyết và đau khớp.
  • Chẩn đoán xác định dựa vào chọc dò tủy sống: dịch não tủy đục, hay phát hiện được mầm bệnh trên phiến đồ nhuộm từ cặn ly tâm, có kháng nguyên đặc hiệu.
  • Nhận dạng mầm bệnh bằng cấy dịch não tủy và máu.

Chẩn đoán phân biệt

LÚC BỆNH KHỞI PHÁT

  • Viêm màng não và viêm não do virus:chẩn đoán phân biệt dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ.
  • Viêm màng não điều trị dở dang:(“\kmmất dấu vết”): trong trường hợp viêm màng não nhiễm vi khuẩn đã được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thì những biến đổi của dịch não tủy thường không điển hình. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng sinh không lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn nhỏ của đường hô hấp đôi khi làm cho chẩn đoán viêm màng não trở nên khó khăn.
  • Phản ứng màng não: trong những bệnh nhiễm khuẩn, nhất là ở trẻ em, trong bệnh viêm phổi, bệnh sốt thương hàn, bệnh lỵ trực khuẩn.

Ở GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT: phân biệt với lao màng não, viêm màng não có nguồn gốc khác, chảy máu dưới màng nhện, ngộ độc chì (gọi là bệnh não do chì).

Biến chứng và di chứng

  • Biến chứng não: (vĩnh viễn trong 10-20% số trường hợp): điếc một bên hoặc hai bên do tổn thương vỏ não, do viêm dây thần kinh thính giác hoặc viêm mê nhĩ (mê cung). Động kinh. Tổn thương vận động (liệt các dây thần kinh sọ, liệt nhẹ, liệt cứng). Chậm phát triển trí tuệ. Lú lẫn tâm thần vì não úng thuỷ tắc nghẽn, hình thành các vách ngăn màng não, phù não.
  • Hội chứng Waterhouse-Friderichsen (ban xuất huyết bùng phát):trong trường hợp viêm màng não do màng não cầu khuẩn.
  • Viêm phổi, viêm nội tâm mạc (viêm màng trong tim), nhiễm khuẩn huyết trong trường hợp viêm màng não do phế cầu khuẩn.
  • Tràn dịch dưới màng cứng: thể hiện bởi thóp phồng và căng, và co giật. Nếu vòng đầu của bệnh nhi tăng lên thì đó là dấu hiệu não úng thuỷ.

Tiên lượng

Tỷ lệ tử vong rất thay đổi. Dưới 2% đối với những trường hợp được điều trị sớm, từ 10%-15% ở trẻ sơ sinh, ở người già, bệnh nhân đái tháo đường, những người nghiện rượu, những người bị chấn thương sọ. Tiên lượng xấu thêm nếu chẩn đoán muộn, bệnh nhân bị giảm bạch cầu, hoặc có hội chứng Waterhouse-Friderichsen.

Điều trị

Viêm màng não nhiễm khuẩn cấp tính có thể gây ra tử vong trong một vài giờ. Là một bệnh cấp cứu nội khoa, nên cần cho thuốc kháng sinh ngay theo đường tiêm và với liều cao, ngay cả khi mầm bệnh chưa được xác định. Khi chẩn đoán nghi ngờ viêm màng não
nhiễm khuẩn thì phải cho kháng sinh ngay cả khi chẩn đoán chưa được khẳng định.

THUỐC KHÁNG SINH: (xem bảng ở dưới) ở trẻ em, cho dexamethason sớm cùng với thuốc kháng sinh sẽ làm giảm tỷ lệ bị biến chứng tai (điếc) và biến chứng thần kinh. Nói chung, thời gian điều trị không kéo dài quá 10 ngày, và không cần thiết phải chọc tủy sống lại nếu diễn biến lâm sàng khả quan. Nếu thấy sốt tồn tại lâu thì đó là dấu hiệu có biến chứng.

Một số thuốc kháng sinh được đề nghị trong điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn cấp tính .

ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU (sử dụng trước khi xác định mầm bệnh)
Người lớn và trẻ em Người ta khuyên nên dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 năm tuổi một loại cephalosporin thế hệ thứ 3 (ví dụ: cefotaxlm 200 mg/kg/ngày hoăc ceftriaxon 4 mg/kg/ngày); cho rằng màng não cầu khuẩn và phế cầu khuẩn là những mầm bệnh hay găp nhất, một số tác giả đề nghị penicillin G (20 triệu đơn vị mỗi ngày theo đường tĩnh mạch) hoặc ampicillin (100-200 mg/kg/ngày), nếu cần thiết thì phối hợp với chloramphenicol (25-50 mg/kg/ngày)
Trẻ em còn bú (< 1 tháng tuổi) Ampicillin (100-200 mg/kg/ngày) + cefotaxim (200 mg/kg/ngày), hoặc ampicillin (100-200 mg/kg/ngày) + gentamycin (5-7 mg/kg/ngày)
ĐIỂU TRỊ ĐẶC HIỆU (thích hợp với kết quả của kháng sinh đổ)
Màng não cầu khuẩn Penicillin G (20 triệu đơn vị / ngày tiêm tĩnh mạch) hoặc chloramphenicol (25-50 mg/kg/ngày)
Phế cầu khuẩn và Liên cầu khuẩn B Penicillin G (20 triệu đơn vị/ngày tiêm tĩnh mạch) hoặc ampicillin (100- 200 mg/kg/ngày), hoặc cephalosporin thế hệ 3 (ví dụ cefotaxim 200 mg/kg/ngày)
Haemophilus influenzae Cephalosporin thế hệ 3 (ví dụ cefotaxim hoặc ceftriaxon) hoặc ampicillin (100-200 mg/kg/ngày) hoặc amoxicillin (50 mg/kg/ngày)
Tụ cầu vàng Oxacillin (100-200 mg/kg/ngày) hoăc vancomycin (40 mg/kg/ngày)
Pseudomonas Một loại penicillin (carbenicillin, piperacillin, tlcarclllln) cộng thêm một thuốc loại aminosid (gentamycin, amikacin, tobramycin)
Listeria monocytogenes Ampicillin (100-200 mg/kg/ngày) hoặc penicillin G (20 triệu đơn vị / ngày tiêm tĩnh mạch) + gentamycin (5-7 mg/kg/ngày)
Vi khuẩn đường ruột Gram âm, colibacillus, Klebsiella, Proteus Một cephalosporin thế hệ 3 (ví dụ cefotaxim hoặc ceftriaxon) hoặc chloramphenicol + gentamycin (liều như trên)

Ghi chú: Có thể thay thế chloramphenicol bằng thiamphenicol.

ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN

  • Theo dõi tình trạng nước trong cơ thể và sửa chữa ngay nếu thấy mất cân bằng về nước và chất điện giải, nhất là sau khi bị nôn.
  • Cho Thuốc giảm đau và làm dịu (an thần) tuỳ theo nhu cầu. Trong trường hợp có co giật cho diazepam (5 mg, tĩnh mạch) hoặc
  • Nếu có tăng áp lực nội sọ và/hoặc phù não, thì tuyền tĩnh mạch dexamethason hoặc Tăng thông khí kiểm soát cũng có thể có ích.
  • Chú ý tình trạng sốc có thể xuất hiện trong trường hợp viêm màng não do màng não cầu khuẩn do hội chứng Waterhouse-Friderichsen gây ra (xem hội chứng này).
  • Đối với những bệnh nhân hôn mê sâu, duy trì đường hô hấp thông suốt. Thường hay phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản ở những bệnh nhân này.

Phòng bệnh

VIÊM MÀNG NÃO DO MÀNG NÃO CẦU KHUẨN: bệnh bắt buộc phải khai báo y tế. Bệnh không còn khả năng lây nhiễm sau 24 giờ được điều trị bằng kháng sinh.

  • Những người trong gia đình bệnh nhân và những người đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân phải được điều trị bằng rifampicinliều 600 mg cứ 12 giờ một lần đối với người lớn trong vòng 48 giờ (4 liều). Đối với trẻ em cho liều 10 mg / kg mỗi ngày một lần nếu trẻ dưới một tuổi và mỗi ngày 2 lần nếu trẻ trên một tuổi. Trong trường hợp có chống chỉ định thì cho spiramycin trong 5 ngày.
  • Vaccin kháng màng não cầu khuẩn A+ c (Merieux) có hiệu lực trong vòng 3 năm, nhưng chưa có vaccin chống nhóm B, là nhóm hay gây bệnh ở nước Pháp (về chi tiết, xem: vaccin kháng màng não cầu khuẩn).

VIÊM MÀNG NÃO DO HAEMOPHILUS INFLUENZAE

  • Vaccin kháng haemophilus b (xem vaccin này).
  • Những người trong gia đình bệnh nhân và những người đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân phải được điều trị bằng rifampicin,hoặc trong trường hợp có chống chỉ định thì bằng spiramycin trong vòng 5 ngày.

Yếu tố hoại tử u α (TNF- α) trong đề kháng insulin ở đái tháo đường typ 2

Từ lâu người ta đã biết mối liên quan chặt chẽ giữa TNF- α với các lympho độc-α (lymphokin – α, các LT- α hoặc LT – β). LT- α cũng là chất có vai trò đặc biệt trong việc vừa làm tăng triglycerid trong máu vừa làm suy kiệt các động vật thực nghiệm. Ngày nay người ta thấy TNF-α cũng giống như các lymphokin khác có những chức năng quan trọng, thậm chí trái ngược nhau trong và ngoài hệ thống miễn dịch. Ví dụ như nó vừa có khả năng làm chết tế bào, vừa kích thích sự tăng trưởng tế bào tuyến ức, kích thích các sản phẩm của các cytokin khác như yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và interleukin-1 (IL-1), cũng lại là chất có vai trò điều hoà sự biệt hoá tế bào.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy TNF- α được mã hoá bởi một gen đơn ở nhiễm sắc thể 6p ở người và nhiễm sắc thể 17 ở chuột, trong hệ thống gen hoà hợp tổ chức.

TNF- α được giả định hoạt động qua các thụ thể vận chuyển màng. Có hai tiểu thụ thể đã được xác định là TNFR1 (p55 ở loài gặm nhấm; p60 ở người) và TNFR2 ( p75 ở loài gặm nhấm và p80 ở người).

Các nghiên cứu thực nghiệm

  • Những nghiên cứu với những chất đối kháng của yếu tố TNF- α trong bệnh béo phì:

Biểu hiện những TNF- α bất thường ở động vật gặm nhấm đái tháo đường béo phì (chuột fa/fa) đầu tiên được nghiên cứu bằng sự trung hòa TNF- α in vivo với một thụ thể TNF hoà tan – protein hợp nhất globulin miễn dịch G (IgG). Sau khi trung hoà TNF- α, chuột béo phì trở lên nhạy cảm rõ rệt với insulin hơn. Để đánh giá độ nhạy của insulin người ta sử dụng phương pháp tăng insulin huyết, kẹp glucose máu bình thường.

Trong những thí nghiệm này, sự gia tăng nhạy cảm với insulin làm tăng thu nhận glucose được kích thích bởi insulin ở ngoại vi, tăng lên gấp 2-3 lần, nhưng sự đáp ứng với insulin ở gan (ở trung tâm) không thật rõ ràng. Tuy nhiên, tăng nhạy cảm với insulin sau trung hoà TNF- ot đã đạt được một sự cải thiện đáng kể nhưng không hoàn toàn, khi so sánh ở hai dạng động vật thực nghiệm. Người ta thấy mức sử dụng tuyệt đối glucose được kích thích bởi insulin ở những con vật béo phì, nhưng hiện tượng này vẫn không đạt được mức như mong đợi ở những con vật gầy đồng lứa. Điều này chứng tỏ ngoài TNF- α còn có những yếu tố khác tham gia vào quá trình kháng insulin.

Bằng phương pháp nghiên cứu tương tự, Cheung và cộng sự đã dùng chính protein hợp nhất TNFR-IgG cho chuột fa/fa nhò phương pháp chuyển gen qua trung gian adenovirus. Thực nghiệm đã đạt hiệu quả cao và đánh giá các tác động của trung hòa TNF- α đối với độ nhạy cảm với insulin khi sử dụng kỹ thuật kẹp glucose máu bình thường – tăng insulin huyết. Các thí nghiệm đã đem lại những kết quả chủ yếu là giống với nghiên cứu trước, ngoại trừ một hiện tượng mới xuất hiện ở đây là độ nhạy cảm với insulin ở gan cũng được cải thiện đồng thời với ngoại vi; biểu hiện bằng sự tăng 2-3 lần thu nhận glucose ở mô ngoại vi.

Các nghiên cứu về mô hình di truyền

Bằng chứng khẳng định có sức thuyết phục nhất về vai trò của TNF- α trong đề kháng insulin liên quan đến béo phì là những nghiên cứu sử dụng chuột có các biến dị theo mục đích về kết nối TNF- α và cả hai thụ thể của TNF- α. Những nghiên cứu này đã chứng minh mức độ kháng insulin giảm đi đáng kể ở những động vật gặm nhấm được gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm bằng 3 mô hình, thực nghiệm di truyền (tác động vào gen), gây ra do ăn uống và do hoá chất, với điều kiện không có sự tham dự của các TNF- α .

Trong thực nghiệm gây béo phì bằng chế độ ăn (thức ăn nhiều chất béo) hoặc hóa chất (thioglucose), TNF- α phát sinh độc lập, người ta đánh giá độ nhạy cảm với insulin bằng đo ở trạng thái ổn định mức glucose và insulin huyết tương, các test dung nạp glucose và insulin, sự xác định khả năng truyền tín hiệu của thụ thể insulin (IR).

Vai trò của TNF- α trong đề kháng insulin cũng được đánh giá trong một mô hình di truyền béo phì nặng do thiếu hụt leptin, bằng cách nhân giống chuột với các biến dị theo mục đích trong một hoặc cả hai thụ thể TNF- α của chuột ob/ob. Những nghiên cứu này đã chứng minh rằng sự vắng mặt của cả hai thụ thể TNF- α dẫn đến sự tăng có ý nghĩa, nhưng không hoàn toàn, độ nhạy cảm với insulin trong mô hình ob/ob béo phì nặng và đề kháng insulin. Nghiên cứu những con chuột thiếu thụ thể TNFR1 hoặc TNFR2 thấy rằng sự bảo vệ chủ yếu là kết quả của mất truyền tín hiệu qua TNFR. Những kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây ở những tế bào mỡ được nuôi cấy và cả ở động vật nguyên vẹn. Không đưa ra bằng chứng về vai trò chủ đạo của TNFR2 trong đề kháng insulin do TNF.

Người ta cũng đã chứng minh được vai trò của TNFR1 trong đề kháng insulin ở động vật thực nghiệm béo phì; mức độ nhạy cảm của insulin cũng có sự thay đổi đáng kể khi kèm theo sự thiếu hụt của TNFR2. Nhưng có điều đặc biệt là nếu thiếu cả TNFR1 và TNFR2 thì cũng không cải thiện được tình trạng kháng insulin. Điều này nói lên tính không ổn định và nghiên cứu cần được tiếp tục làm sáng tỏ.

Những nghiên cứu khác, in vivo, cũng chứng minh vai trò của TNF- α trong những tình trạng đề kháng insulin khác nhau. Đề kháng insulin thường phát triển trong diễn biến của một số bệnh như ung thư, nhiễm trùng và chấn thương như bỏng chẳng hạn. Một số nghiên cứu tự nhiên hoặc thực nghiệm đã chứng minh có tăng TNF- α trong nhiễm trùng máu và bỏng. Naguchi và cs quan sát thấy có kết hợp dương tính mạnh giữa độ nhạy cảm với insulin và mức biểu lộ của TNF- α ở cơ xương ở những người bệnh ung thư. Tuy nhiên, nguyên nhân kết nối mối liên hệ giữa sản xuất cytokin bất thường và đề kháng insulin trong những tình trạng bệnh lý này vẫn chưa được xác định.

Một số các thực nghiệm cho thấy khi sử dụng TNF- α cho người có thể gây ra trạng thái tăng insulin máu, nhưng không kèm theo tăng glucose máu. Điều này, một lần nữa, gián tiếp chứng minh TNF- α làm giảm độ nhạy cảm của mô với insulin.

Cuối cùng thực nghiệm truyền kéo dài TNF- α cho những con chuột bình thường đã dẫn đến phát triển đề kháng insulin nặng ở gan và ngoại vi.

Những kết quả tương tự cũng được thu được từ những mô hình thí nghiệm ở thỏ và cừu.

Những yếu tố trung gian khác

Cơ sở hóa sinh của đề kháng insulin ở đái tháo đường typ 2 đã là đối tượng của nhiều nghiên cứu. Trong đó số lượng các chất vận chuyển glucose nhạy cảm với insulin (GLUT-4) và các thụ thể insulin (IR) có thể đóng góp vào rối loạn này, nhưng hai yếu tố này có thể không thích hợp để giải thích mức độ của đề kháng insulin. Những nghiên cứu về các khiếm khuyết hậu thụ thể ở đái tháo đường typ 2 đã tập trung vào hoạt tính xúc tác nội tại của thụ thế insulin và các hiện tượng tín hiệu xuôi dòng.

Giảm phosphoryl hóa tyrosin của cả thụ thể insulin và cơ chất-1 của IR (IRS-1) đã được tìm thấy ở cả động vật thực nghiệm đái tháo đường và người mắc bệnh đái tháo đường. Hiện tượng này có lẽ xảy ra ở tất cả các mô chính nhạy cảm với insulin như mô cơ vân, mô mỡ và gan. Thêm vào đó, người ta đã chứng minh rằng kích thích hoạt tính của phosphatidylinositol 3’-kinase (PI3K) bằng insulin cũng bị giảm đi ở các động vật thực nghiệm gặm nhấm béo phì có đề kháng insulin. Điều này khắng định có các khiếm khuyết trong quá trình truyền tín hiệu xuôi dòng của thụ thể insulin trong căn bệnh này. Hiện nay đã rõ ràng là giảm hoạt tính nội tại của tyrosin kinase của thụ thể insulin là những đặc điểm quan trọng của kháng insulin.

Bởi vì 70 – 80% người bệnh đái tháo đường typ 2 là béo phì, câu hỏi luôn được đặt ra trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2 là vai trò của béo phì như thế nào trong việc gây ra đề kháng insulin ở những mô quan trọng (tức là cơ, mỡ và gan). Nhiều nghiên cứu cho thấy các dạng lipid khác nhau thường tăng lên trong béo phì, nhất là các acid béo tự do. Người ta đã giả định rằng có thể chúng có những tác động không thuận lợi đối với chuyển hóa glucose, do tăng thu nhận và oxy hóa các acid béo tự do nội bào. Trên cơ sở các nhận xét này người ta đã tiến hành thực nghiệm bằng cách dùng các acid béo tự do cho người bình thường, kết quả là ở những người này có biểu hiện kháng insulin ở mức độ nhẹ. Những nghiên cứu gần đây hơn, cũng chứng minh rằng acid béo tự do ức chế vận chuyển glucose và hoạt tính PI3K kết hợp với IRS-1 ở người.

Tuy vậy cần có đủ bằng chứng để xác định vai trò bệnh lý của acid béo tự do trong đái tháo đường typ 2, cũng như vai trò của các hormon đối kháng, các phân tử ức chế đề kháng insulin trong bệnh lý béo phì liên quan đến đái tháo đường typ 2 (xem thêm bài 17 – Béo phì).

Các cơ chế của đề kháng insulin do TNF -a

In vivo, ảnh hưởng của TNF- α đối với hoạt động của insulin có thể là kết quả của một tác động trực tiếp của cytokin này lên các tế bào nhạy cảm với insulin hoặc những tác động gián tiếp, thông qua các chất được sản xuất bởi các tế bào hoặc mô khác khi đáp ứng với TNF-oc. Cho đến nay người ta vẫn cho rằng những khả năng này không loại trừ lẫn nhau.

Các tác động gián tiếp

Bằng chứng thu được trong các nghiên cứu ban đầu về các tác động gián tiếp của TNF- α thông qua các hormon khác khá phong phú. Ví dụ, người ta thấy ở những con vật được truyền TNF- α đều làm tăng khả năng đề kháng insulin, tăng mức các hormon glucocorticoid và epinephrin (các hormon stress). cả hai hormon này đã được chứng minh là có tác dụng gây ra đề kháng insulin ở mô hình tế bào nuôi cấy và cả ở cơ thể nguyên vẹn. Người ta cũng thấy rằng chẹn a- andrenergic có thể ngăn chặn đề kháng insulin gây ra bởi TNF- α ở chuột. Các catecholamin đã sinh ra adenosin monophosphat vòng nội bào, dẫn đến hoạt hóa protein kinase A, một enzym ức chế hoạt tính của protein kinase của thụ thể insulin.

Các nghiên cứu và thí nghiệm trung hòa ở các mô hình di truyền đã chứng minh có sự tham gia của các chất trung gian khác. Ví dụ, TNF- α kích thích bài tiết leptin ở các động vật thực nghiệm và ở các tế bào mỡ nuôi cấy, phù hợp với quan sát này, mức leptin ở chuột béo phì thiếu TNF- α bị giảm đi một cách có ý nghĩa.

Cuốĩ cùng, người ta đã thừa nhận các acid béo tự do có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của insulin. Cả các nghiên cứu trên mô hình di truyền hoặc trung hoà đều chứng minh rằng việc chẹn hoạt động của TNF-CX sẽ làm giảm nồng độ acid béo tự do ở những người béo phì.

Như vậy TNF- α thông qua nhiều cơ chế để tham gia vào quá trình sinh bệnh của đái tháo đường, trong đó có con đường gián tiếp qua vai trò của các acid béo tự do.

Các tác động trực tiếp

Thay đổi TNF- α cũng có thể làm thay đổi rõ rệt hoạt tính xúc tác của các thụ thể insulin.

Ở các tế bào mỡ, xử lý bằng TNF- α dẫn đến giảm vừa phải (20- 50%) khả năng tự phosphoryl hóa IR được kích thích bởi insulin và gây một tác động nổi trội lên quá trình phosphoryl hóa IRS-1. Đến một liều lượng nhất định TNF- α có thể gây ảnh hưởng ở mức cao nhất đến các thụ thế insulin. Cho đến nay các nghiên cứu thực nghiệm cũng mới chỉ kết luận được rằng TNF- α có ảnh hưởng không rõ ràng đến việc “duy trì số lượng” các thụ thể hoặc khả năng “gắn kết” của chúng, nhưng các TNF- α lại “ làm giảm rõ ràng hoạt tính xúc tác nội tại của thụ thể.

Tác động này của TNF- α lên truyền tín hiệu của thụ thể có thể không hoàn toàn đặc hiệu đối với TNF-oc; vì cả IL-1 và IL-6 cũng làm giảm phosphoryl hóa thụ thể insulin và phosphoryl hóa tyrosin của IRS-1. Người ta thấy rõ điều này trên thực nghiệm, khi sử dụng chúng cho các tế bào còn nguyên vẹn. Vai trò của những cytokin khác này trong béo phì hoặc các rối loạn liên quan còn chưa được xác định.

ở các tế bào mỡ nuôi cấy, TNF- α làm tăng phosphoryl hóa IRS-1 ở phần chứa serin. Sau biến đổi này, IRS-1 không trở thành một cơ chất kém cho tyrosinekinase của thụ thể insulin, nhưng lại can thiệp vào hoạt hóa hoạt tính xúc tác nội tại của thụ thể insulin in vitro.

Sự biến đổi tương tự của IRS-1 thông qua phosphoryl hóa serin do TNF- α cũng thây được ở các tế bào gan. Kết quả sinh học của biến đổi này còn chưa được nghiên cứu.

Hiện còn rất ít hiểu biết về con đường truyền tín hiệu trung gian xen vào giữa các TNFR và thụ thể insulin. Bởi vì không có TNFR1 hoặc TNFR2 ức chế hoạt tính kinase nội tại, người ta đang tìm kiếm các protein kết hợp với thụ thể mà có thể kết nối hoạt hóa TNFR với phosphoryl hóa IRS-1. Ớ khía cạnh này, một số ít kinase đang được xem là có liên quan; chú ý đặc biệt là protein kinase c (PKC)-e – một vi chất xúc tác thuận cho sự ức chế bởi TNF- α trong quá trình truyền tín hiệu của thụ thể insulin ở tế bào thận của bào thai người (HEK293). Các enzym CPK đồng vị khác, đó là a, (3, A2, và K đã được chứng minh là có khả năng làm ức chế hoạt tính kinase của IR thông qua IRS-1.

Tuy vậy một câu hỏi còn cần được giải đáp là liệu có enzym nào trong số này tham gia vào ức chế hoặc điều hòa giảm nội sinh (phản hồi âm tính) hoạt tính của thụ thể insulin do TNF- α trong các tình trạng bệnh lý như béo phì hoặc đái tháo đường typ 2 hay không?.

Ở các tế bào nuôi cấy việc ức chế truyền tín hiệu của IR bởi TNF- α thông qua các chất trung gian chủ yếu bởi TNFR1. Khi sử dụng các kháng thể đồng vận hoặc đối kháng, TNFR2 đã được xem là yếu tố cần thiết ức chế truyền tín hiệu của IR bởi TNFR1 ở các tế bào mỡ ở người. Các thí nghiệm trên các tế bào mỡ chuột thiếu hụt TNFR2, cũng chứng minh rằng TNFR1 là yếu tố gây ra quá trình ức chế này. Quan sát này rất quan trọng trong phân định tiếp theo đặc tính các cơ chế cơ bản của ức chế truyền tín hiệu của IR bởi TNF- α và hướng sự chú ý đến những con đường được hoạt hóa bởi TNFR1.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chuyển hóa sphingolipid cũng có thể có vai trò trong quá trình tạo đề kháng insulin do TNF- α. Thực tế là TNF- α làm tăng mức ceramid nội bào và sự sử lý các tế bào bằng sphingomyelinas trung tính và các chất tổng hợp tương tự ceramid có thể lặp lại các tác động của TNF- α lên IR và phosphoryl hóa IRS-1. sản sinh ra ceramid là quá trình điều hòa hoạt tính của nhiều serin/threonine protein kinase khác như PKC-£, và kinase Rafl cũng như các phosphatase như protein phosphatase 2A. Có khả năng là một hoặc nhiều trong số enzym này tham gia vào sự biến đổi IRS-1 trong quá trình đáp ứng với TNF- α.

Ngoài các tế bào mỡ, đề kháng insulin do TNF- α còn được thấy ở một số loại tế bào khác. Các cơ chế hoặc các yếu tố làm trung gian cho các hoạt động của chúng rất đa dạng, phụ thuộc không chỉ vào thời gian và nồng độ của TNF- α mà còn vào những typ tế bào đặc hiệu. Ví dụ, ở các tế bào gan và tế bào xơ, TNF- α tác động mạnh để ức chế truyền tín hiệu của IR. ở những tế bào mỡ nâu của bào thai, ức chế phosphoryl hóa IR do TNF- α được thông qua trung gian IRS-2, trong khi đó ở các tế bào mỡ và tế bào 32D, IRS-1 lại chủ yếu là cơ chất bị biến đổi; Ở các tế bào gan, TNF- α kích thích phosphoryl hóa serin của cả IRS-1 và IRS-2. Những thay đổi này đều làm biến đổi khả năng của IRS-1 và IRS-2 tương tác với IR. Đây cũng là những khó khăn thường gặp trong quá trình nghiên cứu nhằm phân định ra những yếu tố chính gây ra sự đề kháng insulin.

Trong khi đó những nghiên cứu về các tác động trực tiếp tiềm tàng của TNF- α lên các tế bào cơ lại đã đưa ra các kết quả pha trộn. Người ta đã không thống nhất trong việc khẳng định vị trí tác động trực tiếp của TNF -a trong chuỗi hoạt động của insulin. Như thế, các cơ chế mà thông qua đó TNF- α ảnh hưởng đến độ nhạy cảm với insulin của cơ còn chưa rõ ràng và chưa có sự thống nhất. Các nghiên cứu cũng đặt nhiều giả thuyết khác của các tác động trực tiếp của TNF- α lên các tế bào nhạy cảm với insulin. Ví dụ, TNF- α cũng đã được chứng minh là điều hoà giảm mức mRNA của GLUT-4 ở các tế bào mỡ và tế bào cơ nuôi cấy; thêm vào đó, xử lý các tế bào mỡ nuôi cấy bằng TNF- α có thể gây điều hòa giảm nhạy cảm của IR và IRS-1. Một vấn đề khác còn chưa rõ ràng là mức độ của các tác động này lên sự biểu lộ gen đóng góp vào mức độ ảnh hưởng của TNF-ot lên hoạt động của insulin ở tế bào xảy ra như thế nào?.

Các cơ chế in vivo

Bằng chứng đầu tiên chứng minh vai trò của TNF-α làm thay đổi hoạt tính của IR trong béo phì là từ các nghiên cứu trung hòa ở chuột fa/fa. Trong các thí nghiệm này, đã không có sự khác biệt rõ ràng về mức GLUT- 4 khi đã trung hòa TNF- α. Tuy nhiên, đáp ứng phosphoryl hóa tyrosine của IR và IRS-1 đã đột ngột tăng lên ở mô mỡ và mô cơ khi tiêm nhanh insulin cho những con vật được điều trị trước đó bằng kết hợp TNFR-IgG. Một nghiên cứu trung hòa ở chuột fa/fa sử dụng TNFR- IgG thông qua chuyển gen đã đem lại những kết quả cơ bản giống nhau. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra sự cải thiện tự phosphoryl hóa IR ở cả cơ và gan của những con vật béo phì, đồng thời cũng chứng minh những thay đổi về hoạt tính của phosphatase trong gan.

Cuối cùng, ở những con chuột béo phì được gây thiếu hụt TNF- α, làm tăng nhạy cảm với insulin đã thấy có sự cải thiện rõ ràng về khả năng truyền tín hiệu của IR ở mô mỡ và mô cơ; cũng ở những con vật này mức protein GLUT-4 của mô mỡ không thay đổi, nhưng có sự gia tăng hàm lượng GLUT-4 đáng kể ở cơ so với những con vật béo phì hoang dã đối chứng.

Các nghiên cứu trung hòa cũng cung cấp bằng chứng ủng hộ sự hợp lý in vivo của phosphoryl hóa serin của IRS-1 trong đề kháng insulin liên quan đến béo phì. ở chuột fa/fa, IRS-1 được làm sạch từ mô mỡ và cơ của những con vật béo phì có kết hợp với ức chế hoạt tính chống lại tyrosin kinase của IR mà đảo ngược được bằng khử phosphoryl hóa của IRS-1 in vitro. Sự tồn tại của hoạt tính ức chế kết hợp với IRS-1 này trong béo phì cũng đã được tìm thấy trong một nghiên cứu về bỏng mà trong đó một hoạt tính tương tự ở mô cơ cũng được tìm thấy trong đề kháng insulin.

Mô hình giá thuyết cho vai trò của yếu tố hoại tử u a trong bệnh lý béo phì – đái tháo đường

Những dữ liệu được mô tả trên đây là kết quả từ những nghiên cứu trên động vật và các hệ thống tế bào nuôi cấy. Từ đó cho phép thiết lập giả thiết về một mô hình bao gồm TNF- α như một yếu tố góp phần vào quá trình tạo ra sự đề kháng insulin của đái tháo đường liên kết với béo phì. TNF- α được tổng hợp và bài tiết bởi các tế bào mỡ trong tình trạng béo phì. Một câu hỏi cơ bản là TNF- α có tác động trực tiếp hay gián tiếp ức chế chức năng của insulin ở các mô nhạy cảm với insulin?.

Các mô cơ, gan và mô mỡ biểu lộ ARN thông tin cho cả hai dưới nhóm TNFR đã được định rõ đặc điểm là TNFR1 và TNFR2. Người ta thấy hợp lý khi cho rằng cytokine này tác động trực tiếp trong tế bào mỡ thông qua khả năng tự bài tiết của chính nó. Vì ARN thông tin và protein của TNF- α được sản xuất chủ yếu bởi mô mỡ, mà TNF- α ngoại sinh cũng đã được chứng minh là ức chế hoạt động của insulin ở các tế bào mỡ là chính.

Câu hỏi vẫn còn đặt ra là, liệu các TNF- α có khả năng tác động trực tiếp lên các tế bào mỡ để kích thích chúng sản xuất ra các phân tử TNF- α mối khác có tác động trực tiếp đến cơ hay không?.

Cho đến nay người ta mới chỉ biết rằng trung hòa TNF- α làm giảm mức acid béo tự do lưu hành, làm giảm trực tiếp sự phân giải lipid ở các tế bào mỡ. Tác dụng này được xem như một biện pháp gián tiếp cải thiện hoạt động của insulin. Như đã bàn luận trước đây, các acid béo tự do đã được xem như một tác nhân tiềm tàng trong đề kháng insulin, chính các acid béo tự do hoặc là đơn độc hoặc kết hợp với TNF- α đã ức chế tác động của insulin đối với cơ.

Cơ sở của các tác động của TNF- α lên các tế bào cơ còn được biêt ít hơn. Một thực tế là khi sử dụng TNF- α sẽ gây ra đề kháng insulin ở cơ, đồng thời chúng ta cũng có bằng chứng tăng biểu hiện các TNF- α ở các mô cơ ở người béo phì. Thực nghiệm cũng đã chứng minh rằng, loại bỏ chức năng của TNF- α bằng hóa sinh hoặc di truyền dẫn đến cải thiện chất lượng truyền tín hiệu của IR ở cơ. Tuy nhiên, có điều chưa rõ ràng là liệu TNF- α có thể tác động trực tiếp lên các tế bào cơ để can thiệp vào hoạt động của insulin hay không?.

Nồng độ TNF- α lưu hành cũng có thể ảnh hưởng đến cơ, nhưng thực tế là mức TNF- α huyết tương là tương đối thấp trong cả mô hình động vật béo phì/đái tháo đường typ 2 và cả ở những người béo phì. Vì thế, những giả thuyết về vai trồ nội tiết của TNF- α còn chưa thật chắc chắn lắm. Hiện tại người ta cho rằng TNF- α có thể tác động trực tiếp lên tế bào cơ thông qua một cơ chế cận nội tiết bởi vì mô cơ và sợi thường kết hợp với một lượng đáng kể mô mỡ. Ngoài ra, nếu béo phì có xu hướng làm gia tăng số lượng tế bào mỡ xung quanh hoặc bên trong mô cơ, thì giả thuyết về một hiệu ứng cận nội tiết của TNF- α đối với mô cơ là điều nên đặt ra.

Như vậy béo phì có 3 tác động trong vấn đề kháng insulin gây đái tháo đường là:

  • Gia tăng sự biểu hiện và hoạt động của các TNF- α.
  • Gia tăng lượng mỡ của toàn bộ cơ thể.
  • Đưa tế bào mỡ lại gần, thậm chí “thẩm lậu” vào các mô cơ.

Những nghiên cứu tiếp theo cần được làm sáng tỏ là xác định vai trò của acid béo tự do hoặc những chất trung gian mới bổ sung có thể tham gia vào quá trình đề kháng insulin do TNF- α gây ra ở mô cơ đã diễn ra như thế nào?

Cuối cùng, cũng cần nhắc đến những ý kiến đối lập, có những giả thuyêt cho rằng những tác động của TNF- α có thể không liên quan đến cơ. Những quan sát được về quá trình truyền tín hiệu của insulin ở vị trí này khi chẹn hoạt tính của TNF- α có thể chỉ phản ánh tình trạng chuyển hóa chung của cơ thể. Với những kết quả nghiên cứu đã được tiến hành cũng có lý do để nghi ngờ vai trò các thụ thể đặc hiệu của insulin ở cơ vân với ảnh hưởng của TNF- α.

Người ta cũng đã xác minh rõ ràng rằng chức năng của TNF- α ở những con vật bình thường gây đề kháng insulin bao gồm tác động đến gan, trên thực nghiệm người ta thấy TNF- α có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu của insulin ở các tế bào gan nuôi cây. Tuy một số nghiên cứu về chẹn TNF- α được thực hiện ở động vật béo phì/đái tháo đường không chứng minh được sự tác động của TNF- α lên sản xuất glucose ở gan hoặc các mức phosphoryl hóa khác nhau được kích thích bởi insulin ở gan, nhưng cũng đã có ghi nhận rằng khi sử dụng tác nhân chẹn TNF- α thông qua chuyển gen ở chuột fa/ fa có thể dẫn đến tăng độ nhạy cảm với insulin ở gan một cách có ý nghĩa.

Tóm lại, có nhiều bằng chứng về vai trò của TNF- α trong kháng insulin ở người đái tháo đường typ 2 (đặc biệt là với người đái tháo đường béo phì), nhưng cách thức tác động thế nào ở những mức độ khác nhau và vai trò đóng góp của TNF- α trong sinh bệnh học của đái tháo đường typ 2 vẫn còn là những vấn đề chưa có lời giải đáp thoả đáng.

Bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới năm tuổi.

Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh đứng đầu về tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân virút hợp bào hô hấp( Respiratery Syncitial virus). Virút cúm (Influenzae virus). Virút sởi. Virút hạch (Adenovirus). Rhinovirus.

Enterovirus. Cernavirus…Vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu bêta tan nhóm máu A… với các yếu tố trên cơ thể trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ nuôi bộ, trẻ bị dị tật, môi trường ô nhiễm, hơi thuốc lá, thời tiết lạnh, rét, giá…xâm nhập đường hô hấp trên gây viêm long, không được điều trị hay điều trị qua loa, các tác nhân trên xâm nhập đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và còn biến chứng gần và xa.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở đường hô hấp trên thường gặp viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm họng, viêm V.A, viêm amidan… cảm lạnh.

Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ít gặp, thường nặng, ở các trường hợp viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm tiêu phế quản, viêm phổi.

Mỗi bệnh thể hiện bệnh cảnh khác nhau, tình trạng khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.

Phân mức độ nặng, nhẹ:

Không viêm phổi, trẻ có dấu hiệu ho, mũi chảy nước, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. Viêm phổi, trẻ thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.

Viêm phổi nặng, trẻ rút lõm lồng ngực.

Viêm phổi rất nặng, trẻ không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ dưới 2 tháng bỏ bú, sốt, hạ nhiệt, thở khò khò.

Điều trị theo phác đồ ho, khó thở trẻ 2 tháng đến 5 tuôi:

Trẻ không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng.

xếp loại nặng: xử trí đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Cho liều kháng sinh đầu tiên, điều trị sốt, khò khè. Nghi sốt rét cần xét nghiệm tìm kí sinh sốt rét điều trị sốt rét.

Rút lõm lồng ngực, xếp loại viêm phổi nặng, đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện. Cho liều kháng sinh đầu tiên. Điều trị sốt (nếu có), phải điều trị kháng sinh và theo dõi.

Sau 2 ngày điều trị kháng sinh, cần đánh giá: trạng thái xấu hơn, không uống được, rút lõm lồng ngực. Các dấu hiệu nguy hiểm khác, cần đôi kháng sinh, có khá hơn, cho đủ kháng sinh 5-7 ngày.

Phác đồ xử trí ho hay khó thở trẻ dưới 2 tháng

Trẻ bú kém, bỏ bú, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít nằm yên, khò khè, sốt hay hạ nhiệt.

xếp loại bệnh rất nặng. Đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện, ủ ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu tiên.

Trẻ rút lõm lồng ngực mạnh hay thở nhanh 60 lần/ phút trở lên. xếp loại viêm phổi nặng. Gửi trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện, ử ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu tiên và theo dõi.

Trẻ dưới 2 tháng có một trong hai dấu hiệu rút lõm lồng ngực hay thở nhanh là biểu hiện viêm phổi nặng, phải đưa trẻ đi bệnh viện, cho một liều kháng sinh đầu tiên trước khi đi bệnh viện. Điều trị sốt (nếu có) cho Paracetamol (khi đau).

Phác đồ xử trí trẻ viêm tai.

Trẻ bị sưng, đau sau tai ấn vùng sau tai đau. Trẻ chảy mủ tai dưới 2 tuần, đau tai, lắc đầu, màng nhĩ đỏ, không di động.

xếp loại: viêm tai xương chũm. Viêm tai giữa cấp. Gửi trẻ đi bệnh viện cấp cứu. Cho liều kháng sinh đầu tiên, cho paracetamol (nếu đau). Bệnh viện cho kháng sinh uống. Làm khô tai bằng quấn sâu kén. Đánh giá sau 5 ngày điều trị.

Phòng tránh giảm tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ, cần tiến hành các biện pháp:

Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh đến 18-24 tháng. Cho trẻ ăn sam đúng chế độ dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân, nhà ở thoáng, mát, không khí trong lành và môi trường sạch sẽ.

Không đun bếp, hút thuốc lá trong phòng ngủ, trong phòng chăm sóc trẻ.

Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.

Cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đủ liều.

Phát hiện sớm và xử trí đúng các trường hợp mắc bệnh theo phác đồ của tổ chức y tế thế giới nói trên.

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.