Định nghĩa
Xẹp các phế nang trên một vùng phổi rộng hoặc hẹp, phế nang không còn chứa không khí ở bên trong nên tự co lại.
Căn nguyên
- Tắc nghẽn và hẹp phế quản: có dị vật hoặc nút dịch rỉ viêm đậm đặc tích tụ ở trong đường hô hấp, khối u lành hoặc ác tính trong phế quản, hẹp phế quản do viêm hoặc do sẹo.
- Dẫn lưu phổi không tốt: sau can thiệp phẫu thuật (xẹp phổi rộng lớn), sau chấn thương ở một số cơ quan, rối loạn dẫn truyền xung động cơ-thần kinh ở các cơ hô hấp (bệnh bại liệt, bệnh cơ, bệnh nhược cơ).
- Niêm mạc phế quản tăng chế tiết:trong bệnh viêm phổi, cơn hen, ho ra máu với cục máu đông trong phế quản.
- Xẹp phổi do màng phổi bị cuộn lại:(tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi): chụp X quang thấy bóng mờ hình tròn.
- Phế quản bị chèn ép từ bên ngoài:bởi khối u, hoặc sưng hạch bạch huyết trung thất, bởi phồng động mạch chủ.
- Xẹp phổi gia tốc:gia tốc ở mức cao (đi máy bay) làm cho đường hô hấp bị bịt lại, từ đó máu sẽ hấp thu lại những khí bị giữ kín trong các phế nang, và làm cho các phế nang bị xẹp.
Giải phẫu bệnh
Khi phế quản bị tắc, thì máu sẽ hấp thu lại không khí bị giữ kín trong phế nang, do đó vùng phổi không được thông khí sẽ co lại hoặc xẹp xuống. Xẹp phổi toàn bộ làm cho tim và trung thất chuyển dịch về bên phía phổi bị xẹp.
Triệu chứng
Những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào độ lớn rộng của vùng phổi bị xẹp, vào tốc độ tiến triển của xẹp phổi và vào tình trạng bội nhiễm có thể xẩy ra.
XẸP PHỔI TOÀN BỘ MỘT BÊN: có thể toàn bộ một phổi bị xẹp và gây ra khó thở dữ dội, bệnh nhân hoảng sợ, nhịp tim nhanh, giảm huyết áp động mạch, tím tái, và đôi khi đau ngực. Khi có sốt thì dó là dấu hiệu bội nhiễm. Quan sát lồng ngực thấy nửa bên phổi xẹp ít giãn nở theo nhịp thở, và trong thì thở vào thì các khoảng gian sườn bị co lõm xuống. Sau vài giò, nếu gõ lồng ngực thì ở bên bị xẹp phổi tiếng gõ đục hẳn hoặc hơi đục. Mói đầu rung thanh giảm, nhưng có thể tăng ở giai đoạn muộn hơn trong quá trình diễn biến. Tiếng rì rào phế nang giảm hoặc mất hẳn ngay từ lúc đầu. Trong những giờ đầu tiên thì không nghe thấy các tiếng thở bất thường, nhưng sau đó có thể nghe thấy tiếng thổi hang.
XẸP THUỲ HOẶC PHÂN THUỲ PHỔI: các triệu chứng rất kín đáo, và thường bị bỏ sót không nhận ra, nhất là trong thời kỳ sau mổ.
X quang
- Giải sáng khí quản bị lệch về bên bị xẹp phổi.
- Vòm hoành ở bên bị xẹp phổi nâng lên quá cao.
- Biến dạng nửa lồng ngực ở bên phổi bị xẹp do co kéo những khoảng gian sườn.
- Bóng mò đậm và thuần nhất ở một khu vực phân thuỳ, một thuỳ hoặc cả phổi.
- Giãn phế nang bù ở bên phổi lành.
- Trung thất đung đưa kiểu Holzknecht-Jacobson: trung thất bị đẩy về bên phổi xẹp trong thì thở vào.
Điện tâm dồ: hình ảnh điển hình của tâm-phế cấp trong trường hợp xẹp toàn bộ phổi một bên [Sl, Q3, chuyển dịch vùng trung gian về bên trái, đôi khi bloc (chẹn) nhánh phải của bó His tạm thời].
Soi phế quản: bắt buộc phải thực hiện trong trường hợp nghi ngờ tắc phế quản.
Tiên lượng
Xẹp phổi sau phẫu thuật thường có tiên lượng tốt. Với những thể khác, tiên lượng phụ thuộc vào căn nguyên. Nếu phổi xẹp lâu ngày thì sẽ bị nhiễm khuẩn, xơ cứng, và bao quanh bởi những vùng giãn phế nang bù. Những phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn sẽ bị giãn, và xẹp phổi không thể hồi phục được nữa.
Chẩn đoán
Thể cấp tính có đặc điểm là khó thở, nhịp tim nhanh, tím tái, và hình ảnh X quang của vùng phổi bị đặc. Thể mạn tính thường không có triệu chứng lâm sàng và chỉ được chẩn đoán khi chụp X quang lồng ngực.
Chẩn đoán phân biệt
- Tràn khí màng phổi tự phát: có cùng một bệnh cảnh lâm sàng như xẹp phổi toàn bộ một bên, nhưng đau ngực dữ dội hơn. Chụp X quang lồng ngực thấy tăng sáng bên phổi xẹp. Trung thất bị đẩy về phía đốỉ bên với tràn khí.
- Tràn dịch phế mạc với lượng dịch lớn: giải sáng của khí quản bị đẩy về phía không bị tràn dịch.
- Nghẽn mạch phổi: đau ngực rất dữ dội, thở nhanh và thở nhanh sâu rõ rệt, trên phim X quang thấy những hình ảnh khác nhau và kín đáo (những đường Fleischner, một ít tràn dịch màng phổi).
- Xơ lồng ngực(xơ dính màng phổi): là những di chứng co kéo khác nhau của viêm màng phổi- phổi. Có thể khó phân biệt được với xẹp phổi. Những yếu tố thiên về xơ lồng ngực bao gồm: tiền sử bệnh có viêm màng phổi-phổi, X quang có bóng mờ không thuần nhất, có những vết đọng vôi ở màng phổi, vòm hoành biến dạng không đều (xơ lồng ngực hoặc xơ dính màng phổi là tình trạng hai lá màng phổi dính với nhau, phổi được bao quanh bởi một lớp mô xơ và lồng ngực bị co kéo biến dạng).
- Viêm phổi thuỳ: toàn bộ một thuỳ phổi đặc lại do viêm (viêm phổi nhiễm khuẩn, nhiễm lao, nhiễm virus) phân biệt với xẹp phổi về lâm sàng bởi sốt, và về hình ảnh X quang bởi đặc điểm là trong viêm phổi thuỳ, thì “phế quản đồ không khí” (tức là tổng thể hình sáng của các vệt không khí chứa trong các phế quản hiện lên trên phim X quang) không bị đặc như trong trường hợp xẹp phổi.
Điều trị
- Xẹp phổi tự phát: soi phế quản để tìm nguyên nhân gây tắc nghẽn phế quản và loại bỏ nguyên nhân này là nội dung chính của biện pháp điều trị.
- Xẹp phổi sau phẫu thuật:
+ Dự phòng: liệu pháp vận động trước và sau phẫu thuật, hô hấp trợ giúp với áp suất dương gián cách, đứng dậy và đi lại sớm, dẫn lưu bằng tư thế, lý liệu pháp tăng cường, làm ẩm vi khí quyển.
+ Điều trị: trong trường hợp những biện pháp kể trên thất bại, và xẹp phổi vẫn tồn tại, thì chỉ định soi phế quản để phát hiện và loại bỏ nguyên nhân tắc nghẽn. Liệu pháp kháng sinh nếu có bội nhiễm.
- Xẹp phổi mạn tính: hay bị bội nhiễm, phải chỉ định liệu pháp kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ. Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có thể cần phải phẫu thuật cắt thuỳ phổi bị xẹp.
bs cho mình hỏi mình vừa đi bv về và có điều trị xẹp phổi do tràn khí dịch màng phổi .mình muốn hỏi bs về nhà có nên tập thổi bong bóng không ạ.và nên kiêng cữ như thế nào ạ