Trang chủChăm sóc béBệnh Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới năm tuổi.

Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh đứng đầu về tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân virút hợp bào hô hấp( Respiratery Syncitial virus). Virút cúm (Influenzae virus). Virút sởi. Virút hạch (Adenovirus). Rhinovirus.

Enterovirus. Cernavirus…Vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu bêta tan nhóm máu A… với các yếu tố trên cơ thể trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, trẻ nuôi bộ, trẻ bị dị tật, môi trường ô nhiễm, hơi thuốc lá, thời tiết lạnh, rét, giá…xâm nhập đường hô hấp trên gây viêm long, không được điều trị hay điều trị qua loa, các tác nhân trên xâm nhập đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và còn biến chứng gần và xa.

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở đường hô hấp trên thường gặp viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm họng, viêm V.A, viêm amidan… cảm lạnh.

Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ít gặp, thường nặng, ở các trường hợp viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm tiêu phế quản, viêm phổi.

Mỗi bệnh thể hiện bệnh cảnh khác nhau, tình trạng khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.

Phân mức độ nặng, nhẹ:

Không viêm phổi, trẻ có dấu hiệu ho, mũi chảy nước, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. Viêm phổi, trẻ thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.

Viêm phổi nặng, trẻ rút lõm lồng ngực.

Viêm phổi rất nặng, trẻ không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ dưới 2 tháng bỏ bú, sốt, hạ nhiệt, thở khò khò.

Điều trị theo phác đồ ho, khó thở trẻ 2 tháng đến 5 tuôi:

Trẻ không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng nặng.

xếp loại nặng: xử trí đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. Cho liều kháng sinh đầu tiên, điều trị sốt, khò khè. Nghi sốt rét cần xét nghiệm tìm kí sinh sốt rét điều trị sốt rét.

Rút lõm lồng ngực, xếp loại viêm phổi nặng, đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện. Cho liều kháng sinh đầu tiên. Điều trị sốt (nếu có), phải điều trị kháng sinh và theo dõi.

Sau 2 ngày điều trị kháng sinh, cần đánh giá: trạng thái xấu hơn, không uống được, rút lõm lồng ngực. Các dấu hiệu nguy hiểm khác, cần đôi kháng sinh, có khá hơn, cho đủ kháng sinh 5-7 ngày.

Phác đồ xử trí ho hay khó thở trẻ dưới 2 tháng

Trẻ bú kém, bỏ bú, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít nằm yên, khò khè, sốt hay hạ nhiệt.

xếp loại bệnh rất nặng. Đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện, ủ ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu tiên.

Trẻ rút lõm lồng ngực mạnh hay thở nhanh 60 lần/ phút trở lên. xếp loại viêm phổi nặng. Gửi trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện, ử ấm cho trẻ, cho liều kháng sinh đầu tiên và theo dõi.

Trẻ dưới 2 tháng có một trong hai dấu hiệu rút lõm lồng ngực hay thở nhanh là biểu hiện viêm phổi nặng, phải đưa trẻ đi bệnh viện, cho một liều kháng sinh đầu tiên trước khi đi bệnh viện. Điều trị sốt (nếu có) cho Paracetamol (khi đau).

Phác đồ xử trí trẻ viêm tai.

Trẻ bị sưng, đau sau tai ấn vùng sau tai đau. Trẻ chảy mủ tai dưới 2 tuần, đau tai, lắc đầu, màng nhĩ đỏ, không di động.

xếp loại: viêm tai xương chũm. Viêm tai giữa cấp. Gửi trẻ đi bệnh viện cấp cứu. Cho liều kháng sinh đầu tiên, cho paracetamol (nếu đau). Bệnh viện cho kháng sinh uống. Làm khô tai bằng quấn sâu kén. Đánh giá sau 5 ngày điều trị.

Phòng tránh giảm tử vong và mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ, cần tiến hành các biện pháp:

Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh đến 18-24 tháng. Cho trẻ ăn sam đúng chế độ dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân, nhà ở thoáng, mát, không khí trong lành và môi trường sạch sẽ.

Không đun bếp, hút thuốc lá trong phòng ngủ, trong phòng chăm sóc trẻ.

Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.

Cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đủ liều.

Phát hiện sớm và xử trí đúng các trường hợp mắc bệnh theo phác đồ của tổ chức y tế thế giới nói trên.

Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây