Blog Trang 470

Bệnh do Chấy Rận

  • CHẤY (Pediculus humanus capitis): bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp và qua đồ vật (lược, mũ). Hay gặp ở học sinh, chủ yếu có ở da đầu nhưng cũng có thể thấy ở lông mày, lông mi và râu. Trứng chấy có màu xám dính vào sợi tóc.
  • RẬN (p. humanus corporis): thấy khi vệ sinh thân thể kém, quần áo không được giặt giũ. Trứng rận có ở những vùng có lông, ở quần áo lót, nhất là ở các đường khâu tiếp xúc với da. Vết đốt như một dấu chấm đỏ, chủ yếu được thấy ở cổ, vai, mông và bụng. Bao giờ cũng có ngứa và vết xước do gãi. Rận có thể truyền bệnh sốt rickettsia phát ban và các bệnh do rickettsia, sốt hồi quy do chấy rận.
  • RẬN MU (Phthirius pubis hay inguinalis): bệnh được lây truyền theo đường tình dục. Ký sinh trùng và trứng có ở lông bộ phận sinh dục và hậu môn. Có các vết màu xanh đen ở lườn là các vết đốt của rận. Nếu rận có ở lông mi thì gây viêm quanh mi.

Điều trị: bôi tại chỗ thuốc có lindan 1% hay các pyrethrin (xem thuốc chống chấy rận)

Các nghiên cứu về đái tháo đường ở Việt Nam

NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VỀ DỊCH TỄ HỌC

Những nghiên cứu có tính chất khu vực

Năm 1990, lần đầu tiên nghiên cứu dịch tễ bệnh đái tháo đường được tổ chức một cách tương đối khoa học, đưa ra được các tỷ lệ tương đối chính xác ở các khu vực Hà Nội (1,2%), Huế ( 0,95%), Thành phố Hồ Chí Minh (2,52%). Nghiên cứu được tiến hành ở lứa tuổi từ 20 – 74 tuổi.

Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ bệnh đái tháo của Việt Nam được tiến hành theo các qui chuẩn quốc tế. Vổi sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, điều tra đã được tiến hành ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nang và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng điểu tra là lứa tuổi từ 30 đến 64. Kết quả điều tra này thật sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh đái tháo đường nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường là 4,0%; tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1%; tỷ lệ các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường 38,5%), nhưng điều đặc biệt làm người ta phải lưu tâm là có tới trên sáu mươi phần trăm (64,9%) số người mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị.

Năm 2002, báo cáo kết quả của một đề tài nghiên cứu được tiến hành từ năm 1999 cũng gây được sự chú ý. Nghiên cứu được tiến hành ở Hà Nội, lứa tuổi từ 20 đến 74 tuổi, cùng một phương pháp và địa bàn như nghiên cứu năm 1990. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường đã tăng gấp đôi (2,16%) so với 10 năm trước.

Cũng trong năm này một số các địa phương dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Bệnh viện Nội tiết đã tiến hành nghiên cứu tình hình mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở địa phương mình. Với phương pháp nghiên cứu khoa học, chặt chẽ, theo qui chuẩn quốc tế. Các nghiên cứu này đều có độ tin cậy cao và thống nhất, khi so sánh với đề tài nghiên cứu quốc gia về sau này. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp và thành phố mà còn cả ở vùng miền núi, trung du. Đặc biệt kết quả thu được ở Thành phố Yên Bái cho thấy tỷ lệ bệnh trên 3,0%, nhưng có tới xấp xỉ 70% người mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện.

Những nghiên cứu tầm quốc gia

Năm 2002 – 2003, điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được chia ra làm 4 vùng sinh thái. Nghiên cứu cũng nhận được sự trợ giúp của WHO về chuyên gia trong các khâu thiết kế mẫu nghiên cứu, chọn mẫu, xử lý số liệu v.v.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói

  • Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của các khu vực đã được điều chỉnh theo cấu trúc tuổi của quần thể là:

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường toàn quốc là 2,7% (95% CI = 3,1 – 4,1). Tỷ lệ đái tháo đường ở nữ là 3,7%, tỷ lệ tương ứng ở nam là 3,3%.

Vùng núi cao: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,1% (thấp nhất 1,5%; cao nhất 3,2%).

Vùng trung du: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,2% (thấp nhất 1,8%- cao nhất 3,6%).

Vùng đồng bằng và ven biển: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 2,7% (thấp nhất 2,4%; cao nhất 4,0%).

Vùng đô thị và khu công nghiệp: tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 4,4%;

Kết quả của nghiên cứu này xấp xỉ tỷ lệ bệnh đái tháo đường khu vực nội thành của Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, và thành phố Hồ Chí Minh (4,0%) năm 2001, với cùng đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Các khu vực miền núi và Tây Nguyên, đồng bằng và trung du có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tương ứng là 2,1%; 2,7%, và 2,2% (tỷ lệ thô tương ứng là 2,1%; 3,1% và 2,5%) tương đương hoặc tăng gâp đôi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thành phố 10 năm trước đây.

Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ, tuổi từ 30 đến 64 tuổi, chiếm tỷ lệ cao 10,5%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 13,8%.

Theo phân loại của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của Việt Nam nằm trong khu vực hai (tỷ lệ 2% – 4,99%) giống của các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và thấp hơn các nước thuộc khu vực ba (tỷ lệ 5% – 7,99%) bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Australia…

  • Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của bốn khu vực thành phố là 6,5%, đồng bằng 7,0%, miền núi 7,1% và trung du 8,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khu vực (p = 0,337). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose của toàn quốc là 7,3%.
  • Tỷ lệ suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói trong nghiên cứu này tương đối thấp, tỷ lệ tương ứng ở các vùng miền núi là 2,2%, đồng bằng 1,4%, trung du 2,4% và thành phố là 1,8%; tỷ lệ chung của cả nước là 1,9%. Theo kết quả nghiên cứu này thì tỷ số giữa rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn dung nạp glucose của Việt Nam là 1/3, trong khi ở nước ngoài thì tỷ số này là 1/2. Trong nghiên cứu này chúng tôi vẫn lấy tiêu chuẩn của năm 1998 để xác định có rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói là 6,1 mmol/l. Nếu lấy tiêu chuẩn mới của IDF (5,6 mmol/l), thì tỷ lệ này chắc sẽ cao hơn nhiều.

Kết quả này cũng phản ánh tình trạng chung của một nền kinh tế – xã hội đang có những thay đổi không đồng nhất. Tình trạng rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nếu chúng ta không có biện pháp phòng chống thoả đáng. Có lẽ tỷ lệ này sẽ tăng nhanh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học, song hành với tỷ lệ thừa cân và béo phì – các yếu tố nguy cơ được xem là nguồn bổ sung cho đội ngũ những người mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Về tuổi và giới mắc bệnh

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p < 0,0005). ở lứa tuổi dưới 40 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường vẫn thấp khoảng dưới 1%, tỷ lệ bệnh đái tháo đường dường như tăng nhanh ở hai mốc tuổi là 45 tuổi (4,6%) và 60 tuổi (10,1%). Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng có diễn biến gần giống như tỷ lệ mắc đái tháo đường là tăng tỷ lệ thuận theo tuổi (p < 0,0005), nhưng không có mốc tăng đột ngột như tỷ lệ bệnh đái tháo đường. Tuổi trung bình của các đối tượng mắc đái tháo đường là 52,4 tuổi, trong khi tuổi của các đối tượng có rối loạn dung nạp glucose là 48,5 tuổi.

Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới. Nhưng tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở nữ cao hơn hẳn so với nam (8,9% so với 5,9%, p < 0,0005).

Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường như rối loạn dung nạp glucose

Suy giảm dung nạp glucosse máu lúc đói, chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) ở nghiên cứu này là 40,8%, đặc biệt là ở những đối tượng ở khu vực thành phố tỷ lệ này cao hơn hẳn (57,4%). Số đối tượng có từ 2 yếu tố nguy cơ chính trở lên chiếm 16,3% (toàn quốc), nếu chỉ tính ở các thành phố và khu công nghiệp thì tỷ lệ này là 31,3%. Tần suất các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cũng rất rõ rệt. Tần suất các yếu tố nguy cơ như BMI cao, vòng eo cao, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình có người thuộc thế hệ cận kề bị mắc bệnh đái tháo đường cao rõ rệt ở khu vực thành phố và đồng bằng so với các khu vực miền núi và trung du.

  • Mức độ liên quan của các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose.

Do thiết kế của nghiên cứu này là nghiên cứu mô tả nên việc đánh giá môì tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với bệnh có phần nào hạn chế. Tuy nhiên, do các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới vì vậy nghiên cứu này không cố gắng chứng minh các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường mà chỉ đo lường sự liên quan của các yếu tố này với khả năng mắc bệnh và tỷ lệ bệnh.

Trong nghiên cứu này, một số yếu tố nguy cơ như tuổi cao, chỉ số khối cơ thể cao, vòng eo cao, tiền sử gia đình liên quan đến bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, và ít hoạt động thể lực có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose, khá chặt (các giá trị p < 0,0005). Tuy nhiên, khi đánh giá vai trò của từng yếu tố nguy cơ riêng biệt với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong khi không chế vai trò của các yếu tố nguy cơ khác thì thứ tự các yếu tố nguy cơ có thể được sắp xếp như sau:

  1. Tuổi cao (tuổi > 45) (OR 2,958; p < 0,0005).
  2. Tiền sử gia đình (OR 2,373; p < 0,0005).
  3. Tăng huyết áp (OR 2,341; p < 0,0005).
  4. Vòng eo cao (OR 1,751; p < 0,0005).
  5. ít hoạt động thể lực (OR 1,668; p < 0,0005).
  6. BMI trên 23 (OR 1,565; p = 0,002).

Trong nhóm đối tượng không có yếu tố nguy cơ nào thì tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose rất thấp. Cụ thể ở quần thể chung là 1,3% và 4,9%; ở quần thể dưới 45 tuổi là 0,4% và 4,5%; ở quần thể trên 45 tuổi là 2,5% và 5,8%.

Nhóm đối tượng có 1 yếu tố nguy cơ: tỷ lệ ở quần thể chung với đái tháo đường là 3,4% rối loạn dung nạp glucose 7,4%; ở quần thể dưới 45 tuổi tương ứng là 1,9% và 6,1%; ở quần thể trên 45 tuổi tương ứng là 5,0% và 8,8%.

Nhóm đối tượng có 2 yếu tố nguy cơ: tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tương ứng là 6,5% và 11,4% ở quần thể chung; ở quần thể dưới 45 tuổi là 3,0% và 9,9%; ở quần thể trên 45 tuổi là 9,1% và 12,6%.

Nhóm đối tượng có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên: tỷ lệ đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tương ứng ở quần thể chung là 12,0% và 20,5%; ở quần thể dưới 45 tuổi là 4,9% và 16,6% và ở quần thể trên 45 tuổi là 14,8% và 22,2% .

Bảng 2.1. Tỷ lệ (%) mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose theo tuổi.

Tuổi

Yếu tố nguy cơ

Chung < 45 tuổi > 45 tuổi
ĐTĐ RLDNG ĐTĐ RLDNG ĐTĐ RLDNG
Không có 1,3 4,9 0,4 4,5 2,5 5,8
1 yếu tố 3,4 7,4 1,9 6,1 5,0 8,8
2 yếu tố 6,5 11,4 3,0 9,9 9,1 12,6
> 3 yếu tố 12,0 20,5 4,9 16,6 14,8 22,2

* Đái tháo đường: Đái tháo đường; * RLDNG: Rối loạn dung nạp glucose.

Nhận thức chung của cộng đồng vé bệnh đái tháo đường

Có 78,8% số các đối tượng được phỏng vấn không hiểu về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, 76,5% người tham gia nghiên cứu không biết gì về biện pháp phòng bệnh, số người được xem là có biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường (21,2%) và cách thức phòng bệnh (23,5%), nhưng mức độ hiểu biết một cách đầy đủ về những kiến thức này cũng rất hạn chế.

Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường

Hầu hết người bệnh bị bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán từ trước đều đang được điều trị đều đặn (85,8%), số người bệnh không được điều trị chỉ có 14,2%. Chế độ điều trị được áp dụng chủ yếu là thuốc đơn thuần (70,9%), thuốc kết hợp với chế độ ăn (29,1%), chế độ ăn và luyện tập đơn thuần chỉ có 2,9%. Điều này nói lên sự yếu kém trong công tác quản lý nhóm người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao trong cộng đồng và/hoặc nhóm người mối được chẩn đoán chỉ cần chế độ ăn và luyện tập đê điều chỉnh lượng glucose huyết.

Điểm đặc biệt cần lưu ý là tỷ lệ người được chẩn đoán đái tháo đường chỉ có 35,5%, tức là có tới 64,5 % người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán, cá biệt có những vùng tỷ lệ người không được chẩn đoán bệnh lên tới 69,70%.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường thai kỳ của khu vực Hà Nội

Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ

Nghiên cứu được tiến hành điều tra ở 1611 sản phụ mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ tại hai trung tâm quản lý sinh đẻ lớn nhất ở khu vực Hà Nội. Các sản phụ đều được làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, làm nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống với 75 gam glucose. Nếu được xác định có đái tháo đường thai kỳ sẽ được làm HbA1c, kiểm tra và điều chỉnh đường máu tại Bệnh viện Nội tiết. Sau khi đẻ 6 tuần được làm lại nghiệm pháp tăng đường máu để xác định lại là mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hay người đái tháo đường mang thai. Kết quả là:

  • Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là là 5,7% (Tỷ lệ thô được xác định khi mang thai là 5,9%).
  • Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ tăng rõ rệt theo tuổi, ở lứa tuổi < 25 tỷ lệ bệnh đái tháo đường thai kỳ là 3,0%; ở lớp tuổi từ 25 đến < 30 tuổi là 5,5%, ở lớp tuổi từ 30 đến 34 tuổi là 7,0% và ở lớp tuổi từ >35 tuổi tỷ lệ bệnh là 13,0%.

Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). So với nhóm < 24 tuổi, các nhóm tuổi trên (từ 25 đến dưới 30; từ 30 đến dưới 35 và trên 35) có nguy cơ mắc đái thảo đường thai tăng lên rõ rệt, tương ứng là 1,81; 2,41 và 4,77.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho những đối tượng > 25 tuổi là cần được khuyến cáo, còn với nhóm đối tượng trên 35 tuổi cần phải được xem là bắt buộc.

Đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố nguy cơ

  • Với chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai:

Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tăng theo mức tăng của BMI. Cụ thể nhóm có BMI < 18,5 tỷ lệ bệnh là 3,8%; nhóm có BMI từ 18,5 – 22,9 tỷ lệ bệnh là 6,3% và nhóm có BMI > 23 tỷ lệ bệnh là 12,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Nguy cơ mắc bệnh của nhóm có BMI > 23 cao gấp hơn 2 lần so với nhóm có BMI < 23 có ý nghĩa thống kê (OR = 2,37, p=0,0005).

  • Những bất thường trong tiền sử, như gia đình có liên quan đến đái tháo đường (quan hệ huyết thống bậc 1) vốn được xem là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 và đái tháo đường thai kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở nhóm có tiền sử gia đình liên quan đến đái tháo đường, khi so với nhóm không có tiền sử gia đình. Tuy nhiên nguy cơ tăng lên này không có ý nghĩa thông kê (OR = 1,77, p = 0,162) có lẽ do hạn chế về cỡ mẫu (72 trường hợp).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên ở nhóm những đối tượng có tiền sử sản khoa bất thường (sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, so với nhóm bình thường (OR = 1,72, p = 0,031).

  • Các yếu tố nguy cơ về lôi sống, về mức độ hoạt động thể lực như làm công việc nhẹ nhàng hoặc tĩnh tại, ngồi nhiều, không tập thê dục hoặc tập thể dục dưới 30 phút mỗi ngày… đã được xác định là những yếu tố nguy cơ đái tháo đường typ 2 và cũng là cho cả đái tháo đường thai kỳ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ tăng lên ở nhóm có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên cao hơn 2 lần so với nhóm không có nguy cơ (OR = 0,257; p = 0,032).
  • Số lần sinh con của bà mẹ củng là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn ở các bà mẹ đã sinh con so với các bà mẹ trước đây chưa sinh con lần nào (OR = 1,64, p = 0,018). Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ ở nhóm đối tượng đã từng sinh con là 7,4%. Vì số người đã từng sinh con nặng > 4000 g trong nghiên cứu này là rất ít (chiếm 2,7% những người đã từng sinh con), chúng tôi giả thiết rằng ngưỡng giá trị nguy cơ này không phù hợp với người Việt Nam. Chọn ngưỡng giá trị 3500g (cân nặng con trong lần đẻ trước) để phân nhóm và so sánh tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ của mẹ, chúng tôi thấy tỷ lệ mắc bệnh ở hai nhóm khác nhau có ý nghĩa (OR = 2,106, p=0,05). Tuy vậy, sự khác biệt đặc biệt có ý nghĩa thống kê nếu lấy ngưỡng so sánh là tiền sử sinh con nặng > 3600g (OR = 2,592, p < 0,005). Dù sao đây cũng chỉ nên xem là một nhận xét ban đầu, do số lượng người tham gia nghiên cứu còn hạn chế và nghiên cứu chỉ được tiến hành trong một khu vực địa lý nhất định.

Chất lượng điều trị, quản lý người bệnh đái tháo đường

Một công trình hợp tác nghiên cứu giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội, Việt Nam và Bệnh viện Quốc gia Kyoto, Nhật Bản đã cho chúng ta bức tranh về thực trạng quản lý, chất lượng điều trị người bệnh đái tháo đường Việt Nam. Nghiên cứu đã thu thập 663 người bệnh đái tháo đường đến khám lần đầu ở Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội. Kết quả cho thấy có 308 người (46,5%) mới được phát hiện, 355 người (53,4%) đã được điều trị từ tuyến trước. Con số này nói lên tình trạng bất cập về hệ thống quản lý chuyên ngành Nội tiết ở các tỉnh, thành. Vì bệnh viện Nội tiết là tuyến trung ương mà số người mới được phát hiện còn quá cao. Nghiên cứu cũng cho thấy tuổi phát hiện bệnh trung bình là 52,0 ± 10 (thấp nhất là 25 cao nhất là 83 tuổi); nhóm tuổi cao nhất là từ 51 đến 60 chiếm 37,7%; lứa tuổi từ 41 đến 70 chiếm 88,7%. Thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm cao nhất 51,6%, từ 1 đến 5 năm là 36,8%, từ 5 đến 10 năm 8,4%, trên 10 năm chỉ có 3,2%. Bệnh thường được phát hiện muộn 85,8% được phát hiện khi người bệnh đã có đủ triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều và gầy sút; 7,9% được phát hiện do kiểm tra sức khoẻ định kỳ, 4,9% là do đi khám một bệnh khác và 1,4% là do các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Những điểm đặc biệt trong tiền sử (bảng 2.2.)

Bảng 2.2. Đặc điểm tiền sử của người bệnh Đái tháo đường.

Đặc điểm tiền sử Tỷ lệ %
Có người thuộc thế hệ thân cận bị đái tháo đường 12,8
Đã bị mắc bệnh tăng huyết áp 10,7
Nhồi máu cơ tim 0,5
Phụ nữ sinh con trên 4000 gam 22,0
Tiền sử sản khoa bất thường khác 31,5

Nghiên cứu cũng cho thấy những thói quen có hại cũng ảnh hưởng đến bệnh. Rõ nhất là lối sống ít hoạt động chiếm 54,3%, sau đó là thói quen hút thuốc, uống rượu…

Về các chỉ số nhân trắc không có gì khác với các nghiên cứu trước đây. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 có chỉ số BMI bình thường (từ 18,5 đến 22,9) là 49,9%, BMI trên 23 có 33,1%, trên 25 chỉ có 13,1%. Tương tự người mắc bệnh đái tháo đường có số đo vòng eo tăng cao hơn bình thường có tỷ lệ là 35,0%.

Nghiên cứu về thay đổi insulin huyết tương lúc đói, ở nhóm người mới được phát hiện chưa được điều trị, giá trị trung bình là 13,2 ± 42,5 mU/l và giá trị trung vị là 7,3 mU/l .

Về quản lý bệnh

Glucose máu lúc đói của nhóm người mới được phát hiện (n=308) có giá trị trung bình là 12,3 ± 4,8 mmol/l, không khác biệt với nhóm đã được quản lý điều trị từ tuyến trước (11,3 ± 4,3 mmol/l). Điều này phản ánh chất lượng của công tác chữa bệnh, quản lý bệnh của tuyến cơ sở còn nhiều bất cập. Lượng glucose máu lúc đói chỉ có 5,9% đạt mức tốt; 6,7% đạt khá; HbA1c cũng chỉ có 30,8% đạt yêu cầu (12,9% mức tốt; 17,9% đạt khá). Như vậy số người bệnh điều trị không đạt yêu cầu rất cao (87,4% theo chỉ số glucose máu lúc đói và 69,2%- theo HbA1c)- Đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO.

Nghiên cứu cũng chứng minh người đái tháo đường có thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì việc quản lý điều trị càng gặp khó khăn. Tỷ lệ người bệnh có mức HbA1c <7,5 ở nhóm người có thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm là 40,7%, ở nhóm từ 1 đến 5 năm là 26,9%; đến nhóm có thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm chỉ còn 10,5%.

Người mắc bệnh đái tháo đường mới được phát hiện có tỷ lệ tăng huyết áp là 23,5%, thấp hơn so với nhóm người đã được chẩn đoán trước đó 31,3%. Tăng huyết áp ở nhóm người có tuổi phát hiện bệnh dưới 1 năm là 24,9%, ở nhóm có tuổi phát hiện bệnh từ 1 đến 5 năm là 27,3%; ở nhóm có tuổi phát hiện bệnh từ 5 đến 10 năm tỷ lệ này là 52,4%; nhóm có tuổi phát hiện bệnh trên 10 năm là 52,4%.

Các biến chứng khác

  • Biến chứng mắt

Đục thuỷ tinh thể – 6,1%, glaucoma – 0,2%, bệnh lý võng mạc – 27,8%. Trong bệnh võng mạc thì tổn thương cơ bản là 12,2%, tổn thương tiền tăng sinh – 12,2%, tổn thương tăng sinh – 2,9%, tăng sinh gây mù loà – 1,1%. Đặc biệt ở nhóm mới phát hiện tỷ lệ bệnh võng mạc đã khá cao – 16,2%. Bệnh võng mạc cũng tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Các tổn thương ở võng mạc của
người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Tổn thương võng mạc Tỷ lệ (%) của các nhóm mắc bệnh tính theo năm
< 1

(n = 341)

1-5 (n = 244) 5-10 (n = 56) 10

(n = 21)

Tổ thương cơ bản hoặc tiền tăng sinh 16,1 30,5 44,5 42,9
Bệnh võng mạc tăng sinh 1,2 2,9 8,9 14,3
Có tổn thương võng mạc 17,5 33,6 53,6 57,0

Biến chứng thận (bảng 2.4)

Bảng 2.4. Các tổn thương thận gây biến chứng ở người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Loại tổn thương Tỷ lệ của nhóm mới phát hiện (%) Tỷ lệ chung (%)
Microalbumin niệu 15,8 11,6
Macroalbumin niệu 7,2 3,0
Suy thận* 3,9 3,5
Có ít nhất 1 biến chứng 29,0 18,5

* Suy thận từ độ 1 đến độ 4.

  • Biến chứng thần kinh ngoại vi (bảng 2.5)

Bảng 2.5. Các biến chứng thần kinh ngoại vi ỏ người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.

Biến chứng thần kinh ngoại vi Tỷ lệ (%) của các nhóm mắc bệnh tính theo năm
< 1

(n = 342)

1-5 (n = 244) >5-10 (n = 56) >10

(n = 21)

Giảm/mất phản xạ gân xương 39,5 53,3 91,1 90,5
Giảm/mất cảm giác rung 4,4 18,4 32,1 47,6
Có triệu chứng lâm sàng* 37,1 43,3 82,1 76,2
Có ít nhất 1 biểu hiện 49,4 59,0 92,9 95,2

* Các triệu chứng như đau rát, tê bì, kiến bò

  • Tổn thương bàn chân đái tháo đường Bảng 6. Các tổn thương bàn chân của người bệnh Đái tháo đường trong nghiên cứu.
Tổn thương bàn chân (N=663) Trong bệnh sử Hiện tại
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Phỏng giập 0 0 0 0
Biến dạng 0 0 0 0
Loét 4 0,6 3 0,5
Hoại thư 1 0,2 2 0,3
Cắt cụt 0 0 0 0
Có ít nhất 1 tổn thương 5 0,8 5 5

Nếu tính cả thời điểm hiện tại và diễn biến bệnh sử thì có 1,5% số người bệnh bị tổn thương bàn chân. Hay gặp nhất là loét – 1,1%, tiếp theo là hoại thư – 0,5%.

  • Biến chứng mạch máu lớn

Mạch vành có tới 38% đột qụy 1,2%, tăng huyết áp 27,6%.

Tần suất sử dụng thuốc

  • Sử dụng một loại thuốc uống hạ glucose máu chiếm 57,1%. Trong đó sulfonylurea 51,1%, Biguamid 7,1%.
  • Sử dụng kết hợp 2 loại thuốc uống hạ glucose máu chiếm 27,9%. Kết hợp giữa sulfonylurea và Biguamid chiếm cao nhất 24,3%.
  • Sử dụng insulin đơn độc 8,5%.
  • Kết hợp insulin và thuốc viên là 4,9%.
  • Sử dụng thuốc y học dân tộc là 1,6%.

NHỮNG NGHIÊN CỨU CAN THIỆP ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Những nghiên cứu về dự phòng cấp 1

Để phòng chống bệnh có kết quả tốt, việc điều tra các yếu tố liên quan rất quan trọng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Bệnh viện Nội tiết, Hà Nội, Việt Nam với Trường Đại học Y khoa Kinki, Osaka, Nhật Bản, chúng ta đã có một nghiên cứu ban đầu tương đối chi tiết về lĩnh vực này.

Với hơn 1200 đối tượng tham gia, nghiên cứu đã được tiến hành ở Hà Nội. Nghiên cứu đã chia ra hai khu vực nội và ngoại thành- Đại diện cho hai mức độ khác nhau về tăng trưởng kinh tế, về bình quân thu nhập. Kết quả đã đưa ra nhiều kết luận bổ ích.

Nghiên cứu về đặc điểm khẩu phần ăn

Mức độ tiếp nhận năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

So sánh với kết quả điều tra trước đây có thể thấy thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn đã có sự thay đổi rõ rệt theo sự tăng trưởng của nền kinh tế, xã hội (bảng 2.7).

Bảng 2.7. Thay đổi thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần theo thời gian.

Chỉ số thống kê Thời gian (năm)
1985 1990 2000 2002-2003 (Hà Nội)
Năng lượng (Kcal) 1925 1928 1931 2321
Protid (g/ngày) 52,4 57,6 60,0 70,2
Lipid (g/ngày) 12,8 17,5 24,9 47,2

Trong các thập kỷ qua Việt Nam đã có hai cuộc tổng điều tra dinh dưỡng trên toàn quốc. Kết quả thấy rằng khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào gạo và rau, lượng thức ăn động vật, chất béo và hoa quả thấp không đáng kể. Cho đến năm 2000 mức năng lượng bình quân đầu người vẫn hầu như không thay đổi- tuy chất lượng khẩu phần đã được cải thiện. Nhưng đến nghiên cứu này đã có sự thay đổi đột ngột. Mức năng lượng bình quân đầu người đã tăng 20,2%, lượng protein tăng 17%, lipid tăng 89,5% so với năm 2000. Điều này đã góp phần giải thích cho sự tăng nhanh có tính đột biến của tỷ lệ bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu của Man J. và Toell M. đã chứng minh tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở những người có mức tiếp nhập trên 3000 Kcal/ngày cao hơn 100 lần những người có mức tiếp nhập từ 980-1500 Kcal.

Nghiên cứu này cũng cho thấy mức tiếp nhận năng lượng chung, hàm lượng protein, hàm lượng lipid và glucid là khác nhau giữa các khu vực nội và ngoại thành, so với năm 2000. Trong khi ở khu vực nội thành mức năng lượng thu nhập trung bình tăng 41%, lượng protein tăng 29%, lượng lipid tăng 102%; thì ở khu vực ngoại thành năng lượng thu nhập trung bình và lượng protein thay đổi không đáng kể nhưng lượng lipid

lại tăng đến 77%. Như vậy mặc dù mức năng lượng thu nhập bình quân có tăng, nhưng lại là tăng không đồng đều- thực tế là “tăng không hợp lý”. Sự mất cân bằng này, đặc biệt là tỷ lệ chất béo tăng quá cao, đã dẫn đến tình trạng “dư thừa bệnh lý”. Đây cũng là bằng chứng có giá trị chứng minh nguyên nhân dinh dưỡng đã góp phần làm tăng tỷ lệ các bệnh rối loạn chuyển hoá, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng protein:

Lượng protein tiếp nhập trung bình theo giới là từ 69,6g/ngày đến 70,7g/ngày. Như vậy mức thu nhập protein trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta đang có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Cho tới nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về liên quan giữa chế độ ăn nhiều protein và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Người ta mới chỉ đề cập tới vai trò của protein trong mối liên hệ với chế độ ăn nhiều protein động vật, acid béo bão hoà và ít các chất xơ. Một số acid amin như arginin, leucin và phenylalanin có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của tế bào beta tuyến tuy, nhưng tác động của chúng như thế nào thì vẫn chưa được rõ. Chỉ có điểu ăn nhiều protein nhất là protein động vật chắc chắn có liên quan đến tổn thương thận và làm nặng thêm biên chứng thận của người mắc bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng carbohydrat:

Các đối tượng tham gia nghiên cứu sống ở ngoại thành có mức tiếp nhập carbohydrat là 309g/ngày thấp hơn các đối tượng sống ở nội thành là 450 g/ngày.

Có nhiều ý kiến khác nhau về liên quan giữa tiếp nhận carbohydrat với đái tháo đường typ 2. Một số tác giả khẳng định chế độ ăn nhiều carbohydrat có liên quan đến bệnh, nhưng số khác lại không tán thành. Nhưng mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều carbohydrat với sự gia tăng của bệnh béo phì – một bệnh có bệnh gắn bó mật thiết với các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường — thì đã được khẳng định. Trong thực tế còn có một yếu tố quan trọng nữa, đó là những đặc điểm về dân tộc và quá trình tiến triển của nền kinh tế — xã hội. Sự tăng trưởng nền kinh tế nhanh chóng, sự thay đổi lối sống một cách đột ngột, bản thân nó đã là một điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn phát triển bệnh đái tháo đường.

  • Hàm lượng chất béo:

Sự tăng lên của hàm lượng các acid béo trong máu là biểu hiện thường gặp trong bệnh đái tháo đường và các rối loạn dung nạp glucose.

So với kết quả điều tra các năm 1985, 1990 và 2000 hàm lượng các chất béo trong khẩu phần ăn tương ứng là 12,8; 17,5 và 24,9 g/ngày, nghiên cứu này cho thấy hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn đã thay đổi và tăng lên rõ rệt.

Mức tiếp nhập acid béo không bão hoà có nhiều liên kết đôi (loại acid béo thường gặp trong thức ăn có nguồn gốc thực vật) của các đối tượng trong nhóm rối loạn dung nạp glucose cao hơn rõ rệt so với nhóm bình thường không có rối loạn dung nạp glucose. Điểu đáng nói hơn là mức tiếp nhận acid béo không bão hoà đa liên kết ở những người sống ở thành phố và khu công nghiệp thậm chí còn cao hơn cả người có rối loạn dung nạp glucose ở ngoại thành. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay tại Hà Nội cũng như các thành phố tỷ lệ sử dụng dầu ăn cao hơn so với vùng nông thôn hay ngoại ô. Do sự hiểu biết không thấu đáo, nhiều người cho rằng để phòng chống các rối loạn lipid chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật là đủ. Nghiên cứu này cũng là một bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của việc phổ biến kiến thức cơ bản về vệ sinh thực phẩm, về chế độ ăn uống hợp lý cho các đối tượng khác nhau trong xã hội.

  • Hàm lượng một sô khoáng chất:

Mức tiếp nhận một số khoáng chất cũng phản ánh xu hướng tăng lên của các thành phần dinh dưỡng như protid, chất béo trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Đặc biệt nơi có sự tăng trưởng về kinh tế và mức thu nhập cao hơn so với vùng nông thôn thì khả năng tiếp nhận các khoáng chất vi lượng cũng sẽ tăng.

Tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần ăn (bảng 2.8)

Bảng 2.8 Phân bố năng lượng trong khẩu phần ăn của các đối tượng nghiên cứu.

Năng lượng Kết quả
Năng lượng trung bình (Kcal) – 2322
Tỷ lệ % năng lượng từ protid 12,6
Tỷ lệ % năng lượng từ lipid 19,1
Tỷ lệ % năng lượng từ glucid 68,3

Như vậy tỷ lệ năng lượng trong khẩu phần ăn theo nghiên cứu này là 12,6% protid, 19,1% lipid và 68,3% glucid. Chúng ta thây tỷ lệ lipid có thể chấp nhận nhưng tỷ lệ glucid vẫn quá cao. Nhiều ý kiến cho rằng liệu đây có phải là đặc điểm các đái tháo đường ở các quốc gia đang phát triển. Điều tra khẩu phần ăn gần đây cho thấy các tỷ lệ tương ứng là protid 13,2%; lipid 12% và glucid 74,8% trong đó khu vực thành thị là 14,6%: 15,6%: 69,8% và nông thôn là 12,7%:10,9%:76,4%. Như vậy mất cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần ăn vẫn chưa được khắc phục. Không những thế xu hướng tăng hàm lượng lipid vẫn tiếp tục, nhất là ở vùng đô thị.

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đến bệnh

  • Thói quen ăn nhiều mỡ

Nghiên cứu cho thấy nhóm quần thể có thói quen ăn nhiều mỡ có tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ cao gấp 4 lần nhóm chứng.

  • Thói quen uống rượu bia

Rượu, bia từ lâu đã được ghi nhận là yếu tố nguy cơ với các bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường.

Wei M. Gibbons thấy những người đàn ông uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn người không có thói quen uống bia rượu là 2,2 – 2,4 lần. Nghiên cứu của chúng tôi thấy, người uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần nhóm chứng.

  • Thói quen ăn rau

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ cao hơn ở nhóm người không có thói quen ăn rau.

Mức độ hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh sinh của đái tháo đường. Trong nghiên cứu này nhóm đối tượng ít vận động (dưới 30 phút/ngày) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cao hơn nhóm chứng 2,4 lần.

Nghiên cứu mô hình phòng bệnh cấp 1 ở cộng đồng

Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được triển khai có quy mô và hệ thống ở Việt Nam. Với 7396 người tham gia được chia làm hai nhóm khác nhau. Việc chia mẫu phải đảm bảo không có sự khác biệt về giới, tuổi, các số đo nhân trắc; đặc biệt là số các yếu tố nguy cơ là đồng đều giữa hai nhóm. Nhóm đầu, qui ước gọi là nhóm nghiên cứu, được hướng dẫn chê độ ăn uống, luyện tập chu đáo. Hàng tháng có kiểm tra, giám sát, đánh giá lại tình trạng ăn uống, luyện tập… Tóm lại là nhóm được quản lý chặt chẽ. Nhóm thứ 2, cũng được giáo dục chế độ ăn uống và luyện tập như nhóm 1, nhưng không chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ như nhóm 1.

Kết quả nghiên cứu cho thấy qua theo dõi 18 tháng tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ trở lại bình thường ở nhóm nghiên cứu luôn cao hơn nhóm đối chứng, qua mỗi định kỳ khám lại 6 tháng một lần – sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ mới mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose cộng dồn 18 tháng ở nhóm không được phòng bệnh tương ứng là 2,2% (22.388/106) và 27,2%; còn ở nhóm được phòng bệnh tỷ lệ mắc đái tháo đường là 0,9% (9.090/106) và rối loạn dung nạp glucose là 20,5%. Sự khác biệt này giữa các nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa.

Tiến hành các biện pháp can thiệp trong vòng 18 tháng làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường 60,0%, giảm nguy cơ mắc các rối loạn dung nạp glucose tới 34,0% (p = 0,029) so với nhóm chứng. Như vậy tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói ở nhóm có can thiệp đều thấp hơn khi so với nhóm chứng ở tất cả các thời điểm đánh giá định kỳ (p < 0,05).

Nghiên cứu này cũng tìm hiểu khả năng phục hồi của nhóm người đã được chẩn đoán có rối loạn dung nạp glucose trở về bình thường đạt tới mức cao nhất là 73,7 % sau 12 tháng, nhưng chỉ còn 38,3% sau 18 tháng.

Qua nghiên cứu mô hình điểm ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định có thể rút ra kết luận, nếu có mô hình phù hợp can thiệp vào nhóm có yếu tố nguy cơ cao tại cộng đồng, có thể làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh đái tháo đường typ 2, cũng như khả năng làm giảm các yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh mới là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này cũng cho thấy các can thiệp cộng đồng thường dễ dàng đạt được kết quả ở giai đoạn đầu, nhưng sẽ là khó khăn để đạt được và duy trì kết quả tốt hơn ở những giai đoạn sau. Nghiên cứu can thiệp của chúng tôi đạt được kết quả ngay từ tháng thứ sáu, nhưng sau đó mức độ thành công tăng lên với tỷ lệ chậm hơn so với ban đầu.

Nghiên cứu dự phòng cấp 2- dự phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường

Ngày nay việc dự phòng cấp 2 – Dự phòng biến chứng của bệnh được cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt. Nghiên cứu UKPDS đã chứng minh ưu thế của điều trị đa trị liệu trong việc làm chậm, làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào phòng ngừa bệnh lý các mạch máu lớn. Nghiên cứu kéo dài 24 tháng với 338 người mắc bệnh đái tháo đường typ 2, lần đầu được phát hiện.

Các đặc điểm ban đầu về tuổi, giới, các số đo nhân trắc, lâm sàng và kết quả xét nghiệm hoá sinh được phân bố tương đối đồng nhất giữa hai nhóm nghiên cứu. Sự đồng nhất về các yếu tố trên có vai trò rất quan trọng khi so sánh kết quả điều trị của hai nhóm sau này. Nếu có sự khác biệt giữa hai nhóm về các yếu tố này có thể dẫn tối sự ngộ nhận kết quả nghiên cứu hoặc không chứng minh được kết quả điều trị thực sự. Nghiên cứu đã cho một số kết quả chính.

Những đặc điểm trước khi can thiệp của đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu thuộc ở lứa tuổi 50 – 59 tuổi. Tỷ lệ đối tượng là nữ (51,2%) nam (48,8%), sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thông kê.

Về chỉ số trọng lượng cơ thể, BMI từ 22,6 đến 23,1. Như vậy hầu hết người bệnh đái tháo đường typ 2 đều có mức BMI trung bình. Đây cũng là sự khác biệt giữa người bệnh đái tháo đường của Việt Nam với các nước khác ở các quốc gia châu Ãu và châu Mỹ.

Chỉ số eo/hông trung bình từ 0,887 ± 0,075 đến 0,898 ± 0,067. Mặc dù chỉ số eo/hông trong nghiên cứu của chúng tôi là trung bình chung cho cả hai nhưng nhìn chung chỉ số này đều cao > 0,85 và xấp xỉ 0,9. Điểu đáng quan tâm là chỉ số eo/hông là một trong những yếu tố để đánh giá tình trạng kháng insulin và biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. Có lẽ đây cũng là một yếu tố tiên lượng vì nó có thể làm ảnh hưởng xấu, gây ra khó khăn trong kiểm soát glucose máu cũng như tình trạng tăng huyết áp.

Tỷ lệ tăng huyết áp là từ 20,0 % đến 23,7%. Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu trong ngoài nước khác. Nguyên nhân là do người bệnh đái tháo đường typ 2 trong nghiên cứu này đều mới được phát hiện (< 6 tháng) và tuổi trung bình của quần thể nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu khác.

Glucose máu lúc đói trung bình từ 10,55 ± 3,35mmol/l đến 11,16 ± 2,86 mmol/l. Glucose máu sau ăn từ 17,03 ± 4,17mmol/l đến 19,19 ± 4,48mmol/l. Chỉ sốHbA1c từ 8,85 ± 3,43 % đến 9,49 ± 2,21%.

Với kết quả này có thể thấy tình trạng quản lý người bệnh đái tháo đường ở nước ta còn chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn của WHO.

Sự thay đổi của các chỉ số lâm sàng và hoá sinh của các đối tượng ở hai nhóm trong quá trình điều trị

  • BMI và chỉ số eo/hông

Nghiên cứu cho thấy nếu người bệnh đái tháo đường typ 2 được điều trị tích cực thì BMI của họ không thay đổi. Nếu việc quản lý glucose máu không chặt chẽ, BMI sẽ thay đổi lúc đầu có thể là tăng lên nhưng sau đó sẽ bị giảm đi. Đây cũng là yếu tố tiên lượng xấu của bệnh.

  • Glucose máu lúc đói

Tại thời điểm ban đầu không có sự khác biệt về glucose máu lúc đói trung bình của các đối tượng thuộc 2 nhóm nghiên cứu (p > 0,05). Tại các thời điếm đánh giá sau điều trị cho thấy lượng glucose máu lúc đói trung bình của các đối tượng ở cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu (p < 0,05), nhưng ở nhóm điều trị tích cực chỉ sốnày giảm nhiều hơn so với nhóm điều trị kinh điển (p < 0,05). Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn với mức glucose máu lúc đói < 6,2 mmol/l có thể giúp giảm nguy cơ các biến chứng tim mạch. Nếu để mức glucose máu đói cao hơn có thể tăng nguy cơ bị biến chứng tim mạch. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên chọn mức glucose máu đói từ 6,0 – 7,0 mmol/l là phù hợp, vì càng gần mức glucose lý tưởng thì tai biến hạ glucose máu càng dễ xảy ra. Người bệnh của chúng ta chưa quen tự quản lý, tự theo dõi, cần có sự thích nghi dần.

  • Glucose máu sau ăn 2 giờ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng glucose máu sau ăn không chỉ ảnh hưởng tối xơ vữa động mạch nhiều hơn glucose máu lúc đói mà còn ảnh hưởng tới quá trình tổn thương của lớp nội mạc mạch máu. Người ta thấy rằng với mức glucose máu sau ăn < 7,8 mmol/l là mức tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mạn tínhcủa bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu được quản lý chặt chẽ, điều trị tích cực thì glucose máu sau ăn cũng chỉ giao động từ 7,8 – 8,8 mmol/l (là mức đạt mục tiêu điều trị). Còn nhóm chứng, nhóm điều trị kinh điển, glucose máu sau ăn giao động ở mức cao hơn (8,8 – 11 mmol/l).

  • HbA1c

Với mức HbA1c < 6,5% được xem là tốt nhất giúp ngăn ngừa tiến triển các biến chứng mạn tính ở người mắc bệnh đái tháo đường.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, HbA1c trung bình của nhóm điều trị tích cực giảm có ý nghĩa thống kê (giao động từ 6,19 đến 6,94%) so với nhóm điều trị kinh điển (giao động từ 7,37% đến 9,49 %).

  • Huyết áp

Trước can thiệp tỷ lệ tăng huyết áp nhóm điều trị tích cực là 23,7%, sau điều trị vẫn còn 5% người bênh có tăng huyết áp, có 1,7 % tăng huyết áp mới xuất hiện (ở thời điểm cuối). Tại nhóm điều trị kinh điển tỷ lệ tăng huyết áp ban đầu là 20%, sau điều trị vẫn còn 6,0% người bệnh có tăng huyết áp, nhưng lại có tối 7,7% tăng huyết áp mới xuất hiện (ỏ thời điểm cuối).

Nhận xét độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy bằng phương pháp gây sung huyết (FMD)

Chỉ số FMD% của nhóm đái tháo đường typ 2 mới phát hiện so với người bình thường theo nhóm tuổi

Để hiểu thêm về rối loạn chức năng nội mạc của những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện qua chỉ số FMD %, chúng tôi tiến hành so sánh chỉ số FMD % của những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện với người bình thường theo nhóm tuổi. Theo kết quả nghiên cứu thì FMD % giảm dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao thì chỉ số FMD càng giảm, trong khi ở người bệnh đái tháo đường typ 2 không thấy có sự thay đổi theo nhóm tuổi. Nguyên nhân của khác biệt này có lẽ là do rối loạn chuyển hoá ở người bệnh đái tháo đường như tăng glucose máu và rối loạn chuyển hoá lipid đã ảnh hưởng nhiều tới lớp nội mạc trước đó.

Ở nhóm người mắc bệnh đái tháo đường typ 2 chỉ số FMD % giảm hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường cùng lứa tuổi. Thậm chí ngay cả ở những người bệnh đái tháo đường typ 2 mới phát hiện cũng đã thấy giảm rõ rệt chỉ số FMD (biểu hiện sự thay đổi của chức năng nội mạc) so với người bình thường, cùng lứa tuổi.

Chỉ số FMD % của hai nhóm nghiên cứu trước và sau điều trị

  • Trước can thiệp

Chỉ số FMD% trung bình của nhóm điều trị tích cực là 8,05 ± 4,41 và nhóm điều trị kinh điển là 7,10 ± 4,31- sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,125.

  • Sau can thiệp

Chỉ số FMD % trung bình của nhóm điều trị tích cực đã tăng hơn rõ rệt (10,17 ± 3,66) so với nhóm điều trị kinh điển là 8,46 ± 3,24 (p = 0,004).

Bảng 2.9. So sánh cặp về chỉ số FMD % trước và sau điều trị ở 2 nhóm

Nhóm Trước điều trị Sau điều trị
Điều trị tích cực* 7,95 ± 4,77 10,20 ±3,47
Điều trị kinh điển** 6,95 ±4,32 8,17 ± 3,25

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,000.

** Khác biệt lại không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này chứng minh, kiểm soát tốt nồng độ glucose máu và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu có thể giúp cải thiện chức năng nội mạc sớm, ngăn ngừa việc hình thành mảng xơ vữa và phòng ngừa các biến chứng mạch máu lớn ở người bệnh đái tháo đường. Japp và cộng sự 1995 tiến hành kiểm soát tốt glucose máu trong 1 năm đã cải thiện rõ rệt chỉ số FMD. Theo Ada M. Cuevas và cộng sự (2003) thì chế độ ăn nhiều rau, cá và dầu ô liu… cũng làm cải thiện rõ rệt chức năng nội mạc. Sheu WH và cộng sự nghiên cứu hiệu quả của Statin trên 21 người bệnh đái tháo đường typ 2, sau điều trị 24 tuần thây FMD % tăng rõ rệt.

Tương quan giữa FMD với HbA1c

Có mối tương quan tuyến tính chặt giữa chỉ số FMD% và HbA1c với r = – 0,417, phương trình hồi quy tuyến tính y = – 0,852 X + 13,97. Như vậy chỉ số HbA1c càng cao thì độ giãn mạch càng giảm.

Trong nghiên cứu này tuy chúng tôi không thấy mối tương quan tuyến tính giữa hàm lượng glucose máu lúc đói (r = – 0,113, p = 0,074) và hàm lượng glucose máu sau ăn (r = – 0,088, p = 0,178) với FMD.

FMD % và tăng huyết áp

FMD % trung bình của nhóm tăng huyết áp (6,98 ± 3,85) thấp hơn FMD % trung bình ở nhóm không tăng huyết áp (8,18 ± 4,37), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

  • Độ dày lớp nội trung mạc mạch cảnh của người bệnh và người bình thường cùng lứa tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dày lớp nội trung mạc mạch cảnh của người đái tháo đường typ 2 mới phát hiện cũng cao dần theo nhóm tuổi giống như người bình thường, nhưng cao hơn một cách có ý nghĩa so với người bình thường cùng lứa tuổi. Như vậy ngay cả ở người đái tháo đường typ 2 mới phát hiện đã bắt đầu có tổn thương tối lớp nội trung mạc mạch cảnh cùng với các rối loạn chức năng nội mạc.

Sốt giảm bạch cầu hạt

Trẻ em bị các bệnh ung thư được điều trị bằng các chế độ tăng cường (hoá trị liệu liều cao, tia xạ, ghép tuỷ xương) thường bị suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em bị ung thư. Sốt giảm bạch cầu hạt là một cấp cứu. Việc áp dụng ngay tức thì liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm cho bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt đã giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn Gram âm từ 80% xuống còn 10%. Vì vậy việc đánh giá và điều trị kịp thời bệnh nhi ung thư có sốt là vô cùng quan trọng.

1. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

Sốt: to (cặp ở miệng ) ≥ 38,50C hoặc 380C kéo dài trên 1giờ hoặc 2 lần cách nhau ít nhất 12 giờ và
Giảm bạch cầu hạt: BC hạt < 500/mm3 hoặc < 1000/mm3 nhưng dự đoán sẽ giảm tiếp trong 2 ngày tới < 500/mm3
Giảm bạch cầu hạt nặng: BC hạt < 100/mm3

2. CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM UNG THƯ

Vi khuẩn Gram dương:
Staphylococci ( S. aeruginosa, S.epidermidis)
Streptococci (α- hemolytic; nhóm D)

Corynebacterium
Listeria Clostridium difficile
Vi khuẩn Gram âm
Enterobacteriaciae (E. Coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter)
Pseudomonads (kháng đa KS)

Anaerobes (Bacteroides)
Nấm

Candidas
Aspergillus

Phycomycete

Crytococcus
Virus
Herpes simplex

Varricella Zoster

Cytomegalovirus

Epstein – Barr

Respiratory syncytial

Adenovirus

Influenza Rotavius
Nguyên nhân khác Pneumocystis carinii Toxoplasma gondii Crytosporidia

3. YẾU TỐ NGUY CƠ

– Bệnh ác tính: U lympho, bạch cầu cấp…
– Hóa trị liệu.
– Steroid.
– Phẫu thuật.
Dụng cụ nội mạch, sonde tiểu.

4. LÂM SÀNG

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng tỉ mỉ, đặc biệt chú ý tới những vị trí hay bị nhiễm trùng ở bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt.
– Các dấu hiệu sinh tồn
– Da, đầu vào và đường đi của catheter trung tâm
– Khó thở và các biểu hiện suy hô hấp
– Niêm mạc miệng và vùng quanh miệng
– Vùng quanh hậu môn: viêm hoặc nứt kẽ.
– Khám bụng, phản ứng thành bụng.

5. CẬN LÂM SÀNG

Với bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt, một viêm nhiễm nhẹ, kín đáo cũng có thể là nguồn gốc nhiễm trùng vì vậy cần phải được cấy tìm vi khuẩn. 10-30% bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt có kết quả cấy vi khuẩn dương tính.
– Công thức máu, đông máu toàn bộ
– Cấy máu 2 mẫu: Catheter trung tâm (buồng tiêm dưới da hoặc Hickman) và 1 mẫu máu ngoại vi hoặc cấy máu ngoại vi 2 mẫu ở 2 vị trí khác nhau, hoặc 1 vị trí và cách nhau > 20 phút.
– Cấy nước tiểu và tổng phân tích nước tiểu
– X quang tim phổi,
– Các xét nghiệm chẩn đoán khác phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng:
Soi, cấy đờm tìm vi khuẩn, lao; soi tươi, PCR dịch rửa phế quản chẩn đoán Pneumocystis carini .
CT lồng ngực.
Cấy mủ vết thương
Soi tươi, cấy phân nếu ỉa chảy.
Siêu âm, chụp X quang, CT bụng nếu nghi ngờ viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, viêm hồi manh tràng…
– Các xét nghiệm sinh hoá: CRP, điện giải đồ, Ca, urê, creatinin, men gan

6. ĐIỀU TRỊ

a. Liệu pháp kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm càng sớm càng tốt Liệu pháp KS kinh nghiệm: Một KS nhóm β- lactam có tác dụng với trực
khuẩn mủ xanh đơn thuần hoặc kết hợp aminoglycoside (tobramycin, amikacin).
Khi chọn liệu pháp kinh nghiệm cần cân nhắc loại vi khuẩn thường gặp, mô hình kháng KS ở địa phương, tiền sử dị ứng thuốc…Lựa chọn ban đầu có thể là:
– Piperacillin- tazobactam hoặc
– Cefoperazon, ceftazidime, cefepim hoặc
– Carbapenem (imipenem-cilastatin hoặc meropenem): nếu sốt cao liên tục, rét run, giảm BC hạt nặng.
Liệu pháp kháng sinh ban đầu có thể điều chỉnh như sau

Bệnh nhân dị ứng với penicillin nên được điều tri kết hợp ciprofloxacin và clindamycin hoặc aztreonam và vancomycin (tránh β-lactam và carbapenem).
b. Điều trị sốt không rõ nguyên nhân
Nhiều bệnh nhân sốt giảm bạch cầu hạt không xác định được nguyên nhân sốt. Trong số này có một tỷ lệ đáng kể có nhiễm trùng sâu kín.
Sốt không rõ nguyên nhân được chia làm 2 nhóm:
Nguy cơ thấp: bạch cầu hạt hồi phục trong vòng 1 tuần điều trị kháng sinh
→ ngừng kháng sinh khi bạch cầu hạt đạt 500/mm3 trong 2 ngày liên tiếp.
Nguy cơ cao: Giảm bạch cầu hạt kéo dài hơn 1 tuần và không có bằng chứng hồi phục tuỷ xương → điều trị một đợt kháng sinh 14 ngày và ngừng nếu hết sốt, nếu sốt lại → tiếp tục điều trị kháng sinh và kết hợp thuốc chống nấm.
c. Liệu pháp chống nấm theo kinh nghiệm
Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt sốt dai dẳng sau 4 – 7 ngày điều trị bằng kháng sinh phổ rộng nên được điều trị bằng liệu pháp chống nấm toàn thân.
Fluconazole uống hoặc tiêm TM được lựa chọn theo kinh nghiệm với những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, sốt dai dẳng.
Amphotericin B được chỉ định với bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nấm cao hoặc cấy máu dương tính với nấm.
Khi sử dụng amphotericin B cần theo dõi BUN, creatinin, điện giải đồ hàng ngày vì Amphotericin B gây độc với thận và làm giảm Na+ và K+ máu nặng. Nếu creatinin tăng 1,5 – 2 lần so với bình thường, có thể phải ngừng thuốc cho tới khi creatinin giảm và chế phẩm amphotericin B tan trong mỡ được chỉ định để giảm độc tính với thận.
d. Điều trị kết hợp
– Với bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc sốt giảm BC hạt nặng: G – CSF 5-10
g/kg/ngày (không chỉ định cho người bệnh bạch cầu cấp đang điều trị giai đoạn tấn công).
– Truyền máu và các chế phẩm nếu thiếu máu (Hb < 80 g/L), xuất huyết, TC < 20.000/mm3 hoặc rối loạn yếu tố đông máu.
– Viêm loét niêm mạc miệng:
+ Súc, lau miệng bằng Natriclorua 9‰, dd Natribicacbonate 14‰, chlorhexidine 0,2%. Nếu viêm loét nặng nên súc miệng bằng ôxy già pha loãng 1/8 với nước sạch hoặc Natriclorua 9‰.
+ Thuốc chống nấm: nystatin hoặc daktarin dạng bột hoặc kem bôi miệng.
+ Viêm loét nặng kèm các nốt phỏng coi như sự hoạt hóa HSV: acyclovir.
+ Giảm đau tại chỗ: cepacaine súc miệng, bôi xylocain gel trước khi ăn.
+ Giảm đau toàn thân (panadol, codeine hoặc morphine) được chỉ định theo mức độ đau.
Liều một số thuốc kháng sinh
Cefoperazon 100 mg/kg/ngày TMC, chia 2 lần Ceftazidime 100 mg/kg/ngày TMC, chia 2 lần Cefepim 100 mg/kg/ngày TMC, chia 2 lần
Tobramycin 6 – 7,5mg/kg/ngày TM trong 30 phút, 1 lần Amikacin 15mg/kg/ngày TM trong 30 phút, 1 lần
Vancomycin 10mg/kg x 4 lần/ngày cách 6 giờ TM trong 30-60 phút Imipenem/cilastatin 15mg/kg x 4 lần/ngày cách 6 giờ TM trong 30 phút Meropenem 20 mg/kg x 3 lần/ngày cách 8 giờ TMC
Metronidazol 7,5mg/kg x 3 lần/ngày cách 8 giờ TM
Fluconazole 6 – 12mg/kg/ngày, chia 1 – 2 lần x 28 ngày, uống hoặc TM Amphotericin B liều test đầu tiên 0,01 – 0,1mg/kg truyền TM 15phút.
Nếu dung nạp thuốc, truyền TM liều 0,5mg/kg, trong 3-4 giờ. Tăng liều hàng ngày đến liều mong muốn, thường 0,75 – 1 mg/kg/ngày.
Bactrim 5mg TMP/kg x 4 lần/ngày cách 6 giờ x 21 ngày uống hoặc TM Acyclovir: 3 tháng – 2 tuổi 100mg x 5 lần/ ngày uống
≥ 2 tuổi 200mg x 5 lần/ ngày uống

Huyệt Âm Đô

Âm Đô

Tên Huyệt Âm Đô:

Huyệt ở Vị Trí huyệt (vùng) thuộc Âm mà lại là nơi hội tụ của Kinh Thận và mạch Xung, vì vậy gọi là Âm Đô (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Thạch Cung, Thông Quan, Thực Cung.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Âm Đô:

Huyệt thứ 19 của kinh Thận.

Huyệt giao hội với Xung Mạch.

Vị Trí huyệt Âm Đô:

Trên rốn 4 thốn, cách tuyến giữa bụng 0, 5 thốn, ngang h. Trung Quản (Nh.12).

Giải Phẫu:

Dưới da là cân cơ chéo to của bụng, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc, khung tá tràng.

Thần kinh vận động cơ là nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8.

Chủ Trị Âm Đô:

Trị bụng đau, bụng sôi, bụng đầy tức, hông sườn đau nóng.

Phối Huyệt:

1. Phối Cự Khuyết (Nh.14) trị tâm thống, bỉ mãn (Tư Sinh Kinh).

2. Phối Gian Sử (Tâm bào.5) + Khí Hải (Nh.6) + Ngũ Lý (Đại trường.13) trị mồ hôi trộm (Châm Cứu Cứu Tập Thành).

3. Phối Phế Du (Bàng quang.13) [cứu] + Thái Uyên (Phế 9) trị phế trướng, cạnh sườn đau nhói (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Trung Quản (Nh.12) trị nôn ọe (Châm Cứu Học Thượng Hải ).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1 – 1, 5 thốn. Cứu 5 – 7 tráng – Ôn cứu 10 – 15 phút.

Ghi Chú: Không châm khi có thai.

Nhu cầu và tầm quan trọng của chất béo (Lipid) với trẻ

Các loại lipid (chất béo).

  • Lipit động vật: gồm mỡ lẫn trong thịt, mỡ lá, mỡ khổ, mỡ phần. Ngoài ra còn có trong sữa, bơ, phomát, cá béo, các loại thịt (lợn, gà, vịt, bò…), các loại trứng (gà, vịt…), đặc biệt là trong lòng đỏ trứng gà.

Tuy nhiên, nhiều nhất là trong các loại thịt.

  • Lipit thực vật gồm: dầu lạc, dầu ô lưu, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu dừa, dầu lê, dầu ngô., và một số thức ăn khác cũng chứa một hàm lượng lipit (chất béo) nhất định. Điểm đặc trưng là các loại dầu thực vật có chứa nhiều axít béo không no. Trong dầu có chứa nhiều chất tiền vitamin A: belacarote. Đặc biệt trong dầu của mầm ngô, dầu đậu nành, hướng dương có chứa rất nhiều vitamin E.

Tầm quan trọng của lipid.

Đó là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao. lg chất béo cho 9,3kcal năng lượng. Trong khi 1g protein chỉ cho 4,1kcal. Chất béo còn là chất dễ tiêu hoá và dễ hấp thụ. Đặc biệt, nó là chất dinh dưỡng mà có thể dễ tổng hợp nhất-khi thừa năng lượng. Tuy nhiên, có người ăn nhiều cơm, uống nhiều bia rượu… vẫn bị béo phì. Vì vậy mà nhiều người coi nhẹ chất béo. Đó là chưa kể ăn nhiều chất béo quá sẽ gây cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của chất béo, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ béo phì ngày một gia tăng
Trẻ béo phì ngày một gia tăng
  • Ăn ít chất béo, trẻ rất dễ bị thiếu năng lượng. Trong sữa mẹ có tới 50% năng lượng do lipit cung cấp. Cho nên, khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, nếu chỉ cho ăn chất bột (gluxit) và chất protein thì trẻ vẫn bị thiếu năng lượng. Vì dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, nếu ăn đủ chất thì dung lượng lại quá lớn, dễ gây nên bội thực. Chỉ có lipit mới khắc phục được tình trạng này vì lg chất béo cho năng lượng gấp 2 lần chất bột (gluxit) và
  • Ngoài ra, chất béo còn là môi trường hoà tan các chất vitamin như: vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin .. Vì vậy, thiếu lipit là nguyên nhân gián tiếp gây nên các bệnh thiếu các vitamin đó.

Vậy, tỷ lệ lipit trong bữa ăn hàng ngày của trẻ chiếm khoảng 20 – 30% năng lượng là đủ. Mặc dù

nhu cầu chất béo không là vấn đề quan trọng nhưng với trẻ em và phụ nữ thì chất béo có vị trí đặc biệt quan trọng.

Cách cung cấp và bổ sung.

  • Đối với trẻ ăn bột:

Mỗi ngày tối đa 10g dầu mỡ (khoảng gán 2 thìa cà phê). Cho ăn bằng cách nấu bột chín sau đó cho dầu hoặc mỡ vào quấy và đun chín lại rồi cho trẻ ăn.

  • Đối với trẻ ăn cháo:

Cũng giống như quấy bột. Lượng mỡ, dầu trong mỗi bữa ăn là 10g.

  • Đôi với trẻ ăn cơm.

Có thể dùng dầu rán, xào các thức ăn cho trẻ. Có thể trộn trực tiếp vào cơm hoặc rau… dung lượng mỗi ngày từ 5 – 25g. Có thể cho thịt lẫn mỡ hoặc trộn bột vừng lạc.

Thông thường, các bà mẹ không có thói quen dùng dầu mỡ làm thức ăn cho trẻ nên trẻ thường bị thiếu các vitamin hoà tan như A, D, E.

Vì vậy, chỉ cần đưa thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ một lượng nhỏ dầu, mỡ là đã cung cấp cho trẻ một nguồn năng lượng đáng kể.

Tuy nhiên, cần chú ý dùng nhiều hơn các loại lipit thực vật: Dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu bồ đào… Vì đây là loại dầu có chứa nhiều betacaroten và vitamin E. Đó là loại dầu chứa nhiều axít béo không no nên dễ hấp thụ.

Một số điều cần chú ý khi cho trẻ ăn chất béo.

  • Không được thường xuyên không có hoặc có quá ít chất béo. Vì như thế có thể sẽ gián tiếp thiếu một số loại vitamin chỉ tan trong dầu mỡ.
  • Đối với trẻ trong thời kỳ bú sữa mẹ, gần 50% năng lượng của sữa là do chất béo cung cấp nên khi chuyển sang chế độ ăn bổ sung (ăn bột hoặc cháo) thì cần phải bổ sung lượng chất béo cần thiết cho trẻ. Nhiều bà mẹ cho rằng, cho trẻ ăn chất béo gây khó tiêu và dễ tiêu chảy nên đã không cho trẻ ăn. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Vì thiếu chất béo trong khẩu phần ăn là một trong những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
  • Các bà mẹ phải có thói quen dùng dầu thực vật để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ. Chỉ như vậy trẻ mới đựợc cung cấp đầy đủ chất béo, trẻ sẽ khoẻ mạnh, chóng lớn, không sợ bị thiếu các loại vitamin A, D, E, K… Đây là những vitamin hết sức quan trọng giúp trẻ có đôi mắt tinh nhanh và lớn lên khoẻ mạnh hàng ngày.

Những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của trẻ em

Trẻ em là tương lai của Tổ quốc, cũng là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Trẻ em cũng giống như cây non, cần phải không ngừng làm cỏ, bón phân, tưới nước, mới có thể lớn lên và khỏe mạnh.

Chia thời kì theo tuổi

Thời kì mới sinh:

Thời kì sơ sinh:

Thời kì thơ ấu:

Thời kì trước khi đi học:

Thời kì đi học:

 

sinh ra cho đến 1 tháng.

1 tháng đến 1 tuổi

1 tuổi đến 3 tuổi

4 tuổi đến 7 tuổi

7 tuổi đến 13 tuổi

Trong đời người, giai đoạn dậy thì cực kì quan trọng, nó giống như nền móng để xây nhà, móng nhà làm không tốt, nhất định ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhà. Do đó coi trọng và hiểu biết sự phát triển dậy thì của các em, quan sát sự trưởng thành biến đổi của con cái, đối với các bậc làm cha, làm mẹ là vô cùng quan trọng và bức thiết.

Nhân tố nội tại

  • Di truyền

Gen trên nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất quyết định di truyền. Con cái lớn lên giống bố mẹ, bố mẹ thân hình cao, con cái của họ thân hình cũng cao. Đương nhiên, đặc trưng của di truyền có thể thông qua rèn luyện và do chế độ dinh dưỡng tốt mà thay đổi.Sữa công thức cho con

  • Giới tính

Giới tính cũng có sự ảnh hưởng nhất định đối với sinh trưởng và dậy thì của thiếu nhi. Trường hợp thông thường, con gái so với con trai bao giờ cũng có trọng lượng nhẹ hơn và chiều cao hơi thấp hơn. Trừ thời kì trước thanh xuân ra, chiều cao và trọng lượng bình quân của con trai đều vượt con gái.

  • Sự ảnh hưởng của nội tiết

Chức năng của tuyến giáp trạng, tuyến yên dưới não và tuyến sinh dục có tác dụng rất quan trọng đối với sinh trưởng dậy thì. Nếu chức năng của tuyến giáp trạng thấp xuống, làm cho tuyến giáp trạng tiết ra lượng hormone không đủ, ảnh hưởng tới dậy thì của bộ xương, gây nên vóc người bé thấp. Chức năng tuyến yên không tốt, sinh trưởng hormone giảm’đi, gây nên chứng lùn bé.

Nhân tố bên ngoài

– Trường hợp người mẹ

Người mẹ trong thời kì đầu mang thai bị cảm cúm, chiếu X quang, uống một số thuốc nào đó, bị trúng độc, đều có thể dẫn đến thai nhi dị dạng và tật bệnh bẩm sinh, bao gồm cả bại não và phát dục không tốt. Bà mẹ trong thời kì đầu mang thai dinh dưỡng không tốt, không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai nhi trong tử cung, làm cho trọng lượng thai nhi giảm nhẹ mà còn có thể gây ra đẻ non; thời kì cho con bú, bà mẹ dinh dưỡng không tốt, sẽ ảnh hưởng chất và lượng của sữa, khiến cho trẻ dậy thì không tốt.

  • Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục. Nếu dinh dưỡng không đáp ứng kịp nhu cầu sinh trưởng sẽ không những ảnh hưởng đến chiều cao, trọng lượng và trí lực, mà còn có thể gây ra bệnh còi xương.

  • Môi trường sinh hoạt

Môi trường sinh hoạt của trẻ em rất quan trọng đối với sinh trưởng. Không khí mát mẻ trong lành, ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, chế độ sinh hoạt và điều kiện vệ sinh khoa học, đều có thể xúc tiến sự sinh trưởng dậy thì của trẻ. Nếu môi trường chỗ ở không tốt, thiếu hụt một số nguyên tố vi lượng nào đó, có thể làm cho trẻ sinh trưởng không tốt, dễ sinh bệnh tật. Ví dụ: Cuộc sống trong môi trường thiếu iôt có thể bị bệnh bướu cổ, vóc người thấp bé, mức nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến phát dục.

  • Bệnh tật

Các loại bệnh tật đều có ảnh hưởng nhất định đối với sinh trưởng, đặc biệt là bệnh mãn tính, như bệnh lao ảnh hưởng đối với thể trọng rất rõ rệt.

Huyệt Ế Phong – Vị trí, tác dụng, ở đâu

Ế Phong

Tên Huyệt Ế Phong:

2 tai giống như 2 cái quạt (ế), 2 dái tai có thể gập ra vào như để quạt gió (phong), vì vậy gọi là Ế Phong (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính Huyệt Ế Phong:

Huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu.

Huyệt giao hội với kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

Vị Trí Huyệt Ế Phong:

Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.

Giải Phẫu:

Dưới da là phía trước bờ trước cơ ức-đòn-chũm, cơ trâm hầu, trâm móng, trâm lưỡi và cơ 2 thân, trên các cơ bậc thang.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, nhánh của dây cổ số 3, 4, 5.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác Dụng Huyệt Ế Phong:

Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.

Chủ Trị Huyệt Ế Phong:

Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.

Phối Huyệt:

1. Phối Hạ Quan (Vị 7) + Hội Tông (Tam tiêu.7) trị tai điếc, khớp hàm dưới đau (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Thông Lý (Tm.5) trị mất tiếng đột ngột (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Thính Cung (Tiểu trường.16) + Thính Hội (Đ.2) trị tai điếc do khí bế (Châm Cứu Đại Thành).

4. Phối Thính Hội ((Đ.2) trị tai ù (Bách Chứng Phú).

5. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nhĩ Môn (Tam tiêu.21) + Thính Cung (Tiểu trường.16) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử (Tam tiêu.3) trị tai ù điếc, tai chảy máu (Châm Cứu Học Giản Biên).

6. Phối Địa Thương (Vị 4) + Giáp Xa (Vị 6) + Hạ Quan (Vị 7) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Nghinh Hương (Đại trường.20) + Tứ Bạch (Vị 2) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Giản Biên).

7. Phối Giáp Xa (Vị 6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) trị tuyến mang tai viêm cấp (Châm Cứu Học Thượng Hải).

8. Phối Hạ Quan (Đại trường.7) trị khớp hàm dưới đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

9. Phối Địa Thương (Vị 4) + Khiên Chính + Nghênh Hương (Đại trường.20) trị liệt mặt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

10. Phối Thính Cung (Tiểu trường.16) + Thính Huyệt + Thính Thông trị tai ù (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) trị lao hạch (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

Cách châm Cứu Huyệt Ế Phong:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Nghiên cứu về huyệt trong châm cứu

Các điểm huyệt châm cứu đã được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ gọi là các điểm sinh học tích cực (viết tắt là BAT) và các nhà nghiên cứu Mỹ – Anh thì gọi là các điểm sống (vital point).

a. Về số lượng huyệt trên cơ thể có những thay đổi qua các thời đại. Các sách châm cứu cổ xưa cho biết cơ thể người có 160 huyệt theo bộ sách “Linh khu kinh” thế kỷ II-III trước công nguyên; hoặc 347 huyệt theo sách “Châm cứu Giáp ất kinh”, thế kỷ III, hoặc 354 huyệt theo sách “Đồng nhân du huyệt đồ kinh” thế kỷ thứ VI.

Ngày nay, các nghiên cứu hiện đại về huyệt của các nhà nghiên cứu khác :  nhau và bằng những phương pháp khác nhau (điện trở nhiệt, hoá sinh) đã xác định thống nhất là trên cơ thể người có 361 huyệt thuộc 12 kinh (ngoài ra có các huyệt không nằm trên đường kinh).

Khi tiến hành kiểm tra bằng cách đo điện trở da, các nhà nghiên cứu Pháp đã thấy các điểm Valex, Watex và khu vực Wetterawald có sự tương ứng với các huyệt châm cứu.

Các nhà nghiên cứu Morand, Ferreyrolle, Voisin, Dano, Fueye khi nghiên cứu 155 điểm Watex (các điểm trên da mà khi nắn vào đó ở bệnh nhân thì gây đau) đã cho thấy 132 điểm trùng hợp với các huyệt châm cứu, 15 điểm nằm trên đường kinh và 48 điểm không tương ứng với các điểm huyệt và đường kinh của châm cứu.

Các nhà nghiên cứu Dujurdin, Martinet, Hall, Bazy, Ponteax, Mac Burney, More, Erb khi nghiên cứu các điểm Valex (nằm trên dây thần kinh tọa) đã cho thấy các điểm này đều nằm trên các huyệt châm cứu.

b. Khi nghiên cứu các huyệt, công trình nghiên cứu của Viện Châm cứu liệu pháp phản xạ Liên Xô cũ cho thấy huyệt châm cứu của họ gọi là điểm sinh học tích cực (gọi tắt là BAT) có những đặc trưng sau :

  • Nhiệt độ cao hơn xung quanh.
  • Nhạy cảm với đau hơn.
  • Chuyển hoá cơ năng tăng.
  • Trao đổi oxy tăng.
  • Để dòng điện vào ra dễ dàng hơn.
  • Có tổ chức liên kết tốt hơn.

c. về nghiên cứu nhiệt độ ở dưới điểm huyệt, cách đây hơn 10 năm, c. Darras đã dùng máy ghi nhiệt để xác định nhiệt độ của các huyệt châm cứu và đã cho thấy một số huyệt nóng hơn và ngược lại một số huyệt lạnh hơn so với vùng phủ cận với huyệt. Giáo sư A.Thierre cùng với J.C.Darras đã chứng minh ràng khi một bộ phận trong cơ thể bị viêm nhiễm thì phản xạ cho các cơ quan đó là nhiệt độ tăng cao l-2°c.

d. Các nhà nghiên cứu nhiều nước đã sử dụng phương pháp đo điện trở tại điểm huyệt gần như đồng thời tại Pháp, Liên Xô cũ, Trung Quốc, Nhật Bản… dựa trên cơ sở điện trở kế, đã cho thấy khi xác định trên cơ sở lành mạnh, các điểm huyệt có điện trở xấp xỉ bằng 0 (L.Lecusson 1985), thấp hơn ở vùng kế cận. Có một nhận xét khá lý thú của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ là các điểm sinh học tích cực được phát hiện đều trùng lặp với các huyệt vị châm cứu của người xưa đã nêu ra cách đây hàng nghìn năm.

e. Về nghiên cứu mô học các huyệt, trước đây vào những năm 1960, Kim Bon Han (Kim Phượng Hán) ở Bắc Triều Tiên đã nêu lên kết quả cho rằng các huyệt có cấu trúc về tổ chức học riêng biệt nhưng không được khoa học thừa nhận.

Trong tình hình hiểu biết hiện nay, người ta chưa tìm thấy cấu trúc mô học đặc thù của huyệt. Người ta chỉ gặp trên các huyệt châm cứu những tiểu thể kiểu Wcissner hay Paccini, những bó thần kinh cơ, những đầu mút thần kinh hay những cấu trúc kiểu gờ gót móng ngựa.

Năm 1975 Marol Gollvveki đã nghiên cứu các thành phần tổ chức học ở phần dưới 201 huyệt của tay và chân đã cho thấy hình như mỗi huyệt không chỉ có một thành phần duy nhất đặc trưng cho mình, nghĩa là các thành phần mô dưới các huyệt có thay đổi : thấy có các tĩnh mạch, dây thần kinh kiểu não tuỷ, những cuốn mạnh thần kinh nhỏ, ống thông của tổ chức liên kết.

Theo L.Susanov (1986) nhờ những biện pháp kiểm tra hiện đại nhiều lần tại điểm huyệt, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã không phát hiện thấy bất kỳ một hình thái học nào trong da ở độ sâu của huyệt. Từ những khu vực xung quanh, người ta chỉ phát hiện thấy ở các huyệt có sức gia tăng không đáng kể về số nhánh thần kinh tận cùng và cơ quan thụ cảm đặc hiệu. Có lẽ các huyệt châm cứu là những định hướng giải pháp học hoặc định khu trên ba mặt cơ thể mà chúng đã phát hiện là những vị trí tập trung dày đặc của những yếu tố thần kinh.

Bên cạnh việc phát hiện các điểm huyệt dựa vào nguyên lý của vôn kế, máy đo điện trở da, người ta còn dùng phương pháp điện tử ký. Các nhà nghiên cứu Rumani dưới sự lãnh đạo của viện sĩ Dumitrisen đã sử dụng kỹ thuật điện tử ký và đã phát hiện thấy trong vùng đau ở các huyệt châm cứu xuất hiện một vòng điện tử bao quanh, vòng này mất đi sau khi điểm huyệt đã được điều trị.

f. Những nghiên cứu do Darras và giáo sư Buvet ở khoa hóa học tiến hành cho phép làm nổi bật thành phần hoá học khác biệt ở tại các điểm huyệt. Những thành phần ion tìm thấy ở đó có số lượng lớn hơn bình thường. Từ đó, người ta đưa ra giả thuyết sự di chuyển xuyên tổ chức liên kết chất tạo keo của các thành phần hoá học dưới dạng ion hoá.

Sibelium

Thuốc Sibelium
Thuốc Sibelium

SIBELIUM

JANSSEN PHARMACEUTICA

Viên nang 5 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ, 50 vỉ – Bảng B.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Flunarizine 5 mg

DƯỢC LỰC

Flunarizine là thuốc đối kháng canxi có chọn lọc. Thuốc ngăn chặn sự quá tải canxi tế bào, bằng cách giảm canxi tràn vào quá mức qua màng tế bào. Flunarizine không tác động trên sự cơ bóp và dẫn truyền cơ tim.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Thuốc được hấp thu tốt qua đường ruột, đạt nồng độ đỉnh trong vòng 2-4 giờ và đạt trạng thái hằng định ở tuần thứ 5-6. Sau khi chuyển hóa hoàn toàn qua gan, thuốc và các chất chuyển hóa được bài tiết ra phân qua đường mật. Thời gian bán hủy thải trừ tận cùng khoảng 18 ngày. Gắn kết protein: 90%.

CHỈ ĐỊNH

Dự phòng đau nửa đầu dạng cổ điển (có tiền triệu) hoặc đau nửa đầu dạng thông thường (không có tiền triệu).

Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình.

Điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não bao gồm: chóng mặt, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích, mất trí nhớ, kém tập trung và rối loạn giấc ngủ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không dùng Sibelium ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm hoặc đang có triệu chứng Parkinson trước đó hoặc các rối loạn ngoại tháp khác (xem Tác dụng không mong muốn).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Điều trị này có thể gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Parkinson, đặc biệt ở những bệnh nhân dễ có nguy cơ như người già. Do vậy nên dùng thận trọng trên các bệnh nhân này.

Trong một số trường hợp hiếm: mệt mỏi có thể gia tăng trong điều trị Sibelium, trường hợp này nên ngưng điều trị. Không vượt quá liều quy định. Bệnh nhân phải được khám đều đặn theo kỳ hạn, đặc biệt trong giai đoạn điều trị duy trì, để có thể phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp hay trầm cảm và ngưng điều trị. Nếu trong điều trị duy trì, không đạt hiệu quả điều trị thì ngưng điều trị (thời gian điều trị xin xem phần Liều lượng và Cách dùng).

Tác động trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc:

Bởi vì buồn ngủ có thể xảy ra, đặc biệt lúc bắt đầu điều trị nên thận trọng trong các hoạt động như lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.

LÚC CÓ THAI

Sự an toàn của Sibelium khi dùng trên phụ nữ có thai chưa được xác nhận. Đánh giá các nghiên cứu trên súc vật không chứng tỏ tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp về sự sinh sản, phát triển của phôi hoặc thai, về tiến trình thai nghén và sự phát triển chu sinh và hậu sản.

Nghiên cứu trên chó cho con bú đã chứng tỏ Sibelium được bài tiết qua sữa với nồng độ trong sữa cao hơn trong huyết tương. Không có dữ liệu nói về sự bài tiết qua sữa ở người. Do đó, không khuyến khích sử dụng Sibelium trên phụ nữ cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Rượu, thuốc an thần, thuốc ngủ khi dùng chung Sibelium làm gia tăng tác dụng phụ buồn ngủ. Sibelium không chống chđịnh ở bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Tác dụng phụ thường gặp thoáng qua: buồn ngủ nhẹ và/hoặc mệt mỏi (20%) ; tăng cân và/hoặc tăng ngon miệng (11%).

Một số tác động phụ nghiêm trọng sau đây xảy ra trong điều trị kéo dài:

  • Trầm cảm, đặc biệt có nguy cơ xảy ra ở bệnh nhân nữ có tiền sử trầm cảm.
  • Triệu chứng ngoại tháp (như vận động chậm, cứng đơ, ngồi nằm không yên, loạn vận động, run) hoặc những người già dường như có nguy cơ.

Những tác dụng phụ hiếm gặp khác:

  • Tiêu hóa: nóng bỏng trong xương ức, buồn nôn, đau dạ dày.
  • Thần kinh trung ương: buồn ngủ, lo lắng.
  • Tăng tiết sữa, khô miệng, đau cơ, phát ban.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Dự phòng đau nửa đầu:

Liều khởi đầu: Uống vào buổi tối.

Bệnh nhân dưới 65 tuổi: 10 mg (2 viên)/ngày. Bệnh nhân > 65 tuổi: 5 mg/ngày.

Nếu trong giai đoạn điều trị này, xảy ra các triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hoặc tác dụng phụ ngoài ý muốn nên ngưng điều trị. Nếu sau 2 tháng không có sự cải thiện đáng kể, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngừng điều trị.

Điều trị duy trì:

Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt và nếu cần điều trị duy trì thì nên giảm liều xuống 5 ngày với liều hằng ngày như nhau và 2 ngày nghỉ mỗi tuần. Nếu điều trị duy trì phòng ngừa thành công và dung nạp tốt thì có thể ngưng điều trị trong 6 tháng và chỉ bắt đầu điều trị lại nếu tái phát.

Chóng mặt:

Liều hàng ngày tương tự như dùng cho đau nửa đầu, nhưng điều trị khởi đầu chỉ kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là ít hơn 2 tháng. Cho dù không có sự cải thiện đáng kể sau 1 tháng đối với chóng mặt mãn tính, 2 tháng đối với chóng mặt tư thế, bệnh nhân được xem như là không đáp ứng và nên ngưng điều trị.

QUÁ LIỀU

Triệu chứng:

Dựa vào tính chất dược lý của thuốc, buồn ngủ và suy nhược có thể xảy ra. Một vài trường hợp quá liều cấp (cao đến 600 mg uống 1 lần) đã được báo cáo, triệu chứng được quan sát là buồn ngủ, nhịp tim nhanh, kích động.

Điều trị:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều, nên súc rửa dạ dày. Có thể dùng than hoạt nếu thấy thích hợp.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở 15-30oC.

Protein niệu khi ở tư thế đứng (albumin niệu khi đứng)

Tên khác: albumin niệu khi đứng.

Định nghĩa: protein niệu lành tính ở người trẻ chỉ xuất hiện khi ở tư thế đứng.

Căn nguyên: không rõ.

Triệu chứng: protein niệu được phát hiện một cách tình cờ ở trẻ vị thành niên khi thăm khám toàn diện. Protein niệu đơn độc, không kèm theo rối loạn nào khác, huyết áp không cao. Nước tiểu, chụp đường niệu qua tĩnh mạch, urê và Creatinin bình thường. Protein niệu thường hết vào lúc 20 tuổi.

Chẩn đoán: so sánh protein niệu của bệnh nhân khi ở tư thế đứng và khi ở tư thế nằm. Bệnh nhân đi tiểu hết, nằm chừng một giờ rồi lại tiểu tiện hết. Bệnh nhân nằm tiếp một giờ nữa rồi lại .tiểu tiện hết. Định lượng protein trong mẫu này.

Sau đó bệnh nhân có thể đứng dậy và ở tư thế đứng trong một giờ, lưng hơi khom và đi tiểu cho thật hết.

Chẩn đoán là có protein niệu khi ở tư thế đứng nếu trong mẫu nước tiểu cuối cùng này có protein còn mẫu lấy khi ở tư thế nằm không có protein.

Điều trị: không có trị liệu, không có hạn chế về chế độ ăn uống.

Suy hô hấp nặng do đợt mất bù cấp của bệnh phổi  tắc nghẽn mạn tính

  1. ĐẠI CƯƠNG

Đợt mất bù cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh ở giai đoạn ổn định chuyển sang nặng lên nhanh không đáp ứng với điều trị thông thường hàng ngày.

Suy hô hấp do đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể nặng, thậm chí nguy kịch, nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus.
  • Điều trị hoặc dùng thuốc không đúng cách, dùng thuốc ngủ, an thần.
  • Xuất hiện một bệnh lý khác: tắc mạch phổi, suy tim, phẫu thuật (nhất là phẫu thuật bụng, phẫu thuật lồng ngực).
  • Các rối loạn chuyển hoá: tăng đường máu, giảm kali.
  • Các nhiễm trùng khác (ổ bụng, não).
  • Ô nhiễm không khí.
  1. TRIỆU CHỨNG

Lâm sàng

  • Người bệnh đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong tiền sử.
  • Khó thở tăng lên so với tình trạng hàng ngày.
  • Ho nhiều lên (có thể ho khan hoặc ho có đờm).
  • Đờm nhiều lên và trở nên đục.
  • Người bệnh có thể có sốt.
  • Tím, thở nhanh.
  • Co kéo cơ hô hấp phụ (cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn, cơ bụng).
  • Có thể có run tay, vã mồ hôi,xanh tím.
  • Huyết áp tăng, khi suy hô hấp nặng, huyết áp tụt khi có suy hô hấp nguy kịch.
  • Nhịp tim nhanh, nếu hịp tim chậm dần là dấu hiệu rất nặng.
  • Suy hô hấp nặng có thể có rối loạn ý thức: kích thích,ngủ gà hoặc hôn mê.
  • Nghe phổi thường có nhiều ran (ran rít do tắc nghẽn phế quản tăng lên, ran ẩm hoặc ran nổ do ứ đọng dịch tiết phế quản hoặc do có tình trạng viêm phổi).
  • Các dấu hiệu của khí phế thũng: lồng ngực hình thùng, các khoang liên sườn giãn rộng, xương sườn nằm ngang, tim đập ở mũi ức, vùng trước tim gõ trong).

Cận lâm sàng

  • PaO2 giảm dưới 60 mmHg, SpO2 giảm < 90% , PaCO2 tăng, pH giảm.
  • X quang phổi: hình ảnh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có thể thấy đám mờ của tổn thương phổi mới xuất hiện (viêm phổi).
  • Điện tim có thể cho thấy hình ảnh “P phế”, các dấu hiệu của tăng gánh thất phải.
  1. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

  • Tiền sử đã được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc lần vào viện này khám thấy có các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Khó thở tăng, ho tăng, đờm nhiều lên và đục.
  • Các dấu hiệu của suy hô hấp cấp.
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp.

Chẩn đoán phân biệt

  • Lao phổi.
  • Tràn khí màng phổi ở người bệnh BPTNMT.
  • Cơn hen phế quản.
  • Cơn hen tim do suy tim nặng lên hoặc nhồi máu cơ tim mới.

Chẩn đoán nguyên nhân

  • Xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh, vi rút cúm khi có yếu tố dịch tễ.

Chẩn đoán mức độ

Các chỉ số Nặng Nguy kịch
Lời nói Từng từ Không nói được
Tri giác Ngủ gà, lẫn lộn Hôn mê
Co kéo cơ hô hấp Rất nhiều Thở nghịch thường
Tần số thở/phút 25-35 Thở chậm, ngừng thở
Khó thở Liên tục Liên tục
Mạch/phút >120 Chậm, loạn nhịp
SpO2 % 87-85 < 85
PaO2 mmHg 40-50 <40
PaCO2 mmHg 55-65 > 65
pH máu 7.25-7.30 < 7.25
Chú ý : Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ.
  1. XỬ TRÍ

Nguyên tắc xử trí

  • Xử trí đợt cấp BPTNMT mức độ nặng bao gồm: bảo đảm oxy máu, dùng thuốc giãn phế quản, khai thông đường hô hấp (giải quyết tình trạng ứ đọng đờm), dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp (thường là nguyên nhân dẫn đến đợt mất bù cấp của BPTNMT) và điều trị các bệnh lý kèm theo, điều trị dự phòng biến chứng.

Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

  • Cho người bệnh thở oxy nếu có thể, lưu lượng oxy 1 – 2 lít/phút.
  • Dùng thuốc cường bêta-2 giao cảm tác dụng nhanh tại chỗ: khí dung qua mặt nạ 5 mg (salbutamol, terbutalin), hoặc xịt 2 – 4 nhát/lần, có thể nhắc lại 10 -15 phút một lần nếu chưa có hiệu quả; phối hợp với thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh (ipratropium) khí dung hoặc xịt.
  • Dùng kháng sinh nếu có chỉ định (xem phần 5.3.1.d).
  • Chuyển người bệnh đi bệnh viện: trên đường chuyển cần theo dõi tình trạng hô hấp, tiếp tục dùng thuốc giãn phế quản xịt 10 -15 phút một lần nếu cần.

Xử trí tại bệnh viện

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nặng

  • Oxy: thở oxy qua gọng kính oxy, giữ SpO2 90% – 93%. Không dùng lưu lượng oxy quá 2 lít/phút. Nếu oxy máu tăng lên nhanh, người bệnh có thể giảm thông khí, làm cho PaCO2 tăng cao và nhiễm toan nặng.
  • Thuốc giãn phế quản

+ Dùng thuốc giãn phế quản tại chỗ:

Thuốc cường bêta-2 giao cảm, khí dung qua mặt nạ 5 mg (salbutamol, terbutalin), nhắc lại tuỳ theo tình trạng người bệnh, có thể nhiều lần.

Thuốc ức chế phó giao cảm: ipratropium (0,5 mg) khí dung qua mặt nạ, nhắc lại nếu cần thiết.

+ Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch: thường dùng thuốc giãn phế quản đường tĩnh mạch kết hợp khi liệu pháp khí dung kém hiệu quả:

  • Thuốc cường bêta-2 giao cảm (salbutamol, terbutalin). Tốc độ khởi đầu
  • 1μg/kg/phút, điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh (tăng tốc độ truyền 5 – 10 phút/lần, mỗi lần 0,1μg/kg/phút cho tới khi có đáp ứng).
  • Nếu khí dung và truyền tĩnh mạch các thuốc cường bêta-2 giao cảm không đủ hiệu quả giãn phế quản, có thể dùng aminophyline 0,24g pha với 100ml dịch glucose 5%, truyền trong 30-60 phút, sau đó truyền duy trì với liều 0,5mg/kg/giờ.
  • Trong trường hợp đã dùng hết các thuốc giãn phế quản như trên mà vẫn không giải quyết được cần phải xem xét đặt ống nội khí quản, thì cân nhắc dùng thêm adrenalin liều thấp 0,01^g/kg/phút điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng, nếu xuất hiện loạn nhịp hoặc huyết áp tăng lên thì ngừng.
  • Corticoid

+ Methylprednisolon 2mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch. Khi người bệnh ổn định sẽ chuyển sang đường uống.

+ Corticoid chỉ nên dùng trong 10 – 14 ngày để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

  • Kháng sinh

+ Kháng sinh được sử dụng khi nhiễm khuẩn là nguyên nhân dẫn tới đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

+ Chỉ định kháng sinh khi có các dấu hiệu:

  • Khó thở tăng.
  • Lượng đờm tăng.
  • Đờm mủ.
  • Hoặc có 2 trong 3 dấu hiệu trên, trong đó có dấu hiệu đờm mủ.

+ Lựa chọn kháng sinh dựa vào loại vi khuẩn có khả năng gây đợt cấp (theo điều tra dịch tễ học và tỷ lệ nhậy cảm với kháng sinh của vi khuẩn đó).

  • Nhiễm khuẩn cộng đồng:

Các vi khuẩn cộng đồng gây nhiễm khuẩn dẫn đến đợt cấp BPTNMT thường là Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis.

Kháng sinh nên lựa chọn khi nhiễm khuẩn cộng đồng là cephalosporin thế hệ 3 hoặc kháng sinh nhóm penicillin phổ rộng, kết hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolone hoặc Moxifloxacin. Nhóm Marcrolid nếu nghi ngờ do Legionella hoặc vi khuẩn không điển hình.

  • Nhiễm khuẩn bệnh viện:

Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn bệnh viện: dùng kháng sinh theo liệu pháp xuống thang. Nếu điều kiện cho phép nên lựa chọn loại kháng sinh phổ rộng và có tác dụng trên vi khuẩn nghi ngờ gây bệnh.

Loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện và mức độ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đó có thể khác nhau ở mỗi cơ sở điều trị và cần xác định dựa vào điều tra dịch tễ ở cơ sở đó.

  • Thở máy:

+Thông khí không xâm nhập: nếu không có chống chỉ định.

+ Thông khí xâm nhập:(xem kỹ thuật thở máy ở người bệnh có tổn thương phổi).

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp nguy kịch

Khi xuất hiện suy hô hấp cấp nguy kịch, người bệnh cần được đặt ống nội khí quản ngay để có thể tiến hành thở máy xâm nhập.

  • Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%.
  • Đặt ống nội khí quản, thở máy.
  • Hút đờm qua nội khí quản.
  • Dùng thuốc giãn phế quản truyền tĩnh mạch (xem phần 5.3.1).
  • Tiêm tĩnh mạch corticoit (xem phần 5.3.1).
  • Dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch (xem phần 5.3.1).
  1. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • Tiên lượng người bệnh phụ thuộc: mức độ nặng của BPTNMT đã có, các bệnh lý kèm theo, mức độ nặng của nhiễm khuẩn hô hấp, việc điều trị có kịp thời hay không.
  • Biến chứng: các biến chứng cần chú ý là

+ Tràn khí màng phổi, đây là biến chứng nặng và làm cho việc điều trị khó khăn thêm nhiều. Phát hiện tràn khí màng phổi trên người bệnh BPTNMT thường khó do các dấu hiệu vốn có như giãn phế nang của BPTNMT có thể làm mờ các triệu chứng cùa tràn khí màng phổi. Can chup phoi cap cứu đê xac đinh tràn khí màng phổi ngay khi: người bệnh thở nhanh lên đột ngột, rì rào phế nang giảm kèm theo gõ vang , nhất là khi giảm ở một bên lồng ngực, tím, SpO2 tụt nhanh, nêu đang thơ may thì xuất hiện thơ chong may va ap lức đinh đứơng thơ tăng cao . Xử trí: dẫn lưu màng phổi tích cực ngay.

+ Tắc động mạch phổi.

+ Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy.

+ Phụ thuộc máy thở nếu người bệnh phải thở máy kéo dài. Cần đánh giá tình trạng người bệnh 2 – 3 lần mỗi ngày và tập cho người bệnh bỏ máy ngay khi đủ điều kiện.

  1. PHÒNG BỆNH

  • Theo dõi và điều trị tốt các người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Tránh các nguy cơ có thể gây đợt cấp.
  • Điều trị sớm và tích cực các bệnh lý mới xuất hiện ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Huyệt Thương Khâu

Thương Khâu

Tên Huyệt Thương Khâu

:

Thương = tiếng của Phế. Phế là con của Tỳ.

Huyệt ở Vị Trí huyệt đối diện với huyệt Khâu Khư (Đ.40), vì vậy gọi là Thương Khâu (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Tên Khác:

Thương Kheo, Thương Khưu.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 5 của kinh Tỳ.

Huyệt Kinh của kinh Tỳ, thuộc hành Kim, huyệt Tả.

Châm trong mọi bệnh về xương (tê thấp) hoặc cơ (co thắt và đau) của vùng kinh Tỳ.

Vị Trí Huyệt Thương Khâu:

Ở chỗ lõm phía dưới – trước mắt cá chân trong, bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp gót – sên – thuyền.

Giải Phẫu:

Dưới da là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp sên-thuyền .

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.

Tác Dụng Huyệt Thương Khâu

:

Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ.

Chủ Trị Huyệt Thương Khâu:

Trị cước khí, chân đau, dạ dày viêm, ruột viêm, tiêu hóa kém.

Phối Huyệt:

1. Phối cứu Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Đại Đô (Tỳ 2) trị tiêu chảy (Mạch Kinh ).

2. Phối Âm Cốc (Th.10) + Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Khúc Tuyền (C.8) trị bụng đầy trướng (Thiên Kim Phương).

3. Phối Thông Cốc (Bàng quang.66) + U Môn (Th.21) trị hay bị nôn mửa (Thiên Kim Phương).

4. Phối Kinh Cốt (Bàng quang.64) + Thừa Cân (Bàng quang.56) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).

5. Phối Nhật Nguyệt (Đ.24) trị buồn vui quá mức (Tư Sinh Kinh).

6. Phối Phục Lưu (Th.7) trị trĩ nội (Tư Sinh Kinh).

7. Phối Khúc Mấn (Đ.7) trị cấm khẩu (Tư Sinh Kinh).

8. Phối Giải Khê (Vị 41) + Khâu Khư (Đ.40) trị bắp chân đau (Châm Cứu Tụ Anh).

9. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) trị táo bón do Tỳ hư (Châm Cứu Đại Thành).

10. Phối cứu Cách Du (Bàng quang.18) + Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tâm bào.6) + Tỳ Du (Bàng quang.20) + Vị Du (Bàng quang.21) trị dạ dày đau (Thần Cứu Kinh Luân).

11. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị chân phù (Châm Cứu Học Giản Biên).

12. Phối Âm Lăng Tuyền (Tỳ 9) + Thiên Xu (Vị 25) trị ruột viêm mạn tính (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Điều Khẩu (Vị 38) + Túc Khiếu Âm (Đ.44) trị ngón chân út (5) bị viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

14. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị ho gà (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 3 – 0, 5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải Khê, sâu 1 – 1, 5 thốn. Cứu 1 – 3 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

“Thiên ‘Thích Ngược’ ghi: “Bệnh ngược, phát từ Tỳ, làm cho người ta lạnh, trong bụng đầy. Nếu nhiệt thì ruột sôi, ra mồ hôi. Nên châm túc Thái âm [Thương Khâu] (Tố vấn 36, 10).

“Mu bàn chân sưng đỏ, đau… châm Khâu Khư cho ra máu rồi châm tiếp Nội Đình + Thương Khâu” (Biển Thước Tâm Thư).

“Nếu là bệnh trĩ cốt thư lở: Thừa Sơn + Thương Khâu hiệu như thần” (Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).

Bệnh Lao là gì?

Bệnh lao (TB) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền thường ảnh hưởng đến phổi nhưng cũng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể như não và cột sống. Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Vi khuẩn này được cho là đã tồn tại từ hơn 3 triệu năm trước, và kiến thức về bệnh đã xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trước đây, bệnh lao được gọi là “bệnh phổi tiêu hao” và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20.

Dù hiện nay bệnh lao đã được kiểm soát phần lớn tại Mỹ, nhưng nó vẫn cướp đi hơn một triệu sinh mạng mỗi năm trên toàn cầu. Những người có hệ miễn dịch suy yếu, như người nhiễm HIV/AIDS, có nguy cơ mắc lao cao hơn do cơ thể khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn.

Các Loại Bệnh Lao

Nhiễm lao không phải lúc nào cũng khiến bạn phát bệnh. Có nhiều giai đoạn và dạng bệnh lao:

  • Lao nguyên phát: Đây là giai đoạn đầu tiên của nhiễm trùng lao. Hệ miễn dịch của bạn có thể loại bỏ vi khuẩn, nhưng đôi khi nó không thể tiêu diệt hoàn toàn, và vi khuẩn tiếp tục sinh sôi. Bạn có thể không có triệu chứng lao hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ giống cúm.
  • Lao tiềm ẩn: Bạn có vi khuẩn trong cơ thể nhưng hệ miễn dịch ngăn chúng lan rộng. Bạn không có triệu chứng và không lây nhiễm, nhưng vi khuẩn vẫn sống và có thể trở thành lao hoạt động sau này. Nếu bạn có nguy cơ tái phát cao, bác sĩ sẽ kê thuốc để ngăn ngừa lao hoạt động. Điều này thường xảy ra nếu bạn bị HIV, từng bị nhiễm trong 2 năm qua, có X-quang ngực bất thường, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
  • Lao hoạt động: Vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Bạn có thể lây bệnh cho người khác. Khoảng 90% các trường hợp lao hoạt động ở người lớn xuất phát từ nhiễm lao tiềm ẩn.
  • Lao ngoài phổi: Đây là khi nhiễm trùng lan từ phổi sang các bộ phận khác trong cơ thể, được gọi là lao ngoài phổi. Triệu chứng sẽ tùy thuộc vào phần cơ thể bị nhiễm bệnh.

Nhiễm lao tiềm ẩn hoặc hoạt động cũng có thể là dạng kháng thuốc, nghĩa là một số loại thuốc không có tác dụng với vi khuẩn.

Triệu Chứng Bệnh Lao

Lao tiềm ẩn không có triệu chứng. Một xét nghiệm da hoặc máu có thể xác định bạn có nhiễm lao không.

Triệu chứng của lao hoạt động ở phổi bao gồm:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần
  • Đau ngực
  • Ho ra máu
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Sụt cân

Khi lao ở ngoài phổi, bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự kèm theo đau nhức ở vùng bị nhiễm bệnh.

Triệu chứng lao ở thanh thiếu niên và trẻ em có thể khác nhau. Trẻ từ 1-12 tuổi có thể sụt cân và sốt kéo dài, còn trẻ sơ sinh có thể:

  • Ít hoạt động hoặc di chuyển chậm chạp
  • Có u phồng ở đỉnh đầu mềm
  • Khó chịu, dễ quấy khóc
  • Nôn mửa hoặc khó ăn

Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám và xét nghiệm. Nếu có đau ngực, hãy nhận hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Nguyên Nhân Gây Lao

Vi khuẩn lao lây qua không khí giống như cảm lạnh hoặc cúm. Bạn chỉ bị lao khi tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh.

Khi người nhiễm lao ho, hắt hơi, nói, cười hoặc hát, họ phát tán những giọt nhỏ chứa vi khuẩn vào không khí. Nếu bạn hít vào những vi khuẩn này, bạn có thể mắc bệnh. Những người có lao hoạt động ở phổi hoặc họng dễ lây bệnh cho người khác hơn. Bạn không thể lây lao từ người có bệnh ở các khu vực khác của cơ thể.

Bệnh lao không dễ lây. Bạn có nguy cơ nhiễm cao nhất từ người làm việc, bạn bè, hoặc thành viên gia đình mà bạn tiếp xúc gần gũi trong nhà.

Vi khuẩn lao không sống lâu trên bề mặt. Bạn không bị lây từ:

  • Bắt tay
  • Hôn
  • Chia sẻ thức ăn, nước uống
  • Dùng chung khăn trải giường, khăn tắm, bàn chải đánh răng
  • Bồn cầu

Các Yếu Tố Nguy Cơ của Bệnh Lao

Nguy cơ nhiễm lao của bạn cao hơn nếu:

  • Một người bạn, đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình bị lao hoạt động.
  • Bạn sống hoặc đã từng đến nơi lao phổ biến như Nga, châu Phi, Đông Âu, châu Á, Mỹ Latinh, và vùng Caribê.
  • Bạn là một phần của nhóm dễ lây lao hoặc làm việc, sinh sống với người thuộc nhóm này, như người vô gia cư, người nhiễm HIV, người trong tù, hoặc người tiêm chích ma túy.
  • Bạn làm việc hoặc sinh sống trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
  • Bạn là nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ mắc lao cao.
  • Bạn hút thuốc.

Chẩn Đoán Bệnh Lao

Để chẩn đoán lao, bác sĩ có thể bắt đầu với khám thể chất bao gồm nghe phổi và kiểm tra hạch bạch huyết.

Nếu nghi ngờ lao, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm:

  • Xét nghiệm da lao: Còn gọi là xét nghiệm Mantoux tuberculin, trong đó một lượng nhỏ chất lỏng được tiêm vào da cánh tay. Sau 2-3 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sưng.
  • Xét nghiệm máu lao: Còn được gọi là xét nghiệm giải phóng interferon-gamma (IGRAs), đo phản ứng khi trộn các protein TB với một lượng nhỏ máu.

Kết quả xét nghiệm da hoặc máu có thể dương tính, nhưng không cho biết liệu nhiễm trùng có phải là dạng tiềm ẩn hay hoạt động. Để xác định, bác sĩ có thể:

  • Chụp X-quang ngực hoặc CT scan để kiểm tra thay đổi ở phổi
  • Xét nghiệm AFB để tìm vi khuẩn lao trong đờm từ họng của bạn

Điều Trị Bệnh Lao

Có chữa khỏi được bệnh lao không?

Hầu hết các trường hợp lao có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh, nhưng cần thời gian dài. Bạn phải uống thuốc ít nhất từ 6 đến 9 tháng.

Cách điều trị lao như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng bạn có.

  • Nếu bạn bị lao tiềm ẩn, bác sĩ sẽ cho thuốc để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng trở thành lao hoạt động. Bạn có thể dùng isoniazid, rifampin hoặc rifapentine riêng lẻ hoặc kết hợp trong 3 tháng trở lên. Nếu thấy dấu hiệu lao hoạt động, hãy gọi cho bác sĩ ngay.
  • Đối với lao hoạt động, một sự kết hợp của các loại thuốc như ethambutol, isoniazid, pyrazinamide và rifampin sẽ được dùng trong 6 đến 12 tháng.
  • Nếu bạn có lao kháng thuốc, bác sĩ có thể kê thêm thuốc khác, bạn có thể phải uống trong thời gian dài hơn, lên đến 30 tháng, và có nhiều tác dụng phụ.

Lao kháng thuốc

Một số chủng lao có khả năng kháng kháng sinh. Vi khuẩn trở nên kháng thuốc do thay đổi trong cấu trúc di truyền của chúng. Sự thay đổi này có thể xảy ra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng không đúng cách sẽ đẩy nhanh quá trình này.

Dù bạn bị loại nhiễm trùng nào, điều quan trọng là phải hoàn thành toàn bộ liệu trình thuốc, ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Nếu ngưng thuốc quá sớm, thuốc có thể không tiêu diệt hết vi khuẩn lao trong cơ thể bạn. Việc hoàn thành liệu trình điều trị cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc mới.

Tác dụng phụ của thuốc lao

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc lao có thể có tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ phổ biến của isoniazid bao gồm:

  • Tê và ngứa ran ở tay và chân
  • Đau dạ dày, buồn nôn và nôn
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Yếu sức

Các tác dụng phụ của ethambutol bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Đau hoặc sưng khớp
  • Đau bụng, buồn nôn và nôn
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Đau đầu
  • Nhầm lẫn
  • Vấn đề về mắt như đau và rối loạn thị giác

Một số tác dụng phụ của pyrazinamide bao gồm:

  • Thiếu năng lượng
  • Buồn nôn và nôn
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Đau cơ hoặc khớp

Các tác dụng phụ phổ biến của rifampin bao gồm:

  • Phát ban da
  • Đau dạ dày, buồn nôn và nôn
  • Nước tiểu màu nâu
  • Da hoặc mắt có màu vàng (vàng da)
  • Tiêu chảy
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Viêm tụy

Biến chứng của lao

Nhiễm lao có thể gây ra các biến chứng như:

  • Hư hại khớp
  • Hư hại phổi
  • Nhiễm trùng hoặc hư hại xương, tủy sống, não hoặc hạch bạch huyết
  • Vấn đề về gan hoặc thận
  • Viêm mô xung quanh tim

Phòng ngừa lao

Để giúp ngăn chặn sự lây lan của lao:

  • Nếu bạn đang đi đến nơi có lao phổ biến, hãy tránh dành nhiều thời gian ở những nơi đông đúc với những người bị bệnh.
  • Nếu bạn có nhiễm trùng tiềm ẩn, hãy uống tất cả thuốc của mình để nó không trở thành bệnh hoạt động và lây lan.
  • Nếu bạn có lao hoạt động, bạn cần chăm sóc để bảo vệ người khác khỏi nhiễm trùng trong vài tuần đầu điều trị:
    • Giới hạn tiếp xúc với người khác. Nếu bạn sống với người khác, hãy ngủ ở một phòng riêng và cách ly bản thân càng nhiều càng tốt.
    • Che miệng khi bạn cười, hắt hơi hoặc ho.
    • Đeo khẩu trang phẫu thuật khi bạn ở gần người khác.
    • Giữ không gian của bạn thông thoáng. Mở cửa sổ nếu có thể và sử dụng quạt. Vi khuẩn lây lan dễ hơn ở những nơi thông gió kém.

Vaccine lao

Trẻ em ở các nước có lao phổ biến thường được tiêm vaccine BCG. Vaccine này không được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và không phải lúc nào cũng bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Các bác sĩ chỉ khuyến nghị cho trẻ em sống với người có nhiễm lao hoạt động với một chủng kháng thuốc rất cao hoặc những người không thể dùng kháng sinh.

Triển vọng về lao

Triển vọng của bạn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sức khỏe tổng thể của bạn, mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và mức độ bạn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về điều trị. Tại Hoa Kỳ, các chuyên gia ước tính rằng liệu pháp có hiệu quả trong hơn 95% trường hợp.

Điểm mấu chốt

Lao (TB) là một bệnh đã tồn tại từ lâu vẫn giết chết hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Nhưng nó có thể được điều trị và phòng ngừa. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị lao, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc lao, hãy thực hiện các bước để bảo vệ người khác và đảm bảo bạn hoàn thành liệu trình điều trị.

Câu hỏi thường gặp về lao

Lao nghiêm trọng như thế nào?

Hầu hết mọi người có vi khuẩn lao không bị bệnh. Nhưng lao hoạt động có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, nếu không được điều trị. Nó có thể gây hại vĩnh viễn cho phổi của bạn. Nếu nó lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, nó có thể gây ra các biến chứng ngắn hạn hoặc dài hạn ở đó.

Lao có bao giờ hết không?

Trên toàn thế giới, gần 9 trong 10 trường hợp lao và gần một nửa số trường hợp lao kháng thuốc cuối cùng đều được chữa khỏi. Mặc dù việc điều trị có thể kéo dài vài tháng, bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài tuần.

Lao có dễ lây không?

Lao có khả năng lây truyền ở giai đoạn hoạt động. Nhưng bạn thường cần có nhiều tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh để bị lây. Nó chỉ lây lan qua các giọt trong không khí mà bạn hít vào. Hầu hết mọi người tiếp xúc với lao có khả năng chống lại vi khuẩn và ngăn chặn nó trở thành bệnh hoạt động.

Có ai vẫn bị lao không?

Vào năm 2021, hơn 10,5 triệu người đã bị nhiễm bệnh. Các khu vực trên thế giới có nhiều ca lao nhất bao gồm Đông Nam Á, Châu Phi và Thái Bình Dương phương Tây.

Triệu chứng ung thư vú mà bạn có thể không biết

Nhận thức về ung thư vú đã cải thiện rất nhiều trong những năm qua, đến nỗi nhiều phụ nữ (và nam giới) hiện đã biết đến những dấu hiệu cảnh báo chính của căn bệnh này. Những khối u bất thường ở vú, làn da nhăn nheo, và núm vú bị lõm là một vài ví dụ.

Nhưng ung thư vú không phải lúc nào cũng có dấu hiệu mà bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận. Đó là lý do tại sao các công cụ sàng lọc như chụp X-quang vú (mammogram) lại rất quan trọng. Cũng có một số dấu hiệu ít phổ biến hơn của ung thư vú mà bạn nên biết.

Tiết dịch từ núm vú

Nếu bạn đang mang thai hoặc vừa sinh con và có dịch chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú, thì đó có thể là sữa mẹ. Nhưng nếu không có em bé nào xuất hiện? Thì đó có thể là triệu chứng của ung thư vú rất sớm.

Trong một nghiên cứu, hai phụ nữ đã đến bác sĩ vì dịch lỏng màu trắng chảy ra từ núm vú của họ. Các xét nghiệm trên dịch này cho thấy có khả năng ung thư. Các chụp X-quang vú phát hiện ra những điểm nhỏ, lan rộng. Cả hai phụ nữ đều đã phẫu thuật cắt bỏ vú và biết rằng họ bị ung thư ống vú (intraductal carcinoma), một dạng ung thư vú sớm.

Nhưng khả năng cao hơn là triệu chứng này không phải là dấu hiệu của ung thư vú. Một nghiên cứu trên hàng trăm phụ nữ cho thấy tiết dịch từ núm vú không có liên quan chặt chẽ đến căn bệnh này. Bạn có thể gặp phải một vấn đề khác, chẳng hạn như galactorrhea, một loại tiết dịch màu trắng do nồng độ hormone prolactin cao. Hãy gọi bác sĩ nếu bạn thấy núm vú của mình chảy dịch, nhưng đừng hoảng loạn.

Nhiều phụ nữ lo sợ ung thư nếu họ thấy vết máu trên áo ngực hoặc vết máu trên núm vú. Đôi khi họ đúng: Đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên, thường thì điều này không gây hại. Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị chảy máu núm vú hoặc tiết dịch máu từ núm vú, chẳng hạn như:

  • U nhú ống dẫn (intraductal papilloma): Các khối u trong ống dẫn vú không phải ung thư
  • Dãn ống dẫn: Khi ống dẫn vú trở nên rộng hơn và dày hơn, gây tích tụ dịch
  • Quần áo cọ xát quá mạnh vào ngực, đặc biệt khi bạn hoạt động thể chất

Trừ khi bạn biết chính xác lý do núm vú của mình bị chảy máu (ví dụ, do áo thể thao), hãy đề cập triệu chứng này với bác sĩ tại lần khám tiếp theo. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, có một vài phương pháp, bao gồm phẫu thuật, để ngăn chặn chảy máu.

Hạch bạch huyết sưng

Hạch bạch huyết là các cụm tế bào giúp cơ thể bạn lọc và tiêu diệt vi khuẩn, virus và những thứ có hại khác có thể khiến bạn bị bệnh. Bạn có biết cục u bạn cảm thấy ở một hoặc cả hai bên cổ khi bạn bị cảm không? Đó là hạch bạch huyết đang hoạt động.

Hiếm khi, nhưng chúng cũng có thể sưng lên khi bạn bị ung thư. Trong trường hợp ung thư vú, hạch bạch huyết sưng có thể xuất hiện gần nách hoặc xương đòn. Bạn có thể nhận thấy chúng trước khi khối u vú đủ lớn để cảm nhận. Bất cứ khi nào bạn có hạch bạch huyết sưng, đặc biệt nếu nó gần nách hoặc xương đòn, hãy cẩn thận và kiểm tra với bác sĩ.

Ngứa núm vú

Ngứa núm vú là điều phổ biến, và thường thì chúng sẽ tự khỏi hoặc cải thiện bằng các loại kem chống ngứa.

Bệnh Paget là một ngoại lệ. Dạng ung thư vú hiếm gặp này bắt đầu ở núm vú và mở rộng ra làn da xung quanh, được gọi là quầng vú. Ngứa là triệu chứng chính. Một vài triệu chứng khác bao gồm:

  • Cảm giác tê hoặc đỏ trên núm vú
  • Da bị bong tróc, có vảy hoặc dày lên
  • Núm vú phẳng
  • Tiết dịch vàng hoặc máu

Các triệu chứng của bệnh Paget có thể giống như các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm da hoặc eczema. Thoạt đầu, thật dễ để nhầm lẫn với những vấn đề phổ biến đó. Hãy đảm bảo bạn theo dõi ngay lập tức với bác sĩ nếu cơn ngứa của bạn không biến mất với các biện pháp điều trị đơn giản. Đối với bệnh Paget, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính.

Ngực mềm và sưng

Có một vài lý do bạn có thể gặp phải triệu chứng này. Nhiễm trùng là một lý do phổ biến. Ít khi hơn, ung thư vú viêm là nguyên nhân. Dạng ung thư hiếm gặp này không thường hình thành khối u. Thay vào đó, ngực của bạn có thể trải qua những thay đổi nhanh chóng và trở nên:

  • Lớn rõ rệt
  • Màu sắc thay đổi (đỏ hoặc tím)
  • Nóng bất thường
  • Có các vết lõm, giống như vỏ cam
  • Nhạy cảm hoặc đau

Trong ung thư vú viêm, các tế bào ung thư làm tắc nghẽn các ống bạch huyết của vú, vốn bình thường giúp thoát nước dịch thừa. Sự tắc nghẽn dẫn đến việc tích tụ dịch gây ra những triệu chứng cổ điển đó.

Nhận thức về vú của bạn

Các bác sĩ trước đây khuyên phụ nữ nên tự khám vú hàng tháng. Mục tiêu là tìm ra các khối u đáng ngờ sớm, và nhiều phụ nữ đã làm được điều đó. Nhưng nghiên cứu theo thời gian cho thấy nhiều sinh thiết trên các khối u mà phụ nữ phát hiện trong các lần tự khám không phát hiện ung thư.

Ngày nay, các bác sĩ nói rằng hầu hết phụ nữ không cần phải tự khám. Thay vào đó, mục tiêu là nhận thức về vú. Hãy làm quen với ngực của bạn – hình dạng, cảm giác, màu sắc và kích thước. Khi bạn phát hiện bất kỳ thay đổi nào so với bình thường, đó là lúc bạn nên gọi cho bác sĩ.

Bệnh Rubeon (hồng ban thành dịch) – Chẩn đoán và điều trị

Tên khác: hồng ban thành dịch.

Định nghĩa

Bệnh lành tính ở trẻ nhỏ do virus, lây, gây miễn dịch; có sốt, các triệu chứng toàn thân kín đáo, viêm hạch cổ và ngoại ban toàn thân, ở phụ nữ có thai bệnh có thể gây dị dạng thai nhi.

Căn nguyên

Virus gây bệnh rubeon (rubivirus) thuộc nhóm các myxovirus. Bệnh kém lây hơn bệnh sởi và nhiều người không bị mắc lúc nhỏ nên hay gặp hơn ở vị thành niên và người trẻ tuổi. Hình như có miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị rubeon tự nhiên. Lây bệnh qua các giọt nước mũi. Bệnh lây một tuần trước khi nổi ban cho đến ngày thứ 5 sau khi đã mọc ban. Hay gặp các thể không có triệu chứng.

Dịch tễ học

10-15% phụ nữ trẻ tuổi dễ mắc bệnh và bệnh được thấy ở 5/100.000 phụ nữ có mang. Rubeon bẩm sinh có dị dạng thấy ở 0,5/100.000 trẻ được sinh.

Triệu chứng

Ủ BỆNH: 2-3 tuần.

KHỞI PHÁT: tiền triệu kín đáo, có sốt, ho, viêm họng thông thường, viêm kết mạc.

VIÊM HẠCH SAU TAI: triệu chứng đặc trưng, kèm theo sưng hạch sau cổ và dưới gáy. Có thể bị sưng các nhóm hạch khác.

NGOẠI BAN: xuất hiện sau 1-5 ngày, giống như sởi (ban dát sần, không hợp lại nhau). Mọc từ mặt; vài giờ sau lan tới thân và chi. Ban tồn tại 2-5 ngày rồi bay, không vẩy. Nội ban không mọc trước ngoại ban như ở sởi và không có nốt Koplik.

TRIỆU CHỨNG KHỚP: rất hay gặp đau khớp và viêm khóp phản ứng.

RUBEON ở PHỤ NỬ CÓ THAI: ở phụ nữ có mang bị bệnh rubeon có triệu chứng hay không có triệu chứng, nguy cơ đối với thai là như nhau. Càng bị bệnh trong những tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai bị dị dạng càng cao (30% vào tháng thứ nhất; 7% vào tháng thứ 3). Bị bệnh muộn hơn thì hiếm khi thai bị dị dạng nhưng trẻ bị rubeon bẩm sinh và gây lây nhiều tháng sau khi được sinh. Thường không chẩn đoán lâm sàng được vì ban mọc thoáng qua và 1/2 số trường hợp không có ban.

RUBEON BẨM SINH: do mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một phần ba số trường hợp thể hiện bằng bệnh phôi-thai, có dị tật mắt (đục nhân mắt, mắt nhỏ), dị tật tai (điếc), bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ và thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi), đầu nhỏ.

Lúc ra đòi, có thể có đám xuất huyết do giảm tiểu cầu, vàng da tan huyết có gan, lách to, co giật, chậm phát triển tâm thần-vận động và các dị dạng về xương.

Trẻ mang mầm bệnh trong thời gian dài.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xác định tình trạng miễn dịch (chuẩn độ hiệu giá kháng thể đặc hiệu):

IgG IgM Tình trạng
Không có miễn dịch
+ Có miễn dịch
+ Bệnh cấp
+ + Bệnh mối mắc

Ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ: tìm kháng thể đặc hiệu trước mỗi lần có mang bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu, kỹ thuật |ELISA hay test latex. Trong trường hợp huyết thanh âm tính, nên tiêm phòng và uống thuốc tránh thai.

Ở phụ nữ có thai: nếu thấy nổi ban đáng nghi ngờ hay có IgG đặc hiệu (chuyển đổi huyết thanh) hay thấy kháng thể tăng lên ở lần lấy mnáu thứ hai, cần khẳng định chẩn đoán nhiễm lần đầu bằng phát hiện IgM đặc hiệu (gợi ý là có thể đã bị mắc bệnh trong vòng 1 tháng trước đó).

Ở trẻ sơ sinh: rubeon bẩm sinh được khẳng định bằng sự có mặt của IgG đặc hiệu.

Chẩn đoán trước khi sinh:

+ Kể từ tuần thứ 12, kỹ thuật PCR cho phép phát hiện virus ở các nhung mao lá nuôi.

+ Từ tuần thứ 22, chọc hút máu thai cho phép khẳng định thai bị bằng cách định lượng interferon và tìm IgM đặc hiệu.

Huyết đồ: tăng tương bào từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5.

Chẩn đoán

Có điều kiện bị lây 2-3 tuần trước đó.

Ngoại ban có các triệu chứng kín đáo kèm theo.

Sưng hạch sau tai, dưới gáy.

Ban mọc từ mặt xuống thân và bay vào ngày thứ 3.

Chẩn đoán phân biệt

Sởi: nốt Koplik, triệu chứng toàn thân rõ, tiến triển lâu hơn.

Tinh hồng nhiệt: đau họng, triệu chứng toàn thân nặng hơn, bong vẩy.

Tăng đơn nhân nhiễm khuẩn: phân biệt bằng xét nghiệm cận lâm sàng.

Giang mai giai đoạn hai, hồng ban: phản ứng huyết thanh dương tính.

Biến chứng

Hiếm có viêm tai giữa, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não thanhmạc hay viêm não, màng não, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Viêm màng nặo tiến triển trong rubeon: gặp ở đầu tuổi dậy thì ở bệnh nhân bị rubeon bẩm sinh; các triệu chứng tương tự như viêm toàn não bán cấp xơ hoá (xem bệnh này).

Tiên lượng: rất tốt, trừ rubeon bẩm sinh.

Điều trị

Điều trị triệu chứng.

Phòng bệnh

Cách ly bệnh nhân và bảo vệ phụ nữ có thai.

Tiêm phòng

Dùng vaccin sống, giảm độc lực, thường kết hợp với vaccin sởi và vaccin quai bị (ROR). Nên tiêm chủng cho tất cả trẻ con lúc 12-15 tháng, tiêm nhắc lại cho trẻ gái 11-13 tuổi. Nên tiêm phòng cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ mà chưa được miễn dịch (khoảng 10% scí phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có huyết thanh chẩn đoán âm tính), cần ngừa thai có hiệu quả 1 tháng trước và 2 tháng sau khi được tiêm phòng vì vaccin có khả năng gây quái thai (chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai). Phản chỉ định tiêm phòng trong trường hợp suy giảm miễn dịch nhưng vẫn dùng cho người bị AIDS. Miễn dịch tồn tại ít nhất 3 năm. Đôi khi bị đau khớp 2-4 tuần sau khi được tiêm phòng.

Globulin miễn dịch đặc hiệu: có tác dụng phòng rubeon ở người mẹ (tác dụng bảo vệ khoảng 30 ngày) nhưng không có tác dụng bảo vệ bào thai.

Thiết Bị Hỗ Trợ Để Sống Dễ Dàng Với Viêm Khớp Dạng Thấp (RA)

Ngay cả với phác đồ điều trị tốt nhất, viêm khớp dạng thấp có thể khiến bạn chậm lại. Đó là lý do tại sao một kế hoạch điều trị tốt không chỉ dừng lại ở thuốc men và tập thể dục. Bạn sẽ cần thêm sự hỗ trợ nếu gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Thiết bị hỗ trợ là những công cụ có thể giúp cuộc sống với viêm khớp dạng thấp trở nên dễ dàng hơn. Chúng bao gồm cả những thiết bị mới bạn thêm vào nhà hoặc cải thiện những gì sẵn có, giúp bạn tiếp tục nấu ăn, mặc đồ, tắm rửa, và di chuyển dễ dàng hơn.

Bước đầu tiên: Nhận biết khi nào cần hỗ trợ

Hãy nhận biết khi nào và ở đâu bạn cần thêm sự trợ giúp. Đôi khi, mọi người thích nghi với những thay đổi trong khả năng của họ mà không nhận ra họ đã từ bỏ những điều họ thích làm.

Thiết bị hỗ trợ di chuyển

  • Gậy hoặc nạng: Dùng để hỗ trợ đầu gối hoặc hông đau giúp việc đi lại dễ dàng hơn.
  • Orthotics: Giảm đau chân bằng miếng lót được đeo trong giày.
  • Giá đỡ và nẹp: Hỗ trợ các khớp, giảm căng thẳng.
  • Gắp: Giúp nhặt các vật mà không cần cúi người.

Thiết bị hỗ trợ trong nhà bếp

  • Dụng cụ thân thiện với viêm khớp: Dụng cụ có tay cầm bằng bọt lớn hơn giúp dễ cầm nắm.
  • Nồi có tay cầm hai bên: Dễ mang hơn.
  • Máy mở nắp hộp và chai điện: Giảm áp lực lên tay và ngón tay.
  • Sắp xếp nhà bếp: Đặt những vật dụng hay dùng ở vị trí dễ lấy.
  • Tay nắm cửa lớn: Thay thế các tay nắm nhỏ bằng các núm dễ cầm nắm hơn.

Trong phòng ngủ

  • Nút lớn hoặc khóa Velcro: Nút lớn và khóa phía trước dễ sử dụng hơn.
  • Đèn bật tắt bằng chạm hoặc giọng nói: Giúp dễ bật/tắt đèn.
  • Dụng cụ hỗ trợ mang tất và kéo khóa: Giúp bạn tự mang tất hoặc kéo khóa dễ dàng.

Trong phòng tắm

  • Ghế tắm hoặc ghế đứng trong vòi sen: Cho phép bạn ngồi khi tắm.
  • Thảm chống trượt và thanh cầm: Giúp tắm rửa an toàn hơn.
  • Bệ toilet cao với tay vịn: Giúp dễ dàng lên xuống.
  • Bọt biển cán dài: Giúp rửa chân mà không cần cúi người.
  • Bàn chải đánh răng điện: Dễ cầm hơn bàn chải thông thường.
  • Ghế trước bồn rửa: Tránh việc cúi người trong thời gian dài.

Tìm kiếm sự trợ giúp thêm

Những thiết bị hỗ trợ này có thể được tìm thấy tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng thiết bị y tế. Bạn cũng có thể tìm thêm ý tưởng từ nhà trị liệu nghề nghiệp, họ chuyên giúp mọi người duy trì độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và có thể đưa ra gợi ý hữu ích hơn về các thiết bị phù hợp với bạn.

Với những thay đổi nhỏ này, cuộc sống hàng ngày với viêm khớp dạng thấp có thể trở nên dễ chịu và dễ quản lý hơn.

Lưng cảm giác như buộc thừng – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Quanh lưng như bị buộc thừng gọi là chứng Lưng như buộc thừng.

Lưng như bị buộc thừng là một biểu hiện lâm sàng, bệnh ở Đái mạch. Sách Thẩm thị tôn sinh thư viết: “Đái mạch vòng ngang quanh lưng, giống như buộc đai cho nên thắt được 12 Kinh mạch và bẩy mạch thuộc Kỳ kinh”. Cho nên trên lâm sàng, bệnh thuộc 12 chính kinh và Kỳ kinh đều có thể ảnh hưởng tới Đái mạch, về biểu hiện tuy không giống nhau, nhưng chứng trạng điển hình là lưng như bị buộc thừng, vì Đái mạch quanh một vòng ở lưng, cho nên bệnh ở Đái mạch thường có chứng như đau mỏi lưng, lưng lạnh và đau hoặc cảm giác lưng vô lực ( có thể tham khảo các chuyên mục liên quan). Sách Phó Thanh Chủ nữ khoa viết “Mạch Đái là để dàng buộc bào thai”, vì vậy chứng lưng như bị thừng buộc cũng thường gặp trong các bệnh Hoạt thai, Đái hạ thuộc Phụ khoa.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

– Lưng như bị buộc thừng do bệnh ở Đái mạch:

Người bệnh có cảm giác như Lưng như bị buộc thừng kiêm cả chứng đau lưng. Ngoài ra không có chứng trạng nào khác. Rêu lưỡi và mạch bình thường.

– Lưng như bị buộc thừng do thấp nhiệt ở Can kinh: Có chứng lưng bị buộc thừng, lớp da thịt vòng quanh lưng đau rát như kim châm, sờ vào hoặc xoa sát thì đau dữ dội không dám hoạt động; thậm chí đau đến nỗi không dám ho hoặc thở hút mạnh, hắt hơi mạnh. Nhưng khi ấn mạnh tay thì cảm giác đau và căng thẳng giảm nhẹ, có kiêm các chứng trạng thấp nhiệt ở Can kinh như đau sườn, đắng miệng, mặt mắt đỏ, tai điếc, tiểu tiện đỏ hoặc đau, táo bón, rêu lưỡi vàng hoặc dầy nhớt, mạch Huyền hoặc Sác.

Phân tích

Chứng Lưng như bị buộc do bệnh ở Đái mạch với chứng Lưng như buộc thừng do Can kinh thấp nhiệt: cả hai chuẩn đoán phân biệt trên lâm sàng không khó khăn. Loại trên trừ chứng lưng như buộc thừng và ngoài kiêm chứng bị đau ở gân thịt vùng lưng, thì không có chứng trạng nào khác, đó là vì Đái mạch khí kết không thông gây nên, Mục Chư thông môn sách Trương thị y thông viết: “Lưng đau như đai thừng buộc, đau rút, đó là bệnh ở Đái mạch. Dùng vị cay đi ngang làm tan kết ở Đái mạch, vị ngọt làm dịu cái căng thẳng ở Đái mạch, dùng Điều Can tán”. Loại sau vì thấp nhiệt ở Can kinh xâm phạm Đái mạch gây bệnh, vùng lưng như bị thừng buộc, lớp da thịt quanh lưng đau có cảm giác nóng rát, có kiêm các chứng trạng thấp nhiệt ở Can kinh, điều trị nên thanh tả thấp nhiệt ở Can kinh, dùng phương Long Đởm tả Can thang.

Trích dẫn y văn

  • Vùng lưng đột ngột nổi lên một vệt như cái đai vòng quanh đến rốn, không đau không ngứa, lâu ngày dẫn đến kém ăn, khí huyết khô khan, đó là do Thận kinh với Đái mạch bất hòa lại đam mê sắc dục quá mức, phóng túng bừa bãi gây nên bệnh này. Lâu ngày Đái mạch khí hư, huyết cũng bị ngưng đọng hao mòn, sắc da đen sạm, tuy chưa phải là bệnh to mà thực tế bệnh đã nguy hiểm, phép trị nên bổ mạnh Thận thủy kiêm bổ cả Đái mạch, tự nhiên khỏe mạnh, bệnh đỡ (Thục địa, Sơn thù nhục, Đỗ trọng, Sơn dược, Bạch truật, Phá cố chỉ, Bạch quả, Sao Đương qui, Bạch thược, Xa tiền tử) (Thạch thất bí lục – quyển 3).
  • Đái mạch gây bệnh, vùng lưng bụng ngăn cách giống như túi bọc nước (Loại Kinh đồ dực – Kỳ kinh bát mạch).

Các liệu pháp tâm lý ở trẻ em

Liệu pháp tâm lý là các kỹ thuật tâm lý mà các nhà chuyên môn sử dụng tác động tâm lý một cách tích cực có hệ thống vào mục đích phòng và chữa bệnh.

Hiện nay để cải thiện các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân có rất nhiều các liệu pháp được sử dụng như: liệu pháp ám thị, liệu pháp thôi miên, liệu pháp nhận thức hành vi, thư giãn, liệu pháp gia đình, liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp tâm lý nâng đỡ, liệu pháp trò chơi, liệu pháp vẽ tranh… Trong thực hành nhi khoa một số liệu pháp sau đây thường được áp dụng.

LIỆU PHÁP TRÒ CHƠI

Khái niệm

Liệu pháp trò chơi được tiến hành dựa vào nhu cầu tự nhiên của trẻ em là muốn được chơi. Nhà trị liệu tổ chức các trò chơi có mục đích và hệ thống nhằm chẩn đoán và trị liệu các rối loạn tâm lý.

  • Chức năng chẩn đoán:

Thông qua trò chơi trẻ tự bộc lộ khả năng của mình về các mặt: nhận thức, cảm xúc, hành vi, đặc biệt là những thiếu hụt trong tính cách và mối quan hệ của trẻ. Nhà trị liệu thu thập và phân tích thông tin để góp phần đưa ra các chẩn đoán tâm lý.

  • Chức năng trị liệu:

Trò chơi tạo cho bệnh nhi khả năng tự bộc lộ cảm xúc, giải toả những băn khoăn vướng mắc, căng thẳng, lo hãi đồng thời tạo sự thư giãn và hứng thú vào quá trình điều trị. Thông qua những trò chơi, các rối loạn về nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ được cải thiện đưa tới sự phục hồi các chức năng tâm lý.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Cho các trẻ có những rối loạn tâm lý như:

Các rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, rối loạn phân ly, chán ăn tâm thần, rối loạn hành vi đạo đức. Các bệnh thực thể nhưng có các vấn đề về tâm lý. Các rối loạn như tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ngủ. Trẻ em bị chậm phát triển, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, tâm thần phân liệt…

Chống chỉ định

Những bệnh nhân có cơn xung động, kích động, hung tính. Bệnh nhân loạn thần nặng hoặc trầm cảm có nguy cơ tự sát. Bị một số bệnh thực thể cần được nằm yên tĩnh.

Cách tiến hành

  • Lựa chọn chủ đề chơi phù hợp với mục đích trị liệu của thầy thuốc nhằm cải thiện hiệu quả nhất về các rối loạn tâm lý.

Ví dụ: Bệnh nhân có lo âu, trầm cảm phải: chơi nhóm, trò chơi động, đóng kịch, văn nghệ, hái hoa dân chủ, ném lon, cầu lông…

  • Bệnh nhân tăng động nên chơi cá nhân hoặc trò chơi tĩnh như: cờ vua, cá ngựa, cắt gấp giấy…
  • Có thể tổ chức chơi ở buồng bệnh, phòng chơi hoặc ở sân. Đối với bệnh nhân bị bệnh thực thể, trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lâm sàng của bệnh.
  • Người hướng dẫn chơi có thể là nhà tâm lý, y tá, bác sĩ, cha mẹ hoặc chính bệnh nhân.
  • Đồ chơi phải được an toàn (tránh dễ vỡ, sắc nhọn…) đặt chỗ dễ lấy…
  • Thời gian một buổi chơi khoảng 30 – 50 phút, số buổi chơi còn phụ thuộc vào tiến triển của các rối loạn tâm lý.

Nhà trị liệu ít bình luận mà phải ghi chép theo dõi mỗi buổi chơi, đánh giá những cải thiện tâm lý của trẻ và đưa ra trò chơi mới phù hợp.

LIỆU PHÁP VẼ TRANH

Khái niệm

Vẽ tranh là một hoạt động thông thường và phổ biến ở trẻ em. Liệu pháp này không cần sử dụng tối ngôn ngữ. Đặc biệt đối với những trẻ bị rối loạn tâm lý có khó khăn trong sự cảm nhận và biểu thị bằng lời, thông qua tranh vẽ trẻ có thể biểu thị được phần nào. Liệu pháp vẽ tranh sử dụng có nhiều lợi ích trong chẩn đoán và trị liệu các rối loạn tâm lý.

  • Chẩn đoán tâm lý:

Hình vẽ của trẻ thể hiện mức độ phát triển trí tuệ cũng như phản ánh những thiếu hụt trong các mối quan hệ. Hình vẽ trẻ phần nào bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc bị dồn nén, những mong muốn, xung đột tâm lý không thể hiện được bằng lời.

  • Trị liệu tâm lý:

Vẽ tranh có tác dụng như một yếu tố giải cảm ứng, loại bỏ sự căng thẳng. Trong quá trình vẽ trẻ phải tự mình nghĩ cách bố cục bức tranh, khắc phục và vượt qua nỗi sợ hãi, kìm chế căng thẳng nội tâm, sau khi vẽ trẻ sẽ dần dần vượt qua được tình trạng rối loạn tâm lý.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Với hầu hết trẻ em từ 5 tuổi trở lên với các rối loạn tâm lý như:

Các rối loạn cảm xúc rối loạn phân ly, chán ăn tâm thần, rối loạn hành vi, các bệnh nhi bị thực thể nhưng có các vấn đề về tâm lý, các rối loạn như tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ngủ, trẻ em bị chậm phát triển, tự kỷ, tăng động giảm chú ý, bệnh tâm thần phân liệt…

Chống chỉ định

Không áp dụng với những trẻ từ chối vẽ, bệnh nhân có cơn xung động, kích động, hung tính, bệnh nhân loạn thần nặng.

Cách tiến hành

  • Một số chủ đề vẽ thường được áp dụng: vẽ gia đình để tìm hiểu xung đột và mong muốn của trẻ về gia đình mình. Vẽ người tìm hiểu trình độ trí tuệ và một số nét tính cách. Vẽ cây tìm hiểu chiều hướng nhân cách. Ngoài ra trẻ còn vẽ bệnh viện, vẽ trường học…
  • Phòng vẽ cho trẻ phải yên tĩnh, đủ ánh sáng, ít có tác động ngoại cảnh (tiếng ồn, sự gợi ý, sự phê phán hoặc sự ganh đua…).
  • Giấy vẽ (khổ A4 hoặc A3), bút chì, sáp màu, bột màu, bàn ghế hoặc giá vẽ…
  • Trong khi vẽ, nhà trị liệu nên theo dõi trẻ về cách thức vẽ, thời gian vẽ, thứ tự vẽ từng nhân vật, không bình luận tranh vẽ.
  • Sau khi trẻ vẽ, nhà trị liệu có thể hỏi trẻ một số chi tiết trên bức tranh nhưng không bắt buộc trẻ trả lời.
  • Việc đánh giá tranh vẽ dựa vào màu sắc, nét vẽ, nội dung bức tranh, các nhân vật, các chi tiết, bố cục bức tranh…
  • Một chủ đề tranh vẽ được tiến hành nhiều lần, có theo dõi, ghi chép để đánh giá sự tiến triển trong tâm lý của trẻ.

LIỆU PHÁP HÀNH VI NHẬN THỨC

Khái niệm

Liệu pháp nhận thức – hành vi là các kỹ thuật tâm lý, trong đó nhà trị liệu sử dụng việc kết hợp lời nói và mẫu hành vi một cách có mục đích và hệ thống nhằm điều chỉnh các rối loạn tâm lý.

Liệu pháp nhận thức – hành vi dựa trên nguyên tắc điều kiện hoá và củng cố cũng như mối quan hệ giữa nhận thức – cảm xúc – hành vi.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Liệu pháp nhận thức – hành vi được áp dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên với các rối loạn sau:

Các rối loạn lo âu; các rối loạn tâm lý ở trẻ em như đái dầm, tic, nói lắp, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi; các chứng nghiện: thuốc lá, ma tuý; trầm cảm (không có tự sát); bệnh tâm thần phân liệt qua giai đoạn cấp; trẻ em bị chậm phát triển, tự kỷ vừa, nhẹ…

Chống chỉ định

Tâm thần phân liệt trong giai đoạn cấp; trầm cảm có ý tưởng tự sát; Loạn thần hưng trầm cảm, chậm phát triển, tự kỷ nặng.

Các kỹ thuật trong trị liệu nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức – hành vi là tập hợp nhiều kỹ thuật khác nhau, sau đây là một số kỹ thuật chính thường được áp dụng trong thực hành nhi khoa.

Nhận ra mối quan hệ giữa cảm xúc, các triệu chứng cơ thể và ý nghĩ

  • Trẻ phải nhận ra được các trạng thái cảm xúc khác nhau của mình: buồn, tức giận, lo lắng, hoảng sợ và vui vẻ. Trẻ nhỏ có thể dựa vào các bức tranh vẽ các nét mặt miêu tả trạng thái cảm xúc đó. Trẻ lớn có thể mô tả bằng lời. Ngoài ra trẻ phải nhận ra cường độ các cảm xúc của mình bằng sử dụng thang bậc tự cho điểm từ thấp đến cao.
  • Trẻ phải nhận ra một số triệu chứng có thể hiện quan đến cảm xúc.
  • Trẻ phải nhận ra được ý nghĩ sai lầm của mình có liên quan đến cảm xúc (nên đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa).

Cấu trúc lại nhận thức

Hầu hết các rối loạn tâm lý đều do những suy nghĩ không hợp lý, những niềm tin sai lệch hoặc mong muôn quá thái không phù hợp gây ra, vì vậy kỹ thuật này gồm 3 bước:

Bước 1: Giúp trẻ nhận được ý nghĩa sai, niềm tin vô lý.

Bước 2: Tìm bằng chứng thực phản bác lại suy nghĩ, niềm tin vô lý.

Bước 3: Nảy sinh những ý thức mới, đúng đắn, hợp lý và thực tế thay thế vào những ý nghĩ sai, vô lý.

Tự khẳng định

ở liệu pháp này cả nhà trị liệu và trẻ phải hiểu được suy nghĩ đã dẫn đến các ứng xử không phù hợp. Từ đó thay vào việc chú ý tới những tình huống tiêu cực trong quá khứ bằng tập trung vào những biểu hiện tích cực, phát triển và khẳng định nó.

Giảm cảm ứng có hệ thống

Là kỹ thuật tâm lý làm cho trẻ em thích nghi dần với tình huống gây sợ từ mức độ thấp đến mức độ cao và cuối cùng là hoàn cảnh thực gây ra đáp ứng không thích nghi. Gồm các bước sau:

Bước 1: Tưởng tượng ra một loạt các kích thích gây stress xung quanh một sự kiện gây sợ nào đó và sắp xếp chúng theo trật tự từ yếu đến mạnh theo một hệ thống điểm.

Bước 2: Đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn toàn thân, giúp trẻ tưởng tượng ra những kích thích gây sợ hãi ở mức yếu nhất.

Bước 3: Nếu kích thích đã được quen dần không gây cảm giác lo sợ thì lần lượt chuyển sang kích thích mạnh hơn.

Khen thưởng

Là liệu pháp tâm lý dùng phần thưởng để củng cố hành vi hợp lý loại bỏ hành vi sai trên cơ sở thực hiện một cách có hệ thống, có nguyên tắc và được thảo luận trước với trẻ.

Phần thưởng có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh thần, phải lập bảng theo dõi cảm xúc, hành vi và quy định mức thưởng, phải có sự cam kết giữa trẻ và nhà trị liệu.

Thư giãn là một phương pháp hành vi đòi hỏi con người phải chú tâm vào tập giãn mềm cơ bắp, tập thở chậm, tạo trạng thái thoải mái về tinh thần, giảm kích thích và tạo sự nghỉ ngơi của vỏ não.

  • Nơi tập thư giãn phải thông thoáng, yên tĩnh, không sáng chói, không bị các kích thích gây mất tập trung.
  • Người tập phải hết sức tập trung, huy động sự chú ý, ý thức của mình vào việc hình dung ra cảm giác căng hoặc giãn mềm cơ bắp.
  • Tập thả lỏng tuần tự từng nhóm cơ (đặc biệt là hai bàn tay, hai cánh tay, vai, cổ, ngực, bụng, lưng…).
  • Tập thư giãn tĩnh ở tư thế nằm kết hợp với thở bụng (thóp bụng, thở ra, phình bụng hít vào, thở êm, chậm, sâu, đều).
  • Tập kết hợp với tưởng tượng được hướng dẫn bằng lời. Ví dụ “tay phải mềm ra”, “giãn ra”, “chùng xuống”, “ấm dần lên”… giọng đọc phải chậm, rõ, âm thanh vừa phải.
  • Một buổi tập từ 15 – 30 phút tuỳ theo lứa tuổi, tập hàng ngày.

Một số lưu ý khi thực hiện

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Có các ví dụ và biểu đồ cụ thể: tranh, hình ảnh, thang điểm. Nên giải thích và dạy một số kỹ thuật đơn giản cho cha mẹ. Chú ý đến độ tuổi của trẻ để áp dụng một cách phù hợp. Thời gian cho các kỹ thuật 20-30 phút/1 lần/1 ngày.

THAM VẤN

Định nghĩa

Đối tượng tham vấn tâm lý trong thực hành nhi khoa là cha mẹ và trẻ em có vấn đề về tâm lý (gọi là thân chủ).

Tham vấn là một quá trình thiết lập mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ, hỗ trợ và khuyến khích thân chủ đưa ra cách giải quyết vấn đề.

  • Quá trình tham vấn: nhà tham vấn và thân chủ có thể gặp nhau trong một khoảng thời gian cố định (thường từ 50 – 60 phút), một tuần một lần hoặc nhiều hơn (tuỳ thuộc vào mức độ vấn đề của thân chủ).
  • Các mục đích của mối quan hệ trong tham vấn:

+ Giúp thân chủ xác định các vấn đề của họ và đặt thứ tự ưu tiên cho các hoạt động can thiệp.

+ Giúp thân chủ hiểu rõ căn nguyên của vấn đề về họ đang gặp phải.

+ Giúp thân chủ nhận ra các suy nghĩ và cảm xúc của họ đóng góp hoặc liên quan đến các vấn đề họ đang gặp phải.

+ Giúp thân chủ nhận ra các suy nghĩ và cảm xúc của họ đóng góp hoặc liên quan đến các vấn đề của họ như thế nào, từ đó nhận thức thế giới theo cách thực tế và tích cực hơn.

+ Hỗ trợ thân chủ trong quá trình ra quyết định bằng cách giúp họ xác định các lựa chọn và cân nhắc mặt trái, mặt phải của từng lựa chọn.

+ Khuyến khích thân chủ đưa ra những lựa chọn và các thay đổi tốt nhất cho chính cuộc sống của họ (nhà tham vấn không bao giờ ra quyết định thay cho thân chủ).

+ Nhấn mạnh những đặc điểm tích cực của thân chủ và giúp họ sử dụng những thế mạnh này để vượt qua những trở ngại và thách thức.

Chỉ định

Tham vấn tâm lý được chỉ định rất rộng rãi trong trường hợp cha mẹ và trẻ có nhu cầu muốn giải quyết những vướng mắc về tâm lý. Trong quá trình điều trị các rối loạn về tâm lý nó được xem như là liệu pháp hỗ trợ rất quan trọng, được phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác hoặc điều trị bằng hoá dược.

Các kỹ năng tham vấn

Các kỹ năng giao tiếp không lời

  • Giao tiếp bằng mắt: nhìn thẳng thể hiện sự chăm chú.
  • Ngôn ngữ cử chỉ: ngồi cạnh, thả lỏng, cùng tầm với thân chủ thể hiện sự cởi mở và thông cảm.
  • Giọng nói: bình tĩnh tốc độ đều đều.
  • Khoảng cách không gian: giữa hai người không có vật cản ngồi cách nhau (70cm – lm), ánh sáng vừa phải.
  • Thời gian: thân chủ có thời gian trình bày và trả lời câu hỏi, không thúc dục hoặc gây bắt buộc.
  • Khoảng im lặng giữa hai người để nhà tham vấn có thời gian, suy nghĩ và lên kế hoạch cho câu hỏi hoặc câu nói tiếp theo.

Các kỹ năng giao tiếp bằng lời

  • Nên đặt câu hỏi mở: “Điều gì?”; “Tại sao?”; “Thế nào?”.
  • Khuyến khích: nhắc lại một vài từ chính của thân chủ.
  • Diễn đạt lại: nhắc lại ý chính trong lời nói của thân chủ.
  • Phản ánh cảm xúc: gọi tên được những cảm xúc chính mà thân chủ đang trải qua.
  • Tóm lược: điểm lại những vấn đề và cảm xúc mà thân chủ đã bộc lộ.

Các giai đoạn của mô hình tham vấn

Gồm 5 giai đoạn

  1. Thiết lập mốì quan hệ: để xây dựng lòng tin, với trẻ em nên bắt đầu bằng nụ cười, một trò chơi hoặc kể một câu truyện.
  2. Tập hợp thông tin, xác định vấn đề và nhận ra thế mạnh của thân chủ: để xác định mục đích rõ ràng và định hướng cho cuộc phỏng vấn tránh lan man vào chủ đề khác. Với trẻ em tránh dùng từ và khái niệm trừu tượng.
  3. Xác định kết quả: nhằm xác định một giải pháp lý tưởng bằng câu hỏi “Cháu muốn điều gì sẽ xảy ra?” hoặc “Nếu cháu có ba điều ước, cháu sẽ ước gì?”.
  4. Tìm kiếm các giải pháp thay thế đối mặt với những điều phi lý của thân chủ: Nhà tham vấn cần sự sáng tạo, càng đưa ra nhiều giải pháp lựa chọn càng tốt. Với trẻ em giúp trẻ tưởng tượng về tương lai và kết quả về các mặt tinh thần khi chọn giải pháp thay thế.
  5. Khái quát: tóm lược kết quả khi các giải pháp cụ thể đã được vạch ra và hẹn lần sau.