Blog Trang 471

Rối loạn ở nhãn cầu do thuốc gây ra

ACID PARA-AMINOSALICYLIC: giảm thị lực do nhiễm độc.

AMIODARON: giác mạc bị mờ đục.

APHETAMIN: hở mi mắt, liệt cơ mắt

KHÁNG CHOLIN: rối loạn thị giác do liệt cơ mắt, nguy cơ bị glô côm cấp do góc tiền phòng bị hẹp lại.

THUỐC CHỐNG TIỂU ĐƯỜNG UỐNG (sulfonyl urê): song thị, giảm thị lực do ngộ độc.

CHỐNG TRẦM CẢM:

  • thuốc ức chế môn amino oxydase: rung giật nhãn cầu, liệt các cơ vận nhỡn ngoài, giảm thị lực.
  • thuốc ba vòng: liệt cơ mắt, nguy cơ bị glô côm do làm hẹp góc tiền phòng.

KHÁNG VIÊM KHÔNG PHẢI STEROID (ĐIỀU TRỊ KÉO DÀI): giảm thị lực do nhiễm độc, bệnh võng mạc.

ASEN HOÁ TRỊ NÁM: viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

BARBITURIC: liệt các cơ vận nhỡn ngoài, song thị, sụp mi, mù do vỏ não.

CARBAMAZEPIN: rối loạn vận nhãn.

CHLORAMPHENICOL: bệnh thần kinh mắt (dùng liều cao kéo dài).

CHLOROQUIN: dùng liều cao dài ngày có thể làm đục giác mạc, tổn thương điểm vàng gây ám điểm trung tâm, thoái hoá sắc tố võng mạc, giảm thị lực; hiếm gặp hơn là liệt nhãn cầu hoặc sụp mi.

CORTICOID: đục thuỷ tinh thể (đục lớp phía sau của thuỷ tinh thể), glô côm (nhất là dùng tại chỗ), dễ bị nhiễm virus (nhất là herpes giác mạc) và vi khuẩn ở mắt.

DESFEROXAMIN: rối loạn nhìn màu, mù về đêm.

DIGITAL: rối loạn nhìn màu (nhìn mọi vật đều có màu xanh lục hoặc vàng), ám điểm, thị lực giảm.

DISULFIRAM: bệnh dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.

LỢI NIỆU THIAZIDIC: nhìn mọi vật đều thấy màu vàng, cận thị tạm thòi.

ETHAMBUTOL: viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu và giảm thị lực, ám điểm trung tâm, rối loạn nhìn màu.

INDOMETACIN: có lắng đọng ở giác mạc, song thị, bệnh võng mạc, giảm thị lực do ngộ độc.

THUỐC ỨC CHẾ ANHYDRASE CARBONIC: giảm trương lực nhãn cầu, cận thị thoáng qua.

ISONIAZID: bệnh dây thần kinh thị giác sau nhãn cấu.

ISOTRETINOIN: triệu chứng thừa vitamin A (viêm môi, khô mắt, viêm kết mạc – giác mạc).

MORPHIN: đồng tử co rất mạnh (quá liều).

NEOSTIGMIN: đong tử co, rung giật nhãn cầu.

ESTROGEN: tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc, phù gai thị, viêm dây thần kinh thị giác, liệt các cơ vận nhõn ngoài, song thị, ám điểm.

PHENOTHIAZIN: có lắng đọng sắc tố ở kết mạc, giác mạc, nhân mắt và võng mạc. Các cc n đảo nhãn cầu.

PHENITOIN: rung giật nhãn cầu, song thị, giảm -hi lực (hiếm gặp), sụp mi.

QUINIDIN VÀ QUININ: giảm thị lực do ngộ độc, sợ ánh sáng, song thị.

MUỐI VÀNG: lắng đọng ở giác mạc và kết mạc.

SULFAMID: viêm giác mạc – kết mạc có nổi ban, hội chứng Stevens – ơohnson.

VITAMIN A: nếu thiếu gây phù gai thị, xuất huyết võng mạc, rung giật nhãn cầu, song thị.

VITAMIN D: thừa vitamin D làm giác mạc bị đục thành dải.

Huyệt Ý Xá – Vị trí, tác dụng, ở đâu

Ý Xá

Tên Huyệt:

Huyệt ở Vị Trí huyệt ngang với Tỳ (Tỳ Du), theo YHCT ‘Tỳ tàng Ý’, huyệt được coi là nơi chứa (xá) ý, vì vậy gọi là Ý Xá.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Vị Trí huyệt:

Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 3 thốn, cách huyệt Tỳ Du 1, 5 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới da là cơ lưng to, cơ răng cưa bé sau-dưới, cơ chậu sườn-ngực, cơ gian sườn 11, Thận.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây gian sườn 11.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D10.

Chủ Trị:

Trị bệnh về gan mật, dạ dày đau, khó tiêu, nôn mửa, lưng đau.

Phối Huyệt:

1. Phối Nhiên Cốc (Th.2) + Quan Xung (Tam tiêu.1) + Thừa Tương (Nh.24) trị tiêu khát, uống nhiều (Thiên Kim Phương).

2. Phối Trung Lữ Du (Bàng quang.29) trị tiêu khát do thận hư, mồ hôi không ra, lưng đau không thể cúi ngửa được (Tư Sinh Kinh).

3. Phối Cách Quan (Bàng quang.46) + Vị Thương (Bàng quang.50) trị ăn không được, nghẹn (Tư Sinh Kinh).

4. Phối Trung Phủ (Phế 1) trị ngực đầy tức (Bách Chứng Phú).

Cách châm Cứu:

Châm xiên 0, 5-0, 8 thốn – Cứu 5-7 tráng – Ôn cứu 10-20 phút.

Ghi Chú: Không châm sâu vì có thể đụng phổi.

Hạt Lúa Nếp và tác dụng được áp dụng trong chữa bệnh

Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m, sống ở đất chuyên trồng lúa (ruộng bậc thang, ruộng nước). Thân mọc thẳng đứng chia đốt, nhẵn và bóng. Lá lúa mọc thành hai dãy, hình dải, dài 30-60cm, gốc lá ốp sát thân, đầu thuôn nhọn, hai mặt và mép đều ráp, bẹ lá nhẵn có tai, lưỡi bẹ dài hình mũi mác trẻ đôi.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 15-30cm, hơi uốn cong, cuống cụm hoa to, có rãnh và ráp, bông nhỏ hình bầu dục thuôn, mày hình mác nhọn, nguyên hai khía răng ở đỉnh, màu hồng vàng hay hơi tím, có lông cứng dạng mi, nhị 6, mảnh, bao phấn hình dải, bầu có vòi nhụy ngắn; đầu nhụy có lông thò ra ngoài bông nhỏ.

Quả lúa (hạt thóc) thuôn hẹp được bao bọc bởi mày hoa, chứa nhân màu trắng (gạo).

Lúa nếp là một trong hai loại lúa được trồng phổ biến ở nước ta. Đặc biệt có nhiều loại lúa nếp cho chất lượng gạo rất ngon như: Nếp cẩm, nếp cái hoa vàng v.v…

Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m
Cây lúa nếp thân cỏ, cao 0,6-1,5m

Theo Đông y, lúa nếp (nhu mễ) có vị ngọt thơm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu, kẹo mạ (kẹo mạch nha) có vị ngọt tính ấm. Có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm. Cám gạo có vị ngọt tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy. Gạo nếp chữa đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng trấp v.v… Rạ lúa nếp chữa mụn lở, hay trĩ.

Thuốc ứng dụng từ lúa nếp:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh nôn mửa

+ Gạo nếp 30g

+ Quả hồi 6g

+ Nhục quế 5g

+ Gừng khô 10g

+ Vỏ quýt khô 60g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. Cần uống liền 3 ngày.

+ Gạo nếp 50g

+ Đậu xanh 50g

+ Gừng tươi 10g

Các thứ ninh nhừ thành cháo gạo nếp đậu xanh có gừng. Dùng như hướng dẫn của bài trên.

Lúa nếp (nhu mễ) bổ tỳ vị, nhuận phế
Lúa nếp (nhu mễ) bổ tỳ vị, nhuận phế

Bài 2. Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

+ Gạo nếp 150g

+ Mỡ dê 30ml

+ Đường đỏ 30g

Ninh gạo nếp nhừ thành cháo loãng; cho mỡ dê, đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại một lúc là được. Người bệnh chia 3 lần ăn hết trong ngày.

Cần ăn liền 9 ngày.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh ho ra máu

+ Gạo nếp 30g

+ Rễ cỏ tranh 30g

+ Cỏ nhọ nồi 60g (sao cháy)

+ Rễ cây dâu 30g (sao vàng)

+ Bạch cập 25g

Các vỊ thuốc cho sấy khô, tán nhỏ mịn, dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi để nguội, sau khi ăn.

+ Gạo nếp 24g

+ Hoa hòe 15g

+ Bách hợp 9g

+ Ngó sen 6g

+ Mạch môn 9g

Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau bữa ăn. cần uống liền 11-15 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa bệnh cảm mạo

+ Gạo nếp

+ Gừng tươi 5 củ (cả rễ, lá, củ) 5ml

Gạo nếp, gừng tươi rửa sạch giã dập, hành củ rửa sạch để cả rễ, củ, lá; cả ba thứ cho vào nồi, thêm nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo, cho giấm gạo vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho người bệnh ăn nóng sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi là được.

Bài 5. Bột trường thọ

+ Gạo nếp                              500g

+ Khiếm thực                        240g

+ Ý dĩ                                     240g

+ Củ mài                                150g

+ Cát lâm sâm                         90g

+ Bạch linh                              90g

+ Hạt sen (bỏ tâm)                240g

+ Đường trắng                      200g

Các vị thuốc sấy khô tán bột nhỏ mịn; đường trắng cho vào nồi quấy đều, đun nhỏ lửa cho sôi, sau đó cho bột thuốc luyện viên bằng hạt ngô phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 15 viên thuốc lúc đói, cho thuốc vào ngậm, thuốc tan đến đâu thì nuốt nước đến đó.

Thuốc có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể thoát khỏi bệnh tật, trẻ lâu.

Lưu ý: Gạo nếp là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều, nhất là thường xuyên ăn một loại xôi, làm cho cơ thể thừa dưỡng chất sinh đờm ẩm tích tụ trong cơ thể.

Bệnh Lao Kê (bệnh lao hạt) – Triệu chứng, điều trị

Tên khác: bệnh lao hạt.

Định nghĩa

Là một thể của bệnh lao do trực khuẩn lao phân tán theo đường máu, thường là cấp tính, đặc hiệu bởi những tổn thương dạng nốt rất nhỏ (hạt nhỏ) nằm rải rác trong khắp các cơ quan khác nhau của cơ thể bệnh nhân.

Bệnh sinh

Lao kê có thể là biến chứng ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lao. Tuy nhiên, lao kê hay gặp trội hơn ở trẻ em, và thường xuất hiện sau khi trẻ bị sơ nhiễm lao đã được vài tuần cho tới vài tháng; lao kê cũng hay thấy ở người già hoặc ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Bệnh sởi, ho gà và những bệnh làm trẻ gầy mòn, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch là những yếu tố thuận lợi cho lao kê phát triển. Lao kê phát triển được là do có một số lượng lớn trực khuẩn Koch xâm nhập vào một mạch máu hoặc mạch bạch huyết. Điểm xuất phát của trực khuẩn Koch thường là một hạch bạch huyết ở trung thất hoặc ở rốn phổi, hiếm hơn là từ một ổ thâm nhiễm nhu mô phổi hoặc từ bệnh lao ở một cơ quan khác (ví dụ lao tiết niệu-sinh dục). Lao kê cũng có thể phát triển sau một can thiệp phẫu thuật vào một ổ nhiễm lao.

Giải phẫu bệnh

Những hạt lao kê thường ở mô kẽ. Những hạt này có kích thước gần như nhau và ở cùng một giai đoạn. Nếu mới phát sinh, hạt lao kê thuộc typ tiết dịch rỉ viêm, muộn hơn thì trở thành typ sinh sản (hoại tử bã đậu ở phần trung tâm), và cuối cùng là xơ hoá.

Triệu chứng

LAO KÊ THỂ CÓ SỐT: khởi phát thường âm ỉ (suy nhược cơ thể, nhức đầu, có những cơn sốt nhẹ) hơn là cấp tính (rét run, thân nhiệt cao tới 40°C). Ở giai đoạn toàn phát, lao kê có đặc điểm là bệnh nhân bị sốt thất thường và dao động, không giải thích được nguyên nhân. Tình trạng toàn thân của bệnh nhân bị ảnh hưởng sâu sắc, với suy nhược cơ thể nặng, thở nhanh, và tím tái. Khám lâm sàng có thể thấy lách to.

Lao kê có thể bị biến chứng thành lao màng não vào bất kể lúc nào.

LAO KÊ VỚI TRIỆU CHỨNG PHổI: ở những đối tượng trẻ tuổi có những thể gây ngạt thở với sốt cao, khó thở và tím tái nặng. Nghe ngực phát hiện thấy các ran ngáy, ran rít, ran hai thì. Nếu không được điều trị, thì thể lao kê này có thể gây tử vong trong 10-15 ngày do suy hô hấp.

LAO KÊ VỚI TRIỆU CHÚNG MÀNG NÃO: hay gặp ở đôl tượng trẻ tuổi, lao kê có thể bắt đầu bởi những biểu hiện của viêm màng não.

NHỮNG THỂ LAO KÊ CẤP TÍNH KHÁC: lao kê có thể bắt đầu bởi những biểu hiện của viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim (viêm ngoại tâm mạc), viêm phúc mạc (viêm màng bụng) hoặc viêm đa thanh mạc (viêm đồng thời các thanh mạc kể trên).

NHỮNG THỂ BÁN CẤP TÍNH HOẶC MẠN TÍNH: Có những thể lao kê trung gian giữa lao kê kinh điển cấp tính và những thể bán cấp tính hoặc mạn tính. Thể lao kê này là do trực khuẩn lan tràn theo đường bạch huyết-mạch máu với số lượng không nhiều lắm, và ở những đối tượng có khả năng phòng vệ tương đối tốt. Triệu chứng của thể lao kê này khá thay đổi: sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết tại chỗ, hoặc toàn thân, các cơ quan khác nhau bị nhiễm lao (như thận, các khớp xương, mắt, màng phổi, ngoại tâm mạc, V..V…). Những hình ảnh X quang của thể lao kê bán cấp tính thường là những hạt thô, to hơn so với hạt lao kê cấp tính. Thể này có thể dẫn tới xơ phổi (xem: bệnh phổi mô kẽ).

Chụp X quang lồng ngực: hình ảnh X quang điển hình của lao kê là những nốt mờ cực nhỏ (hạt nhỏ), có đường kính từ 1 đến 3 mm, hình tròn, kém đậm, với giới hạn không rõ nét, nằm rải rác một cách đồng đều trong khắp hai trường phổi. Những nốt mò cực nhỏ thường không nhìn thấy được khi soi trên màn huỳnh quang (thông thường gọi là chiếu điện để phân biệt với chụp điện), và đôi khi cũng khó nhận ra trên phim chụp X quang, nhất là ở những đối tượng béo phì. Trong trường hợp nghi ngờ, thì phải chụp lại nhiều lần với kỹ thuật thật tốt hoặc chụp quét.

Xét nghiệm bổ sung

  • Tốc độ máu lắng tăng mạnh.
  • Huyết đồ rất thay đổi: tăng bạch cầu trong máu có thể vượt quá 20.000/pl, hoặc ngược lại, giảm tế bào máu toàn bộ (bao gồm giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu).
  • Tìm trực khuẩn Koch trong đờm hiếm khi dương tính, vì tổn thương thường ở mô kẽ.
  • Khám nhãn khoa: có thể phát hiện thấy củ lao ở màng mạch.
  • Phản ứng bì có thể âm tính trong lúc bệnh nhân đang bị lao kê toàn phát (do tình trạng mất phản ứng).

Tiên lượng

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì tiên lượng thường tốt. Một số trường hợp lao kê được điều trị có thể diễn biến thành lao phổi cộng đồng.

Chẩn đoán

Dựa trên những triệu chứng và dấu hiệu: sốt, tình trạng toàn thân suy giảm, có các dấu hiệu phổi hoặc màng não, đi kèm với hình ảnh các hạt mò như rắc kê trên phim X quang. Lao kê cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp sốt do những nguyên nhân khác. Những hình ảnh nốt mờ cực nhỏ thấy trên phim X quang lồng ngực trong các bệnh khác cũng làm cho chẩn đoán phân biệt lao kê bằng X quang trở nên khó khăn, đó là những trường hợp: bệnh bụi phổi (nốt mờ thường có kích thước khá khác nhau, ở giai đoạn muộn thì các nốt mờ lại tụ họp với nhau, và rốn phổi trở nên rộng ra) những bệnh bụi phổi khác , bệnh sarcoid (những nốt mờ cực nhỏ thường nằm trước rốn phổi, hay thấy hình ảnh sưng hạch bạch huyết), viêm mạch bạch huyết do ung thư (những nốt mờ cực nhỏ kết hợp với vệt phế quản- mạch máu tăng độ đậm), bệnh nấm kê, ứ đọng dịch mạn tính trong phổi (có những dấu hiệu bệnh tim trái, nhất là hẹp van hai lá), các bệnh phổi mô kẽ (những nốt mờ cực nhỏ phân bố không đồng đều trong các mảng mờ nhu mô phổi), lao kê sau khái huyết (sau khi ho ra máu) hoặc sau khi trực khuẩn lao lan tràn theo phế quản (những nốt mờ cực nhỏ chỉ khu trú ở một thuỳ hoặc phân thuỳ phổi), bệnh thoái hoá dạng tinh bột nguyên phát toàn thân.

Điều trị

Liệu pháp hoá chất ba thứ thuốc (isoniazid, rifampicin, ethambutol) với liều thông thường (xem: thuốc chống lao). Thêm corticoid đối với những thể nặng hoặc gây ngạt thở.

Quả Bàng dùng làm thuốc chữa bệnh

Cây bàng thuộc loại thân gỗ, cao 10-15m, cành phát triển thành tán tròn. Lá to mọc chụm ở đầu cành. Hoa nhiều mọc ở nách lá, màu vàng. Quả hình thoi, nhẵn, dẹp, hai bên có ria hẹp, dài 4-5cm, rộng 3-4cm, dày 1-1,5cm, cơm quả màu vàng đỏ, có xơ, nhân màu trắng chứa nhiều dầu. Nhân và cơm quả chín ăn được, quả bàng được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả bàng Tác dụng chữa hen, đi ngoài ra máu, sâu răng
Quả bàng Tác dụng chữa hen, đi ngoài ra máu, sâu răng

Theo Đông y, quả bàng có vị ngọt, tính ấm. Tác dụng chữa hen, đi ngoài ra máu, sâu răngv.v…

Những bài thuốc từ quả bàng

Bài 1. Thuốc chữa bệnh đi ngoài ra máu

+ Nhân hạt quả bàng 15g

+ Rau diếp cá    10g

+ Lá huyết dụ                       10g

+ Lá rau má                         10g

+ Lá mơ lông                        8g

Lá huyết dụ sao cháy, cùng các vị thuốc cho vào nồi với 500ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần, mỗi lần uống 60ml nước thuốc trước bữa ăn. cần uống liền 3-5 ngày.

Bài 2. Thuốc chữa bệnh sâu răng

+ Quả bàng 80g
+ Lá nhãn 50g
+ Lá lốt 30g
+ Muối ăn 10g

Muối ăn rang vàng, các vị thuốc sấy khô; tất cả đem tán bột mịn. Người bệnh ngày bôi thuốc vào chỗ đau 3-4 lần, mỗi lần bằng hạt ngô. cần bôi liền 3-5 ngày.

Các ứng dụng chữa bệnh từ cây bàng

  • Vỏ, quả đều có tác dụng làm săn da.
  • Búp non phơi khô tán bột, rắc chữa ghẻ, trị sâu quảng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Búp tươi xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức.
  • Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nâu chín là một thứ thuốc để chữa bệnh phong.
  • Chữa viêm hang vị dạ dày: Lấy búp và lá bàng non, rửa sạch, để khô, thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng, hạ thổ. Hàng ngày lấy một nhúm cho vào bình trà, hãm với nước sôi, uống thay trà liên tục trong 2 tháng. Có người dùng như trên chữa khỏi viêm hang vị dạ dày.

Lưỡi sưng – Triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Lưỡi sưng là chỉ thể trạng lưỡi sưng to có khi cứng rắn và đau, thậm chí lưỡi sưng to đầy miệng trở ngại việc ăn uống, nói năng và hô hấp.

Chứng này sách Chư bệnh nguyên hậu luận đời Tùy gọi là “Thiệt thũng cường”. Sách Thiên kim phương đời Đường gọi là “Thiệt trướng”. Từ đời Tống về sau đem chứng lưỡi sưng cứng như gỗ khó chịu gọi thành các chuyên mục là “Mộc thiệt”, “Mộc thiệt trướng” và “Mộc thiệt phong”.

Trong các y thư cổ lại còn gọi là “Trùng thiệt” hoặc “Tử thiệt” định nghĩa không thông nhất, phần nhiều có vài thuyết thì nói dưới lưỡi sưng trướng nổi lên đột ngột như một cái lưỡi nhỏ cho nên gọi như vậy. Dưới lưỡi sưng nổi lên vài chỗ như hoa sen thì gọi là “Liên hoa thiệt”, có một số ít tài liệu đem chứng gốc lưỡi sưng hoặc chứng lưỡi sưng cấp tính gọi là “Trùng thiệt”, ở mục này giới thiệu loại thứ nhất nói ở trên.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Lưỡi sưng do ngoại cảm phong hàn: Bệnh do bị nhiễm phong hàn ở Tâm Ty gây nên, biểu hiện chủ yếu là đầu lưỡi sưng đau, ố hàn phát nhiệt, cơ bắp toàn thân đau mỏi, miệng nhạt nhẽo không thích ăn uống, bụng lạnh đau và ỉa chảy, trong Tâm rung động không yên, nói năng không rõ, mạch Phù Khẩn.
  • Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa: Thường là bị sưng đột ngột, thể lưỡi trướng to đầy miệng, sắc đỏ, đau thậm chí không ăn uống nói năng được, sắc mặt đỏ hồng, trong Tâm phiền táo, nằm ngồi không yên, đêm ngủ cũng không yên, tiểu tiện sẻn vàng, đắng miệng, mạch Sác, tả thôn Hồng Đại.
  • Lưỡi sưng do Tâm Tỳ nhiệt thịnh: Có chứng thể trạng lưỡi sắc đỏ, sưng to đầy miệng, tâm tình nóng nảy, lòng bàn tay và da dẻ nóng rát, thích thứ mát nhưng lại không uống nhiều nước, mệt mỏi không muốn hoạt động, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện thường bí kết, mạch Hoạt Sác.
  • Lưỡi sưng do Tỳ hư hàn thấp: Có chứng thể trạng lưỡi sưng to, rìa lưỡi có vết răng, sắc lưỡi tối nhạt, sắc mặt trắng vàng lẫn lộn, chân tay mình mẩy nặng nề, rã rời yếu sức, bụng trướng đầy sau khi ăn càng trướng, không muốn uống nước, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, mạch Trầm Hoãn.

Phân tích

  • Chứng Lưỡi sưng do ngoại cảm phong hàn với chứng Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa: Xu thế đều khá gấp gáp nhưng loại Tâm hỏa thịnh đột ngột thì tình thế gấp gáp lớn, có sách nói chỉ trong một đêm là lưỡi sưng to đầy miệng, thậm chí chỉ trong vài giờ mà đến nỗi lưỡi sưng không nói được. Ngoài cảm phong hàn thì do ngoại tà xâm phạm, hai kinh Tâm Tỳ đều cảm nhiễm tà khí. Tâm khai khiếu lên lưỡi, Tỳ mạch liền với gốc lưỡi, vì phong có tỉnh hay lưu động kèm hàn tà xâm phạm ở vùng lưỡi, hàn chủ về ngưng trệ đến nối huyết mạch bị ngưng rít không thông hình thành chứng thể trạng lưỡi sưng to. Yếu điểm biện chứng: Một là có chứng phong hàn từ bên ngoài cảm nhiễm thì thấy ố hàn phát nhiệt, đau cơ bắp, mạch Phù Khẩn. Hai là huyết mạch ngưng rít thì lưỡi sưng to mà màu sắc tía tối không đỏ, thể trạng lưỡi sưng, rắn khó chịu, đau mỏi không dứt. Lưỡi sưng do Tâm hỏa thì hoặc là xảy ra trong tình huống có tâm sự não nề, hoặc có những biến cố phi thường đến nỗi tư lự thái quá, Tâm hỏa thịnh đột ngột, công lên lưỡi mà thành bệnh cho nên chứng Lưỡi sưng tất phải kèm theo đắng miệng, vì đắng là vị của hỏa, lưỡi sưng tất phải đỏ hắt, cơn đau cũng như kim châm lửa đốt khiến người bệnh không chịu nổi. về điều trị cũng do vậy mà khác nhau: Lưỡi sưng do phong hàn tổn thương Tâm Tỳ thì nên sơ tán tà ở Tâm Tỳ dùng Kim phí thảo tán sắc lấy nước để nửa ngậm và nửa để nuốt, tà rút thì thũng cũng lui. Chứng Lưỡi sưng do Tâm kinh uất hỏa thì nên dùng thuốc đắng lạnh để thanh tiết bỏ cái hỏa thịnh đột ngột ở Tâm kinh dùng một vị Hoàng liên sắc đặc cho uống, bên ngoài thì dùng Sinh Bồ hoàng đắp lên lưỡi, nếu có hiện tượng hỏa cực giống như thủy thì nên kèm theo Sinh khương chữa theo phép tòng trị.
  • Chứng Lưỡi sitng do Tâm Tỳ nhiệt thịnh với chứng Lưỡi sưng do Tỳ hư hàn thấp:. Loại trên là do tích nhiệt ở Tâm Tỳ, hỏa tà úng tắc ở trên cho nên lưỡi sưng mà sắc đỏ, lại do Tỳ chủ về cơ nhục, vì thế có chứng lòng bàn tay và cơ bắp nóng rát. Tỳ là âm thổ ưa táo ghét thâp cho nên nhiệt tuy thịnh mà thường không muốn uống nước. Loại sau thì là Tỳ hư có kiêm hàn thấp, lưỡi sưng to và sắc lưỡi phần nhiều tối nhợt có cả vết răng; sắc nhợt là vì dương khí bất túc, mầu tối là vì huyết ứ không thư sướng, lưỡi có vết răng là Tỳ khí bất túc cho nên thấy các hiện tượng Tỳ hư thấp thịnh như: thể trạng và chân tay nặng nề, mệt mỏi, yếu sức, bụng trướng kém ăn, đại tiện lỏng nhão … Phép trị đối với chứng Tâm Tỳ nhiệt úng thịnh thì bên ngoài dùng dầu Tỳ ma tử tẩm vào giấy đốt lấy khói mà xông, bên trong thì uống Đạo xích tán hợp với Tả hoàng tán. Chứng Tỳ hư hàn thấp có thể dùng Lục quân tử thang hợp với Lý trung thang.

Chứng này nếu xu thế gấp gáp thường ảnh hưởng đến họng thở nghẹt thở rất nguy hiểm, có thể dùng kim Tam lăng châm ra huyết ở đầu lưỡi và cạnh lưỡi để không chế xu thế sưng, thông lợi họng thở khiến cho đồ ăn và thuốc uống trôi được, lại dùng Băng phiến, Xạ hương và Bách thảo sương tán bột bôi vào lưỡi.

Trích dẫn y văn

  • Thấp nhiệt nặng thì lưỡi sưng to. Thận dịch kiệt thì lưỡi cũng sưng to, nếu như lại vừa khô vừa dầy, tiếng nói không rõ thì rất khó chữa.
  • Lưỡi có màu đen khô quắt, hoặc sưng hoặc buốt, nhiều người không phân biệt được, cũng có thể biết đấy là nhiệt chứng, không dùng đến Hoàng liên giải độc thì cũng dùng đến Đại tiểu thừa khí để hạ. Sao không biết mạch Hư Sác hoặc Vi Tế bụng ngực không trướng đầy, lưỡi tuy đen hoặc tuy khô quắt, tuy sưng, tuy nổi gai đó là chân thủy không chế được hỏa chỉ có thể dùng Lục vị địa hoàng liều cao cho uống, hư hàn thì gia Quế, Phụ, Ngũ vị tử thì chứng teo quắt, sưng buốt sẽ tiêu nhanh như băng tan (Y triệt – Thiệt luận).
  • Lưỡi sưng to hoặc do nhiệt độc, hoặc do dược độc. Lưỡi tía và sưng dầy là do tửu độc úng tắc ở trên. Tai khô lưỡi thì sưng, hạ huyết không dứt, chân bị phù 6 ngày thì chết. Chân sưng 9 ngày chết đó là Thận tuyệt (Vọng chẩn tuân kinh – Chẩn thiệt hình dung điều mục).

Subsyde CR

Thuốc Subsyde CR
Thuốc Subsyde CR

SUBSYDE-CR

RAPTAKOS BRETT

Viên nang phóng thích có kiểm soát 100 mg: vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Diclofenac sodium 100 mg

ĐỘC TÍNH

Diclofenac sodium không sinh khối u trên chuột cho đến liều uống 20 mg.kg-1 trong suốt thời kỳ có thai. Khả năng sinh sản của chuột cống trắng, đực lẫn cái, không bị ảnh hưởng, dù vậy một số tác dụng độc bào thai đã được ghi nhận ở liều hàng ngày 2-4 mg.kg-1. Điều này có nghĩa là thuốc có khả năng gia tăng hấp thu vào trong tử cung và/hoặc có khả năng giảm số lượng con trong một lứa đẻ đủ tháng và giảm cân con vật sơ sinh. Tuy nhiên, sự phát triển sau đó và khả năng sống sót của chuột con lại tương đương với lô chứng. Diclofenac cho đến liều 10 mg.kg-1 trong suốt thai kỳ không thấy có tác dụng sinh quái thai ở chuột cống.

Trong các nghiên cứu dùng liều cao, nhiều súc vật đã chết vì loét dạ dày và ruột.

Trong các nghiên cứu trên thỏ, không thấy có tác dụng sinh quái thai và sự phát triển của bào thai vẫn tốt ở liều 10 mg mỗi ngày vào ngày thứ 7-16 sau khi giao hợp.

Nghiên cứu độc cấp diễn đã chứng minh liều LD50 là 226-240 mg.kg-1. Nghiên cứu độc trường

diễn cho thấy có xuất huyết, loét và đôi khi thủng tiêu hóa tùy liều và không thấy có biến đổi độc hại nào khác.

DƯỢC LỰC

Diclofenac là một thuốc chống viêm không phải steroid (NSAID) rất hiệu lực kèm theo tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc cũng có một chút tác dụng tăng uric niệu.

Nghiên cứu trên các hệ tế bào thích hợp cho thấy diclofenac ức chế hữu hiệu cyclo-oxygenase, làm giảm rõ nét sự hình thành các prostaglandin như PgF2a và PgE2, prostacyclin và các sản phẩm thromboxane là các chất trung gian có tính chìa khóa của hiện tượng viêm. Hơn nữa, diclofenac sodium còn điều hòa con đường lipoxygenase và làm biến đổi có ý nghĩa sự phóng thích và chuyển hóa acid arachidonic. Diclofenac sodium làm giảm lượng acid arachidonic tự do trong tế bào bằng cách thúc đẩy sự kết hợp của nó vào các triglycerid mà sau đó dẫn đến tình trạng giảm tỷ lệ hình thành các sản phẩm lipoxygenase. Trên mô hình gây viêm khớp trợ giúp, diclofenac chống viêm mạnh hơn aspirin và tương đương với indomethacine.

Diclofenac ăn mòn niêm mạc dạ dày và kéo dài thời gian máu chảy.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Subsyde-CR là một chế phẩm đa đơn vị với nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi hoàn gồm một lõi với nhiều lớp thuốc và màng đặc biệt xếp xen kẽ bao quanh có khả năng kiểm soát tốc độ khuếch tán của thuốc bên trong. Sau khi uống vào, vỏ nang gelatin tan ra nhanh chóng và phóng thích các viên hoàn nhỏ vào trong dạ dày. Nước thẩm thấu vào các viên hoàn nhỏ ngay từ dạ dày và hòa tan diclofenac cho đến khi bão hòa. Các viên hoàn nhỏ sau đó được rải đều dọc theo ống ruột và màng thẩm tách đảm bảo cho thuốc khuếch tán chậm và đều ra lòng ruột xung quanh, độc lập với thành phần chứa trong ruột. Tiến trình này diễn ra đều đặn, chậm rãi hết lớp này đến lớp khác cho đến khi thuốc đã được khuếch tán ra hết, các viên hoàn nhỏ xẹp đi và được đào thải ra ngoài. Thuốc được phóng thích đều dọc suốt ống tiêu hóa dẫn đến sự hấp thụ thuốc đều và nồng độ diclofenac huyết tương được duy trì đều trong suốt 24 giờ sau chỉ một liều uống.

Hấp thu: Diclofenac trong Subsyde-CR được hấp thu hoàn toàn từ ống tiêu hóa. Sau khi uống 100 mg Subsyde-CR, nồng độ huyết tương đỉnh trung bình đạt đến 1,39 mg/ ml sau khoảng thời gian trung bình là 4,83 giờ. Diễn tiến dược động học không thay đổi sau khi dùng lập lại liều thuốc. Diện tích vùng dưới đường cong biểu diễn nồng độ (AUC) là 18,87 mg.h/ ml.

Phân phối: Hơn 99% diclofenac được gắn có thể nhả khỏi albumin huyết tương người. Cũng như các thuốc chống viêm không phải steroid khác, diclofenac phân tán được vào trong và ra khỏi hoạt dịch khớp. Sự phân tán vào trong khớp xảy ra khi lượng thuốc trong huyết tương cao hơn trong hoạt dịch khớp. Có rất ít dữ liệu về sự xuyên thấm vào mô của người, nhưng ở chuột nhắt nồng độ thuốc cao nhất được tìm thấy ở gan, mật và thận nhưng chỉ có một lượng nhỏ trong não và tủy sống.

Chuyển hóa và bài tiết: Diclofenac được thải ra thông qua sự chuyển hóa và sau đó bài tiết qua nước tiểu và mật dưới dạng liên hợp với glucuronide và sulphat của các chất chuyển hóa.

Khoảng 65% liều dùng bài tiết qua nước tiểu và khoảng 35% qua mật.

Một nghiên cứu trên sáu bà mẹ điều trị trong 1 tuần lễ với 100 mg diclofenac sodium mỗi ngày, không có mẫu nào trong 59 mẫu sữa có chứa lượng thuốc nguyên dạng mà có thể dò ra được (giới hạn của việc dò ra là 10 mg.l-1).

DƯỢC LÝ LÂM SÀNG

Từ khi diclofenac được giới thiệu, đã có hơn một ngàn bài báo được công bố báo cáo kết quả của việc dùng thuốc này cho gần 100.000 bệnh nhân.

Liều diclofenac uống hàng ngày 75-150 mg đã được nghiên cứu là tốt so với liều điều trị của các NSAID khác trong các công trình nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cột sống dính khớp.

Diclofenac là một thuốc chống viêm và giảm đau hữu hiệu trong thực tiễn lâm sàng và được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Trong lâm sàng, diclofenac có hiệu lực tương tự như indomethacine hay aspirin và ít tác dụng phụ hơn hai loại thuốc này. Diclofenac làm giảm sưng khớp và giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhưng không có tác dụng lâu dài lên quá trình diễn tiến của bệnh. Diclfenac hữu hiệu trong việc điều trị đau sau mổ và có ở dạng thuốc tiêm. Diclofenac ức chế sự kết dính của tiểu cầu và kéo dài thời gian máu chảy. Bằng việc ức chế sự tổng hợp prostaglandin trong tử cung phụ nữ mang thai, thuốc có thể làm chậm trễ thời điểm bắt đầu đau đẻ.

Diclofenac không ảnh hưởng trên chức năng thận của người bình thường nhưng có thể làm xấu thêm chức năng thận của bệnh nhân có tình trạng lưu lượng tuần hoàn qua thận tùy thuộc vào sự dãn mạch do prostaglandin E2 (như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ gan và các tình trạng khác). Diclofenac có thể ăn mòn dạ dày, một phần do trực tiếp kích ứng niêm mạc dạ dày và một phần do ức chế sự tổng hợp các prostaglandin bảo vệ tế bào.

CHỈ ĐỊNH

Các bệnh cơ xương (như thần kinh tọa, bong gân, dãn cơ, v.v…) ; bệnh thấp ngoài khớp (như viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm mô xơ) ; viêm khớp dạng thấp ; viêm xương khớp ; viêm đốt sống cổ ; viêm cột sống dính khớp.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tăng cảm đối với diclofenac sodium. Viêm loét tiêu hóa. Bệnh nhân có cơ địa hen suyễn mà có thể lên cơn suyễn, mề đay hay viêm mũi cấp do acid acetylsalicylic hay do các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin khác gây nên.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Do dạng bào chế áp dụng công nghệ DRCM, tác dụng phụ tại chỗ lẫn toàn thân sau đây của diclofenac dạng bào chế thông thường là tối thiểu: Loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa (có thể xảy ra mà không có triệu chứng cảnh báo hoặc không có tiền sử bệnh, và thường ở người cao tuổi bị nặng hơn), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc bất thường huyết học.

Cũng như các NSAIDs khác, bệnh nhân suy gan, tim hay thận nặng, bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu hay đang phục hồi sau giải phẫu lớn hoặc người cao tuổi cần được theo dõi sát. Bệnh nhân dùng dài ngày cần được xét nghiệm theo dõi chức năng thận, chức năng gan (có thể gia tăng các men gan) và công thức máu để lượng giá nguy cơ. Nếu các xét nghiệm chức năng gan bất thường vẫn kéo dài hay nặng lên, và có các dấu chứng hay triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh gan phát triển hay nếu xuất hiện các bất thường khác (như tăng bạch cầu ưa eosin, nổi mẩn), cần phải ngưng dùng diclofenac sodium. Ảnh hưởng trên chức năng thận thường có thể đảo ngược được nếu ngưng dùng diclofenac sodium.

Diclofenac sodium có thể làm bùng phát bệnh của người bị loạn chuyển hóa porphyrin gan. Như các NSAIDs khác, diclofenac sodium ức chế sự kết tập tiểu cầu có thể đảo ngược được. Dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú:

Dù thực nghiệm trên súc vật không thấy gây quái thai, vẫn không nên dùng diclofenac sodium cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp có những lý do xác đáng phải dùng. Nếu sử dụng, nên với liều thấp nhất có hiệu lực. Dùng các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin có thể làm cho đóng sớm ống động mạch Botal (ductus arteriosus) hoặc đờ tử cung (uterin inertia), do đó không nên kê đơn thuốc loại này vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Theo dõi việc uống diclofenac sodium liều 50 mg mỗi 8 giờ, người ta nhận diện được vết của thuốc trong sữa mẹ nhưng ở lượng rất nhỏ đến mức không mong có tác dụng không mong muốn trên trẻ sơ sinh.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Khả năng tương tác nguy hiểm:

  • Digoxin: Đã có báo cáo diclofenac làm gia tăng nồng độ digoxin trong huyết tương, nhưng không thấy dấu chứng lâm sàng của tình trạng quá liều.
  • Thuốc lợi tiểu: Các thuốc NSAIDs khác nhau được biết là ức chế hoạt tính của các thuốc lợi tiểu và có khả năng ảnh hưởng đến các thuốc lợi tiểu giữ potassium, vì vậy cần theo dõi nồng độ potassium huyết
  • Methotrexate: Cần theo dõi cẩn thận nếu dùng diclofenac chung với methotrexate trong vòng 24 giờ, vì các NSAIDs có thể làm gia tăng nồng độ methotrexate trong huyết tương và do đó làm gia tăng độc tính.

Tương tác khác:

  • Diclofenac được báo cáo là làm giảm nồng độ salicylate và ngược lại.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Ở liều điều trị, Subsyde-CR nói chung được dung nạp tốt. Dù vậy, lúc bắt đầu điều trị, thỉnh thoảng có thể có bệnh nhân than phiền đau xót thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt hay nhức đầu. Các tác dụng không mong muoẫn này thường nhẹ. Phù ngoại vi và phản ứng ngoài da như nổi mẩn đỏ, mề đay và chàm cũng đã được quan sát thấy.

Các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như mệt mỏi, khó ngủ và kích ứng sau khi dùng Subsyde-CR rất hiếm khi được báo cáo mặc dù đã được quan sát thấy ở các thuốc chống viêm không steroid khác. Có một vài báo cáo về viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết, phản ứng tăng cảm (như co thắt phế quản, phản ứng quá mẫn), men transaminase tăng, viêm gan, suy thận và hội chứng thận hư biến. Các trường hợp cá biệt giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu cũng được quan sát thấy.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Uống một viên nang mỗi ngày trong khoảng 6 giờ chiều đến 8 giờ tối.

Tác dụng chữa bệnh của Quả Đào và hạt đào

Cây đào thân gỗ, nhỏ, cao 8-10m, phát triển nhiều cành. Lá đơn, mọc cách, mép răng cưa hình mác. Hoa hình chuông màu hồng đỏ. Quả đào hình cầu, loại quả hạch, có một rãnh bên rõ, toàn quả phủ lông mịn, khi chín có màu đỏ nhạt, một hạt, vỏ dày. Quả đào ăn được và dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả đào hình cầu, loại quả hạch, có một rãnh bên rõ
Quả đào hình cầu, loại quả hạch, có một rãnh bên rõ

Theo Đông y, quả đào có vị đắng ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khứ tích trệ, nhuận táo, hoạt trưởng, lợi tiểu, chống viêm, chữa kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy đau, chữa ho.

Thuốc ứng dụng từ quả đào và hạt đào:

Bài 1. Thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều

+ Nhân quả đào                      8g

+ Hồng hoa                             8g

+ Ngưu tất                           10g

+ Tô mộc                                10g

+ Mần tưới                            15g

+ Nghệ vàng                          15g

Các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Cho người bệnh uống ngày 3 lần trước bữa ăn. uống trước kỳ kinh 5-7 ngày.

Đào nhân
Đào nhân ( Nhân quả đào )

Bài 2. Thuốc chữa bệnh bại liệt nửa người

+ Nhân quả đào                    200   nhân

+ Rượu trắng                        1,5     lít

Bóc vỏ nhân đào, cho vào ngâm rượu 21 ngày, vớt nhân đào đem phơi khô tán bột mịn, dùng nước cháo luyện viên bằng hạt ngô phơi khô. Người bệnh ngày uống 45 viên, chia 3 lần với rượu ngâm quả đào, uống lúc đói.

Bài 3. Thuốc chữa bệnh bí đại tiện

+ Nhân quả đào                    40g

Nhân quả đào cho vào nồi với 300ml nước đun kỹ, khi còn 150ml là được. Người bệnh ăn nhân đào và uống nước luộc nói trên sau bữa ăn. cần ăn liền 5-7 ngày.

Bài 4. Thuốc chữa phụ nữ bị ứ huyết

+ Nhân quả đào                                  9g (bỏ đầu nhọn)

+ Đương quy                          9g

+ Hồng hoa                            4g

+ Tam tăng                            6g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 180ml nước đặc. Người bệnh uống ngày 3 lần trước bữa ăn, uống liền 5 ngày, trước kỳ kinh 7 ngày.

Bài 5. Thuốc chữa phụ nữ sau sinh bị đau bụng

+ Nhân quả đào 9g (bỏ đầu nhọn)

+ Đương quy 9g

+ Xuyên khung 4g

+ Gừng sao xém 4g

+ Cam thảo 3g

Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước đặc. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước bữa ăn. cần uống liên tục 2-3 ngày.

Bài 6. Thuốc chữa huyết bế sau sinh

+ Nhân hạt quả đào 8g (bỏ vỏ)

+ Ngó sen                              20g

Thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ thuốc. Khi còn 210ml nước thuốc chắt lấy nước bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. cần uống liền 3 ngày.

Bài 7. Thuốc chữa bệnh đau bụng kinh

+ Nhân hạt quả đào 10g

+ Gạo tẻ 50g

+ Đường đỏ 20g

Nhân hạt quả đào rửa sạch, giã nhỏ ngâm vào nước lạnh 120 phút sau đó chắt lấy 900ml nước đặc; gạo tẻ vo sạch cho nước nhân hạt quả đào vào ninh nhừ thành cháo. Khi cháo nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, đường tan hết, cháo sôi lại là được. Cho người bệnh ăn hết 1 lần trong ngày, lúc đói, ăn trước kỳ kinh 5 ngày, cần ăn liền 3 ngày.

+ Nhân hạt quả đào 6g

+ Đương quy 10g

+ Xích thược 10g

+ Xuyên khung 3g

+ Hồng hoa 5g

Thuốc cho vào nồi thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho nhừ thuốc. Khi còn 210ml nước thuốc, chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, lúc đói. cần uống trước kỳ kinh 5 ngày, uống 3 thang.

Bài 8. Thuốc chữa sót nhau sau sinh

+ Nhân quả hạt đào 10g

+ Cam thảo 10g

+ Đơn bì 10g

+ Can khương 5g

+ Xuyên khung 10g

+ Đương quy 30g

+ ích mẫu 30g

+ Mật mía 50g

Thuốc cho vào nồi, thêm 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho nhừ thuốc. Khi còn 400ml nước thuốc, chắt lấy nước bỏ bã, cho mật vào nước thuốc quấy đều, cô đặc. Khi còn 200ml nước thuốc là được. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 30ml nước thuốc trước khi ăn.

+ Nhân quả hạt đào 3g

+ Lá sen khô 20g

+ Can khương 6g

+ Sinh bồ hoàng 6g

+ Đơn bì 15g

+ Sinh địa 15g

+ Xuyên khung 30g

+ Đương quy 60g

Thuốc cho vào nồi, thêm 900ml nước, đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc, chắt lấy nước bỏ bã.

Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày trước khi ăn. cần uống liền 3 ngày.

Lưu ý: Theo kinh nghiệm dân gian, người phụ nữ có thai không nên ăn quả đào vì nó ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.

Xem thêm:

Hoa Đào và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Xử trí vết thương do người và súc vật cắn ở trẻ em

Các vết thương do người và súc vật cắn chiếm khoảng 1% số các trường hợp đến khoa cấp cứu, trong đó chủ yếu do chó cắn (80-90%) sau đấy do mèo, khỉ chuột và người. Trẻ trai thường bị cắn nhiều hơn trẻ gái và chủ yếu xảy ra vào mùa hè. Do tính thường gặp và những biến chứng tiềm ẩn của những vết thương loại này, người thầy thuốc ở các cơ sở cấp cứu cần phải nắm vững cách tiếp cận và xử lý chúng.

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

  • Hỏi bệnh sử để biết được

Loại súc vật nào hay người cắn, trong hoàn cảnh nào.

Thời gian bị cắn

Tiền sử bệnh của trẻ trước đó (đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính đang sử dụng steroid hoặc các bệnh gây suy giảm miễn dịch khác).

  • Khám nội khoa toàn diện

Khám toàn diện để xác định tình trạng chung của trẻ (đường thở, thở, tuần hoàn, tinh thần kinh…)

Khám kỹ vết thương để biết: Vị trí, kiểu tổn thương (vết rách, bầm dập do day – nghiến, vết cắn ngập sâu do răng…), ở trẻ em vết cắn ở vùng đầu có thể gây tổn thương xương sọ, những tổn thương vùng khớp dễ ảnh hưởng đến hoạt động của khớp đó.

Chú ý đến các dấu hiệu nhiễm khuẩn: ban xuất huyết, sưng tấy, chất dịch, mủ chảy ra từ vết thương, phản ứng hạch, đau các chi liên quan khi thụ động.

  • Các xét nghiệm

Công thức máu, nhóm máu, thời gian đông máu, chảy máu (nếu nghi ngờ có rối loạn), cấy máu, cấy chất dịch ở vết thương.

X quang sọ với những vết thương vùng đầu, nghi ngờ có tổn thương sâu.

X- quang vùng thương tổn: có thể phát hiện được gẫy xương, dị tật, khí ở trong vết thương.

XỬ TRÍ

  • Xử trí vết thương
  • Cần gây tê tại chỗ đối với các vết thương sâu, rộng trước khi xử lý vết thương.
  • Rửa sạch vùng da xung quanh vết thương bằng bông, gạc mềm thấm nước sạ Sát khuẩn lại bằng dung dịch providon – iodine 1% (Betadine…).
  • Tại vết thương dùng nước muối sinh lý (Nacl 9‰): 200ml-2 lít: sử dụng bơm tiêm 30, 50ml với kim tiêm hoặc catheter cỡ 19, 20 để bơm rửa vết thương (bằng cách này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn xuống 20 lần), một số dung dịch có tính sát khuẩn cao như betadin, nước oxy già, cồn 70o. Hexachlorophen 20% có thể làm tổn thương thêm và làm chậm sự phục hồi của vết thương.
  • Khâu vết thương:

+ Phần lớn những vết rách đến sớm (<8 -12 giờ) hoặc những vết thương ở vùng mặt thường được khâu ngay, sau khi đã xử lý tốt tại chỗ (rửa cắt lọc vết thương).

+ Các vết thương ở bàn tay, bàn chân, các vết thương sâu, rộng, chảy máu thì cần được kiểm tra kỹ, thông thường chỉ khâu tổ chức dưới da trước, sau 3- 5 ngày nếu không có biểu hiện nhiễm khuẩn thì tiếp tục khâu  da.

+ Các vết thương nặng ở chân, tay phải được cố định và nâng giữ ở tư thế chức năng. Kiểm tra lại vết thương sau 24 – 48 giờ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (đau, sưng nề, sốt cao …)

+ Các vết thương ở bàn chân, bàn tay đặc biệt vết thương đến muộn sau 12 giờ hoặc vết thương trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì thường để hở và sử dụng kháng sinh trước. Khâu phục hồi vết thương vào những ngày sau. Tốt nhất sau sơ cứu, phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở ngoại khoa.

  • Sử dụng kháng sinh

Mức độ nhiễm vi khuẩn cũng như các loại vi khuẩn phân lập được tại vết thương có sự khác nhau: chỉ có 10% các vết thương do chuột cắn bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn thường gặp là Streptobacillus moni foliformis, Spirullumminus, cũng tương tự như vậy đối với vết thương do chó cắn là 30% (Staphylococus aureus,Streptococci, Pasteurella.SP), do mèo cắn là 50% (Pasteurrella SP, Staphylococus aureus, Streptococci), do người cắn 60% (Streptococus viridans, Stanphylocous aureus, Anaerobes, Eikeinella SP). Đây là cơ sở khoa học của việc sử dụng kháng sinh trong xử trí vết thương ban đầu khi mà chưa có kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Sử sụng kháng sinh trong lúc này có các cách sau:

  • Augmentin (Amoxicillin – acid clavulanic): 30 – 50mg/kg/ngày.
  • Penicilin V + Cephalecin
  • Penicilin +
  • Nếu bị dị ứng với penicilin thì thay bằng erythromycin (40mg/kg/ngày).
  • Phòng uốn ván

Tất cả các vết thương đều phải được dùng thuốc phòng uốn ván. Việc chỉ định dùng vaccine (anatoxin) hay huyết thanh (seroprophylaxie) tuỳ theo từng hoàn cảnh:

  • Với những vết thương ít nguy cơ: đến sớm (<6 – 24 giờ) tổn thương nông (≤ 1cm), sạch, sắc, gọn, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chỉ tiêm nhắc lại vaccin chống uốn ván: TD (Tetanus Diphtéria toxoid) hoặc DTP (Diphteria – Tetanus- Pertussis vaccine) 0,5 ml, tiêm bắ
  • Với những vết thương nhiều nguy cơ: đến muộn (>6-24 giờ), tổn thương sâu (>1cm), nhiễm bẩn,vết thương phức tạp, nhiều ngóc ngách, rách nát, có dị vật, chảy máu, thiếu máu, nhiễm khuẩn: kết hợp cả vaccine và huyết thanh điều trị. DTP: 0,5ml, tiêm bắp + huyết thanh ngựa (SAT) 1500UI, tiêm bắp hoặc HTIG (Human Tetanus Immune Globulin ) 250 UI, Tiêm bắ
  • Phòng dại

Cần phải tiêm phòng dại cho những vết cắn nghi ngờ dại. Nếu vết thương nghi ngờ bị súc vật dại cắn thì:

  • Theo dõi con vật trong 10 ngày, nếu con vật khoẻ mạnh thì không cần tiêm phòng dạ Nếu con vật bị ốm, chết thì có thể tiêm phòng dại cho trẻ ( nếu có điều kiện thì có thể mổ con vật-lấy tổ chức não để phân lập virus dại). Với các vết thương ở vị trí nguy hiểm mà không theo dõi được con vật thì cũng có chỉ định tiêm phòng.

Có 2 loại thuốc tiêm phòng dại:

+ HDCV (Human Diploid Cell Vaccine): 1ml, tiêm bắp vào các ngày: 0; 3; 7; 14.

+ HRIG (Human Rabies Immune Globulin): 20UI/kg. Trong đó 1/2 liều này được tiêm bắp, 1/2 liều còn lại tiêm xung quanh vết thương.

Bạch đầu ông

Bạch đầu ông
Bạch đầu ông

BẠCH ĐẦU ÔNG

Tên khác: Bạch đầu công (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Bạch đầu thảo, Phấn nhũ thảo, Phấn thảo (Lý Nguy Nham bản thảo), Chú chi hoa, Lão ông tu (Hòa hán dược khảo), Dã trượng nhân, Hồ vương sứ giả (Bản kinh), Dương hồ tử hoa (TQDHĐT.Điển), Miêu cổ đô, Miêu đầu hoa (Thực vật danh thực đồ khảo), Nại hà thảo (Ngô-Phổ bản thảo),.

Tên khoa học: Pulsatilla chinensis (Bge.) Reg.

Họ khoa học: Ranunculaceae.

Mô tả: Loại thảo mộc, cao khoảng 10-40cm. Toàn thân có phủ lông sắc trắng. Lá thành mọc ngắn hơn thân. Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vẩy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vẩy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, mầu trắng. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, mầu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3-5. có quả vào tháng 5-6.

Rễ khô của cây Bạch đầu ông thường có hình viên trụ, gầy, nhỏ, dài, hơi cong, dài khoảng 6-20cm. Bên ngoài mầu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng .

Bào chế:

+Khi dùng, tẩm rượu, sao qua (TQDHĐT.Điển).

+Rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô (Trung dược đại tự điển).

+Rửa sạch bùn đất ở rễ, cạo bỏ lớp lông tơ, xắt nhỏ, phơi khô, để sống hoặc sao lên dùng (Đông dược học thiết yếu).

Thành phần hóa học:

+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trong Bạch đầu ông có Pulsatoside, Anemonol, Anemonin, Glucose, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Học).

+ Trong Bạch đầu ông có Proanemonin, Ranunculin, Okinalin, Okinalein (Trung Dược Dược Lý Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

Tác dụng dược lý: theo sách Trung Dược Học:

+ Kháng lỵ trực trùng Amip: Nước sắc Bạch đầu ông cô đặc liều cao trong ống nghiệm có tác dụng ức chế Endamoeba Histolytica. Thí nghiệm trên chuột thấy nước sắc Bạch đầu ông cho uống có tác dụng ức chế trùng Amoeba. Với liều nước sắc 5% Bạch đầu ông có tác dụng cả trong thí nghiệm lẫn ống nghiệm đối với Trichomonas Vaginalis.

+ Kháng vi sinh vật: nước sắc Bạch đầu ông, trong thí nghiệm, có tác dụng đối với vi khuẩn: Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa nhưng hiệu quả này giảm đi khi chất Tannin thay đổi. Các báo cáo cho thấy nước sắc Bạch đầu ông có tác dụng ức chế mạnh đối với Shigella Dysenteriae, nhưng lại yếu hoặc không công hiệu đối với S. Sonnei hoặc S. Flexneri.

+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông được nghiên cứu thấy có hiệu quả trong điều trị lỵ Amip cấp và mạn tính. Trong 1 công trình nghiên cứu 23 bệnh nhân, tất cả đều khỏi. Khám nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1,4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

+ Điều trị lao hạch, lao xương: Bạch đầu ông có tác dụng điều trị lao hạch, lao xương sau khi vỡ mủ nhưng trị liệu lâu.

Tính vị, quy kinh:

+ Vị đắng, tính lạnh, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, tính lạnh, vào 2 kinh Vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng, chủ trị:

+ Trị chảy máu cam, sốt rét phát cuồng, trưng hà, tích tụ, bướu cổ, bụng đau, vết thương chảy máu (Bản Kinh).

+ Trị chảy máu cam (Biệt Lục).

+ Trị lỵ thể thấp nhiệt, lỵ Amip (Trung Dược Học).

+ Bài tiết nhiệt, lương huyết. Trị lỵ do nhiệt, trường phong hạ huyết, trĩ sưng đau

*dùng đắp+ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều dùng: 8 – 12g.

Kiêng Kỵ:

+ Trong huyết không có nhiệt tà, tiêu chảy, lỵ thuộc loại hư hàn: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị lỵ kèm sưng họng vào mùa xuân hạ: Bạch đầu ông, Hoàng liên mỗi thứ 30g, Mộc hương 15g, sắc với 5 bát nước còn 1 bát rưỡi, chia làm 3 lần uống (Thánh Huệ Phương).

+ Trị thoát vị bẹn: Bạch đầu ông (dùng rễ sống) gĩa nát đắp vào chỗ sưng 1 đêm khi nào lở thì chừng 20 hôm sau là khỏi (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Trị trĩ ngoại sưng đau: rễ tươi Bạch đầu ông gĩa nát, đắp vào, có tác dụng trục huyết chỉ thống (Vệ Sinh Phương).

+ Trị trẻ nhỏ rụng tóc trọc lóc: Bạch đầu ông (rễ) gĩa nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi (Trửu Hậu Phương).

+ Trị lỵ ra huyết do nhiệt độc lỵ Amip, các loại trĩ ra máu: Bạch đầu ông 20g, Hoàng liên 6g, Hoàng bá, Tần bì mỗi thứ 12g, sắc uống (Bạch Đầu Ông Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị lỵ Amip: Bạch đầu ông 40g sắc uống. Nếu bệnh nặng dùng thêm 40g và 60g sắc còn 100ml thụt vào hậu môn ngày 1 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị lở, nhọt sưng đau do nhiệt độc: Bạch đầu ông 160g, Băng phiến 2g, tán bột. Nấu Bạch đầu ông với nước cho thành cao (bỏ bã), khi được cao trộn Băng phiến vào khuấy đều Trị lở ngứa trên đầu, khi dùng cạo tóc dán cao vào (Bạch Đầu Ông Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị âm đạo viêm, ngứa: Bạch đầu ông, Khổ sâm mỗi thứ 20g, nấu nước rửa âm đạo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:

+”Bạch đầu ông vị đắng, tính lạnh, là thuốc đặc hiệu trị xích lỵ. Vị thuốc này trị xích lỵ có hiệu quả. Ngoài tác dụng đắng lạnh, thanh nhiệt ra, còn có thể tuyên thông uất hỏa ở trường vị, làm cho nhiệt độc có thể tán và thanh được, vì vậy hiệu quả điều trị rất cao “(Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Bạch đầu ông có tác dụng thanh tiết thấp nhiệt, lại tuyên thông uất hoả và vào phần huyết, tiêu nhiệt ở trường vị. Bạch đầu ông và Tần bì đều là thuốc chủ yếu dùng trị lỵ, cả hai thường dùng chung với nhau. Tần bì chuyên về phần tấu lý, thanh hoá thấp nhiệt ở trung tiêu, trường vị, có tác dụng thu liễm. Bạch đầu ông làm cho nhiệt độc phát tán, có thể làm cho thanh khí của Tỳ Vị được nâng lên, giúp làm giảm nhẹ chứng trạng của lỵ. Dùng trị chứng lỵ đau quặn, đỏ nhiều trắng ít rất công hiệu.

+ Bạch đầu ông lượng lớn sắc nước có thể ức chế sự sinh trưởng của amip, có thể diệt trùng roi âm đạo (Trichonomas). Thuốc cũng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với trực khuẩn mủ xanh và làm mạnh tim giống như vị Dương địa hoàng (Thực Dụng Trung Y Học).

Thuốc Acetaminophen

Tên chung: acetaminophen

Tên thương hiệu: Tylenol, Tylenol Arthritis Pain, Tylenol Ext, Little Fevers Children’s Fever/Pain Reliever, Little Fevers Infant Fever/Pain Reliever, PediaCare Single Dose Acetaminophen Fever Reducer/Pain Reliever, Infants Feverall, Acephen, Neopap và nhiều tên khác.

Nhóm thuốc: Analgesics (Thuốc giảm đau), Khác

Acetaminophen là gì và được sử dụng để làm gì?

Acetaminophen thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc giảm đau (analgesics) và hạ sốt (antipyretics). Cơ chế tác động chính xác của acetaminophen vẫn chưa được biết rõ. Nó có thể làm giảm sự sản xuất prostaglandins trong não. Prostaglandins là các hóa chất gây ra viêm và sưng. Acetaminophen giúp giảm đau bằng cách nâng cao ngưỡng đau, tức là cần một mức độ đau lớn hơn trước khi một người cảm thấy đau. Nó hạ sốt thông qua tác động lên trung tâm điều nhiệt của não. Cụ thể, nó chỉ đạo trung tâm này giảm nhiệt độ cơ thể khi nhiệt độ tăng cao.

Acetaminophen được sử dụng để giảm sốt cũng như cơn đau và khó chịu liên quan đến nhiều tình trạng. Acetaminophen giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng lên tình trạng viêm, đỏ, và sưng của khớp. Nếu cơn đau không do viêm, acetaminophen có hiệu quả tương đương như aspirin.

Acetaminophen cũng hiệu quả như thuốc chống viêm không steroid ibuprofen (Motrin) trong việc giảm đau do viêm xương khớp gối. Trừ khi có chỉ định của bác sĩ, acetaminophen không nên được sử dụng quá 10 ngày.

Các tác dụng phụ của acetaminophen là gì?

Khi được sử dụng đúng cách, tác dụng phụ của acetaminophen không phổ biến.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Các tác dụng phụ quan trọng khác bao gồm:

  • Phản ứng nhạy cảm
  • Phản ứng da nghiêm trọng
  • Tổn thương thận
  • Thiếu máu
  • Giảm số lượng tiểu cầu trong máu (thrombocytopenia)

Sử dụng rượu lâu dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là tổn thương gan do liều cao, sử dụng kéo dài hoặc sử dụng đồng thời với rượu hoặc các loại thuốc khác cũng gây tổn thương gan.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác đã được báo cáo bao gồm:

  • Chảy máu trong ruột và dạ dày
  • Phù mạch (angioedema)
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Tổn thương thận

Sự giảm số lượng tế bào bạch cầu cũng đã được báo cáo.

Liều lượng acetaminophen cho trẻ em và người lớn là gì?

  • Liều cho người lớn là 325 đến 650 mg mỗi 4 giờ hoặc 500 mg mỗi 8 giờ khi sử dụng các chế phẩm giải phóng tức thì.
  • Liều cho viên nén giải phóng kéo dài là 1300 mg mỗi 8 giờ.
  • Liều tối đa hàng ngày là 4 gram.

Liều dùng đường uống cho trẻ em dựa trên độ tuổi và trọng lượng của trẻ:

  • Nếu trẻ dưới 12 tuổi, liều dùng là 10-15 mg/kg mỗi 6-8 giờ không vượt quá 2.6 g/ngày (5 liều).
  • Nếu trẻ trên 12 tuổi, liều dùng là 40-60 mg/kg/ngày mỗi 6 giờ không vượt quá 3.75 g/ngày (5 liều).

Các thuốc nào tương tác với acetaminophen?

Acetaminophen được chuyển hóa (loại bỏ bằng cách chuyển đổi thành các hóa chất khác) bởi gan. Do đó, những thuốc làm tăng hoạt động của các enzyme gan chuyển hóa acetaminophen, [ví dụ như carbamazepine (Tegretol), isoniazid, rifampin (Rifamate, Rifadin và Rimactane)] làm giảm nồng độ acetaminophen và có thể giảm hiệu quả tác dụng của acetaminophen.

Liều acetaminophen vượt quá liều khuyến nghị sẽ độc hại cho gan và có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Nguy cơ acetaminophen gây hại cho gan tăng lên khi nó được kết hợp với rượu hoặc các thuốc khác cũng gây hại cho gan.

Cholestyramine (Questran) làm giảm hiệu quả của acetaminophen bằng cách giảm sự hấp thu vào cơ thể từ ruột. Do đó, acetaminophen nên được dùng 3 đến 4 giờ sau khi dùng cholestyramine hoặc một giờ trước khi dùng cholestyramine.

Liều acetaminophen vượt quá 2275 mg mỗi ngày có thể làm tăng tác dụng làm loãng máu của warfarin (Coumadin, Jantoven) bằng một cơ chế chưa biết. Vì vậy, việc sử dụng acetaminophen kéo dài hoặc liều lớn nên tránh trong quá trình điều trị bằng warfarin.

Acetaminophen có an toàn để sử dụng khi tôi đang mang thai hoặc cho con bú không?

Acetaminophen được bài tiết qua sữa mẹ với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng acetaminophen bởi các bà mẹ đang cho con bú dường như là an toàn.

Tôi còn nên biết gì khác về acetaminophen?

Các dạng bào chế của acetaminophen có sẵn?

  • Dung dịch/nhũ tương/siro: 160 mg/5 ml
  • Dung dịch lỏng: 500 mg/ml
  • Viên nhai: 80, 160 mg
  • Viên nén (phân hủy): 80, 160 mg
  • Viên nang: 325, 500, 650 mg
  • Viên nang (phát hành kéo dài): 650 mg
  • Viên gel: 500 mg
  • Viên nén gel: 500 mg
  • Suppository: 80, 120, 325, 650 mg

Tôi nên bảo quản acetaminophen như thế nào?

Viên nén và dung dịch nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 °C đến 30 °C (59 °F đến 86 °F). Suppository nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 °C đến 27 °C (35 °F đến 80 °F).

Không cần đơn thuốc cho acetaminophen không kê đơn; tuy nhiên, các thuốc chứa acetaminophen kết hợp với các thuốc giảm đau khác như hydrocodone (Norco, Vicodin) hoặc codeine (Tylenol #4) cần có đơn thuốc.

Tóm tắt

Acetaminophen là một loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Nó có sẵn dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp với hàng trăm loại thuốc khác, cả loại không cần đơn (OTC) hoặc có thể cần đơn từ bác sĩ của bạn, chẳng hạn như acetaminophen và hydrocodone (Vicodin, Norco) hoặc acetaminophen và oxycodone (Percocet). Acetaminophen điều trị nhiều bệnh lý hoặc các vấn đề y tế khác gây ra đau hoặc sốt. Ví dụ về các tình trạng mà acetaminophen điều trị bao gồm: đau đầu, đau khớp nhẹ, đau lưng, đau răng, chuột rút kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), viêm khớp thoái hóa, cảm lạnh thông thường, đau đầu căng thẳng, đau mãn tính, đau hông, đau vai và cổ, viêm họng, nhiễm trùng xoang, đau do mọc răng, TMJ, vết cắn và vết đốt, và chấn thương bong gân. Acetaminophen thường không có tác dụng phụ khi được sử dụng theo chỉ định. Khi có tác dụng phụ xảy ra, các tác dụng phụ phổ biến nhất là đau đầu, phát ban và buồn nôn.

Tại Sao Tôi Bị Mất Giọng, khàn tiếng?

Có thể bạn bắt đầu nhận thấy điều gì đó không đúng khi giọng nói trong trẻo thường ngày của bạn trở nên khàn khàn một chút. Chẳng mấy chốc, tất cả những gì bạn bè của bạn nghe thấy chỉ là những âm thanh khò khè khi bạn cố gắng nói lớn hơn. Phải chăng do bạn đã hát quá nhiều trong phòng tắm, hay có điều gì nghiêm trọng hơn đang xảy ra?

Dưới đây là những nguyên nhân có thể giải thích tại sao bạn bị khàn giọng.

Cảm lạnh

Khi bạn nói, không khí đi qua hộp thanh quản trong cổ họng và va chạm vào hai dây gọi là dây thanh âm. Giọng nói của bạn tạo ra âm thanh khi chúng rung động.

Cảm lạnh có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống này. Cổ họng bạn sẽ bị viêm và đau. Sau đó, dây thanh âm của bạn sẽ sưng lên, ảnh hưởng đến cách chúng rung. Kết quả cuối cùng là bạn sẽ bị khàn giọng.

Hãy nghỉ ngơi cho giọng nói của bạn và uống nhiều chất lỏng. Âm lượng của bạn sẽ trở lại khi bạn hồi phục.

Mất giọng
Mất giọng

Bạn Sử Dụng Giọng Nói Quá Nhiều

Mỗi khi bạn nói hoặc hát, bạn sử dụng các cơ khác nhau, bao gồm cả một số cơ trong miệng và cổ họng. Giống như các cơ khác trong cơ thể, việc sử dụng quá mức các cơ giúp bạn nói có thể dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng và chấn thương. Kỹ thuật sai cũng có thể dẫn đến khàn giọng.

Dưới đây là một số thói quen phổ biến mà bạn có thể đang làm sai:

  • Nói, hát, la hét hoặc ho quá nhiều.
  • Sử dụng tông giọng cao hơn hoặc thấp hơn bình thường khi bạn nói.
  • Đặt điện thoại giữa đầu và vai.

Hút Thuốc

Khói thuốc lá gây kích ứng cho dây thanh âm của bạn, có thể dẫn đến các vấn đề về giọng nói trong thời gian dài. Các nghiên cứu cho thấy những người từng hút thuốc hoặc hiện đang hút thuốc có khả năng mắc các rối loạn giọng nói cao gấp ba lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc.

Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một khối u nhỏ, không gây ung thư gọi là polyp trên dây thanh âm của bạn. Nó có thể khiến giọng nói của bạn trở nên thấp, yếu ớt và khàn khàn.

Tìm hiểu xem hút thuốc có thể ảnh hưởng đến tim của bạn như thế nào.

Dị Ứng

Khi nghĩ về dị ứng, bạn có thể nghĩ đến mũi chảy nước, mắt ngứa và hắt hơi. Nhưng dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn theo nhiều cách khác nhau:

  • Phản ứng dị ứng có thể khiến dây thanh âm của bạn sưng lên.
  • Chảy dịch mũi sau — khi chất nhầy từ mũi di chuyển vào cổ họng — có thể gây kích ứng cho dây thanh âm của bạn.
  • Ho và làm sạch cổ họng có thể làm căng thẳng dây thanh âm.
  • Thuốc kháng histamine cho dị ứng có thể làm khô chất nhầy trong cổ họng. Điều này có thể gây hại cho dây thanh âm, cần độ ẩm để hoạt động.

Tìm hiểu cách bạn có thể làm cho môi trường của mình an toàn hơn với dị ứng.

Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp

Đây là một bệnh tự miễn dịch gây ra đau đớn, sưng tấy và cứng khớp. Khoảng 1 trong 3 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp phải các vấn đề về giọng nói, bao gồm đau họng và mất giọng. Điều này là do tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trong mặt và cổ họng, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và cách thức hoạt động của dây thanh âm.

Tìm hiểu thêm về cách bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.

Vấn Đề Với Tuyến Giáp

Tuyến giáp hình bướm nằm ở cổ dưới tiết ra hormone điều chỉnh một số chức năng trong cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, một triệu chứng bạn có thể gặp là giọng nói khàn.

Nếu bạn có bướu giáp — khi tuyến giáp phình to — bạn có thể ho nhiều và gặp vấn đề về phát âm. Một khối u trên tuyến giáp, hay nốt, cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn nói.

Tìm hiểu thêm về các nốt tuyến giáp.

GERD

Đây là một tình trạng khiến axit dạ dày trào ngược vào thực quản, ống dẫn vào cổ họng của bạn. Triệu chứng chính là ợ nóng, nhưng GERD cũng có thể làm yếu giọng nói của bạn.

Axit dạ dày có thể gây kích ứng cho dây thanh âm, cổ họng và thực quản của bạn. Điều này dẫn đến giọng nói khàn, thở khò khè và quá nhiều dịch nhầy trong cổ họng.

Tìm hiểu cách GERD được chẩn đoán và điều trị.

Viêm Thanh Quản

Đây không phải là một bệnh, mà là một thuật ngữ chung có nghĩa là bạn đã mất giọng nói. Nếu điều này xảy ra đột ngột, nó được gọi là viêm thanh quản “cấp tính”. Bạn có thể mắc phải điều này do cảm lạnh hoặc việc sử dụng quá mức giọng nói.

Bạn có thể bị viêm thanh quản mãn tính nếu bạn hít phải điều gì đó gây kích ứng, như khói hoặc hơi hóa chất. Nó cũng phát triển nếu bạn bị nhiễm nấm ở dây thanh âm, điều này có thể xảy ra nếu bạn sử dụng bình xịt hen suyễn hoặc có vấn đề với hệ miễn dịch, cơ chế phòng vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn.

Tìm hiểu thêm về triệu chứng viêm thanh quản.

Nốt, Polyp và U Nang

Mặc dù các chuyên gia không chắc chắn tại sao, nhưng các khối u không ung thư có thể xuất hiện trên dây thanh âm của bạn. Họ cho rằng việc sử dụng giọng nói quá mức, chẳng hạn như la hét hoặc nói quá nhiều, có thể là nguyên nhân. Có ba loại:

  • Nốt. Những hình thành giống như mụn chai này thường phát triển ở giữa dây thanh âm. Chúng thường biến mất nếu bạn cho giọng nói của mình đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Polyp. Những khối u này thường xuất hiện ở một bên dây thanh âm. Chúng có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Khác với nốt, chúng thường cần được phẫu thuật để loại bỏ.
  • U Nang. Đây là các khối chứa dịch hoặc mô bán rắn phát triển gần hoặc dưới bề mặt của dây thanh âm. Nếu chúng gây ra những thay đổi nghiêm trọng cho giọng nói của bạn, bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Bệnh Về Hệ Thần Kinh

Một tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh của bạn, như bệnh Parkinson, có thể ảnh hưởng đến các cơ trong mặt và cổ họng của bạn. Gần 90% người mắc bệnh Parkinson gặp phải một dạng rối loạn phát âm hoặc giọng nói.

Bệnh Parkinson khiến các phần của não kiểm soát chuyển động và phối hợp suy giảm. Điều này có thể khiến bạn không còn khả năng kiểm soát các cơ cần thiết cho việc phát âm.

Tìm hiểu cách các bác sĩ chẩn đoán bệnh Parkinson.

Ung Thư Thanh Quản

Khàn giọng hoặc mất giọng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư cổ họng. Các triệu chứng khác của bệnh là:

  • Đau khi nuốt
  • Đau tai
  • Khó thở
  • Khối u ở cổ

Tìm hiểu thêm thông tin về chẩn đoán và điều trị ung thư cổ họng.

Nếu vấn đề về giọng nói của bạn kéo dài hơn 2 tuần, hãy gặp bác sĩ

Mì chính có hại như người ta vẫn nghĩ ?

Năm 1986, 15 tổ chức thuộc 5 nước Châu Á: Nhật Bản, Thái Lan, Malaixia, Indonexia, Hàn Quốc đã họp tại Băng Cốc, quyết định thành lập “Tổ chức hành động chống mì chính” với lời khuyến cáo mọi người hãy giảm bớt việc sản xuất và sử dụng mỳ chính, cấm dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em. “Tổ chức hành động chống mỳ chính” cũng lấy ngày Lương thực Thế giới 16/10 hàng năm làm “Ngày thế giới không dùng mì chính”.

Tại sao người ta có vẻ như kỳ thị mì chính như vậy?

Mì chính có tên hoá học mononatri glutamat, đây là muối natri của acid glutamic. Acid glutamic là một trong 19 loại acid amin khác có trong tự nhiên và rất cần thiết cho cơ thể. Acid glutamic có trong nhiều thực phẩm tự nhiên, khi bị thuỷ phân có thể chiết xuất được. Năm 1956, Nhật là nước đầu tiên đã nghiên cứu thành công phương pháp sinh tổng hợp acid glutamic và đưa vào sản xuất với quy mô công nghiệp. Nhưng hiện nay, Nhật chỉ sử dụng 1,5% sản lượng mì chính sản xuất ra mà thôi.

Mì chính được coi như là một đặc trưng của tiệm ăn Trung Hoa. Bên cạnh việc giúp cho con người thêm ngon miệng trong mỗi bữa ăn, việc sử dụng mì chính cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau…

Người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim... nên hạn chế mì chính
Người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim… nên hạn chế mì chính

Các nhà khoa học có ý kiến cho rằng, mì chính có hại cho sự phát triển tế bào thần kinh, cướp mất oxy của các tế bào thần kinh. Lời buộc tội này đến nay cũng chưa được khẳng định trong thực tế.

Nhiều thông tin cho rằng: Nếu dùng nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh, gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu…

Tuy nhiên, nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO)), EC/SCF (Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ),… kết luận mì chính là một gia vị an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định, tùy theo sở thích và khẩu vị. Riêng ở nước ta, Bộ Y tế xếp mì chính vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001. Như vậy đủ để thấy sự an toàn của loại gia vị này.

Tuy nhiên, với người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim… nên hạn chế mì chính, với lý do natri có trong thành phần cấu trúc của mì chính có thể làm tăng huyết áp, nặng thêm bệnh suy tim…

Tam thất

Tam thất
Tam thất

Tam thất ( 三七 )

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Tam thất

+ Tên khác: Sơn tất (山漆), Kim bất hóan (金不换), Huyết sâm (血参), Sâm tam thất (参三七), Điền tam thất (田三七), Điền tất (田漆), Điền thất (田七).

+ Tên Anh văn: Sanchi.

+ Tên Trung văn: 三七 SANQI

+ Tên La tinh:

Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen ex C.Chow [P.pseudo-ginseng Wall. Vart. Notoginseng (Burk.) Hoo et Tseng]

+ Nguồn gốc: Là rễ của Nhân sâm tam thất thực vật họ Ngũ gia (araliad).

Về tên gọi Tam Thất ( 三七 ) có mấy giải thích như thế này:

+ Cây tam thất có 3 cành, mỗi cành có 7 lá nên có tên gọi như vậy.
+ Cây tam thất từ khi gieo đến lúc có hoa là 3 năm, từ 3 năm đến 7 năm tuổi cây mới có được dược tính tốt.
+ Cũng có giải thích rằng: tên gọi Tam Thất ( 三七 ) mà ta vẫn sử dụng ngày nay bắt nguồn từ tên gọi gốc của nó là ( 山漆 ). Trong tiếng Hán “三七” và “山漆” đồng âm khác nghĩa. “山漆” -“Sơn Tất”: được bắt nguồn từ những người đi rừng săn bắt, hái lượm xưa kia, khi họ lên non xuống suối, không may bị ngã bị thương, rách da, chảy máu,… họ chỉ cần đắp cây thuốc Tam Thất lên là đỡ sưng đau, ngừng chảy máu, nó làm lành vết thương thần kỳ tựa như keo như sơn – “漆” vậy.

Phân bố

Đây là rễ tam thất khô của loài thực vật họ ngũ gia. Nuôi trồng hoặc sống hoang ở sườn núi, bóng mát rừng cây.

Chủ yếu nuôi trồng ở các nơi Vân Nam, Quảng Tây, Tứ xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây v.v… của Trung Quốc.

Tam thất

Dược liệu Tam thất

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Tam thất có hình búp măng tròn hoặc hình thoi, đầu trên hơi to, đầu dưới nhỏ dần. Bề mặt bên ngoài màu nâu hoặc be vàng, quen gọi là “đồng bì” (da đồng). Có vân dọc nhỏ đứt nối nhau, chỗ nào vân ít thì hơi có ánh quang. Các mắt vỏ nằm ngang, dài, hơi nhô lên, có vết đứt của rễ nhánh và ngân rễ chùm. Đỉnh ngọn phình to ra, có gốc cây còn sót lại, xung quanh đó có những cái tật nổi gồ lên rất rõ, quen gọi đó là “đầu sư tử”. Chất rắn chắc, không dễ gì bẻ gẫy, mặt cắt màu be đen hoặc màu vàng xám. Mùi nhẹ, vị đắng sau ngọt. Thông thường dùng tam thất dạng bột, có màu vàng xám. Loại nào thân to, thể nặng, rắn chắc, bề mặt nhẵn bóng, mặt cắt màu lục xám hoặc màu lục vàng là loại tốt.

Thu hoạch

Cuối hạ, đầu thu trước khi hoa nở hoặc mùa đông sau khi hạt đã chín thu họach. Chọn cây mọc trên 3 ~ 7 năm, đào móc lấy bộ rễ, bỏ sạch đất, cắt bỏ rễ nhỏ và gốc thân, phơi đến khô nửa, xát vò nhiều lần, sau đó phơi khô.

Lại bỏ trong đồ đựng, thêm vào cục sáp (paraphin), rung động nhiều lần, làm cho mặt ngòai sáng láng có sắc hơi nâu đen.

Bổn phẩm lấy vào mùa hạ, thu chắc đầy, phẩm chất khá tốt, gọi là Xuân thất; còn lấy vào mùa đông, hình nhỏ teo nhăn, chất lượng kém, gọi là Đông thất. Rễ nhánh thô cắt ra của nó gọi là Cân điều; nhỏ hơn là Tiễn khẩu tam thất; nhỏ nhất là Nhung căn.

Tam thất trồng nhân tạo, trồng nhiều ở đồng ruộng, gọi là Điền thất.

Bào chế

Nhặt hết tạp chất, giã vụn, nghiền nhỏ hoặc thấm ướt cắt lát phơi khô.

Tam thất bột: lấy Tam thất, rửa sạch, sấy khô, nghiền bột mịn.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, dâm mát, phòng mọt.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt hơi đắng, ấm.

– Cương mục: Ngọt hơi đắng, ấm, không độc.

– Bản thảo hối ngôn: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Ngọt : Vào kinh Can, Vị, Đại trường.

– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Dương minh, Quyết âm.

– Bản thảo cầu chân: Vào Can, Vị, kiêm Tâm, Đại trường.

– Bản thảo tái tân: Vào 2 kinh phế, Thận.

Công dụng và chủ trị

Cầm máu, tán ứ, tiêu sưng, ngừng đau.

Trị ói máu, ho ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng lậu, trưng hà,sản hậu huyết vựng, ác lộ không xuống, té đánh ứ huyết, ngọai thương xuất huyết, nhọt sưng đau nhức.

– Cương mục: Cầm máu, tán huyềt, ngừng đau. Vết thương do tên hoặc kim khí, hoặc té ngã, gậy đánh ra máu không ngừng, nhai nát bôi hoặc làm bột thấm vậy, máu ắt cầm.

Cũng chủ về các bệnh ói máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, huyết lỵ, băng trung, kinh thủy không cầm, sản hậu ác huyết không xuống, huyết vận, huyết thống, mắt đỏ, nhọt sưng, hổ cắn, vết thương rắn cắn.

– Ngọc thu dược giải: Hòa dinh chỉ huyết, thông mạch hành ứ, hành ứ huyết mà liễm tân huyết. Phàm sản hậu, kinh kỳ, té đánh, nhọt sưng, tất cả ứ huyết đều phá; Phàm ói máu, chảy máu cam, băng lậu, vết thương do dao, bắn tên, tất cả tân huyết đều cầm.

Tam thất có tác dụng tiêu máu tụ, cầm máu, tiêu chỗ bị sưng. Thường dùng cho những người ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, ỉa ra máu, băng huyết, sau khi đẻ tụ máu đau bụng, bị ngã hoặc và chạm mạnh mà tụ máu hoặc sưng, tây, đổ máu do bị ngoại thương v.v…

Tam thất được mệnh danh là Kim sang yếu dược, người ta ví nó như Kim bất hoán (vàng không đổi), là thuốc thường dùng của thương khoa, ngọai khoa, trong Vân Nam bạch dược nổi tiếng của Trung Quốc cũng hàm chứa bổn phẩm.

Lá Tam thất, cũng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm.

Cách dùng và liều dùng

Trung dược học: Phần nhiều nghiền bột uống, 1 ~ 1,5g; Sắc uống 3 ~ 10g, cũng cho vào hòan, tán. Dùng ngòai lượng thích hợp, nghiền bột thấm ngòai hoặc điều đắp.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Phụ nữ có thai kỵ uống.

– Bản thảo tòng tân: Có thể tổn tân huyết, người không ứ trệ chớ dùng.

– Đắc phối bản thảo: Người huyết hư ói máu, chảy máu cam, huyết nhiệt vọng hành cấm dùng.

* Những cấm ky khi dùng thuốc.

Thuốc này, người nào huyết hư nhưng không tụ huyết thì kiêng dùng, phụ nữ có thai kiêng dùng, người nào huyết hư, thổ huyết, đổ máu cam, huyết nhiệt an hành kiêng không dùng.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, mát, phòng mọt khóet.

Hiện đại nghiên cứu

  1. Thành phần hóa học: – Trong Tam thất hàm chứa nhiều loại thành phần hoạt tính tetracyclic triterpenoid saponins nhóm dammarane. Trong rễ được ginsenoside-Rb1, Rb, Re, Rg1, Rg2, Rh1, 20-O-glucoginsenosideRf, notoginsenoside -R1, -R2, -R3, -R4, -R6, -R7, gypenoside XVII[1-5];trong thân rễ hình khối phân được: ginsenoside -Rb1, -Rb2, -Rd, -Re, -Rg1và notoginsenoside R1[4];trong rễ nhung phân được ginsenoside -Rb1, Rg1, Rh1và dannar-20(22)-ene-3β,12β,25-TCMLIBio 1-6-O-β-D-glucopyranoside v.v…; trong đầu mầm phân được ginsenoside-Rb1, Rd, Re, Rg1, Rh1, notoginsenoside R1, R4[8]. Còn trong bộ phận ngấm sâu trong nước của rễ phân được thành phần hữu hiệu cầm máu dencichine, còn gọi Tam thất tố. là một loại amino acid đặc thù, kết cấu của nó là β-N-oxalo-D-αβ-diaminopropionic acid, glutamic acid, arginine, lysine, leucine v.v…16 loại amino acid, trong đó 7 loại là cần thiết cho cơ thể người, lượng hàm chứa bình quân tổng amino acid là 7.73%[10]. Rễ còn hàm chứa polyacetylenes chống ung thư; panaxyTCMLIBiol [5] (Trung Hoa bản thảo).

– Hàm chứa saponin(e), chủ yếu là panaxoside Rb1、Rg1、Rg2 và lượng ít panaxoside Ra、Rb2、Rb và Re。Ngòai ra, còn hàm chứa flavone glycoside, tinh bột, protein, dầu mỡ v.v…(Y học bách khoa).

– Từ trong Tam thất phân được đơn thể họat tính cầm máu mạnh nhất, tức là β-oxalyl-L-α, β-diaminopropionic acid [Trung thảo dược, 17 (6): 34- 35, 1986)].

– Bổn phẩm chủ yếu hàm chứa saponin(e), flavone glycoside, amino acids v.v…Thành phần họat tính cầm máu là dencichine (Trung dược học).

  1. Tác dụng dược lý: – Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian xuất huyết và đông máu, có tác dụng chống ngưng tập tiểu cần và làm tan huyết khối; có thể xúc tiến sinh sản nhiều công năng tạo tế bào thân máu (hemopoietic stem cell), có tác dụng tạo máu; có thể giáng thấp huyết áp, làm giảm chậm nhịp tim, đối với các lọai thuốc gây ra rối lọan nhịp tim đều có tác dụng bảo hộ; có thể giáng thấp lượng ô xy hao hụt và tỉ suất sử dụng ô xy của cơ tim, giãn mạch máu não, tăng cường lưu lượng mạch máu não; có thể đề cao công năng miễn dịch cơ thể, có tác dụng giảm đau chống viêm, chống suy lão v.v…; Có thể điều trị bệnh biến teo niêm mạc bao tử chuột lớn rõ rệt, và có thể nghịch truyền tăng sinh không điển hình và hóa sinh thượng bì ruột của tuyến thượng bì, có tác dụng chống u bướu (Trung dược học).

– Bổn phẩm có thể rút ngắn thời gian đông máu, và tăng gia tiểu cầu mà có tác dụng cầm máu, hàm chứa saponin(e) A có tác dụng cường tim (Trung y phương dược học).

– Dịch chiết Tam thất tiêm tĩnh mạch chó gây mê có thể gây ra giáng áp nhanh và kéo dài lâu [Tam thất nghiên cứu thực nghiệm sơ bộ đối với ảnh hưởng tuần hòan máu mạch vành (Viện y học Võ Hán, 1972)].

Trong những năm gần đây, tam thất còn được dùng để điều trị bệnh cơ tim, bệnh lượng mỡ cao trong máu, xuất huyết ở tiền phòng mắt, các bệnh tổng hợp về rối loạn chức năng ở khớp cổ bên dưới mang tai, các chứng bệnh do vận động quá mức sinh ra v.v…

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị ói máu, chảy máu cam: Sơn tất 1 chỉ, tự nhai, uống với nước cơm.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 2:

Trị ói máu : Trứng gà 1 quả, đánh vỡ, hòa Tam thất bột 1 chỉ, nước ngó sen 1 ly nhỏ, rượu cũ nửa ly nhỏ, nấu cách thủy chín ăn vậy.

(Đồng thọ lục)

+ Phương thuốc 3:

Trị ho máu, kiêm trị ói máu, chảy máu cam, trị ứ huyết và nhị tiện ra máu: Hoa nhụy thạch 3 chỉ (nung tồn tính), Tam thất 2 chỉ, Huyết dư 1 chỉ (nung tồn tính). Tất cả nghiền bột mịn. Phân 2 lần, nước sôi uống.

(Y học trung Trung tham Tây lục – Hóa huyết đơn)

+ Phương thuốc 4:

Trị huyết lỵ: Tam thất 3 chỉ, nghiền nhỏ, nước vo gạo điều uống.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 5:

Trị đại trường ra máu: Tam thất nghiền nhỏ, cùng rượu trắng nhạt điều uống 1, 2chỉ. Gia 5 phân vào thang Tứ vật cũng được.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 6:

Sau sanh huyết nhiều: Tam thất nghiền nhỏ, nước cơm uống 1 chỉ.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 7:

Trị mắt đỏ, vô cùng nặng: Tam thất căn mài nước thoa xung quanh.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 8:

Trị vết thương do dao, thu miệng:

Long cốt tốt, Da voi, huyết kiệt, Nhân sâm tam thất, Nhũ hương, Mộc dược, Giáng hương bột các vị lượng bằng nhau. Làm bột, uống với rượu ấm hoặc thấm lên.

(Cương mục thập di – Thất bảo tán)

+ Phương thuốc 9:

Cầm máu: Nhân sâm tam thất, Sáp trắng, Nhũ hương, Giáng hương, Huyết kiệt, Ngũ bội, mẫu lệ các vị lượng bằng nhau. Không qua lửa, làm bột. Đắp vậy.

(Hồi xuân tập – Quân môn chỉ huyết phương)

+ Phương thuốc 10:

Trị nhọt sưng vô danh, đau nhức không ngừng: Sơn tất mài giấm gạo điều thoa, đã vỡ, nghiền bột thoa khô.

(Cương mục)

+ Phương thuốc 11:

Hổ cắn, vết thuơng côn trùng, Tam thất mỗi lần uống 3 chỉ, uống với nước cơm.

Ngòai ra lấy Tam thất nhai thoa chổ bị thương.

(Trung thảo dược đại tòan)

+ Phương thuốc 12:

Dùng Sanh Tam thất bột 1g, mỗi ngày 2 ~3 lần hòa nước uống, điều trị 76 ca chứng mỡ máu cao, kết quả: hiệu suất hạ cholesterol là 78%, hiệu suất hạ triglyceridelà 57,5%, hiệu suất hạ β lipoprotein là 53 %

(Tạp chí Trung y, 1994, 2: 70)

+ Phương thuốc 13:

Dùng Tam thất bột 3g, sáng tối đều 1 lần hòa nước uống lúc bụng đói, 7 ngày là 1 liệu trình, điều trị 60 ca di chứng sau chấn động não, có tổng hiệu suất là 86,1%

(Hà Nam Trung y, 1997, 4; 235)

+ Phương thuốc 14:

Dùng Tam thất bột, Tây dương sâm đều 15g, mỗi ngày hòa uống 1g, 15 ngày là 1 liệu trình, điều trị 26 ca Phì đại tuyến tiền liệt, tổng hiệu suất là 88, 5%.

(Tạp chí Trung y, 1994, 4: 199)

+ Phương thuốc 15:

Dùng Tam thất nghiền bột qua mắt rây 110, giấm điều thành dạng hồ để sẳn dùng, trước làm sạch mặt vết thương, rồi thoa cao thuốc, 2 ngày thay thuốc 1 lần, điều trị 36 ca họai tử, thối rữa (do bộ phận cơ thể bị đè nén lâu), qua thay thuốc 4 ~ 10 lần, tòan bộ trị khỏi.

(Thời Trân quốc y quốc dược, 1996, 4: 200)

+ Phương thuốc 16:

Tam thất bột 2 ~ 3 phân, uống 2 ~3 lần, điều trị tổng cộng 10 ca bệnh nhân Giãn phế quản, Lao phổi v.v… gây ra khạc huyết, trong đó cầm máu hòan tòan 8 ca.

[Hồ Nam khoa kĩ tình báo (Y học vệ sinh), (9): 24, 1972]

+ Phương thuốc 17:

Bột Sâm tam thất điều trị Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định:

Phương pháp dùng: Sâm tam thất bột 2 ~3 g, mỗi ngày uống 2 ~3 lần, liên tục dùng thuốc 2 tuần là 1 liệu trình, sau khi thuyên giảm châm chước giảm liếu, điều trị 10 ca Chứng đau thắt cơ tim thể không ổn định, hiệu quả thống kê sau khi dùng thuốc 5 ngày, kết quả 7 ca hiệu quả rõ rệt, 3 ca hữu hiệu.

[Tạp chí Trung y Chiết Giang 21 (3): 106, 1986]

Những bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Tam thất đồn kê thang (thang tam thất hầm gà)

Tam thất 3 – 6g, hầm thịt gà ăn. Đại bổ khí huyết. Dùng cho đàn bà đẻ và người ốm lâu ngày. Người khoẻ mạnh ăn vào có thể tăng cường thể chất, kéo dài tuổi thọ.

Chỉ huyết tán (thuốc bột cầm máu)

Bột tam thất tươi 3 – 9g, uống bằng nước sôi.

Dùng cho người bị thổ huyết, đổ máu cam, kiết lị, ỉa ra máu, ngã hoặc và chạm mạnh gây tổn thương.

Tam thất linh chi tửu (rượu linh chi, tam thất)

‘Linh chi 30g – Đan sâm 5g

Tam thất 5g – Rượu trắng 500ml.

Các vị thuốc rửa sạch, thái miếng, đựng vào bình, đổ rượu vào đậy nắp, mỗi ngày đảo 1 lần. Ngâm 15 ngày sau đem ra uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

Dùng cho người bị bệnh cơ tim, suy nhược thần kinh…

Trị xích nhãn phương (bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ)

Tam thất nghiền thành bột cực mịn, đánh nước sôi vào thành hồ, bôi vào chung quanh mắt, ngày mấy lần.

Dùng cho người bị bệnh đau mắt đỏ về mùa hè, mùa thu, do bị cảm thủ thấp độc sinh ra.

Thất bảo tán (thuốc bột thất bảo)

Tam thất 5g – Nhũ hương 5g

Long cốt 5g – Một dược 5g

Tượng bì 5g – Giáng hương 5g

Huyết kiệt 5g

Nghiền chung thành bột, uống với hoàng tửu hâm nóng, ngày 2 lần, mỗi lần 1g.

Dùng cho người bị thương tụ huyết đau đớn, làm cho vết thương mau thu miệng.

Tam thất ngẫu đản canh (Canh tam thất ngó sen trứng gà)

Tam thất bột 5g – Trứng gà 1 quả.

Nước ngó sen tươi 1 cốc

Nước ngó sen, pha thêm nước lã vào đun sôi. Đập trứng gà vào bột tam thất trộn đều, đổ vào nồi canh đang sôi, cho thêm ít muối uống ngày hai lần, như món ăn kèm với cơm.

Dùng cho người bị xuất huyết dạ dày.

Trị tâm giảo thống phương (bài thuốc chữa đau thắt cơ tim)

Tam thât 25g, nghiền bột cực mịn, đựng vào vỏ con

nhộng, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, nếu bệnh nặng thì tăng thêm gấp đôi.

Dùng cho người bị bệnh cơ tim.

Giáng môi phương (Bài thuốc hạ hóc môn)

Tam thất 30g, nghiền thành bột mịn. uống ngày 3 lần, mỗi lần lg, uống liên tục trong 1 tháng là một liệu trình.

Dùng cho người viêm gan cấp, chuyển hóc môn amonia tăng cao, và có thể làm thay đổi tình trạng thất thường của chất albumin trong huyết tương.

Tam thất chúc (cháo tam thất)

Tam thất 10g – Gạo tẻ 30g

Sơn dược 30g

Trước tiên cho tam thất vào nồi nước đun sôi 30 phút, sau đó cho gạo, sơn dược vào nấu cháo. Ăn ngày 1 thang chia 2 lần (Tam thất tươi có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, làm tan máu tụ, tam thất thục thì bổ huyết, hoạt huyết). Dùng cho người bị tụ máu, kinh nguyệt không điều hoà.

An huyết ẩm (Thuốc uống an huyết)

Tam thất 5g – Long cốt 20g

Bạch mao căn 15g – Đại hoàng 10g

Bạch mao căn, long cốt và đại hoàng sắc 2 nước, trộn đều, hoà bột tam thất vào uống. Ngày 1 thang, chia 2 lần.

Dùng cho người táo nhiệt thương phế, đau ngực ho khan do nhiệt bức phế lạc sinh ra, đờm đặc có vết máu đen.

Tam thất tửu (Rượu tam thất)

Tam thất vừa phải, nghiền thành bột mịn, ngâm rượu trắng 10 ngày. Dùng cho người bị các bệnh tổng hợp về rối loạn chức năng khớp cổ bên dưới mang tai. Bôi rượu thuốc này vào chỗ đau nhất trong vùng khớp cổ, ngày 1 lần, 5 – 7 ngày là 1 liệu trình.

 

 

Glucobay

Thuốc glucobay
Thuốc glucobay

GLUCOBAY 50 – 100

BAYER PHARMA

Viên nén 50 mg: hộp 100 viên – Bảng B. Viên nén 100 mg: hộp 100 viên – Bảng B.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Acarbose 50 mg
cho 1 viên
Acarbose 100 mg

DƯỢC LỰC

Acarbose là một pseudotetrasaccharide, có nguồn gốc vi khuẩn. Ở niêm mạc ruột non, acarbose tác động bằng cách ức chế cạnh tranh men a-glucosidase, làm giảm quá trình thoái giáng carbohydrate (di, oligo và polysaccharide) thành monosaccharide là dạng có thể hấp thu được. Do đó, acarbose có tác dụng làm giảm đường huyết sau ăn, không làm tăng insulin huyết, không gây đề kháng insulin, bảo tồn tế bào beta, giảm nồng độ HbA1c, triglycerides và giảm các biến chứng do tiểu đường.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Sau khi uống, acarbose được phân hủy ở ruột bởi các enzyme của vi khuẩn và enzyme ở niêm mạc đường tiêu hóa. Acarbose và chất chuyển hóa của nó được thải trừ qua phân, chỉ 1-2% liều được hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa và thải trừ hoàn toàn qua thận.

Acarbose ít liên kết với protein huyết tương (khoảng 15%). Thời gian bán hủy đào thải bằng đường uống là từ 6 đến 8 giờ.

Do hấp thu k m qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa ở ruột, dược động học của acarbose không bị thay đổi ở người già, suy thận hoặc suy gan.

CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân tiểu đường type 2 :

  • điều trị đơn độc khi chế độ ăn kiêng và vận động không hiệu quả.
  • điều trị phối hợp với các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác.

Bệnh nhân tiểu đường type 1 :

  • hỗ trợ liệu pháp

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với acarbose.

Bệnh rối loạn đường ruột mãn tính liên quan đến rối loạn tiêu hóa và hấp thu.

Các bệnh lý có nguy cơ diễn tiến xấu hơn do hiện tượng tăng sinh hơi trong ruột (như hội chứng Roem-held, thoát vị, nghẽn ruột và loét ruột).

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Phải tuân thủ chế độ ăn kiêng mặc dù đang dùng Glucobay.

Không được ngưng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ vì có thể làm tăng đường huyết. Glucobay không làm hạ đường huyết ở bệnh nhân chỉ điều trị bằng ăn kiêng.

Nếu các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân điều trị phối hợp Glucobay với sulfonylureas hay melformin hay insulin thì dùng glucose, không dùng sucrose.

Điều trị với Glucobay nên được ghi vào thẻ xác nhận tiểu đường.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

  • Bệnh nhân suy thận nặng.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ có thai: mặc dầu thuốc không gây quái thai cũng như không có độc tính đối với bào thai ở các động vật thử nghiệm, do thận trọng (như với tất cả các loại thuốc mới), không nên chỉ định cho phụ nữ mang
  • Phụ nữ cho con bú: không nên chỉ định cho phụ nữ đang nuôi con bú mặc dầu thuốc được bài tiết qua sữa mẹ rất thấp.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Không một tương tác nào được ghi nhận với antipyrine, glibenclamide, Thuốc Digoxine, propranolol, warfarine và các estroprogestarif.

Dùng đồng thời với các thuốc gây hấp thụ đường tiêu hóa (than hoạt tính) hoặc các thuốc có nguồn gốc men tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của acarbose.

Dùng đồng thời với neomycine sẽ làm các tác dụng không mong muốn dễ xảy ra hơn (đầy hơi).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Trướng bụng và đầy hơi, thỉnh thoảng tiêu chảy, đau bụng.

Nếu không theo dõi chế độ ăn kiêng theo toa của bệnh tiểu đường thì các tác dụng phụ ở ruột có thể tăng lên.

Nếu các triệu chứng khó chịu phát sinh dù đã ăn kiêng theo toa, nên tham vấn ý kiến bác sĩ và liều dùng dù tạm thời hay vĩnh viễn cũng nên được giảm xuống.

Trong vài trường hợp có sự tăng các men transaminase khi điều trị với Glucobay. Tác dụng này hoàn toàn biến mất khi chấm dứt điều trị.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Uống hoặc nhai ngay khi bắt đầu ăn với một ít nước. Không hạn chế thời gian dùng thuốc.

Liều dùng được bác sĩ điều chỉnh tùy theo độ dung nạp và đáp ứng ở từng bệnh nhân. Liều khởi đầu: mỗi lần 1 viên 50 mg, 3 lần/ngày hay mỗi lần nửa viên 100 mg, 3 lần/ngày. Liều duy trì: mỗi lần 2 viên 50 mg, 3 lần/ngày hay mỗi lần 1 viên 100 mg, 3 lần/ngày.

Liều tối đa: mỗi lần 2 viên 100 mg, 3 lần/ ngày.

Liều dùng có thể tăng trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc sau một đợt điều trị. Nếu có triệu chứng khó chịu mặc dù đã ăn kiêng đúng cách, không nên tăng liều. Nếu cần nên giảm liều một ít.

QUÁ LIỀU

Điều trị triệu chứng các rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy). Tránh dùng thức uống hay thức ăn có chứa carbohydrate trong 4 đến 6 ngày sau khi quá liều.

Đông y chữa Bệnh bạch cầu (ung thư máu)

Bệnh bạch cầu còn gọi là ung thư máu là một loại ung thư ác tính nguyên phát của tổ chức tạo máu. Tế bào bạch cầu tăng sinh một cách vô tổ chức xâm lấn vào các tổ chức tạng phủ trong toàn thân gây nên sự chèn ép, hủy hoại tổ chức tế bào, trong máu ngoại vi, bạch cầu non tăng nhiều và biến dạng hoặc giảm sút, dòng hồng cầu và tiểu cầu giảm sút nghiêm trọng. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là sốt kéo dài (do nhiễm khuẩn) thiếu máu, chảy máu, gan lách to, hạch lymphô to.

Tuổi phát bệnh phần lớn dưới 30 tuổi chiếm trên 50%, là một loại ung thư tỷ lệ tử vong cao.

Nguyên nhân bệnh cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nhưng người ta phát hiện có nhiều yếu tố liên quan như nhiễm virut, chất phóng xạ, chất hoá học và yếu tố di truyền.

Bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng, huyết hư” trong đông y học.

Bệnh thường được chia ra bạch cầu cấp xuất hiện đột ngột và bạch cầu mãn diễn tiến từ từ. Phương pháp điều trị bệnh theo y học hiện đại chủ yếu là hóa trị, kết quả điều trị ở trẻ em tốt hơn người lớn nhưng tỷ lệ khỏi bệnh cũng còn rất ít, và việc dùng thuốc cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp.

Theo báo cáo của các học giả Trung Quốc dùng thuốc đông y có thể chữa có kết quả bệnh bạch cầu mạn tính, thuốc đông dược có thể làm giảm bớt tác hại của hoá trị gây nên và nâng cao kết quả điều trị.

BỆNH BẠCH CẦU CẤP

Triệu chứng lâm sàng:

  • Bệnh bắt đầu cấp diễn, phát triển nhanh, chỉ có số rất ít phát triển từ từ. Người mệt mỏi, khó thở, váng đầu, họng đau, chán ăn, gầy, tinh thần uể oải…
  • Sốt là triệu chứng bắt đầu (trên 80%) có thể là sốt liên tục, sốt dao động hoặc sốt ngắt quãng kèm theo tự hãn hoặc đạo hãn do bạch cầu hạt trưởng thành giảm sút, khả năng miễn dịch giảm nên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm bể thận… Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây tử vong.
  • Chảy máu là triệu chứng thường gặp, thường từ 50% đến trên 80%. Thường thấy là chảy máu cam, chảy máu chân răng, cũng có trường hợp ho ra máu, nôn ra máu và tiêu tiểu ra máu, có trường hợp chảy máu não gây tử vong (khoảng 20%).
  • Thiếu máu: Bệnh nhân sắc mặt xanh tái, hồi hộp khó thở, mệt mỏi, phù… huyết, sắc tố giảm.
  • Gan lách to thường gặp, hạch lymphô to.
  • Triệu chứng thần kinh có khi có triệu chứng như ung thư não hoặc triệu chứng của áp lực sọ não tăng như đau đầu, nôn, phù đáy mắt, áp lực nước não tủy tăng… Ngoài ra bệnh nhân đau các khớp đặc biệt xương ức ấn đau rất rõ.

Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào:

  • Khởi bệnh cấp, phát triển nhanh.
  • Có các triệu chứng sốt, xuất huyết (ngoài da, răng, mũi) thiếu máu nặng thêm, gan lách, hạch lymphô to, xương ức ấn đau…
  • Máu ngoại vi: số lượng bạch cầu tăng cao, thường có thể cao đến 100.000 – 500.000mm3, cũng có thể giảm xuống 200 – 500mm3, có nhiều tế bào bạch cầu non, hồng cầu, huyết sắc tố, hồng cầu lưới, tiểu cầu đều giảm và càng giảm về cuối.

Điều trị: Có thể chia làm 2 thể biện chứng luận trị như sau:

  1. Huyết nhiệt:
  • Triệu chứng chủ yếu: Sốt, đau đầu, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, môi khô lưỡi đỏ mạch sác…
  • Phép trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.

+ Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang gia giảm.

Quảng tê giác 8g (bột mịn hoà thuốc) Đơn bì 12 – 20g, Xích thược, Tử thảo, Bản lam căn, Đại thanh diệp đều 20g, Huyền sâm 20g, Bán chi liên 40g. Nếu sốt cao bứt rứt khát nước, ra mồ hôi, dùng Hoàng liên giải độc thang hợp Bạch hổ thang, nếu sốt cao hôn mê dùng Chí bảo đơn hoặc Tử tuyết đơn.

  1. Khí âm đều hư:
  • Triệu chứng chủ yếu: Người mệt mỏi ra mồ hôi nhiều, sốt âm ỉ, chán ăn, miệng khát, chảy máu răng, chất lưỡi đỏ mạch tế sác.
  • Phép trị: ích khí dưỡng âm.
  • Bài thuốc: Sinh mạch tán gia vị:

Nhân sâm 8g (thay Đảng sâm 16g), Mạch môn, Thiên môn, sinh Địa mỗi thứ 40g, Địa cốt bì 20g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 8g, nếu âm hư nặng gia chích Miết giáp, chích Qui bản, nếu dương hư dùng bài Hữu qui hoàn hợp Tứ quân tử thang để ôn dương ích khí, trường hợp gan lách và hạch lymphô to nhiều gia thuốc hoạt huyết tán kết như: Đương qui, Xích thược, Tam lăng, Nga truật, Xuyên khung để hoạt huyết tán kết.

Giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm:

  • Thiềm tô 0,15 – 0,3 bỏ vào nang nhựa mỗi tối trước khi ngủ uống kết hợp với Prednison 30mg/ngày, một liệu trình 10 ngày (Y học viện Hồ Nam).
  • Thiềm can phấn người lớn 1,0g ngày uống 2 – 3 lần, trẻ em giảm liều (Giai Đại trung tâm y viện).
  • Lục thần hoàn 30 viên, ngày uống 2-3 lần kèm uống cortison 20mg ngày uống 1 lần (Thiên Tân).
  • Kháng bạch đơn: Hùng hoàng, Ba đậu, sinh Xuyên ô, Nhũ hương, Uất kim, Binh lang, Chu sa đều 9g, tán mịn, Đại táo nhục 7 quả làm hoàn, chế thành 100 viên to bằng hạt đậu nành, mỗi ngày uống 4 – 8 hoàn. Sáng sớm uống với nước trắng (Bệnh viện Tây Uyển trực thuộc Viện nghiên cứu Trung y).

BỆNH BẠCH CẦU MẠN TÍNH

Triệu chứng lâm sàng:

  • Bệnh bắt đầu từ từ cho nên bệnh nhân không có cảm giác gì khó chịu lúc đến khám bệnh thì lách đã to, hoặc do đi khám bệnh khác thầy thuốc mới phát hiện.
  • Triệu chứng toàn thân thường thấy là sút cân, mệt mỏi, váng đầu hồi hộp, chán ăn, ra mồ hôi, sắc da trắng bệch thiếu máu, tiếp theo là triệu chứng xuất huyết như chảy máu mũi, chảy máu dưới da, đường tiêu hóa…
  • Lách gan to, hạch lymphô to gây chèn ép như chèn ép bao tử gây ăn kém đau bụng, chèn ép ruột gây tắc ruột, chèn ép khí quản gây khó thở, tế bào bạch cầu xâm nhập vào xương khớp gây đau xương khớp… Đặc biệt là lá lách to phát triển nhanh choáng cả vùng bụng chiếm đến hố chậu, xương ức ấn đau, võng mạc mắt xuất huyết, sung huyết… (thường là triệu chứng của bệnh bạch cầu hạt). Hạch lymphô to khắp người thường thấy ở cổ, nách, bẹn, cũng có thể hạch to ở vùng ngực, trung thất…
  • Ngoài da có thể xuất hiện hồng ban, dạng mề đay, thấp chẩn, nốt cục…

Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào:

  • Khởi bệnh từ từ, triệu chứng chủ quan không rõ rệt, mệt mỏi, có khối u vùng bụng trên, xét nghiệm bạch cầu phát hiện có bệnh lý về chất và lượng.
  • Mệt mỏi, sút cân, ra mồ hôi, sốt, mạch tế sác.
  • Gan lách to, lách to nhiều, hạch lymphô to nhất là về cuối.
  • An xương ức đau (75% bệnh nhân có triệu chứng này). Có thể xương sườn và các xương toàn thân đau.
  • Triệu chứng xuất huyết: Xuất huyết niêm mạc miệng mũi, tiêu tiểu ra máu, nữ kinh nguyệt ra nhiều, nam dương vật cương bất thường (ít gặp).
  • Xét nghiệm máu: Huyết sắc tố, hồng cầu giảm rõ, tổng số bạch cầu thường tăng từ 100.000 đến 250.000 có khi đến 1000.000/mm3, tế bào hạt non dưới 10%, tỷ lệ tế bào ái kiềm tăng cao, tiểu cầu tăng nhưng theo sự phát triển của bệnh giảm dần.
  • Xét nghiệm tủy xương: Tủy xương tăng sinh mạch, nguyên bạch cầu hạt dưới 2% chủ yếu tế bào non thời kỳ giữa và cuối, tế bào ái kiềm và ái toan thường thấy.
  • Sinh hóa: Hoạt tính men phosphataza kiềm giảm rõ.

Điều trị:

Theo biện chứng y học cổ truyền: Có thể chia làm 3 thể điều trị:

  1. Huyết ứ:

Triệu chứng chủ yếu: Gan lách to chủ yếu là lách to nhiều, ngực sườn đầy tức, đau không chịu được, ăn kém, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết, mạch sáp hoặc huyền sác.

  • Phép trị: Hoạt huyết hoá ứ tiêu trưng giải độc.

+ Bài thuốc: Đào hồng tứ vật gia giảm.

Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Xích thược, Ngũ linh chi đều 12g, Xuyên khung, Tam lăng, Nga truật đều 6 – 8g, Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ đều 16g, Đơn bì, Thanh đại đều 12g.

  1. Khí huyết đều hư:
  • Triệu chứng chủ yếu: sắc mặt tái nhợt, mệt mỏi, hoa mắt, tim hồi hộp khó thở, ăn kém tiêu lỏng, môi lưỡi nhợt, thân lưỡi bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm nhược hoặc tế sác.
  • Phép trị: Bổ khí dưỡng huyết.

+ Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.

Nhân sâm 8g (nếu dùng Đảng sâm 16g), Thục địa, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh đều 12g, Hoàng kỳ, Tiên hạc thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 20g, Hoa hoè (sao) Bạch cập, cổ cốt chỉ đều 12g, Thanh đại, Đơn sâm, Xích thược đều 12g.

  1. Huyết nhiệt điều trị như bệnh bạch cầu cấp.

Giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm:

  • Thanh hoàng tán: Thanh đại và Hùng hoàng tỷ lệ 9: 1, tán mịn trộn đều, lượng mỗi ngày 6 – 16g chế thành viên nang nhựa, chia 3 lần uống sau bữa ăn (Bệnh viện Tây Uyên trực thuộc Viện nghiên cứu trung y Trung Quốc).
  • Ngưu hoàng giải độc phiến’. 4-8 viên/ngày chia 3 lần.
  • Lục thần hoàn: 20 – 30 viên con, ngày uống 3 lần.

Bệnh bạch cầu cấp và bạch cầu mạn tính là 2 loại bệnh ung thư ác tính của hệ thống tổ chức tạo máu. Bệnh bạch cầu cấp không chuyển thành bệnh bạch cầu mạn tính, bệnh bạch cầu mạn tính giai đoạn cuối có thể có triệu chứng như bạch cầu cấp cho nên trong biện chứng luận trị có thể tham khảo.

Giới thiệu một số bài thuốc dược nghiên cứu điều trị trên lâm sàng:

(1) Sinh sinh thang: (Trung y học viện Hắc Long Giang).

  • Công thức: Thanh đại 40g, Thiên hoa phấn 30g, Ngưu hoàng 10g, Lô hội 20g tán bột mịn làm thành hoàn. Ngày uống 3g chia 2 lần.

Hồng hoa 3g, Hoàng kỳ 18g, Phục linh 12g, Sơn từ cô 12g, Thanh đại 12g, Tử thảo 9g, Hoàng dược tử 9g, sắc uống.

  • Kết quả lâm sàng: 2 bài thuốc cùng uống đã trị 12 ca bạch cầu cấp, kết quả tốt 3 ca, tiến bộ 6 ca, không kết quả 3 ca. Tỷ lệ có kết quả 75%.
  • Hoàng cầm long đởm thang (Chu Quốc Hùng, Viện y học Tứ Xuyên).
  • Công thức: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông, Đương qui, sinh Địa, Sài hồ, Trư linh, Trạch tả đều 10g, Kê huyết đằng, Đơn bì đều 30g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: nhiệt thịnh gia Ngũ vị tiêu độc ẩm, Hoàng liên giải độc thang, Thanh ôn bại độc ẩm, Hạ khô thảo, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sơn đậu căn, Thấp nặng gia Hoắc phác hạ linh thang, Tam nhân thang, Nhị trần thang, Ngũ linh tán, khí âm lưỡng hư gia Nhân sâm, Bắc sa sâm, Đảng sâm, Bạch thược, Cam thảo, Mạch động, sinh Địa, Long cô, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, Táo nhân, Sơn thù nhục, Phù tiểu mạch, Đại táo để bổ khí dưỡng âm.

  • Kết quả lâm sàng: đã dùng tri 26 ca bạch cầu cấp kết quả 92,3%, không bớt 2 ca. Bệnh nhân sống được trên 1 năm 13 ca, trên 2 năm 3 ca.

(2)Song sâm địa thược thang (Trung y học viện Liêu Ninh, Trung Quốc).

  • Công thức: Đảng sâm 10g, sinh Địa 30g, Huyền sâm 30g, Bạch thược, Mã bột, Hoàng dược tử, Ngưu bàng tử đều 15g, Bản lam căn, Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, Bạch khương hoàng, Đơn bì đều 9g, A giao (hoà uống) 6g, sắc nước uống.

Đồng thời dùng thuốc tán: Sơn từ cô, Ngũ bội tử, Thiên kim tử, Đại kích, Hùng hoàng, Hổ phách, Xạ hương, Ngưu hoàng tán bột trộn đều, 2 – 3g X 2 lần mỗi ngày.

  • Biện chứng gia giảm: Khí huyết hư gia Hoàng kỳ, Đương qui, Giáp châu, Đơn sâm, Xuất huyết gia sinh Địa thán, Hoa hòe, bột Mẫu lệ nung, Tiểu kế, Mao căn, bột Tam thất. Sốt gia Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Dã cúc hoa.
  • Kết quả lâm sàng: Trị bệnh bạch cầu 18 ca, tốt 6 ca, tiến bộ 7 ca, không kết quả 5 ca.

(3) Từ cô hóa ứ thang (Diệp Huy Quang, Bệnh viện nhân dân số 1 Thị Liêu Nguyên tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).

  • Công thức: Đương qui, Đơn sâm, Xích thược, Sa sâm đều 20g, Xuyên khung 10g, Mạch đông 15g, Bản lam căn 50g, Sơn đậu căn 30g, Sơn từ cô 50g sắc nước uống.
  • Biện chứng gia giảm: Nhiệt độc huyết ứ gia Ngân hoa, Liên kiều đều 20g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều 15g, huyết nhiệt lộng hành gia dùng Tê giác địa hoàng thang gia giảm.
  • Kết quả lâm sàng: Dùng trị bạch cầu cấp 36 ca (một số phối hợp hoá trị) có đối chiếu 16 ca đơn thuần dùng hoá trị. Kết quả tổ dùng Trung dược là có kết quả 80,5%, tổ đối chiếu 68,5%, tỷ lệ kết quả của tổ bệnh bạch cầu làm 3 cấp là 90%.

(4) Đương qui Xuyên khung thang (Trịnh Hữu An, Trùng Khánh, Tứ Xuyên).

  • Công thức: Đương qui, Xuyên khung, Kê huyết đằng đều 15 – 30g, Xích thược 15 – 20g, Hồng hoa 8 – 10g, Sâm tam thất 6g sắc uống.
  • Biện chứng gia giảm: Can thận âm hư gia Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Hà thủ ô đều 15g, khí huyết hư gia Đảng sâm 15g, Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Hà thủ ô đều 10g, Hoàng tinh, Câu kỷ tử, Thục địa đều 15g. Nhiệt độc thịnh gia Thuỷ ngưu giác, Sinh Địa đều 3g, Đơn bì 12g, Thuyên thảo 10g, Tàm hưu 6g, Ngân hoa 20g, Liên kiều 15g, Bồ công anh 30g, Bản lam căn 15g.
  • Kết quả lâm sàng: Có kết hợp hóa trị điều trị bạch cầu cấp và mạn tính, kết quả hoàn toàn ổn định 10 ca trong số 18 ca, ổn định một phần 6 ca, không kết quả 2 ca, tỷ lệ có kết quả là 88,8%. Còn trong số 21 ca chỉ dùng đông y có 7 ca hoàn toàn ổn định, 5 ca ổn định một phần, không kết quả 9 ca, tỷ lệ có kế quả 57,4% và cao hơn kết quả so với tổ chỉ dùng hóa trị.

Chú thích: Theo Đông y cho rằng bệnh bạch cầu là do huyết ứ, dùng bài thuốc kết hợp hoá trị có khả năng nâng cao tỷ lệ kết quả, làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây. Theo kết quả nghiên cứu của dược lý hiện đại, thuốc hoạt huyết hoá ứ có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu của tủy xương nên rất có lợi trong điều trị kết hợp với hóa trị.

(5) Long qui dĩ nhân thang (Trịnh Thành Sách, Bệnh viện Tây Uyên thuộc Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh).

Công thức: Long qui, sinh Dĩ nhân đều 30g, Hoàng dược tử 15g, Ô mai 12g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sinh Cam thảo 5g, sắc uống.

Biện chứng gia giảm: bài này dùng uống cùng với Thanh hoàng phiến (Thanh đại, Hùng hoàng 7 : 3) hoặc Lục thần hoàn; khí huyết lưỡng hư gia Đương qui bố huyết thang; âm dư nội nhiệt dùng Thanh hao miết giáp thang; tỳ vị không điều hòa dùng Hương sa chỉ truật thang; người mình đau gia Đơn sâm, Diên hồ, Hương phụ; phê nhiệt đàm ho gia Ngân hoa, Hoàng cầm, Bách bộ, tiêu có máu gia sinh Địa du, Ngẫu tiết, tiểu có máu gia Bạch mao căn, Tiểu kế, nôn, buồn nôn gia Trúc nhự, Trần bì, Bán hạ.

  • Kết quả lâm sàng: Bài này dùng trị bệnh bạch cầu mạn tính cấp diễn 14 ca, ổn định hoàn toàn 3 ca, tiến bộ 5 ca, tỷ lệ kết quả 57,1%, không kết quả 6 ca. Sống trên 1 năm 3 ca. Bài này kết hợp hoá trị nâng cao hiệu quả điều trị.

(6) Ngủ sanh thuỷ vương thang (Nghiêm Đức Hương,

Bệnh viện trực thuộc Y học viện đường sắt Thượng Hải).

  • Công thức: Thủy hồng hoa tử lOg, Bì tiêu 30g, Chương não, Đào nhân, Địa miết trùng đều 12g, sinh Nam tinh, sinh Bán hạ, Xuyên sơn giáp, Tam lăng, Vương bất lưu hành, Bạch giới tử, sinh Xuyên ô, sinh Thảo ô đều 15g, sinh Bạch phụ tử, Diên hồ đều 9g, tất cả tán bột mịn, dùng mật và giấm trộn thuốc khuấy đều, gia Xạ hương, Mai phiến 1,2 và 3g, đắp vùng lách to.
  • Kết quả lâm sàng: Đã dùng trị bệnh bạch cầu mạn tính thể bạch cầu hạt 7 ca, kết quả tốt (lách nhỏ trên 5 ca) 4 ca, tiến bộ 1 ca, không kết quả 2 ca. Thường đắp sau 3 – 5 ngày kiến hiệu, sau 2 tuần lách thu nhỏ rất rõ, 3 tuần về sau tiến bộ chậm.

Thuốc Bacitracin topical bôi ngoài da có tác dụng gì?

Tên chung: Bacitracin bôi ngoài da

Tên thương mại: Bacitracin Ointment cho mắt, Baciguent (thương hiệu đã ngừng sản xuất)

Phân loại thuốc: Kháng sinh, dạng bôi ngoài da; Kháng sinh, dạng nhỏ mắt

Bacitracin bôi ngoài da là gì và được sử dụng để làm gì?

Bacitracin bôi ngoài da là một loại thuốc mỡ kháng sinh được bôi tại chỗ để ngăn ngừa nhiễm trùng trong các vết thương da nhỏ như cắt, xước và bỏng. Mỡ bacitracin cũng được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng nông ở bề mặt mắt và mí mắt.

Bacitracin là một hỗn hợp của một số loại kháng sinh polypeptide vòng, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn (tác dụng ức chế) và tiêu diệt vi khuẩn (tác dụng diệt khuẩn), tùy thuộc vào nồng độ thuốc và độ nhạy của các vi sinh vật.

Bacitracin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự chuyển giao của mucopeptide (peptidoglycan) đến thành tế bào vi khuẩn. Mucopeptide là cần thiết để cung cấp cấu trúc và độ ổn định cho thành tế bào vi khuẩn, và việc chặn sự chuyển giao của chúng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào và sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến sự phân hủy của các tế bào vi khuẩn. Bacitracin cũng ức chế các protease và các enzyme khác liên quan đến chức năng màng tế bào vi khuẩn.

Công thức bacitracin bôi ngoài da có sẵn mà không cần đơn thuốc (OTC), trong khi mỡ nhỏ mắt yêu cầu phải có đơn thuốc. Bacitracin cũng thường được sử dụng như một phần của các loại kháng sinh kết hợp. Bacitracin chủ yếu có hiệu quả đối với vi khuẩn Gram dương và một số vi khuẩn Gram âm, nhưng hầu hết các vi khuẩn Gram âm đều kháng lại bacitracin. Vi khuẩn Gram dương và Gram âm có cấu trúc khác nhau và được xác định bằng xét nghiệm nhuộm Gram. Vi khuẩn Gram âm có một màng bổ sung bên ngoài thành tế bào mà vi khuẩn Gram dương không có.

Các vi sinh vật nhạy cảm với bacitracin bao gồm:

  • Các loài Staphylococcus (bao gồm một số chủng kháng penicillin G)
  • Các loài Streptococcus
  • Các loài Corynebacterium
  • Các loài Clostridium
  • Cocci kỵ khí
  • Gonococci
  • Meningococci (các loài Neisseria)
  • Fusobacteria
  • Treponema pallidum
  • Treponema vincentii
  • Các loài Actinomyces

Cảnh báo

  • Không sử dụng bacitracin cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong các công thức bôi ngoài da hoặc nhỏ mắt.
  • Các loại kháng sinh bôi ngoài da được biết đến là có thể gây ra phản ứng quá mức của hệ miễn dịch (chất gây dị ứng tiếp xúc). Có thể xảy ra phản ứng miễn dịch ngay lập tức hoặc muộn.
  • Các phản ứng dị ứng nhẹ trên da như phát ban và viêm da tiếp xúc, cũng như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm sốc phản vệ đã được báo cáo với bacitracin bôi ngoài da.
  • Bệnh nhân nhạy cảm với bacitracin có thể cũng có độ nhạy chéo với polymyxin B, một loại kháng sinh khác.
  • Không sử dụng bacitracin bôi ngoài da trong ống tai ngoài nếu bạn có màng nhĩ bị thủng.
  • Không sử dụng công thức bacitracin bôi ngoài da OTC trong mắt, chỉ sử dụng mỡ nhỏ mắt.
  • Không sử dụng mỡ bacitracin nếu bạn có rối loạn nhạy cảm (dị ứng).
  • Không sử dụng bacitracin bôi ngoài da cho các nhiễm trùng mắt sâu hoặc những nhiễm trùng có thể trở thành hệ thống.
  • Việc sử dụng kéo dài các loại kháng sinh bôi ngoài da hoặc nhỏ mắt có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật không nhạy cảm, bao gồm nấm.

Tác dụng phụ của bacitracin bôi ngoài da là gì?

Các tác dụng phụ phổ biến của bacitracin bôi ngoài da bao gồm:

Bôi ngoài da:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Đau
  • Viêm da tiếp xúc
  • Phản ứng quá mẫn (hiếm gặp)

Nhỏ mắt:

  • Kích ứng mắt
  • Đau
  • Cảm giác nóng rát
  • Ngứa và châm chích
  • Nhìn mờ
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngứa ở vùng trực tràng
  • Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)
  • Đổ mồ hôi quá mức (mồ hôi nhiều)
  • Rối loạn huyết học
  • Phản ứng quá mẫn

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng nào trong khi sử dụng thuốc này, bao gồm:

  • Triệu chứng tim nghiêm trọng: Nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh, cảm giác lạc nhịp trong ngực, khó thở và chóng mặt đột ngột.
  • Đau đầu dữ dội: Bối rối, nói ngọng, yếu nghiêm trọng, nôn mửa, mất phối hợp, cảm giác không vững.
  • Phản ứng nghiêm trọng của hệ thần kinh: Cơ cứng, sốt cao, đổ mồ hôi, bối rối, nhịp tim nhanh hoặc không đều, run rẩy, và cảm giác như bạn có thể ngất xỉu.
  • Triệu chứng mắt nghiêm trọng: Nhìn mờ, nhìn hầm hố, đau hoặc sưng mắt, hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh ánh sáng.

Đây không phải là danh sách đầy đủ tất cả các tác dụng phụ hoặc phản ứng bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng thuốc này. Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn y tế về các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc phản ứng bất lợi.

Liều lượng của bacitracin bôi ngoài da là gì?

Mỡ:

  • 500 đơn vị/g
  • Mỡ: 500 đơn vị/g (3.5 g)

Người lớn và trẻ em:

Nhiễm trùng da (nông):

  • Bôi mỡ mỗi ngày hoặc mỗi 8 giờ

Nhiễm trùng mắt:

  • Bôi ¼ đến ½ dải thuốc mỗi 3-4 giờ hoặc mỗi 8-12 giờ cho các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình trong 7-10 ngày

Quá liều

Việc bôi ngoài da hoặc nhỏ mắt bacitracin khó có khả năng dẫn đến quá liều. Nếu bacitracin được nuốt phải, nó có thể gây độc cho thận. Điều trị quá liều có thể bao gồm chăm sóc triệu chứng và hỗ trợ.

Các thuốc tương tác với bacitracin bôi ngoài da là gì?

Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng hiện tại, để bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về bất kỳ tương tác thuốc nào có thể xảy ra. Không bao giờ bắt đầu dùng, ngừng đột ngột hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bacitracin bôi ngoài da không có tương tác nghiêm trọng, nghiêm trọng, nhẹ hoặc vừa với các loại thuốc khác đã được biết đến. Các tương tác thuốc được liệt kê ở trên không phải là tất cả các tương tác hoặc tác dụng phụ có thể xảy ra. Để biết thêm thông tin về tương tác thuốc, hãy truy cập vào công cụ Kiểm tra Tương tác Thuốc của RxList.

Điều quan trọng là luôn thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe của bạn về tất cả các thuốc theo đơn và thuốc không cần kê đơn mà bạn sử dụng, cũng như liều lượng của mỗi loại, và giữ danh sách thông tin này. Hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc.

Mang thai và cho con bú

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu lớn được thực hiện trên phụ nữ mang thai, nhưng việc sử dụng bacitracin bôi ngoài da ít có khả năng dẫn đến các sự kiện bất lợi cho thai nhi, vì có rất ít sự hấp thụ toàn thân từ việc bôi ngoài da. Nếu mỡ bacitracin được sử dụng cho ứng dụng nhỏ mắt trong thời kỳ mang thai, nên sử dụng liều tối thiểu hiệu quả. Ngoài ra, các lỗ dẫn nước mắt nên được chặn lại (chặn điểm) để giảm thiểu nguy cơ thuốc tiếp xúc với thai nhi qua đường dẫn nước mắt. Việc sử dụng bacitracin bôi ngoài da và nhỏ mắt có thể được chấp nhận cho các bà mẹ đang cho con bú vì có sự hấp thụ toàn thân hạn chế. Tránh bôi lên vùng núm vú. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, bao gồm cả mỡ bacitracin, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Những điều khác bạn nên biết về bacitracin bôi ngoài da

  • Sử dụng bacitracin bôi ngoài da hoặc mỡ nhỏ mắt chính xác theo chỉ định.
  • Không sử dụng bacitracin bôi ngoài da hoặc mỡ nhỏ mắt lâu hơn một tuần, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ nhiễm trùng mới nào phát triển trong khi sử dụng bacitracin bôi ngoài da hoặc nhỏ mắt.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng dị ứng nào như ngứa, rát hoặc phát ban, hãy ngừng sử dụng bacitracin bôi ngoài da và liên hệ với bác sĩ.
  • Bảo quản an toàn, xa tầm tay trẻ em.
  • Trong trường hợp nuốt phải một cách ngẫu nhiên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế hoặc liên hệ với Trung tâm kiểm soát chất độc.

Tóm tắt

Bacitracin bôi ngoài da là một loại thuốc mỡ kháng sinh được bôi tại chỗ để ngăn ngừa nhiễm trùng trong các vết thương da nhỏ như cắt, xước và bỏng. Mỡ bacitracin cũng được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng nông ở bề mặt mắt và mí mắt. Các tác dụng phụ phổ biến của bacitracin bôi ngoài da bao gồm phát ban, ngứa, đau, viêm da tiếp xúc và phản ứng quá mẫn (hiếm gặp). Các tác dụng phụ phổ biến của bacitracin nhỏ mắt bao gồm kích ứng mắt, đau, cảm giác nóng rát, ngứa và châm chích, nhìn mờ, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa ở vùng trực tràng, mất cảm giác thèm ăn (chán ăn), đổ mồ hôi quá mức (mồ hôi nhiều), rối loạn huyết học và phản ứng quá mẫn.

Người bệnh ung thư nên ăn gì tốt nhất

Hiện nay, ngoài bệnh SIDA ra, ung thư vẫn là một trong 4 bệnh mà từ xưa đã được liệt vào loại khó chữa nhất (tứ chứng nan y: PHONG, LAO, CỔ, LẠI). Cho đến nay y học đã giải phóng được hai bệnh “Phong”, “Lao” và bước đầu đã điều trị kết quả bệnh “Cổ”, còn bệnh lại “Lại” là ung thư thì còn khó khăn, như Cornelius Moerman, chuyên viên về ung thư (Hà Lan) đã đi đến kết luận vắn tắt: “Nhiều lý thuyết khác nhau về ung thư luôn luôn mâu thuẫn và đối lập nhau, cho thấy rằng ung thư không có gì khác hơn là tân gọi một điều nào đó còn lẫn khuất trong bí ẩn”.

Qua tiếp xúc một số tài liệu cổ truyền cũng như hiện đại của phương Đông và phương Tây biên tập về ung thư, chúng tôi thấy có một gợi ý về vấn đề ăn uống. Vậy ăn uống không đúng có phải là một trong nguyên nhân gây ung thư? Trên quan điểm kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền, những năm gần đây, chúng tôi có tìm hiểu vấn đề này, một chứng, “nan y” cuối cùng từ đời xưa truyền lại đến đời nay vẫn chưa giải quyết xong. Người bị bệnh ung thư vẫn chết. Qua theo dõi một số bệnh nhân ung thư dạ dày, gan, ruột, vòm họng, vú, tử công đã đươc xác định chuẩn đoán ở các bệnh viện lớn, bệnh đều đã bị di căn quá nặng, đành phải đưa về gia đình ăn chế độ tự do, coi như vô phương cứu chữa, chúng tôi càng thấy cần lưu ý vấn đề ăn uống trong bệnh ung thư và không nên bỏ qua nguyên nhân này.

Nghĩ đến nguyên nhân ăn uống thì điều trị không thể tách rời ăn uống. Để thể hiện vấn đề này theo tài liệu của giáo sư Michio Kushi, ta có thể dùng hình ảnh của một caí cây. Cây có cấu trúc ngược với cơ thể con người. Tế bào cơ thể người có cấu trúc co rút hơn và nuôi dưỡng bằng máu đỏ, còn lá cây tương ứng với tế bào cơ thể, có cấu trúc trương giãn hơn và có màu lục. máu nuôi cây được rút ra từ những chất do rễ hấp thu. Còn rễ của cơ thể người nằm sâu trong ruột hấp thu dưỡng chất và biến thành máu, rồi phân phối cho các tế bào. Nếu chất dinh dưỡng nào cũng xấu, đương nhiên tế bào không thể hoạt động bình thường và môi thường xung quanh tế bào cũng bị suy thoái. Tình trạng này là hậu quả của việc hấp thu thường xuyên dưỡng chất xấu không gây đột biến bất ngờ. Nhưng nếu cứ tiếp tục hấp thu như thế khiến cơ thể không còn tự điều chỉnh bình thường như bài tiết và hô hấp… được nữa, thì nhiều triệu chứng có thể xuất hiện ở nơi nào đó trong cơ thể. Vì vậy bệnh ung thư chỉ bột phát sau một thời gian tiềm ẩn lâu dài gọi là giai đoạn tiền ung thư kinh niên.

Để biết rõ hơn về vấn đề này, đồng thời để tìm hiểu về nguyên nhân của các loại ung thư, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình:

– Theo giáo sư Paul Talalay (Hopskins – Mỹ) thì trong cơ thể có hai loại Enzym: Loại 1 có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác nhân gây ung thư; Loại 2 ức chế các tác nhân này. Trong cơ thể lành mạnh, có sự quân bình giữa hai loại Enzym này và giáo sư tìm thấy một số rau xanh thuộc họ cải như bắp cải, xu hào, xà lách soong… có chất Sulfogranfan. Chất này ngăn cản sự phát triển ung thư bằng cách hoạt hoá Enzym loại 2.

– Ung tư có nguồn gốc từ các gen đặc biệt được kích thích bởi tác nhân bên ngoài (ngoại môi) như môi trường: hoá chất, khói xe, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, dung môi… và tác nhân bênh trong (nội môi) như: hút thuốc lá, ăn uống không hợp lý.

– So sánh tỷ lệ bệnh giữa các nhóm dân khác nhau, giữa các tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau, chú trọng đến một số thức ăn được dùng nhiều hơn các thức ăn khác và vài loại ung thư. Ví dụ: công trình nghiên cứu năm 1963 so sánh tỷ lệ các bệnh ung thư phổ thông ở Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy: người Mỹ mắc bệnh ung thư vú gấp 02 lần và ung thư đại tràng gấp 03 lần người Nhật. Còn người Nhật bị ung thư dạ dày 06 lần hơn. Những tỷ lệ này cho ta thấy rõ có sự khác biệt giữa tập quán ăn uống. người Nhật có xu hướng mắ bệnh dạ dày vì họ thường ăn các loại tyinh chế như gạo trắng thêm đường, dấm, bột ngọt và các gia vị khác. Người Mỹ thường mắc ung thư ruột già hơn vì họ ăn nhiều thịt, trứng… Đáng lưu ý là tỷ lệ ung thư vòm họng ở nhóm dân gốc Hoa rất cao, do họ ăn nhiều đầu mỡ, thêm đường, hoá chất, gia vị.

Từ năm 1947 đến 1974, mức tiêu thụ sữa ở Nhật Bản tăng 23 lần, tiêu thụ trứng tăng 13 lần. Thịt và những thức ăn thông dụng kiểu Mỹ cũng trở thành thông dụng tại Nhật, tình hình dinh dưỡng tại Nhật thay đổi nhanh chóng bắt trước phương Tây. Vì vậy, ung thư dạ dày giảm 1/3; nhưng ung thư ruột già và ung thư vú tăng lên gần kịp ngươig Mỹ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra cho người Nhật định cư tại Hoa Kỳ sau 03 thế hệ sống trong một môi trường mới và quen với cách ăn uống mới, tỷ lệ ung thư ruột già và dạ dày cũng tự động điều chỉnh theo tiêu chuẩn Mỹ.

Công trình nghiên cứu của bác sĩ Hideo Ohmori (Tokyo, Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng: Nguyên nhân của một bệnh ung thư đặc biệt thường được xác định bởi vị trí của nó. Các bệnh ung thư xuất hiện ở các cơ quan đặc rắn như thận, gan, lá lách thì thường gây ra bởi ăn quá nhiều thức ăn dương ở dạng trứng, thịt và các sản phẩm động vật khác. Còn các bệnh ung thư xuất hiện ở những cơ quan phồng nở, rỗng hơn như dạ dày hoặc ruột, thường gây ra do ăn nhiều thức ăn âm như nước trái cây, đường, các hoá chất… Cũng vậy, bệnh ung thư có thể xuất hiện hoặc ở phần trên hoặc phần dưới của thân thể và nguyên nhân cũng khác nhau chút ít ở từng trường hợp. Ví dụ: ung thư tiền liệt tuyến thường gây ra do ăn quá nhiều thức ăn động vật.

Nhưng đối với chế độ ăn gồm 100% thức ăn động vật (thức ăn dương) như những người Ét-ki-mô (miền bờ biển Băng dương ở Bắc Mỹ), bệnh ung thư lại hiếm phát thiển và những người bệnh sống gần vùng xích đạo, trong khí hậu nhiệt đới rất nóng, chế độ ăn của địa phương gồm phần lớn là rau và quả (thức ăn Âm), bệnh ung thư cũng rất hiếm. Điều này càng thể hiện rõ vấn đề ăn đúng, ăn hợp lý là rất cần thiết. Đúng và hợp lý là rất cần thiết. Đúng và hợp lý ở đây là ăn theo chế độ bản địa, theo thổ ngơi, theo tập quán, theo quân bình thiên nhiên (xứ lạnh ăn thức ăn Dương nhiều hơn, xứ nóng ăn thức ăn Âm nhiều hơn), không ăn pha tạp nhiều thứ ngoại lai, tinh chế nhân tạo. Thực tế đã chứng minh bệnh ung thư phát triển nhiều hơn ở các xã hội tân tiến, pháy triển, đặc biệt ở nơi tiêu thụ số lượng thái quá về sản phẩm động vật và đường tinh chế, thức ăn nhuôm màu, hoá chất, đóng hộp, ướp lạnh…

 PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU UNG THƯ

Cho đến nay, tập chung khả năng dành cho ung thư học là nghiên cứu, phát triển các phương pháp trị liệu như cắt bỏ, chống đau, đầu độc hoặ đốt các u bướu với ý nghĩa “làm một khối u teo lại có nghĩa là chữa lành”. Đông y cũng có một số vị thuốc làm teo u và cũng cho đó là chữa lành. Khái niệm trị liệu này cũng bao gồm khái niệm “sống đươc 05 năm”, nghĩa là nếu một người mắc bệnh ung thư thoát khỏi các triệu chứng và không bị tái phát trong 05 năm sẽ được xem là lành bệnh. Trường hợp bệnh tái phát chậm vào giờ đầu của ngày thứ nhất trong năm thứ 06, sau khi đã chữa trị thì không được ghi vào bảng thống kê. Thêm một vấn đề khác trong các thống kê về một số người sống sót là nếu người bệnh chết vì trải qua nhiều cuộc điều trị phức tạp nhưng không chịu đựng được tác dụng của hoá trị thì được liệt kê vào trường hợp nhiễm độc mà không phải chết vì ung thư. chỉ có sự cắt bỏ u bướu mới phát sinh, còn nhỏ, chưa di căn và sau nhiều năm không còn triệu chứng xuất hiện hoặc chỉ có vài trường hợp mà hoá trị và xạ trị dường như chặn đứng được sự phát triển của u bướu, không cho bệnh tái phát thì các trường hợp này mới gần đúng với nghĩa chữa lành thực sự. Xa hơn, vì sự chuẩn đoàn ung thư dựa vào các phần mô quá nhỏ nên trừ chia toàn cơ thể ra làm phần nhỏ. Rõ ràng người ta không thể chữa lành hoàn toàn bệnh ung thư. Tỷ lệ sống sót 05 năm cũng sai lạc đối với nhiều loại ung thư và thực tế không đúng với ung thư vú. Ở nước Anh trong một công trình nghiên cứu về phụ nữ dưới 30 tuổi đã được cắt u ung thư nhỏ ở vú, người ta thấy rằng 25 năm sau 84% đều chết vì bệnh gốc, mặc dù u bướu gốc rất nhỏ đã được cắt bỏ.

Câu lạc bộ Thực dưỡng TP. HCM được theo dõi một số trường hợp ung thư, tuy chưa nhiều: Nhưng bước đầu đã thấy hé mở: “Thực trị kết hợp với tâm lý liệu pháp” có khả năng góp phần ung thư có hiệu quả.

VỀ ĂN UỐNG ĐỐI VỚI BỆNH UNG THƯ

Có sự liên hệ giữa ung thư và ăn uống càng ngày càng rõ, Xem ăn uống không hợp lý là một khả năng gây ung thư, là một sự kiện tương đối mới trong y học hiện nay.

Những công trình nghiên cứu về thức ăn trị ngừa ung thư cho thấy:

– Khi giảm năng lượng (Calo) thì mức độ ung thư cũng giảm, đồng thời khi tăng Calo thì mức độ ung thư cũng tăng.

– Công trình nghiên cứu của bác sĩ Denis cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan tới tỷ lệ ung thư đại tràng giảm thấp và công trình nghiên cứu của Burkiss cũng nhận thấy từ thập niên 1970 ở vùng trung cư ăn nhiều chất xơ (rau xanh) thì tỷ lệ ung thư đại tràng và hậu môn rất ít.

– Các khảo cứu gần đây cho biết: sử dụng các món ăn có VitaminE (giá đỗ, dầu gan cá..), VitaminC (rau xanh), Carotene (cà rốt, bí đỏ, đu đủ..) có triển vọng ngăn chặn ung thư, đặc biệt ung thư vú đều rất tốt. Thiếu Carotene có liên quan đến ung thư phổi, v. v… đã thúc đẩy nhiều y, bác sĩ phương Tây ghi thêm Cám và Rau xanh vào thực đơn cho người bệnh, vì ung thư ruột rất phổ biến ở Hoa Kỳ.

– Theo nghiên cứu của Misugu Murofushi ở Viện National Institute of Health Kamiosaki, Tokyo 1986 cho biết men nấm “Kefir” (nấm Tây Tạng) có chứa Polysaccharid trị được ung thư.

– Trong cuốn Ung thư học của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, bác sĩ Blake Cady đã nêu: tỷ lệ tử vong về ung thư vô cùng thấp ở những tín đồ của giáo phái Mormon và Cơ đốc, do ngày thứ bảy là ngày họ ăn uống thanh đạm và thường xuyên họ có ý thức về ăn uống.

– Kinh nghiệm qua nhiều năm theo dõi của bác sĩ Hideo Ohmori: “nếu ung thư còn ở giai đoàn đầu hoặc giai đoạn giữa, nó có thể chữa khỏi chỉ riêng bằng thức ăn, không cần bất kỳ liệu pháp nào khác. Tuy nhiên, với những trường hợp tiến triển nặng hơn thì cần thiết phải dùng những biện pháp hỗ trợ cùng với việc thực hiện chế độ ăn đúng, ăn hợp lý, thay đổi theo tuổi tác, giới tính và điều kiện của từng người”.

– Nhưng năm gần đây, nhiều trường hợp ung thư đã được chữa khỏi bằng chế độ ăn uống. Bác sĩ Y khoa Mare Van Cauwenberghe (nước Bỉ) đã đọc bản báo các (Ung thư và chế độ ăn uống điều trị” tại Đại hội ung thư học tổ chức năm 1977, trong đó có nêu 3 trong 4 trường hợp ung thư đã được ông chữa khỏi hoàn toàn được ăn uống. Mới đây ở Mỹ đã xôn xao về trường hợp tự điều trị khỏi ung thư bằng ăn uống. Đó là bác sỹ Anthony Sattilaro giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia bị ung thư tiền liệt tuyến và tinh hoàn đã di căn vào xương và phổi

– Ở Việt Nam, cũng đã điều trị một số bệnh nhân ung thư nặng đã di căn, bằng Thực trị, vận dụng tùy theo tình trạng của từng người bệnh, điều chỉnh thực đơn với những thực phẩm sẵn có tại địa phương:

Thức ăn: Theo Thực đơn I, Thực đơn II. Nhưng với ung thư thì tỷ lệ tạp cốc nên nhiều hơn một ít so với các loại bệnh mạn tính khác. Gạo Lứt 50%, tạp cốc (đậu đen, đậu đỏ, kê, ngô, bo bo hoặc lúa mỳ) mỗi thứ 10%. Trường hợp nặng cho ăn cháo đặc hoặc súp gạo Lứt, ngoài những chất bổ cần thiết như ta đã biết, đặc biệt với ung thư thì chất Selenium có tác dụng hạn chế ung thư phát triển, chất Acid Phytin có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể qua đường ruột và chất Glutationcoa tác dụng chống nhiễm xạ. Khi triệu chứng đau dã giảm, u bướu đã mềm ra và thu nhỏ lại thì có thể ăn thêm 20-30% đậu và rong biển.

– Các loại rau câu chứa nhiều Iod, Canxi rất có hiệu quả về lọc máu chống ung thư.

– Cà rốt, ngó sen … là loại rau củ chứa nhiều Vitamin K, làm ấm cơ thể, củng cố sức khỏe, phòng ung thư có hiệu quả, nấu lẫn các loại rong biển cho thêm nước tương hoặc chiên xào bằng dầu thực vật, đặc biệt dầu vừng thì không những góp phần điều trị ung thư là vấn đề quan trọng mà còn có tác dụng điều chỉnh ruột.

– Tỏi có hàm lượng Selenium cao và những thứ đã được thừa nhận là có tác dụng phòng chống ung thư như mộc nhí, tía tô, bí ngô, xà lách, cà chua, cà rốt, khoai lang, súp lơ, cần tây, cải bắp, khoai sọ, rau rền củ cải, gừng, rau diếp.. nên ăn thường xuyên.

– Loại cây hoang dại tạo vượng khí cho sức sống, vì vậy nên dùng như: Ngải cứu, Hà thủ ô, Mã đề, chua me đất … Loại củ thì dùng củ gọt vỏ, rau thì nên chọn thứ lá rau xanh đậm.

– Nếu có điều kiện thì nên dùng thêm thứ chống ung thư với hiệu quả cao như: nhân sâm, tam thất, sữa ong chúa, phấn hoa…Tam thất

Tam thất

Nước uống: Nên dùng loại trà tổng hợp dược thảo: Hà thủ ô, Ngải cứu, Mã đề, Cam thảo, dừa cạn… nhất là lúa mạch, hạt dẻ. Nước rau ép thì dùng: rau câu, tía tô, tỏi, sữa đậu, các loại rau xanh.

Lưu ý: Khi chữa bệnh ung thư người ta nghĩ ngay đến việc thử khối u, mà quên hoặc coi nhẹ việc rất quan trọng là điều chỉnh thức ăn, nước uống và kết hợp với nhịn ăn thích hợp lý thì khối u bướu sẽ tự tiêu (một trong những phương pháp phẫu thuật không dùng dao).

– Để tăng hiệu quả điều trị cho uống trà có chất chứa Germanium hữu cơ như trà nhân sâm, trà lúa mạch và ăn tỏi nướng hoặc chiên xào thì tốt hơn, yếu tố rất cần cho máu, vì nó tạo cho tế bào bị bệnh khả năng hút dưỡng khí để trở lại bình thường. Tình trạng của tế bào ung thư không hấp thu đủ dưỡng khí như tế bào bình thường.

– Đã ăn nhiều thịt, đường thì các tế bào thì ung thư tăng lên rất nhanh, lại càng phải tăng cường ăn những thức ăn trên để cung cấp nhiều diệp lục tố sẽ chuyển biến thành chất sắt. Sắt là thành phần quan trọng nhất trong hồng huyết cầu, nhờ nó mà dưỡng khí được giữ lại trong tế bào máu và hiệu quả điều trị được tăng lên.

– Hết sức tránh dùng những thực phẩm, những gia vị được phun thuốc trừ sâu, thuốc tẩy trùng, thuốc nhuộm hóa học… đẩy mạnh phát sinh ung thư.

– Với những trường hợp có u bướu nên phối hợp dùng những liệu pháp ngoài, song song với việc thực hiện Thực trị như liệu pháp áp nước gừng nóng 15-30 phút, tiếp đó đắp cao khoai sọ tiếp vào chỗ u từ 06-08 giờ. (xem phần thực nghiệm số 32,33).

Về tâm thần: Ngoài vai trò ăn uống, một trong những yếu tố quan trọng có liên quan đến ung thư là tâm thần. Sự liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật đã được biết đến từ bao thế kỷ nay. Vào năm 537 trước Công nguyên, thầy thuốc cổ điển nổi tiếng là Galen đã lưu ý rằng phụ nữ bị tuyệt vọng và buồn phiền dễ ung thư vú hơn người vui vẻ. Bệnh ung thư thường thấy mình là nạn nhân và không thể tự kìm chế dẫn đến chấn thương tâm thần (stress). Dĩ nhiên tình cảm tuyệt vọng và vô phương cứu chữa không gây ra ung thư, nhưng dường như chúng tạo ra môi trường cho bệnh phát triển và làm yếu hệ thống miễn dịch.

Công trình của bác sĩ Hans Selye đã góp phần chứng tỏ những cơ chế sinh lý bị tác động bởi chấn thương tâm thần, buồn rầu… có thể giảm chức năng miễn dịch và công trình của Simonton nhằm động viên hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bằng cách dùng những kỷ thuật cải thiện tâm thần, phối hợp với những phương pháp chữa ung thư và không khêu gợi ý trí của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bệnh nhân phải nhận thức rằng họ có trách nhiệm trị liệu ung thư cho chính mình. Những ai có thái độ thụ động nghĩ rằng: “Bác sĩ sẽ làm việc đó giúp tôi” đều không phù hợp với phương pháp này.

Quá trình điều trị vừa qua, chúng tôi cũng gặp một số bệnh nhân nhờ lạc quan, tin tưởng nên đã kéo dài ngày sống một cách thanh bình và có ích, như:

– Bệnh nhân Hà Văn H. 42 tuổi, ung thư vòm họng đã di căn làm hỏng mắt bên phải, không những kéo dài thời gian sống không đau đớn, bệnh nhân còn viết được 27 truyện ngắn dài 260 trang, trong đó có 02 truyện được đăng trong tạp chí văn nghệ quân đội, và 69 bài thơ.

– Bệnh nhân Đào Thị H. 29 tuổi, ung thư dạ dày, mổ ra phải đóng lại, vì đã di căn, dính bám với nhiều bộ phận xung quanh. Sau 03 tháng Thực trị kết hợp với liệu pháp đắp khoai sọ bệnh nhân đã trở lại sinh hoạt bình thường, khối u không còn, vượt với dự kiến của quy trình điều trị.

– Bệnh nhân Nguyễn Hữu H. 72 tuổi, ung thư dạ dày, trong 04 tháng Thực trị trong đó có 13 ngày nhịn ăn, bệnh nhân đã ổn định, khối u không còn, đều là những trường hợp bệnh nhân có một quyết tâm cao và lòng tin vững chắc.

Tóm lại, với bệnh ung thư, được ăn uống như vậy, tâm thần như thế, bước đầu thấy giải quyết được hai yêu cầu mà chúng tôi cho là kết quả đáng lưu ý:

  1. Giảm được đau đớn, người bệnh không dùng đến thuốc giảm đau.
  2. Thời gian sống êm dịu, thoải mái được kéo dài hốn vói tiên lượng và dự đoán, trong đó có những bệnh nhân được xếp trong khái niệm thống kê “Sống được 05 năm” thoát khỏi các triệu chứng và không bị tái phát được xem là lành bệnh.

NHÂN TỐ “PHÒNG VỆ” CHỐNG UNG THƯ

Qua công trình thực nghiệm, đến năm 1940 những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đi đến kết luận: Một trong những nhân tố “PHÒNG VỆ” chống những động tác gây ung thu là “bản chất của khẩu phần ăn” với những phát hiện sau đây:

– Sự phát triển của bệnh ung thu gan, do các chất đạm có màu (Colorants Azoiques) gây ra, tùy thuộc vào bản chất của khẩu phần ăn, đặc biệt là bản chất của ngũ cốc và cách gia công ngũ cốc đó.

– Lúa mỳ còn nguyên hạt có một khả năng ức chế rất cao để chống lại các tác động gây ung thu gan từ các chất đạm.

– Gạo Lứt: không xát trắng cũng có khả năng ức chế vừa phải và nếu là gạo xát trắng thì không còn tý nào khả năng úc chế này nữa. Ở Liên Xô cho biết gạo Lứt cũng như trong lúa mỳ Lứt có chất Xelen, có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển, đã được thể hiện trên súc vật và trên người. Họ nghiệm thấy rằng những bệnh nhân ung thư có rất ít Xelen trong người. Theo hai nhà khoa học tại bang I-li-noi ở Mỹ, chất Xelen có thể ngăn không cho chất ung thư ở vú phát triển lớn hơn (Báo khoa học kỷ thuật kinh tế thế giới số 05: “Vai trò của các nguyên tố kim loại trong cơ thể”)

Do đó, một trong những nhân tố “PHÒNG VÊ” chính năm trong hạt lúa được biểu thị bằng những chất Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B2 (Riboflavine).

Nhà đại phẫu thuật Bauer (người Đức) chuyên gia về ung thư đã nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò “Phòng vệ” của một số nhân tố nằm trong thức ăn. Ví dụ: Vitamin B2. Ông ta xác nhận: “Sự thực là việc phát hiện thấy tác động gây ung thư của các chất đạm có màu không phát sinh được do khẩu phần ăn có đủ chất Vitamin B2 là một phát sinh có tầm quan trọng cơ bản trong những phương pháp chống ung thư của chúng tôi. Nó chỉ ra cho thấy chúng ta không còn uy hiếp trước thảm họa của tác động dây ung thư, nếu chúng ta quan tâm tới chế độ ăn của chúng ta không còn thiếu chất Vitamin cơ bản. Không được ai tưởng rằng đó chỉ là một trường hợp duy nhất và cá biệt. Ngược lại, ví dụ trên cho thấy chúng ta có quyền kết luận rằng: chế độ ăn uống dù tính chất thế nào, cũng có thể tạo thuận lợi cho ung thư phát triển, nếu trong một thời gian dài thiếu một số chất cần thiết’.

Sau đây, chúng ta nhắc lại những thi nghiệm đã bị lãng quên mà Maisin là Giám đốc Viện ung thư ở Lourain (Bỉ) đã thực hiện cách đay 20 năm. Những thí nghiệm này liên quan đến vai trò phòng bệnh của ăn uống để chống lại những tác nhân gây ung thư chất Benzopyrèny. Người ta bôi lên da những con chuột chất hóa học đó thì bênh ung thư biểu mô (Épithéliomes) phát sinh và tiêm Benzopyrène thì phát sinh ung thư mô liên kết (Sarcomes), Maisin xác định là tính chất của ăn uống, nhất là cách gia công những thức ăn đó, làm cho tỷ lệ những con vật bị ung thư do Benropyrène chênh lệch nhau từ 01-02%. Những kết luận của Maisin đến nay vẫn còn mang tính đậm nét thời sự do việc người ta đã phát hiện thấy Benropyrène trong khói thuốc lá là chất gây ung thư. Cho rằng thuốc lá gây ung thư phổi mỗi ngày một nhiều hơn vì nó dễ gây ung thư hơn trước thì cũng không hoàn toàn chắc chắn: mà ngược lại sự phát triển nhanh bệnh ung thư vì hút thước lá cũng do một phần những sự thay đổi trong cách ăn uống của chúng ta đã kém tác dụng “phòng vệ”. Chỉ riêng cơm gạo sát quá kỷ, bách mỳ tinh chế trắng cũng cũng đã rất có thể mất đi nhiều nhân tố “phòng vệ” chứa đựng trong toàn chiếc bánh và từng miếng cơm. Nhưng cải tiến trong phương pháp trồng trọt (phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, tăng trọng, nước nhuộm màu…) cũng đóng góp một vai trò trong việc làm giảm tinh chất “phòng vệ” trong việc ăn uống.

Vậy muốn phòng chống bệnh ung thư có hiệu quả và có thể cũng đóng góp phần nào vào việc phong chống bệnh Sida, căn bệnh nan y, cự kỳ nguy hiểm đang hoành hành trên trái đất này, thì một trong những khâu không thể thiếu được là tăng chất “kháng nhiễm” và tính “phòng vệ” trong chế độ ăn uống hợp lý cũng như trong môi trường sống trong sạch của chúng ta.