Blog Trang 472

Mất tiếng (thất âm) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Mất tiếng là thanh âm rè rè, phát không ra tiếng. Sách Trực chỉ thượng viết “phế là cửa của âm thanh, thận là gốc của âm thanh”. (Phế vi thanh âm chi môn, thận vi thanh môn chi căn). Như vậy mất tiếng có liên quan đến phế và thận.

Về nguyên nhân bệnh có ngoại cảm gây mất tiếng và nội thương gây mất tiếng. Ngoại cảm gây mất tiếng thường là chứng thực, bệnh mới, nội thương gây mất tiếng thường do tinh khí hư, bệnh lâu là chứng hư. Ngoài ra hò hét gào thét quá mức làm tổn thương phế khí cũng gây mất tiếng.

Trương Trọng cảnh viết: “Bệnh mất tiếng cần biết có hư có thực, thực là bệnh tại tiêu, do bị bế nên mất tiếng, hư là bệnh tại bản bên trong bị đoạt mất nên mất tiếng. (Âm á chi bệnh, đương tri hư thực giả, kỳ bệnh tại tiêu, nhân khiếu bế nhi âm đã. Hưu giả, kỳ bệnh tại bản, nội đoạt nhi âm dã).

Về điều trị nếu do ngoại tà thì phải sơ tà, nếu là do nội thương thì phải bổ hư.

Chứng thực

Mất tiếng do cảm phong hàn.

Triệu chứng: tiếng khàn, ho, sốt, ố hàn, mũi tắc, tiếng thỏ thô, mạch phù, rêu lưổi mỏng trắng.

Phép điều trị: Sơ tán phong hàn, tuyên phế khí.

Phương thuốc: Tam ảo thang (Cục phương)

Ma hoàng 2  đồng cân Hạnh nhân 3  đồng cân
Cam thảo 1,5  đồng cân Kinh giới 3  đồng cân
Tiền hồ 3  đồng cân Bối mẫu 3  đồng cân
Trần bì 2  đồng cân Cát cánh 1,5  đồng cân.

Ý nghĩa: Ma hoàng, Kinh giới, Tiền hồ để giải biểu tán tà, Hạnh nhân, Cát cánh để lợi khí chỉ ho, Bối mẫu để hóa đờm. Trần bì để lý khí, Cam thảo, Cát cánh để lợi hầu họng.

Chú ý: Phương thuốc Tam ảo thang trong sách Thang đầu ca chỉ có Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo cũng có thể dùng để chữa mất tiếng do phong hàn này.

Cát cánh
Vị thuốc Cát cánh

Phương thuốc (Trích từ Thuốc nam châm cứu – ho)

Lá tử tô                        12g             Kinh giới

Gừng tươi                      8g             Lá hẹ

Lá xương sống             12g

Ý nghĩa: Tử tô, Kinh giới, Gừng để sơ phong tán hàn. Hẹ, Gừng, lá xương sống để thuận khí chỉ ho, Thêm Cát cánh, Cam thảo để lợi hầu họng.

Mất tiếng do hàn tà bao vây nhiệt, Khí phận bị bế tắc.

Triệu chứng: như ở phong hàn, thêm họng đau, miệng khát, rêu vàng, mạch phù sác.

Phép điều trị: Sơ tán ngoại hàn, thanh trừ lý nhiệt.

Phương thuốc: Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận).

Ma hoàng                 1,5 đồng cân  Hạnh nhân 3 đồng cân

Cam thảo                   2  đồng cân   Thạch cao               6  đồng cân

Ý nghĩa: Ma hoàng để gịải biểu là tuyên phế Thạch cao để thanh phế tuyên phế. Hạnh nhân để giáng phế khí bình suyễn, Cam thảo để ích khí hoà trung, hợp với Thạch cao để sinh tân chỉ khát.

Mất tiếng do phong tà hóa nhiệt đốt phế kim.

Triệu chứng:

  • Mất tiếng họng đau, mình nóng, ho, miệng khô, khát nước, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Phép điều trị: Thanh hỏa lợi hầu họng.

Phương thuốc: Thanh yết ninh phế thang (Thông chỉ phương)

Cát cánh 2  đồng cân Chi tử 1 đồng cân
Hoàng cầm 1  đồng cân Tang bạch bì 1  đồng cân
Cam thảo 1  đồng cân Tiền hồ 1  đồng cân
Tri mẫu 1  đồng cân Bối mẫu 1 đồng cân

Sắc uống sau bữa ăn.

Ý nghĩa: Tang bì, Chi tử, Hoàng cầm, Tiền hồ, để thanh phế nhiệt, Tri mẫu để tư âm giáng hỏa, Cát cánh, Cam thảo để đưa thuốc vào phế, hòa vị, lợi hầu họng, Bối mẫu để hóa đờm.

  • Nếu nhiệt làm thương âm nặng

Phép điều trị: Thanh kim nhuận táo.

Phương thuốc: Thanh táo cứu phế thang (Y môn pháp luật)

Tang diệp 3  đồng cân Thạch cao 2,5  đồng cân
Nhân sâm 0,7  đồng cân Cam thảo 1  đồng cân
Ma nhân 1  đồng cân A giao 0,8  đồng cân
Mạch môn 1,2  đồng cân Hạnh nhân 0,7  đồng cân
Tỳ bà diệp 1  đồng cân

Ý nghĩa: Tang diệp để thanh táo tuyên phế, Thạch cao để thanh nhiệt ở phế vị, Mạch môn để nhuận phế, Hạnh nhân, Tỳ bà diệp để lợi khí chỉ ho. A giao Ma nhân để nhuận phế, dưỡng âm. Nhân sâm, Cam thảo để ích khí hòa trung. Tỳ vượng sẽ sinh phế kim. Thêm Cát cánh hợp Cam thảo để lợi hầu họng. Nếu đờm nhiều khó khạc thêm Qua lâu, Bối mẫu.

Mất tiếng do đờm nhiệt giao trở.

Triệu chứng: Tiếng nặng khàn, đờm nhiều, dính, vàng, mồm đắng họng khô, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.

Phép điều trj: Thanh phế hóa đờm, lợi hầu họng.

Phương thuốc: Nhị mẫu tán (Cục phương).

Bối mẫu, Tri mẫu thêm Cam thảo Cát cánh, Xương bồ.

Ý nghĩa: Tri mẫu để tư âm thanh phế nhiệt. Bối mẫu để hóa đờm. Cam thảo, Cát cánh, Xương bồ để khai khiếu lợi hầu họng.

Chứng hư

Mất tiếng do phế táo tân dịch ít.

Triệu chứng: Mồm họng khô, họng ngứa đau hoặcho khan, tiếng khàn nói không ra tiếng, lưỡi đỏ, mạch tiểu sác.

Phép điều trị: thanh phế nhuận táo.

Phương thuốc: Thanh táo cứu phế thang (Xem ở chứng thực, điểm 3, phương thuốc 2).

Mất tiếng do thận âm bất túc.

Triệu chứng: Mất tiếng, họng khô, hư phiền mất ngủ, lưng mỏi, gối yếu, nặng thì tai ù, ngũ tâm nóng, lưỡi đỏ, mạch hư, sác.

Phép điều trị: Tư dưỡng thận âm.

Phương thuốc: Thất vị đô khí hoàn (Lục vị địa hoàng hoàn gia Ngũ vị tử) để liêm phế khí, sinh, phế âm.

Mất tiếng do phế âm hư.

Triệu chứng: Mất tiếng, khản tiếng do ho lâu.

Phép điều trị: Bổ phế chỉ khái.

Phương thuốc: Bạch hợp cố kim thang (Y phương tập giải)

Sinh địa 2 đồng cân Thục địa 3 đồng cân
Mạch môn l.ỗ đồng cân Bách hợp l.õ đồng cân
Bạch thược l.õ đồng cân Đương quy 1 đồng cân
Bối mẫu l.õ đồng cân Cam thảo l.õ đồng cân
Huyền sâm 0.8 đồng cân Cát cánh 0.8 đồng cân

Ý nghĩa: Sinh, Thục địa để tư bổ thận âm, lương huyết, Mạch môn, Bách hợp Bối mẫu để nhuận phế dưỡng âm hóa đờm chỉ ho, Huyền sâm để tư âm thanh hư hoả, Đương quy để dưỡng huyết nhuận táo, Bạch thược để dưỡng huyết, ích âm, Cát cánh để tuyên phế lợi khí chỉ ho hoá đờm. Cam thảo thêm Ngũ vị tử để liêm phế khí sinh tân.

Phương thuốc: Trúc diệp mạch đông thang (Trương cảnh Nhạc)

Trúc y tươi 1 đồng cân

Trúc nhự 3 đồng cân

Trúc diệp 14 phiến

Mạch môn 2 đồng cân

Trần bì   0.5 đồng cân     Phục linh     1 đồng cân

Cát cánh   1 đồng cân    Hạnh nhân 7 hạt

Trúc lịch    1 chén

Sắc các thuốc rồi trộn với Trúc lịch để uống.

Ý nghĩa: Trúc diệp, Trúc y để thanh nhiệt trừ phiền,. Mạch môn, Trúc lịch để dưỡng âm sinh tân, Trúc nhự, Trần bì, Phục linh để kiện tỳ lý khí thảm thấp hóa đờm. Cát cánh, Hạnh nhân để tuyên phế nhuận phế lợi hầu họng chỉ ho.

Phương này dùng trong chứng khản tiếng ho đờm, bệnh lao sái (Lao phổi)

Mất tiếng do gào thét quá độ làm phế khí bị thương.

Phép điều trị: Lợi hầu họng.

Phương thuốc: Cát cánh thang (Kim.quỹ yếu lược)

Cát cánh     1 đồng cân    Cam thảo   2 đồng cân

Sắc đặc ngậm nuốt dần.

Phương thuốc: Bàng đại hải (quả lười ươi) (nghiệm phương) ngâm vào cốc nước cho nở ra, hòa với đường phèn và uống dần.

Bệnh viêm mạch máu và điều trị

Tên khác: viêm mạch

Định nghĩa

Nhóm bệnh không thuần nhất, không do nhiễm khuẩn, có đặc điểm là những mạch máu bị viêm và hoại tử, dẫn tới hẹp lòng mạch với hậu quả là thiếu cấp máu ở các mô.

Căn nguyên

Người ta cho rằng các bệnh viêm mạch máu này có bản chất miễn dịch, gây ra bởi những phức hợp miễn dịch lắng đọng trong thành của các mạch máu, và từ đó hình thành các u hạt (miễn dịch qua trung gian tế bào).

Giải phẫu bệnh

Quá trình viêm có thể chỉ tác động riêng tới những động mạch, hoặc có thể tới cả mao mạch, các tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch. Trong những trường hợp viêm mạch máu hoại tử, các tổn thương cơ bản là hoại tử dạng sợi huyết (dạng fibrin) ở thành của những mạch máu nhỏ với phản ứng viêm quanh mạch.

Người ta phân biệt những thể khác nhau tuỳ theo kiểu (týp) mạch máu bị viêm tác động tối (động mạch to, trung bình, hoặc nhỏ), và tuỳ theo phân bố của tổn thương (ở thận, hoặc phổi, hoặc da V..V..). Có thể thấy chứng tan bạch cầu (những mảnh của các bạch cầu bị tan nằm trong thành mạch máu).

Phân loại

VIÊM MẠCH MÁU HOẠI TỬ HỆ THốNG

  • Viêm quanh động mạch nút: quá trình bệnh tác động tới những động mạch vừa và nhỏ. Tuần hoàn phổi không bị tác động.
  • Viêm mạch máu hoại tử Churg- Strauss: là tác động của bệnh u hạt tối những mạch máu, chủ yếu ở phổi. Các mô bị thâm nhiễm bởi bạch cầu hạt ưa acid, tăng bạch cầu hạt trong máu, có thể kết hợp với bệnh hen.
  • Hội chứng viêm đa động mạch chồng chéo (tiếng Anh “overlap”): kết hợp những dấu hiệu của hai bệnh kể trên.

VIÊM MẠCH MÁU DỊ ỨNG: tổn thương ở những mạch máu nhỏ, nhất là ở những tiểu tĩnh mạch sau mao mạch, với chứng tan bạch cầu và biểu hiện da thường đứng hàng đầu.

  • Dị nguyên có khả năng ngoại lai: + Bệnh huyết thanh.

+ Ban xuất huyết dạng thấp Schonlein-Henoch.

+ Viêm mạch máu do thuốc (viêm mạch máu Zeek)

+ Viêm mạch máu sau nhiễm tác nhân vi sinh: nhiễm virus (virus cự bào, virus bệnh AIDS, virus viêm gan B, c, virus Epstein-Barr) hoặc nhiễm vi khuẩn (lao, phong, liên cầu khuẩn, V..V…).

  • Dị nguyên có khả năng nội tại:

+ Viêm mạch máu trong các bệnh tạo keo hoặc bệnh viêm mô liên kết.

+ Viêm mạch máu trong các bệnh ung thư, đặc biệt là các u lympho.

+ Viêm mạch máu giảm bổ thể (goi là hội chứng Mac Duffie): nổi mày đay, đau khớp xương, xơ hoá sau phúc mạc.

BỆNH U HẠT WEGENER.

VIÊM MẠCH MÁU TẾ BÀO KHỔNG LỒ

  • Bệnh viêm động mạch thái dương.
  • Bệnh Takayasu.

CÁC BỆNH VIÊM MẠCH MÁU KHÁC NỮA

  • Bệnh Liebow-Carrington.
  • Bệnh
  • Bệnh Buerger (viêm mạch máu huyết khối tắc nghẽn) .
  • Bệnh Behcet.
  • Hội chứng Cogan (viêm giác mạc mô kẽ và rối loạn tiền đình- thính giác).

Cát căn

Tên khoa học:

Pueraria thomsoni Benth. Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Tên gọi:

Cát là Sắn, Căn là rễ. Cây có củ như sắn nên gọi Cát căn.

Tên Hán Việt khác:

Kê tề (Bản Kinh), Lộc hoắc, Hoàng cân (Biệt Lục), Can cát (Diêm Thị Tiểu Nhi Phương), Lộc đậu, Lộc đậu trung, Cát đằng căn, Thiết cái đằng, Kê tề căn (Hòa Hán Dược Khảo), Cát ma nô (Lục Xuyên Bản Thảo), Cát tử căn (Sơn Đông Trung Dược), Hoàng cát căn (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Củ sắn dây (Việt Nam).

Mô tả:

Vị thuốc Cát căn (sắn dây)
Vị thuốc Cát căn (sắn dây)

Là cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá ch t, lá ch ét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt. Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông. Quả đậu có lông dựng đứng màu vàng. Cây trồng hoặc mọc hoang dại khắp nước ta, ra hoa vào tháng 9-10. Củ phình dài ra có khi thành khối nặng tới 20kg ăn được.

Địa lý:

Mọc hoang, trồng khắp nơi.

Thu hái: Trồng vào tháng 3-4 đến hết tháng 11 đã có thể đào lấy củ, biến chế thành dược liệu để bán hay dùng. Cây trồng 2 năm thì ra hoa, tháng 5-7 lúc bông (chùm) hoa đã có 2/3 hoa nở có thể hái phơi khô bán hay dùng.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều vỏ có màu trắng đục, thường cắt và bổ dọc thành từng miếng trắng vàng.

Mô tả dược liệu:

Rễ cát căn thể hiện hình viên trụ không đều, vỏ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành, dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Dùng sắc màu trắng phấn mịn là thứ tốt. Xơ nhiều, bột ít là loại thứ phẩm.

Cây sắn dây
Cây sắn dây

Bào chế:

  • Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây thì dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần thì vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào hòm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lõi vàng nữa, thì có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm thì nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất
  • Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông thì đem sấy khô ngay là được
  • Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được
  • Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột thì say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.
  • Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay gĩa cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa thì thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đã xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.

Bảo quản:

Đậy kín nơi khô ráo. Dễ mốc mọt, tránh ẩm.

Thành phần hóa học

Rễ sắn dây chứa puerarin, daidzehi, daidzin, genistin, các hợp chất glucosid nhân thơm như puerosid A và puerosid B, kudzusaponin, sophoradiol…

Hoa sắn dây chứa saponin triterpenic.

Tác dụng dược lý

Cao sắn dây dùng bằng đường uống trên súc vật thực nghiệm có tác dụng hạ nhiệt, giảm sốt rõ rệt và giảm đau.

Công dụng và liều dùng

Trong y học cổ truyền, sắn dây được dùng với tên thuốc là cát căn, có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kích thích tiêu hóa, tiêu độc chữa sốt nóng, khát nước, mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, kiết lỵ.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 15 g cát căn hay 5 – 10g bột sắn dây. Dùng cát căn dưới dạng nước sắc, còn bột sắn dây thì pha nước uống.

Hoa sắn dây (4 – 10g) sắc uống chữa say rượu, tiêu chảy, trĩ.

Củ sắn dây
Củ sắn dây

Bài thuốc

  • Chữa sốt rét, khát nước, không có mồ hôi: Cát căn (8g), đại táo (5g), ma hoàng (5g), gừng sống (5g), cam thảo (4g), quế chi (4g), bạch thược (4g). Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa đau đầu, sốt nóng, đau mình mẩy: Cát căn (10g), địa liền (5g), bạch chỉ (5g). Phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 10g chia làm hai lần.
  • Thuốc giải nhiệt, tiêu khát, tiêu độc: Rau má để tươi rửa sạch (20g), giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước rồi hòa 10g bột sắn dây. Thêm đường. Uống làm một lần. Ngày vài lần.

Khí vị:

Vị ngọt, tính bình, không độc, nổi mà hơi giáng, là thuôc âm trong dương dược, vào kinh Túc dương minh.

Chủ dụng:

Chữa thương hàn và ôn ngược, nóng rét qua lại, tán uất hỏa, chữa chứng nóng dữ đằng trước người, trừ Vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi chứng khô khát do Vị hư (Tỳ,Vị yếu gây ra khát và đi lỏng, không có Cát căn là không trừ được), giải cơ, phát biểu, trừ phiền muộn muốn phát cuồng, đau đầu, nôn mửa, khai Vị, tiêu thức ăn, giải các thứ độc, hóa độc Rượu, trị các chứng phong tê (Bởi vì dương đưa lên được thì tà tự hết), thông tiểu tiện, chữa chứng huyết lỵ, khỏi chứng đau sườn, tan chứng sang chẩn, có khả năng bài nùng, phá huyết, chỉ huyết, đắp vết thương do tên độc hoặc rắn cắn.

Kỵ dụng:

Đau đầu do bệnh Thái dương chưa truyền vào Dương minh thì không nên cho uống, vì như thế có khác gì dẫn giặc vào kinh Dương minh vậy.

Cách chế:

Tháng 5 đào về vùi sâu trong đất, bỏ vỏ phơi khô, dùng sống thì trụy thai.

Nhận xét:

Cát căn thứ nào cũng chỉ chữa ở một kinh Dương minh. Đông Viên nói: Cát căn cổ vũ Vị khí, là thánh dược chữa chứng hư tà. Phong dược phần nhiều là táo, Cát căn chỉ hay về chỉ khát vì nó có tác dụng thăng đề Vị khí bị hạ hãm, đem lên tới Phế kim để sinh thủy vậy (Ma hoàng là thuốc chữa bệnh ở kinh Thái dương, kiêm vào Phế kinh, Phế chủ lông da, Cát căn là thuốc chữa bệnh ở kinh Dương minh, Tỳ chủ da thịt, tuy cùng có tác dụng phát tán, nhưng hướng đi vào của nó khác nhau).

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

Cát căn 16g

Ma hoàng 12g

Sinh Khương 6g

Quế chi 8g

Trích Cam thảo 8g

Bạch thược 8g

Đại táo 3 quả

“Thương hàn luận” Bài Cát căn thang

Trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu, cứng gáy, phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, co cứng cấp. Hoặc Thái dương bệnh không mồ hôi, tiểu tiện ít, khí nghịch, ngực đầy, cấm khẩu muốn biến thành chứng cương kính.

Những người yếu, không muốn ăn, muốn ọe mửa thì không nên dùng.

“Thương hàn luận”

Đài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang

Cát căn 12g, Hoàng cầm 8g, Hoàng liên 4g, Chích thảo 4g.

Trị người nóng, miệng khát, tiêu chảy, suyễn thở, không ra mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

“Thương hàn luận”

Bài Cát căn gia bán hạ thang

Chữa ngoại cảm phong hàn đau đầu, vai lưng và gáy cứng, phát sốt sợ lạnh, không có mồ hôi, nôn mửa.

“Y tông kim giám”

Bài Tuyên độc phát biểu thang

Thăng ma 3,2g, Chỉ xác 3,2g, Cát căn 3,2g, Kinh giới 2g, Tiền hồ 3,2g, Phòng phong 2g, Cát cánh 0,8g, Bạc hà 0,8g, Mộc

thông 3,2g, Liên kiều 3,2g, Ngưu bàng tử 3,2g, Trúc diệp 3,2g, Cam thảo 0,8g, Hạnh nhân 3,2g.

Chữa sởi mọc không đều, sốt, ho, phiền táo, tiểu tiện đỏ.

“Tiểu nhi dược chứng trực quyết”

Bài Thất vị bạch truật tán

Nhân sâm 10g, Bạch linh 20g, Cam thảo 6g, Bạch truật 20g, Hoắc hương 20g, Mộc hương 8g, Cát căn 20g. Cùng tán nhỏ, liều uống 6-8g, ngày uống vài lần.

Trị Tỳ, Vị bị bệnh lâu ngày sinh nôn mửa, tiết tả, buồn bã, phiền khát, uống nhiều, tiêu hóa kém, người gầy yếu.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Gia vị thấu tà thang (Chữa sởi)

Ma nhung 9g, Sài hồ 9g, Cát căn 9g, Đương quy 9g, Kê nội kim 9g, Sơn tra 9g, Đạm đậu xị 9g, Đan bì 9g, Bản lan căn 24g, Thăng ma 24g, Đại thanh diệp 60g, Tử thảo 60g, Đình lịch tử (sao) 6g, Xuyên Bối 6g. sắc, chia uống 3 lần trong ngày. Có tác dụng tuyên biểu, thanh lý, thấu chẩn.

Chữa người lớn bị lên sởi.

Có thể gia thêm Sơn dược, hạt Sen để tư dưỡng Tỳ âm, thêm Kê nội kim để tiêu thực, kiện Vị, thêm Quán chúng để quét hết độc thừa của sởi.

“Hướng dần sử dụng các bài thuốc”

Bài Độc hoạt cát căn thang

Cát căn 10g, Sinh địa 8g, Bạch thược 6g, Quế chi 6g, Ma hoàng 4g, Độc hoạt 4g, Sinh Khương 4g, Đại táo 1 quả, Cam thảo 2g.

Thuốc giải lý nhiệt hại Can Tỳ sinh đau rút cơ, vai, chân tay. Người khí huyết đều hư dễ bị cảm, trúng phong, có khi tràn máu não khiến bán thân bất toại.

Bài này thường dùng chữa người cao tuổi đau vai gáy, đau rút 2 cánh tay rất hiệu quả.

Liều dùng:

Dùng từ 4 – 40g.

+ Cát căn dùng sống có tác dụng phát hãn giải nhiệt, dùng sao có tác dụng chỉ tả (gọi là Ổi cát căn).

Kiêng kỵ:

+ Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư: cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh: thận trọng khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Sự khác biệt giữa hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư?

Hóa trị và xạ trị đều là các phương pháp điều trị ung thư – sự phát triển và lây lan không kiểm soát của các tế bào tới các mô xung quanh.

Hóa trị, hay “chemo,” sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị, hay “radiation,” tiêu diệt những tế bào này bằng các chùm năng lượng cao như tia X hoặc proton.

Mục tiêu của hóa trị và xạ trị

Hai loại điều trị này chia sẻ các mục tiêu giống nhau:

  • Chữa bệnh: Loại bỏ tất cả tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư tái phát.
  • Kiểm soát: Thu nhỏ hoặc làm chậm khối u ung thư hoặc ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giảm nhẹ: Thu nhỏ khối u để giảm đau và các triệu chứng khó chịu khác của ung thư (đôi khi được gọi là xạ trị giảm nhẹ).

Khi không thể chữa khỏi, cả hai liệu pháp đều có thể là những công cụ mạnh mẽ để làm chậm sự tiến triển của ung thư và giảm đau cùng các triệu chứng không thoải mái khác.

Cách chúng hoạt động

Mặc dù hóa trị và xạ trị đều tấn công tế bào ung thư, nhưng chúng hoạt động theo các cách khác nhau. Các thuốc hóa trị tuần hoàn trong dòng máu của bạn. Chúng tiêu diệt hoặc thu nhỏ tế bào ung thư ở bất kỳ đâu trong cơ thể bạn, không chỉ ở nơi mà khối u ung thư (khối u chính) bắt đầu. Bởi vì các thuốc này đi qua toàn bộ hệ thống của bạn, chúng được gọi là “toàn thân” (systemic).

Điều trị xạ trị sử dụng các tia năng lượng vô hình thay vì thuốc. Thêm vào đó, nó thường là một phương pháp điều trị “địa phương” (local) nhằm tập trung năng lượng vào khu vực nơi mà tế bào ung thư phát triển.

Bạn cần loại liệu pháp nào?

Loại ung thư và giai đoạn của nó, hoặc mức độ phát triển, sẽ giúp bác sĩ của bạn xác định liệu bạn cần loại liệu pháp nào, hoặc nếu bạn cần cả hai. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ muốn tiếp cận điều trị với một vài công cụ khác nhau. Những công cụ này có thể bao gồm hóa trị và xạ trị, cũng như phẫu thuật để loại bỏ khối u, liệu pháp nhắm mục tiêu và các lựa chọn khác.

Bạn và bác sĩ có thể đưa ra một vài kế hoạch khác nhau mà có thể hiệu quả. Đừng ngần ngại hỏi về những ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau.

xạ trị
xạ trị

Cách bạn nhận hóa trị và xạ trị

Cả hai liệu pháp thường diễn ra trong khoảng thời gian vài tuần với các cuộc hẹn định kỳ tại bệnh viện hoặc văn phòng bác sĩ. Nhưng mỗi trường hợp là khác nhau, vì vậy hãy trò chuyện với bác sĩ về kế hoạch điều trị phù hợp với bạn.

Nhóm y tế của bạn sẽ cung cấp hóa trị qua một hoặc nhiều phương pháp sau đây:

  • IV: Thông qua một kim hoặc ống (cổng) trực tiếp vào mạch máu.
  • Uống: Từ một viên thuốc hoặc viên nang mà bạn nuốt.
  • Tiêm: Qua một kim vào da hoặc cơ.

Nhóm y tế của bạn sẽ cung cấp xạ trị qua một hoặc nhiều phương pháp sau đây:

  • Xạ trị ngoài: Một máy bên ngoài cơ thể chiếu các chùm năng lượng vô hình vào khối u.
  • Xạ trị bên trong: Điều này đôi khi được gọi là “brachytherapy.” Bác sĩ đặt một hạt phóng xạ bên trong cơ thể bạn gần với khối u. Họ có thể để nó lại để làm việc hoặc có thể lấy nó ra ngay sau đó.
  • Xạ trị toàn thân: Mặc dù ít phổ biến hơn, bác sĩ của bạn có thể đề nghị sử dụng xạ trị như một phương pháp điều trị toàn thân hoạt động trên toàn cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn nhận nó từ một viên thuốc bạn nuốt hoặc qua một kim hoặc cổng vào một trong các tĩnh mạch của bạn.

Tác dụng phụ

Cùng với việc tiêu diệt tế bào ung thư, cả hóa trị và xạ trị đều có thể làm hỏng tế bào khỏe mạnh. Tác dụng phụ phụ thuộc vào loại và liều lượng điều trị. Chúng cũng phụ thuộc vào từng người; một số người có tác dụng phụ nghiêm trọng hơn những người khác.

Một số tác dụng phụ có thể có mà cả hai liệu pháp đều chia sẻ bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Rụng tóc
  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy
  • Thay đổi da (tróc, khô, kích ứng)
  • Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)

Vì xạ trị thường tập trung vào một khu vực cụ thể, bạn có thể nhận thấy nhiều tác dụng phụ hơn ở khu vực đó. Ví dụ, điều trị ở cổ có thể khiến bạn khó nuốt. Xạ trị ở ngực có thể khiến bạn ho hoặc khó thở. Bởi vì hóa trị là toàn thân, nó có xu hướng gây ra các triệu chứng tổng quát hơn.

Hãy cho nhóm y tế của bạn biết về bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn nhận thấy. Họ có thể điều chỉnh các phương pháp điều trị của bạn hoặc thêm thuốc để giúp bạn quản lý chúng khi có thể.

Bụp giấm

Bụp giấm
Bụp giấm

BỤP GIẤM

Tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Dâm bụt (Malvaceae).

Mô tả: Cây sống một năm, cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10

Bộ phận dùng: Đài quả, lá.

Phân bố: Cây này có nguồn gốc ở Tây Phi và được dùng để lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua. ở nước ta, từ lâu cây Bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không k n đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ.ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở

vùng Hà tây và Bắc thái. Từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng xuất khoảng 400 -800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.

Thu hái: Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn h o và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.

Tác dụng dược lý: Đài hoa Bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.

Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa bụp giấm tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

Dầu ép từ hạt bụp giấm và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: aspergillus, trychophyton, cryptococcus…

Thành phần hoá học:

Cả lá, đài hoa Bụp giấm giầu về acid và protein. Các acid chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorid hibiscin là những chất có tính kháng sinh.

Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.

Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.

Công năng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…

Công dụng:

Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.

Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn h o và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.

Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.

Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.

Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.

Ở Myanma, hạt Bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.

Ở Philippin, rễ Bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.

Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.

Cách dùng, liều lượng: Sử dụng dưới dạng rượu vang, trà.

Ghi chú: Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cách làm cháo đậu xanh hầm đuôi heo ngon tuyệt

Trong các món cháo của người Hoa người ta thường thấy các món cháo đậu: cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ, cháo đậu đen… Món cháo đậu xanh nấu với đuôi heo có vị ngọt và béo vừa phải của xương, không quá ngấy như khi nấu với xương ống, cùng với vị bùi bùi của những hạt đậu xanh còn nguyên vỏ… Theo Đông y, đậu xanh để nguyên vỏ là vị thuốc mát và giải độc. Món cháo đậu xanh hầm đuôi heo vừa dễ tiêu, thơm ngon lại có những ưu điểm trên nên được rất nhiều người ưa thích, có thể dùng làm món điểm tâm hoặc món ăn khuya.

Cháo hầm đuôi heo
Cháo hầm đuôi heo

Nguyên liệu món ăn

100g gạo thơm

50g nếp

100g đậu xanh còn nguyên vỏ

Nguyên liệu gạo, đậu xanh
Nguyên liệu gạo, đậu xanh

1kg xương đuôi heo

Đuôi heo
Đuôi heo

Gia vị: muôi, tiêu, đường, bột ngọt

Củ hành tím

Chanh, ớt

Hành, ngò

Cách làm cháo đậu xanh hầm đuôi heo

Xương chặt khúc, cho 3 lít nước vào nấu chung.

Gạo, nếp, đậu xanh vo sạch, để ráo.

Củ hành tím nướng vàng, thơm.

Cho 2 củ hành nướng đập giập vào, nêm 1 muỗng cà phê muối. Đợi nước sôi thì bớt lửa.

Nấu xương khoảng 20 phút, cho gạo, nếp, đậu xanh vào nồi xương nấu chung.

Khi cháo đã nhừ, nêm thêm gia vị vào cho vừa ăn. Nấu thêm 10 phút nữa, nhắc xuống.

Trình bày

Múc cháo ra tô, rắc tiêu, hành, ngò.

Cháo đậu xanh hầm đuôi heo
Cháo đậu xanh hầm đuôi heo

Dọn kèm với chanh, ớt và nước mắm ngon.

Cơm cháy có công dụng chữa bệnh gì

Theo y học cổ truyền, cơm cháy được coi là vị thuốc quý, vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Cơm cháy thường được dùng để chữa các chứng đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài.

Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày, khi cơm cạn cần điều chỉnh than lửa sao cho có độ nóng thích hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu, để cháy cơm không quá già hoặc quá non.

Cơm cháy có công dụng chữa bệnh gì
Cơm cháy có công dụng chữa bệnh gì

Một số công dụng chữa bệnh của cơm cháy

  1. Chữa biếng ăn, đầy bụng, đi lỏng ở trẻ:

Cơm cháy 150g, thần khúc sao 12g, sa nhân sao 6 g, sơn tra 12g, hạt sen bỏ tâm sao 12g, kê nội kim sao 3g, gạo tẻ 300g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc rồi nắn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.

  1. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

Cháy cơm 120g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g. Hai vị tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 31ần, mỗi lần từ 3-5 thìa trộn với một chút đường trắng rồi hòa với nước sôi uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.

  1. Chữa chứng đi lỏng kéo dài ở người già:

Bạch truật sao 6g, trần bì 4,5g, hạt sen bỏ tâm 12g, ý dĩ sao 12g, gạo nếp sao 600g, đậu xanh sao 600g, cháy cơm 600g. Tất cả tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7-10g với nước đường trắng.

  1. Chữa kém ăn, chậm tiêu:

Cháy cơm 150g, sơn tra 10 lát, quất bì 10g, đường trắng vừa đủ. Cho cháy cơm vào nồi ninh nhừ thành cháo, khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào và nấu thêm, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

  1. Chữa rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư:

Cháy cơm 100g, hạt sen 50g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa
sạch, tách bỏ tâm sen, cho cùng cháy cơm vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường chia ăn vài lần trong ngày.

  1. Trị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ:

Cháy cơm 150g, hạt sen 100g, sa nhân 10g, hoài sơn 120g. Tất cả sao thơm tán thành bột minh, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g, hòa với nước sôi và một ít đường trắng.

  1. Chữa chứng đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột hoặc sữa không tiêu ở trẻ:

Cháy cơm nướng cháy già 50g, sơn tra 15g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường đỏ, cho uống vài lần.

Huyệt Thừa Cân

Thừa Cân

Tên Huyệt:

Thừa: tiếp nhận; Cân chỉ cơ bắp chân. Huyệt ở Vị Trí huyệt cơ bắp chân vì vậy gọi là Thừa Cân (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Chuyên Trường, Đoan Trường, Trực Dương, Trực Trường.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

Huyệt thứ 56 của kinh Bàng Quang.

Vị Trí huyệt:

Ở trung điểm nối 2 huyệt Thừa Sơn và Hợp Dương, giữa cơ sinh đôi ngoài và trong.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, cơ chầy sau, màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chầy sau.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.

Chủ Trị:

Trị chân đau, vai lưng đau cứng, vùng thắt lưng đau, chi dưới liệt, vọp bẻ.

Phối Huyệt:

1. Phối Dương Cốc (Tiểu trường.5) + Thừa Phò Bàng quang.36) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị trĩ (Thiên Kim Phương).

2. Phối Kinh Cốt (Bàng quang.64) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) + Thương Khâu (Tỳ 5) trị chân co quắp (Thiên Kim Phương).

3. Phối Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị chân đau (Thiên Kim Phương).

4. Phối Bộc Tham (Bàng quang.61) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Giải Khê (Vị 41) trị hoắc loạn thổ tả (Tư Sinh Kinh).

5. Phối Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) + Uỷ Trung (Bàng quang.40) trị đùi tê, mất cảm giác (Châm Cứu Học Giản Biên).

6. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Đại Trường Du (Bàng quang.24) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị táo bón (Châm Cứu Học Giản Biên).

7. Phối Bộc Tham (Bàng quang.61) + Trúc Tân (Th.9) + Trung Đô (C.6) trị cơ bắp chân đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng 1-1, 5 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5-10 phút.

Chứng phù bạch huyết – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Định nghĩa

Đường dẫn lưu bạch huyết ở chi bị cản trở làm cho bạch huyết tích tụ lại ở trong mô liên kết dưới da.

Căn nguyên

  • Thể vô căn: căn nguyên chưa rõ, do dị tật bẩm sinh của quá trình phát triển của hệ bạch huyết.
  • Thể thứ phát: các mạch bạch huyết bị tắc nghẽn do khối u lành tính hoặc ác tính chèn ép, sau phẫu thuật cắt hạch bạch huyết (thường hay gọi là nạo hạch trong trường hợp phẫu thuật điều trị ung thư), sau liệu pháp bức xạ (chiếu xạ), các đợt tái phát viêm mạch bạch huyết, bệnh giun chỉ.

Triệu chứng

Phù chi, mới đầu là phù mềm, không đau, không viêm, để lại vết lõm, sau đó trở nên phù rắn để lại vết lõm không rõ rệt. Chi bị phù bạch huyết có thể có thể tích rất lớn (vì vậy gọi là bệnh chân voi). Không thấy giãn tĩnh mạch, và loét. Trong quá trình diễn biến có thể có biến chứng viêm mạch bạch huyết hoặc Sarcom bạch mạch.

Xét nghiệm bổ sung

  • Siêu âm Doppler và thể tích ký: thường cho phép xác định vị trí và bản chất của tình trạng bất thường về bạch huyết (dị dạng hoặc tắc).
  • Chụp bạch mạch: được chỉ định khi những phương pháp không xâm hại không chẩn đoán được bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: bệnh nấm da ở bàn chân có thể gây ra phù bạch huyết cấp tính, với sưng hạch bạch huyết vùng bẹn, cũng cần phân biệt với viêm tĩnh mạch huyết khối cấp tính.

Điều trị

  • Khi nằm thì kê chân cao. Đi tất đàn hồi. Xoa bóp chi bị phù bạch huyết từ phía đầu chi về gốc chi.
  • Thuốc kháng sinh cho những thể cấp tính. Tránh không sử dụng thuốc lợi niệu.
  • Tránh bị vết thương, và điều trị mọi nhiễm khuẩn ở bàn chân (nguy cơ gây viêm bạch mạch).
  • Ngoại khoa: cắt bỏ mô tế bào dưới da trong những thể nặng.

GHI CHÚ: Chứng phù dinh dưỡng gia đình (bệnh Melge hoặc bệnh Milroy): có đặc điểm là phù xơ, mạn tính, hay khu trú ở chi dưới.

Trái với bệnh chân voi, da vẫn nhẵn và có màu sắc bình thường. Bệnh thường là bẩm sinh và đã được cho là do tắc mạch bạch huyết hoặc do những rối loạn dinh dưỡng liên quan tới những biến đổi ở tuỷ sống.

Đông y chữa Xơ cứng động mạch vành và nhồi máu cơ tim

Xơ cứng động mạch vành, cơ đau vùng tim và nhồi máu cơ tim được miêu tả trong phạm vi chứng quyết tâm thông, chân tâm thống, hung tý… của y học cổ truyền dân tộc.

Nguyên nhân gây ra bệnh về cơ bản do công năng hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, thận bị giảm sút sinh chứng đàm thấp ở bên trong, gặp lạnh làm khí huyết ứ gây các hiện tượng đau thắt vùng ngực, nặng hơn nữa xuất hiện chân tay quyết lạnh tím tái, mạch nhỏ, muốn tuyệt (nhồi máu cơ tim).

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo nguyên tắc, cấp trị tiêu, hoãn trị bản tài liệu này giới thiệu cách chữa bệnh động mạch vành làm 2 phần: Cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim là xơ cứng động mạch vành.

Chữa cơn đau vùng tim và nhồi máu cơ tim

  • Cơn đau vùng tim (khí trệ huyết ứ)

Triệu chứng: tức ngực, đau vùng tim từng cơn thưa thốt hoặc từng cơn liên tục, chất lưỡi tím hay có điểm ứ huyết, mạch trầm tế sác.

Phương pháp chữa: hành khí hoạt huyết, thông dương hóa trọc.

Bài thuốc:

Bài 1.

Qua lâu nhân                 20 gam                Nhân hạt đào               12 gam

Phỉ bạch (củ bo)            12 gam                vỏ chanh già                 12 gam

Bài 2 Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

Xuyên khung                12 gam                Chỉ xác                          8 gam

Sinh địa 12 gam Sài hồ 12 gam
Đương quy 12 gam Trần bì 8 gam
Xích thược 12 gam Cam thảo 6 gam
Đan sâm 16 gam Phỉ bách 8 gam
Hồng hoa 12 gam Qua lâu 8 gam
Vị thuốc Qua lâu
Vị thuốc Qua lâu

Châm cứu: châm huyệt nội quan, tâm du, Chiên trung, Hợp cốc, có thể châm nhiều lần trong ngày theo số lượng cơn đau.

Nhĩ châm: huyệt vùng tim, thần môn, giao cảm

  • Nhồi máu cơ tỉm (Tâm dương hư thoát)

Nhồi máu cơ tim phải cấp cứu kịp thời bằng các phương tiện thuốc của y học hiện đại, sau đây giới thiệu triệu chứng và cách chữa của y học cổ truyền.

Triệu chứng: đau vùng ngực dữ dội, cơn đau tái phát nhiều lần, mặt xanh tái nhợt, toát mồ hôi chân tay lạnh, lưỡi tím, các mạch nhỏ muốn tuyệt.

Phương pháp chữa: ôn dương cứu nghịch, hoạt huyết, ích khí phù mạch.

Bài thuốc:

Bài 1. Độc sâm thang Nhân sâm 8 gam, sắc uống liên tục

Bài 2. Sinh mạch tán

Nhân sâm                       8 gam                 Mạch môn                        8 gam

Ngũ vị tử                        8 gam                 Cam thảo                          6 gam

Sắc uống hoặc chế thành thuốc tiêm (theo tài liệu nước ngoài) pha với huyết thanh ngọt đẳng trương truyền tĩnh mạch.

Bài 3. Lục vị hồi dương ẩm

Nhân sâm                       8 gam                 Nhục quế                          6 gam

Phụ tử chế                      8 gam                 Nhục thung dung          12 gam

Đương quy                   12 gam                 Ba kích                           12 gam

Đan sâm                       12 gam

Châm cứu: châm các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Cao hoang, Nội quan, Chiên trung.

Nhĩ châm: huyệt Tâm, Giao cảm, Thần môn.

Chữa chứng xơ cứng động mạch vành hoặc thời kì ổn định sau nhồi máu cơ tim

  • Thể can thận âm hư

Triệu chứng: chóng mặt ù tai, đau lưng mỏi gối, chất lưỡi đỏ, miệng khô, mạch huyền tế.

Nếu thiên về can dương nổi lên thì chóng mặt hoa mắt, lưỡi tê bì, mạch huyền.

Nếu thiên về âm hư hỏa vượng thì lòng bàn tay, bàn chân nóng ngủ ít mộng tinh, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Phương pháp chữa: bổ can thận, nếu can dương thượng xung thì thêm bình can tiềm dương. Nếu âm hư hỏa vượng thì thêm tư âm giáng hoả.

Bài thuốc:

Bài 1.

Hà thủ ô 20 gam Hoàng tinh 16 gam
Kỷ tử 16 gam Thạch hộc 12 gam
Thục địa 12 gam Quy bản 12 gam
Tang kí sinh 16 gam
Bài 2. Nếu kèm thêm can dương nổi lên thì dùng bài Thiên ma
ẩm gia giảm.
Thiên ma 8 gam Qua lâu gam
Câu đằng 8 gam Bán hạ 6 gam
Chân châu mẫu 20 gam Phỉ bạch 6 gam
Hoàng tinh 8 gam Đan sâm 8 gam
Địa long 8 gam Hồng hoa 8 gam

Bài 3. Nếu thiên về âm hư hỏa vượng có thể dùng bài Thủ ô diên thọ thang gia giảm.

 

Hà thủ ô 16 gam Qua lâu 8 gam
Nữ trinh tử 12 gam Phỉ bạch 6 gam
Cỏ nhọ nồi 12 gam Hồng hoa 8 gam
Hoàng tinh 12 gam Tang thầm 12 gam
Thiên môn 8 gam

 

  • Thể tâm tỳ hư

Triệu chứng: đầu trắng, mắt hoa, thở ngắn gấp, hồi hộp, ngủ ít, sắc mặt trắng bệch, môi nhợt, chất lưỡi nhạt, mạch nhỏ và lớn hay kết đại.

Phương pháp chữa: bổ dưỡng tâm tỳ (kiện tỳ an thần).

Bài thuốc:

Bài 1

Đảng sâm 18 gam Táo nhân 8 gam
Bạch truật 1 gam Bá tử nhân 8 gam
Hoài sơn 12 gam Long nhãn 8 gam
Ý dĩ 12 gam Tang thầm 12 gam
Bài 2. Quỳ tỳ thang gia giảm.
Đẳng sâm 12 gam Uất khí kim 6 gam
Hoàng kì 8 gam Táo nhân 8 gam
Bạch truật 8 gam Long nhãn 8 gam
Đương quy 8 gam Phục linh 8 gam
Mộc hương 6 gam Bá tử nhân 8 gam
Viễn chí 8 gam Thục địa 12 gam
Qua lâu 6 gam Đại táo 12 gam

 

  • Thể tâm thận dương hư

Triệu chứng: hồi hộp, thở gấp, người mệt mỏi, tự ra mồ hôi, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, sắc mặt trắng bệch, mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp chữa: ôn bổ tâm thận

Bài thuốc:

Phụ tử chế 8 gam Viễn chí 8 gam
Nhục quế 6 gam Thỏ ty tử 8 gam
Đan sâm 8 gam Ba kích 8 gam
Đương quy 8 gam Bá tử nhân 8 gam
Bạch thược 8 gam

Thời kỳ này có thể phối hợp thêm châm cứu vào các huyệt như Tam âm giao, Thái khê, Thận du, Nội quan, Thần môn, nếu can thận hư thì dùng phương pháp châm bổ, nếu tâm thận dương hư thì dùng phương pháp cứu.

Thời gian dùng thuốc để tránh các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc để củng cố kết qua chữa nhồi máu cơ tim phải kéo dài, căn cứ vào các biến thể lâm sàng trên, chọn các bài thuốc thích hợp chế thuốc hoàn tán để dùng cho tiện lợi.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim

Bệnh xơ vữa động mạch nên ăn uống như thế nào

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính – đau thắt ngực ổn định

Cơn đau thắt ngực

Phác đồ điều trị thiếu máu cơ tim

Điều trị Nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim là một bệnh trầm trọng có những triệu chứng rất rõ rệt những biến chứng rất nhiều và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh đòi hỏi điều trị cấp cứu, xử trí nhanh nhẹn. Bệnh nhân phải nằm yên tĩnh trong 4 tuần lễ

Chống đau bằng Moóc phin, cách nửa giờ đến 1 giờ, lại cho 1 CTg (có thể cho đến 10-12 CTg trong 1 ngày). Nếu đau ít không cần cho Moóc phin, chỉ cho ngậm thuốc giãn động mạch vành như Nitritamyl, Trinitrìn.

Chống truỵ tim mạch bằng Long não, Coramìn, Spactein, Noramin nhỏ giọt.

Chống ngạt thở bằng ôxy liên tục.

Chống đông máu bằng các thuốc kháng đổng máu như Heparin, dicoumasin.

Điều trị suy tim bằng Digitalis khi suy tim rõ rệt, phù phổi cấp.

Những thói quen trang điểm, làm đẹp có hại cho sức khỏe

Không nên bôi nước hoa lên mặt

Có một số phụ nữ rất thích bôi nước hoa lên mặt, tưởng rằng làm như vậy là có thể vừa thơm tho lại có tác dụng bảo vệ được làn da. Kỳ thực làm như vậy chỉ có hại.

Bởi vì nước hoa mà xoa lên mặt sẽ tăng nhanh độ lão hoá của lớp da ở trên mặt, mất đi độ mịn bóng sẵn có và làm giảm đi tính đàn hồi của lớp da. Đồng thời sau khi xoa nước hoa lên mặt thì nhất thiết không được ra nắng vì những tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ làm cho một số chất trong nước hoa biến thành những chất hoá học làm cho những chỗ có nước hoa dính vào sẽ sưng đỏ và đau nhức, có khi còn phát triển thành viêm da. Cho nên, không nên bôi nước hoa lên mặt.

Khi trang điểm không nên dùng nước hoa có nồng độ cao.

Dùng nước hoa, nước sữa để hoá trang, nếu mùi thơm quá nồng, không những làm cho người xung quanh khó chịu, mà còn có hại cho sức khỏe.

Bởi vì có người sau khi dùng hoặc ngửi thấy mùi nước hoa quá nồng sẽ sinh ra phản ứng quá mẫn cảm. Có một số chất hoá học ở trong nước hoa sẽ là nguồn kích thích quá mẫn đối với người đã có thể chất quá mẫn, sẽ làm cho thân thể người đó sinh ra các kiểu phản ứng như bệnh mề đay, viêm mũi, bệnh ho kinh giật và bệnh hen xuyễn, có một số ngườì còn xuất hiện bệnh đau đầu, chóng mặt, và những chứng bệnh đường ruột như đau bụng quặn và đau bụng đi ngoài. Cho nên khi đi mua những đồ hoá trang, không nên bị những mùi vị thơm tho đậm đà quyến rũ. Nhất là những người có thể chất quá mẫn cảm. càng không nên sử dụng nước hoa có nồng độ cao.

Điều cấm kỵ là phun đẫm nước hoa
Điều cấm kỵ là phun đẫm nước hoa

Không nên dùng dầu gió để xoa tay xoa mặt

Mùa đông có một số người cứ thích dùng dầu gió để xoa tay xoa mặt. Làm như vậy không những là vô ích mà còn có hại nữa.

Bởi vì dầu gió có tính hút nước rất mạnh, bôi lên lớp da chỉ có tác dụng tạm thời làm dịu lớp da chứ không thể làm cho da mềm ướt được. Nếu thường xuyên dùng dầu gió để bôi lên da, dầu gió sẽ hút đi mất nhiều chất nước ở trên bề mặt lớp da, lâu ngày sẽ làm cho da bị nhăn nhúm, trở nên khô cứng nhăn nheo. Cho nên không nên xoa dầu gió lên tay lên mặt. Phương pháp sử dụng đúng đắn nhất là : 2 phần dầu gió cộng với 8 phần nước, pha thành dung dịch 20%, dùng nước này để xoa lên tay lên mặt mới là thích hợp.

Tắm xong không nên trang điểm ngay

Tắm, đối với thần kinh, hệ thống nội phân tiết và độ ẩm, độ toan của lớp da của cơ thể con người đều có ảnh hưởng. Sau khi tắm mà lập tức hoá trang ngay có thể xảy ra những phản ứng không tốt.

Bởi vì độ nóng, chất nước và độ ẩm của nước để tắm có thể làm cho độ toan kiềm của lớp da bình thường bị thay đổi. Lớp da của người bình thường có phản ứng tính toan, có thể đề phòng sự xâm nhập của vi trùng, bảo hộ lớp da. Sau khi tắm, độ toan kiềm của lớp da thay đổi, nếu vội vàng hoá trang ngay, sử dụng hoá trang phẩm có thể làm cho da sản sinh những phản ứng không tốt. Nên sau khi tắm một giờ, chờ cho độ toan kiềm của lớp da hồi phục bình thường rồi hãy hoá trang thì hơn.Cách trị hôi nách tại nhà hiệu quả

Đi khám bệnh thì không nên trang điểm

Có một số bệnh nhân nữ đến bệnh viện để khám bệnh mà cũng trang điểm kỹ càng, tuy có tỏ ra lễ phép với y bác sĩ, nhưng lại làm cho bác sĩ rất khó chẩn đoán bệnh, mà đối với bản thân cũng có hại chứ không có lợi.

Bởi vì một kinh nghiệm quan trọng của việc “Thăm bệnh” là bác sĩ quan sát màu da sắc mặt mà phán đoán bệnh tình. Rất nhiều bệnh biểu hiện bằng sự thay đổi ở sắc mặt, ở tóc, ở lưỡi, ở móng tay v.v… Nếu trước khi đi khám bệnh mà lại sơn móng tay, bôi son đỏ thẫm,, xoa phấn thơm lừng, kẻ mắt tròn xoe, vẽ lông mày v.v… Như vậy là đã che lấp hết cái biểu hiện bề ngoài của bệnh, gây cho bác sĩ rất nhiều phiền toái trong việc chấn đoán bệnh hoặc có thể chẩn đoán nhầm. Cho nên đi khám bệnh thì không nên hoá trang.

Diễn viên trước khi hoá trang không nên rửa mặt, cạo râu

Mỗi diễn viên, trước khi diễn xuất đều phải hoá trang. Hoá trang thì phải sử dụng các loại thuốc màu có chất dầu. Nếu rửa mặt, cạo râu trước khi hoá trang thì rất dễ dẫn đến “Viêm da do thuốc màu có chất dầu” tục gọi là “Bệnh mặt đen”.

Bởi vì trong thuốc màu có chất dầu dùng để hoá trang có các chất độc như thủy ngân, chì, thạch tín v.v… Trước khi hoá trang mà rửa mặt, nhất là lại rửa mặt bằng xà phòng và nước nóng thì không những trừ bỏ mất tầng bảo hộ dầu mỡ do lớp da bình thường tiết ra, mà còn làm cho lỗ chân lông nở ra. Như vậy khi hoá trang thì thuốc màu có chất dầu có thể xâm nhập vào lỗ chân lông, dẫn đến “Viêm da do các loại thuốc màu có chất dầu” hoặc do thuốc màu quá mẫn, do đó mà xuất hiện mẩn mụn đỏ, mụn nước, thẩm dịch và sắc tố màu nâu lắng xuống. Cho nên, diễn viên trước khi hoá trang không nên rửa mặt, cạo râu. Nếu hoá trang 4 tiếng đồng hồ trước khi rửa mặt và 8 tiếng đồng hồ trước khi cạo râu thì không việc gì.

Hoá trang không nên nhổ lông mày

Có một số nữ thanh niên cứ muốn có bộ mặt đẹp, chẳng tiếc công tu sửa lông mi lông mày, đem nhổ sạch bộ lông mày đen nhánh, như vậy chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cả.

Bởi vì lông mày là cơ quan phụ trợ của mắt, có thể che những giọt mồ hôi chảy vào mắt, là một phòng tuyến che chắn cho mắt. Vả lại nhổ lông mày có thể kích thích cục bộ huyết quản , thần kinh, ảnh hưởng đến thị lực bình thường và dễ dẫn đến viêm nhiễm cục bộ, dẫn đến viêm tổ chức tổ ong, sau này sẽ để lại những vết sẹo, sẽ ân hận suốt đời. Cho nên, hoá trang không nên nhổ lông mày.

Không nên để tóc quá dài

Tóc dài là một trong những đặc trưng bề ngoài cuả phụ nữ, một mái tóc thanh tú đẹp đẽ thể hiện một cách rõ rệt sức quyến rũ của người con gái. Mái tóc dài tuy rất đẹp, nhưng lại là một trong những nhân tố không an toàn trong rất nhiều công tác.

Những người phụ nữ hiện đại làm việc trong tất cả các loại công tác, mà trong rất nhiều loại công tác thì tóc dài là một trong những nhân tố mất an toàn, đặc biệt là những người làm việc trong các ngành cơ giới, ngành dệt, ngành kiến trúc v.v… thì lúc làm việc càng không an toàn, không tiện. Tóc dài có thể bám nhiều bụi bẩn, rất bất lợi cho những người làm công tác trong ngành y, ngành thực phẩm v.v… Ngoài ra, tóc dài cũng không có lợi cho các hoạt đông thể dục. Cho nên phụ nữ không nên để tóc quá dài.

Giới thiệu chế độ ăn giảm cân khoa học
Chế độ ăn giảm cân phải khoa học

Không nên cắt lông mi

Có một số bà mẹ trẻ, muốn làm cho con mình xinh đẹp hơn, đôi mắt dễ nhìn hơn, đqa\\ã cắt đi hàng lông mi của trẻ., tưởng rằng như vậy lông mi mọc lại sẽ dài hơn, đẹp hơn. Kỳ thực làm như vậy rất có hại cho mắt trẻ..

Bởi vì lông mi là có tác dụng bảo vệ con mắt, có thể đề phòng bụi bặm bay vào mắt. Nếu đột nhiên có vật lạ bay đến đụng vào mi mắt, mắt sẽ nhanh chóng nhắm lại để bảo vệ lòng ngươi con mắt. Nếu đem cắt cụt lông mi đi thì sẽ mất mất tác dụng bảo hộ này, bụi bặm v.v…sẽ dễ dàng lọt vào mắt, dẫn đến các loại bệnh về mắt. Vả lại tuổi thọ của một sợi lông mi đại để chỉ được có 90 ngày. Cắt lông mi đi rồi, những sợi mới mọc ra cũng không thể dài hơn được. Cho nên, không nên cắt lông mi.

Sấy tóc không nên quá nhiều và quá xoăn

Tóc là tấm bình phong của sọ não, có thể bảo vệ sọ não. Sau khi sấy, quạt, chải các kiểu tóc, có thể làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài của con người. Nhưng sấy tóc không nên quá nhiều và quá xoăn.

Bởi vì sấy tóc quá nhiều và quá xoăn, có thể phá hoại chất anbumin của tóc, đồng thời cũng làm cho tầng bảo vệ tóc bị tổn hại, làm mất đi vẻ bóng mượt sẵn có của nó, và còn có thể làm cho tóc trở nên giòn, dễ rụng, nhìn vào thấy khô cứng, mất hết vẻ đẹp. Như vậy thật chẳng có lợi gì cho sự khoẻ, đẹp của bộ tóc. Cho nên nói chung chỉ nên sấy tóc từ 3 đến 6 tháng một lần, sấy bằng chất hoá học cứ 3 tháng một lần là thích hợp. Như vậy có thể bảo vệ được vẻ khoẻ, đẹp của mái tóc.

Không nên dùng nhiều thuốc nhuộm tóc

Có người tóc bạc, bèn gửi gấm niềm hy vọng vào thuốc nhuộm tóc. Họ không biết rằng, thường xuyên nhuộm tóc là rất có hại cho sức khỏe.

Bởi vì thuốc nhuộm tóc có độc tính nhất định. Có một số người sau khi sử dụng dẫn đến lớp da quá mẫn cảm, xuất hiện tình trạng đỏ mọng, có những nốt có nước, có nốt mẩn, ngứa ngáy khó chịu. Thường xuyên nhuộm tóc, nếu không gội sạch, có một số chất ở trong thuốc nhuộm tóc như chất thố, toan, chì tích tụ trong cơ thể sẽ làm cho trúng độc. Người ta thí nghiệm ở động vật đã chứng minh, đem thuốc nhuộm tóc thường dùng đã ô-xy hoá với một nồng độ nhất định bôi lên da một con vật, sau một thời gian, con vật ấy đã bị ung thư da. Cho nên thuốc nhuộm tóc không nên dùng thường xuyên.

Khi xức nước hoa bạn phải thật sạch sẽ
Khi xức nước hoa bạn phải thật sạch sẽ

Mùa hè không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại

Mùa hè đeo đồ trang sức bằng kim loại, như hoa tai, dây chuyền, xuyến v.v… có thể gây ra các bệnh về da.

Bởi vì đồ trang sức bằng kim loại thường có nicken, crômi có thể gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Mùa hè ra nhiều mồ hôi, một số chất kim loại trong đồ trang sức bằng kim loại có thể hoà tan vào trong mồ hôi, tăng thêm cơ hội tiếp xúc giữa kim loại và lớp da và có thể ngấm vào bên trong lớp da. Cho nên mùa hè không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại.

Nhân viên làm công việc tiếp xúc với thực phẩm chín không nên đeo nhẫn

Nghiên cứu từ góc độ vệ sinh thực phẩm, các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm chín ở các khách sạn, quán ăn, nhà ăn v.v… thì không nên đeo nhẫn. Nếu không, có thể đem lại cho người ăn những nguy hại, dẫn đến truyền nhiễm các loại bệnh hoặc gây ra trúng độc thực phẩm.

Bởi vì hàng ngày tay chúng ta phải tiếpễúc với rất nhiều loại thực phẩm có nhiễm vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể thông qua đủ mọi con đường để xâm nhập vào cơ thể. Sau khi đeo nhẫn, bệnh khuẩn có thể dễ dàng bám vào thành nhẫn hoặc phía trong chiếc nhẫn, khi rửa tay rất khó khử sạch được vi khuẩn ở những nơi này. Khi làm các món ăn chín rất dễ ô nhiễm thực phẩm, người ăn phải rất dễ mắc phải bệnh tật nào đó. Cho nên nhân viên trực tiếp chế biến các món ăn chín, khi làm việc thì không nên đeo nhẫn .

Nhân viên làm việc trong các phòng bệnh không nên đeo nhẫn

Nhân viên y tế tiếp súc bệnh nhân, cứu người chết, dìu người bị thương. Nhân viên y tế đang làm việc mà đeo nhẫn, không những chang có ích gì cho mình mà con có hại cho người bệnh.

Bởi vì nhẫn là nơi cư trú của vi khuẩn. Theo sự điều tra vi trùng học trên các ngón tay các y tá, hộ lý ở khoa ngoại thì phát hiện ra rằng, số lượng vi khuẩn ở chỗ đeo nhẫn so với những ngón tay không đeo nhẫn cao gấp 9 lần trở lên. Kiểm tra số vi khuẩn ở trên chiếc nhẫn thì thấy có rất nhiều vi khuẩn lây nhiễm từ lúc làm việc trong bệnh viện. Cho nên để đề phòng sự lây nhiễm cho bản thân và sự lây nhiễm giữa các bệnh nhân, những nhân viên đang làm việc trong các phòng bệnh không nên đeo nhẫn.

Không nên đeo dây chuyền hợp kim dài ngày

Cuộc sống được nâng cao, mọi người có điều kiện để làm đỏm cho mình. Song làm đẹp mà không đúng cách thì lại mang hoạ. Cái gọi là “Bệnh sính đẹp” chính là do làm đỏm mà sinh ra bệnh hoạn. Nhiều người thường đeo dây chuyền, trừ những dây chuyền vàng dòng (24k) ra, rất nhiều loại dây chuyền khác thường là dây chuyền kim loại có những hợp kim như crômi và nickel. Nếu đeo dây chuyền hợp kim dài ngày thì sẽ rất có hại.

Bởi vì dây chuyền hợp kim tiếp xúc với lớp da sẽ làm cho chỗ da đó bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. Ngày tháng kéo dài, bệnh càng thêm nặng, còn có thể xuất hiện các bệnh mọng đỏ, lở loét, thấm nước, hình thành bệnh mẩn ngứa. Cho nên không nên đeo dây chuyền hợp kim dài ngày.

Bệnh Lao do nhiễm trùng cơ hội HIV

Lao có ảnh hưởng rộng rãi toàn cầu về tỷ lệ mắc và tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV-1 hơn  bất cứ nhiễm trùng cơ hội nào khác (UNAIDS 2006). Trên thực tế, hiện tượng tăng tỷ lệ mới mắc lao ở nhiều vùng trên thế giới là có liên quan chặt chẽ tới đại dịch HIV. Khoảng 1/3 trong số 40 triệu người nhiễm HIV-1 cũng đồng nhiễm Mycobacterium tuberculosis (M. tuberculosis, M. africanum, M. bovis, M. canetti hoặc M. microti – MTB). Tỷ lệ nhiễm HIV trong số bệnh nhân lao ở châu Phi được báo cáo là khoảng 40% (Corbett 2003) và tỷ lệ mới nhiễm lao ở bệnh nhân HIV cao gấp 8 lần so với người không nhiễm HIV (Corbett 2006). Gần đây, đồng nhiễm 2 mầm bệnh này đã ngày càng rõ hơn ở Đông Âu và châu Á (Field 2004, Sonnenberg 2004, Steinbrook 2004, Surendran 2004). Ngoài ra, còn có lo ngại rằng HIV-1 sẽ khiến lao đa kháng thuốc (MTB) lan truyền mạnh hơn ở những vùng này (Kruuner 2001), do tỷ lệ MDR- TB ở Đông Âu đã cao gấp 10 lần châu Phi (Dye 2002, Morozova 2003).

Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV-1 ở Tây Âu và Bắc Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ mới nhiễm lao lại giảm ở những nước đó do có ART (Kirk 2000, Girardi 2000). Tuy nhiên, điều trị bệnh nhân đồng nhiễm bằng ART và thuốc lao cùng lúc là phức tạp do tương tác thuốc và tác dụng phụ chồng chéo giữa các thuốc điều trị, cũng như tính tuân thủ giảm đi do số viên thuốc quá nhiều.

Tương tác giữa HIV và MTB

HIV và MTB có tác dụng cộng hợp lên điều hòa miễn dịch của bệnh nhân. Nhiễm HIV làm suy giảm miễn dịch tế bào thông qua việc làm giảm CD4. Suy giảm miễn dịch dẫn tới tăng số ca lao tiên phát và lao tái hoạt động ở bệnh nhân HIV. Ngược lại, lao làm tăng tốc độ tiến triển nặng của HIV bằng cách tăng nhân bản virus và tăng tác dụng gây ức chế miễn dịch của   HIV. Lao còn làm tăng mức độ suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV mạn tính (Toossi 2003). Tỷ lệ mới mắc lao tiên phát và lao tái hoạt động tăng lên ở bệnh nhân HIV khi so sánh với những người không nhiễm HIV (Havlir 1999, Badri 2001). Các yếu tố dẫn tới tái hoạt   hóa nhiễm lao ở bệnh nhân HIV chưa được xác định chi tiết và bệnh học của lao không phải luôn phụ thuộc vào giai đoạn suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ mới mắc lao hậu sơ nhiễm tăng từ 5% lên 30% ở người nhiễm HIV-1. Nguy cơ phát bệnh lao hoạt động ở bệnh nhân nhiễm lao tiềm tàng (LTBI) là khoảng 8% mỗi năm ở người nhiễm HIV so với mức 5-10% cả đời ở người không nhiễm HIV (UNAIDS 2006). Mặc dù đã có các điều trị lao đầy đủ, tỷ lệ mắc và tử vong vẫn tăng lên ở bệnh nhân HIV so với bệnh nhân lao không nhiễm HIV (Manas 2004, Whalen 2000). Khi phần lớn các nhiễm trùng cơ hội, kể các các mycobacteria khác (M.avium complex), đều xảy ra ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV, bệnh nhân có thể mắc lao ở bất cứ giai đoạn nào, không kể đến lượng CD4 lưu hành là bao nhiêu (Ackah 1995). Trên 50% số ca lao phổi xảy ra ở bệnh nhân có CD4 trên 200 (Badri 2001). Gần đây, người ta thấy nguy cơ mắc lao đã tăng rõ rệt trong năm đầu sau khi hcuyển đảo huyết thanh HIV (Sonnenberg 2005). Tuy nhiên, tỷ lệ mắc lao toàn thể cao hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng (Wood 2000) và lao là căn nguyên gây tử vong hàng đầu ở những người nhiễm HIV, chiếm tới 1/3 số tử vong do AIDS trên toàn thế giới.

Biểu hiện lâm sàng

Nguy cơ phát bệnh lao ở bệnh nhân nhiễm lao tiềm tàng (LTBI) là khoảng 8% mỗi năm ở người nhiễm HIV so với mức 5-10% cả đời ở người không nhiễm HIV (UNAIDS 2006). Bệnh học của lao phụ thuộc vào giai đoạn của suy giảm miễn dịch. Khi LTBI được hoạt hóa ở giai đoạn sớm của HIV, biểu hiện lâm sàng giống như lao ở người không nhiễm HIV với sốt, mồ hôi trộm và sụt cân.

Lao phổi

Cũng như ở bệnh nhân HIV âm tính, đặc điểm điển hình của lao phổi ở bệnh nhân HIV có CD4 trên 200 là thâm nhiễm thùy trên có hoặc không kèm theo hang và u hạt luôn có trong các tổn thương. Ho và ho ra máu thường gặp. Các đám mờ không rõ bờ thường có trên phim phổi và hạch trung thất to. Khi suy giảm miễn dịch nặng hơn, các biểu hiện không điển hình   ở phổi, hoặc lao màng phổi trở nên nhiều hơn. Các triệu chứng phế quản phổi như ho và ho ra máu thường không gặp ở giai đoạn muộn của HIV. Do CD4 là cần thiết để tạo tổn thương u hạt, các tổn thương này sẽ không gặp khi xét nghiệm mô học các bệnh phẩm từ bệnh nhân AIDS (Nambuya 1988). Khi suy giảm miễn dịch nặng hơn, mycobacteria lan tỏa theo đường máu hoặc bạch huyết thường xuyên hơn dẫn tới bệnh cảnh lao kê (Elliott 1993) hoặc lao khu trú ngoài phổi (Mayanja-Kizza 2001).

Lao ngoài phổi

Lao ngoài phổi xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân đồng nhiễm có CD4 dưới 200. Biểu hiện khu trú ngoài phổi thường gặp nhất là hạch cổ. Các hạch lao thường to, cứng và không đau khi sờ nắn. Các biểu hiện khác cũng hay gặp là sốt, mệt mỏi, các hạch apxe hóa và rò.

Lao màng não thường biểu hiện bằng các tiền triệu không đặc hiệu như đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó nhiệt độ tăng và các biểu hiện kích thích màng não. Màng não vùng nền sọ hay bị tổn thương nhất và liệt các dây thần kinh sọ (III và VI) là hay gặp. Liệt nửa người hoặc 2 chân, hôn mê, co giật cũng có thể xảy ra. Khi có các triệu chứng và dấu hiệu nghi ngờ, cần chọc DNT sớm.

Các biểu hiện khác ngoài phổi là viêm màng ngoài tim, viêm xương khớp, lao sinh dục tiết niệu hoặc lao da. Tổn thương lao có thể còn ở tuyến thượng thận gây nên bệnh Addison. Mọi cơ quan có thể bị lao.

Lao kê hoặc lao lan tỏa

Biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào số lượng các tổn thương u hạt nhỏ (lat. milium effusum) và vị trí của chúng. Phổi có thể bị tổn thương và sẽ thấy hình ảnh nhiều nốt mờ nhỏ trên phim X quang. Nếu chỉ dùng X quang, không thể phân biệt lao kê với Cryptococcus tại phổi. Lao kê lan tỏa có thể lan tới bụng. Ở các bệnh nhân có sốt và đau bụng, cổ chướng, lao màng bụng phải được đưa vào chẩn đoán phân biệt. Tổn thương gan và lách có thể được phát hiện bằng siêu âm.

Chẩn đoán

Các bước chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV cũng không khác so với bệnh nhân có miễn dịch bình thường (Lange 2004). Khi chẩn đoán phân biệt, cần phân biệt lao với các bệnh do mycobacteria không phải lao (tức là MAC), Cryptococcus, Histoplasma, sarcoidosis, u lympho và các khối u đặc ác tính.

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, vi sinh và X quang. Chụp X quang là rất hữu ích trong các trường hợp nghi ngờ lao.

Các thay đổi X quang trong lao thường không đặc hiệu và có thể thay đổi. Lao có thể giống với các bệnh phổi khác, nhưng lao phổi cũng có thể không có biểu hiện gì trên phim. Các hình ảnh kinh điển là các đám mờ ở thùy trên, có hoặc không có hang và hạch trung thất to. Calci hóa và sẹo có thể là bằng chứng của lao phổi cũ và một bằng chứng cho đợt tái phát. Ở        lao kê, phim X quang cho thấy hình ảnh nốt mờ nhỏ lan tỏa. Bệnh nhân lao phổi và CD4 thấp thường có tràn dịch màng phổi mà không có thâm nhiễm trên phim. Nếu nghi ngờ, có thể chụp CT ngực. Khi chẩn đoán lao ngoài phổi, cần chụp phim phổi để phát hiện ổ lao ở phổi cũng như siêu âm để xác định các apxe ở gan, lách, dày thành ruột hoặc cổ chướng.

Khi nghi ngờ lao phổi, cần lấy 3 mẫu đờm vào 3 buổi sáng khác nhau để soi và cấy. Nếu bệnh nhân ho không ra đờm, có thể kích thích tạo đờm bằng khí dung NaCl 3%. Cũng có thể hút dịch dạ dày buổi sáng để tìm mycobacteria. Dịch dạ dày có acid cần được cho vào dung dịch đệm phosphate trước khi chuyển đến phòng xét nghiệm. Soi phế quản cần được chỉ định nếu vẫn nghi ngờ lao mà không tìm thấy AFB trong đờm (soi và cấy). Dịch tiết phế quản  hoặc dịch rửa phế quản không hề vượt trội so với đờm khi chẩn đoán lao ở bệnh nhân HIV (Conde 2000), nhưng giúp phân biệt lao và các bệnh lý khác (Narayanswami 2003), đặc biệt khi nhiều bệnh lý phổi có thể cùng gặp ở bệnh nhân HIV. Trong trường hợp lao, xét nghiệm mô bệnh học mảnh sinh thiết xuyên phế quản có thể thấy hình ảnh u hạt bã đậu điển hình cho lao. Sau soi phế quản một ngày có thể lấy đờm xét nghiệm lại bởi khả năng tìm thấy AFB cao hơn sau thủ thuật cho dù không thấy vi khuẩn trong dịch rửa.

Đờm và các dịch khác khi lấy đều phải cấy để tìm vi khuẩn. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao là cấy được MTB trong môi trường lỏng hoặc rắn. Thường môi trường lỏng cho kết quả nhanh hơn: ủ 2-4 tuần với môi trường lỏng và 3-5 tuần với môi trường rắn. Cấy được coi là âm tính nếu không tìm thấy vi khuẩn sau 6-8 tuần. Các vi khuẩn mycobacteria không điển hình thường mọc nhanh hơn MTB rất nhiều và có thể định danh tại các phòng xét nghiệm chuyên khoa trong 2 tuần. Mọi chủng MTB mới phân lập được đều cần xét nghiệm kháng thuốc.

Đờm và các bệnh phẩm khác (dịch tiết và dịch rửa phế quản) cần được được nhuộm để tìm trực khuẩn lao dưới dạng trực khuẩn kháng cồn kháng toan (AFB). Độ nhạy và độ đặc hiệu của soi đờm bằng kính hiển vi là tồi. Cần khoảng 5.000-10.000 vi khuẩn/ml để phát hiện  được bằng kính hiển vi. Khoảng 50% số bệnh nhân cấy lao dương tính không có AFB trong 3 mẫu đờm liên tiếp. AFB đờm dương tính chỉ ở khoảng 5% số bệnh nhân không thấy tổn thương trên phim X quang thường (Ackah 1995). Ngoài ra, không phân biệt được lao với các mycobateria không phải lao trên kính hiển vi. Nếu như bệnh nhân nhiễm HIV có CD4 trên 200 và tổn thương lao phổi điển hình có tỷ lệ AFB đờm dương tính tương tự nhự bệnh nhân không nhiễm HIV thì ở bệnh nhân HIV giai đoạn nặng và mắc lao, tỷ lệ AFB đờm dương tính giảm đi.

Để chẩn đoán lao ngoài phổi, các bệnh phẩm (máu tĩnh mạch có heparin, DNT, nước tiểu, dịch màng phổi, dịch màng ngoài tim và dịch màng bụng) cần được xét nghiệm. Sinh thiết hạch, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, màng ngoài tim… cũng thích hợp cho chẩn đoán lao ngoài phổi do có thể tìm được AFB và tổn thương u hạt điển hình trên mảnh sinh thiết.

Rõ ràng là nhuộm acid fast nhanh nhưng kém nhạy và kém đặc hiệu, trong khi nuôi cấy vi khuẩn thì rất nhạy và đặc hiệu nhưng phải mất ít nhất 2 tuần. Trong những năm vừa qua, kỹ thuật sinh học phân tử đã được áp dụng để chẩn đoán nhanh và có thể phát hiện DNA của vi khuẩn trong bệnh phẩm bằng PCR. PCR tìm lao cho kết quả nhanh hơn nuôi cấy và độ nhạy, độ đặc hiệu lại cao hơn so với soi. Biện pháp này đặc biệt có ích để phân biệt các loài vi khuẩn khi trực khuẩn kháng cồn kháng toan được tìm thấy trên kính hiển vi. Trong tình huống này, MTB-PCR dương tính có độ nhạy trên 95%. Tuy nhiên độ nhạy của MTB-PCR giảm xuống còn 40-77% đối với các mẫu đờm âm tính (Barnes 1997). Do với các ca AFB đờm âm tính, PCR có thể cho kết quả âm tính giả nên luôn phải đặt câu hỏi với kết quả PCR.

Đối với lao ngoài phổi, khi nhuộm soi thường âm tính, hoặc khi cần chẩn đoán nhanh, ví dụ trong lao màng não, cần tiến hành MTB-PCR thường quy. Để làm PCR, bệnh phẩm sinh thiết không gắn trên fomalin mà giữ trong môi trường “HOPE” (Hepes-glutamic acid buffer- mediated organic solvent protection effect) (Olert 2001).

Khi nghi ngờ lao, người ta khuyến cáo thực hiện phải ứng da tuberculin (PPD). Kết quả phản ứng da tuberculin dương tính có thể cho thấy đáp ứng miễn dịch nhớ với kháng nguyên MTB trước đây hoặc đang diễn ra, không nhất thiết là bệnh lao hoạt động. PPD dương tính còn gặp ở những bệnh nhân đã từng được tiêm vacxin BCG hoặc bệnh nhân đã từng tiếp xúc với mycobacteria không điển hình. Ngoài ra, ở bệnh nhân HIV có CD4 dưới 200, phản ứng da tuberculin thường âm tính giả (Fisk 2003). Phản ứng chỉ được tiến hành theo phương pháp tiêm trong da vùng mặt trước cẳng tay được Mendel và Mantoux mô tả. Liều tiêu chuẩn được WHO và IUATLD khuyến cáo là 2 TU trong 0,1 ml PPD RT23/Tween 80. Ở Mỹ và một số nước khác, người ta dùng liều 5 TU PPD-S, về độ mạnh là tương tự. Sau khi tiêm 48-72 giờ, đường kính của quầng thâm nhiễm (không phải là quầng đỏ) sẽ được đo (Sokal 1975). Thử nghiệm dương tính nếu đường kính quầng thâm nhiễm trên 5 mm. Đối với bệnh nhân HIV, đường kính quầng thâm nhiễm > 5 mm được coi là dương tính theo định nghĩa của IDSA (Jasmer 2002). Hướng dẫn của IDSA được thiết lập trên các nghiên cứu lâm sàng với 5 TU PPD-S tiến hành tại Mỹ và do đó không thể áp dụng trực tiếp cho các nước khác nếu dùng các kháng nguyên khác.

Trong những năm gần đây, các biện pháp xét nghiệm mới để phát hiện MTB đã được tạo ra,gọi là xét nghiệm γ-interferon máu. HIện đã có 2 xét nghiệm: ELISPOT (T-SPOT-TB Test) và ELISA (Quantiferon-Gold-in-tube Test); chúng phát hiện sự tiết γ-interferon của tế bào đơn nhân trong máu tĩnh mạch đặc hiệu với các peptide của MTB (ESAT-6 và CFP-10). Các xét nghiệm này nhạy hơn và đặc hiệu hơn và vượt trội so với PPD ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (Chapman 2002, Dheda 2005, Ferrara 2006). Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, một tỷ lệ đáng kể kết quả ELISA là không xác định và ứng dụng của các xét nghiệm này ở bệnh nhân nhiễm HIV có CD4 thấp vẫn cần phải xem xét thêm trên lâm sàng.

Điều trị

Thuốc bậc 1 bao gồm rifampin (RMP), rifabutin (RB), isoniazid (INH), ethambutol (EMB) và pyrazinamide (PZA). Isoniazid và rifampin là 2 thuốc mạnh nhất. Thuốc bậc 2 bao gồm streptomycin, amikacin, capreomycin, prothionamide, moxifloxacin, levofloxacin, cycloserine và linezolid. Streptomycin không có dang uống và phải được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp; chỉ nên dùng nó trong phác đồ nếu 1 trong các thuốc bậc 1 bị chống chỉ định (kháng thuốc, độc tính…).

Đối với các ca lao phổi không biến chứng, có thể điều trị bằng phác đồ chuẩn 6 tháng cho cả bệnh nhân nhiễm HIV lẫn bệnh nhân không nhiễm HIV. Để tránh kháng thuốc, lao hoạt động cần được điều trị bằng 4 thuốc trong giai đoạn đầu. Phác đồ chuẩn bao gồm 2 tháng rifampin, isoniazid, ethambutol và pyrazinamide, sau đó là 4 tháng rifampin và isoniazid. Liều dùng được liệt kê trong Bảng 1. Trong giai đoạn tấn công, cả 4 thuốc cần được dùng cho tới khi có kết quả kháng sinh đồ cho thấy chủng lao là nhạy.

Cần cho bệnh nhân nhập viện để tránh lây lan, cho tới khi nào thời kỳ lây đã hết nhờ điều trị. Chừng nào còn phát hiện được AFB trong đờm hoặc dịch rửa phế quản, bệnh nhân cần được điều trị cách ly. Thời kỳ lây nhiễm của một bệnh nhân lao phổi phụ thuộc mức độ lan tỏa của thâm nhiễm và hang. Cần xét nghiệm đờm thường xuyên (hàng tuần trong thời gian đầu tấn công) để xem có còn AFB khi soi hiển vi hay nuôi cấy còn mọc không. Mức độ lây nhiễm sẽ giảm đi khi AFB liên tục âm tính khi soi. Nguyên tắc là cần cách ly đến khi không phát hiện được AFB trong 3 mẫu đờm lấy trong 3 ngày khác nhau. Tuy nhiên, cấy đờm vẫn còn có thể dương tính một vài tuần sau khi soi đã âm tính. Bệnh nhân lao đa kháng thuốc cần được cách ly cho tới khi cấy đờm âm tính.

Thất bại điều trị xảy ra khi có kháng thuốc, tuân thủ kém hoặc thời gian điều trị không đủ (Sonnenberg 2001, Korenromp 2003). Nếu cấy đờm vẫn dương tính sau 2 tháng, hoặc trong trường hợp phác đồ ban đầu khác với phác đồ 4 thuốc chưa rifampin và isoniazid, thời gian điều trị có thể phải kéo dài tới 9 tháng hoặc hơn (tức là điều trị duy trì phải kéo dài 7 tháng hoặc hơn). Cần điều trị dài hơn 6 tháng cho bệnh nhân AIDS, lao phổi có hang hoặc lao màng não. Mặc dù điều trị ban đầu thành công, lao tái phát vẫn xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân HIV dương tính so với người không nhiễm HIV (Sonnenberg 2001).

Tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng phụ hay gặp và nặng nhất của các thuốc được trình bày trong Bảng 1.

Do INH gây bệnh lý thần kinh ngoại vi nên cần được điều trị cùng với pyridoxine (vitamin B6) để tránh tác dụng phụ này.

Trước và trong khi điều trị ethambutol, cần kiểm tra sắc giác do thuốc ảnh hưởng tới thần kinh thị giác. Liều ethambutol và pyrazinamide cần được điều chỉnh ở bệnh nhân suy thận. Đối với bệnh nhân có bệnh gan (bao gồm viêm gan do thuốc), các thuốc bậc 1 sẽ bị ảnh hưởng vì rifampin, isoniazid và pyrazinamide đều làm trầm trọng tổn thương gan. Lúc này có thể thử phối hợp ethambutol, streptomycin, cycloserine, moxifloxacin và/hoặc linezolid. Do điều trị kiểu này tương tự như điều trị lao đa kháng, các bệnh nhân cần được điều trị tại các trung tâm chuyên ngành. Khám thính lực khi điều trị streptomycin.

Sau khi đã bắt đầu điều trị lao, cần theo dõi men gan, creatinine và công thức máu thường xuyên (hàng tuần trong 2 tháng đầu, sau đó mỗi 4 tuần). Tăng acid uric máu cũng thường gặp khi điều trị pyrazinamide. Cơn đau khớp nhẹ không phải gout có thể điều trị bằng allopurinol và thuốc giảm đau không steroid. Đau khớp còn có thể do rifampin và rifabutin gây ra.

Bảng 1: Các thuốc chống lao
Thuốc lao Liều khuyến cáo hàng ngày Tác dụng phụ hay gặp Tương tác thuốc Bàn luận
Rifampin (RMP)

Còn có dạng tiêm tĩnh mạch

10 mg/kg

 

 

> 50 kg:

600 mg

< 50 kg:

450 mg

tăng men gan, viêm gan nhiễm độc, dị ứng, sốt, rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng; nước tiểu/dịch cơ thể biến màu

da cam, hạ tiểu cầu

rất nhiều tương tác: kích thích cytochrome p450, giảm hiệu quả viên uống tránh thai, với ARV xem bảng 3 Theo dõi chức năng gan
Rifabutin (RB) 300 rối loạn tiêu kích thích Theo dõi chức
mg/ngày hóa, nước cytochrome năng gan, được ưa
tiểu/dịch cơ p450 yếu hơn chuộng hơn
thể biến màu, rifampin, với rifampin khi điều
tăng men gan, ARV xem trị cùng ART
đau khớp bảng 3 (xem bảng 3)
Isoniazid (INH)

Có cả dạng tiêm TM và

5 mg/kg

 

 

Cao nhất 300

bệnh lý thần kinh ngoại vi, tăng men gan, viêm gan Tránh ddC, d4T, ddI tránh rượu, các tổn thương gan có sẵn
Bảng 1: Các thuốc chống lao
Thuốc lao Liều khuyến cáo hàng ngày Tác dụng phụ hay gặp Tương tác thuốc Bàn luận
TB mg/ngày, Bổ sung vitamin B6 nhiễm độc, các tác dụng thần kinh trung ương: loạn thần, co giật    
Ethambutol (EMB) 40-55 kg:

800

mg/ngày

 

 

56-75 kg:

1.2 g/ngày

 

 

76-90 kg:

1.6 g/ngày

viêm thần kinh thị, tăng uric máu, bệnh lý thần kinh ngoại vi (hiếm) thuốc kháng acid có thể làm giảm hấp thu khám sắc giác và thị giác trước điều trị, lặp lại mỗi tháng, chống chỉ định ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh thị từ trước
Pyrazinamide (PZA) 30 mg/kg/ ngày, cao nhất 2 g/ngày đau khớp, tăng uric máu, viêm gan nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa   tăng uric máu: các thuốc thải uric ra nước tiểu (allopurinol) , theo dõi chức năng gan
Streptomycin 0.75 – 1g tổn thương   đo thính lực,
(SM) /ngày thần kinh thính không được vượt
  Liều tích giác và tiền quá liều tích lũy;
Chỉ tiêm bắp hoặc tĩnh mạch lũy tối đa 50 g đình, tổn

thương thận, buồn nôn, phát

theo dõi chức năng

thận; không dùng khi có thai

< 50 kg:

0.75

g/ngày

> 50 kg: 1

g/ngày

ban, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm 3 dòng, thiếu máu tan máu
Amikacin

 

 

Chỉ tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

1g /ngày Liều tích lũy tối đa 50 g tổn thương thần kinh thính giác và tiền đình   đo thính lực, không được vượt quá liều tích lũy; theo dõi chức năng thận; không dùng khi có thai
Capreomycin

 

 

Chỉ tiêm bắp hoặc tĩnh mạch

15–30

mg/kg

/ngày Tối đa 1 g/ngày Liều tích

tổn thương thận, hội chứng kiểu Bartter, tổn thương thần kinh thính giác   đo thính lực, không được vượt quá liều tích lũy; theo dõi chức năng thận; không dùng khi có thai
Bảng 1: Các thuốc chống lao
Thuốc lao Liều khuyến cáo hàng ngày Tác dụng phụ hay gặp Tương tác thuốc Bàn luận
  lũy tối đa 50 g

> 50 kg: 1

g

< 50 kg:

0.75 g

     
Prothionamide 0,75 g – 1

g/ngày

rối loạn thần kinh trung ương, tổn thương gan, rối loạn tiêu hóa   tăng liều từ từ, theo dõi chức năng gan
Moxifloxacin 400 mg/ rối loạn tiêu   hoạt tính tương tự
(MOX) ngày hóa, đau đầu, rifampin, kháng
Còn có dạng chóng mặt, ảo thuốc hiện vẫn
tiêm TM giác hiếm
Levofloxacin Còn có dạng tiêm TM 500 hoặc

1000

mg/ngày

Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương, rách gân (hiếm)   Không được cấp phép điều trị cho trẻ em.

Ở người lớn nên dùng moxifloxacin hơn

Ciprofloxacin (CFL)

Còn có dạng tiêm TM

500 BID

hoặc 750 mg/ngày

rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương, rách gân (hiếm)   không được cấp phép điều trị cho trẻ em; ở người lớn ưu tiên dùng moxifloxacin
Cycloserine 10 – 15 rối loạn thần tăng tác dụng chống chỉ định
mg/kg kinh trung phụ thần kinh trong động kinh,
ngày ương, lú lẫn, trung ương của tác dụng phụ thần
  chóng mặt INH và kinh trung ương
Tối đa 1,000 loạn thần, co giật, đau đầu Prothionamide thường xảy ra trong 2 tuần đầu
mg/ngày
Linezolid 600 mg giảm tiểu cầu,   bằng chứng về tác
ngày 2 lần thiếu máu, rối dụng lâm sàng chủ
loạn thần kinh yếu từ các báo cáo
trung ương ca bệnh, giá thành
đắt

Bệnh nhân có tác dụng phụ nặng cần được điều trị nội trú. Các thuốc gây tác dụng phụ phải được ngừng lại. Cần tránh dùng lại thuốc nếu đã có rối loạn tiền đình xảy ra sau streptomycin, rối loạn thị giác do ethambutol hay suy thận, sốc hoặc giảm tiểu cầu do rifampin. Ngoài EMB, streptomycin và RMP (sốc, giảm tiểu cầu), điều trị có thể tiếp tục với các thuốc lao khác khi triệu chứng thoái lui, và các thuốc đó có thể được dùng lại từng thứ một, bắt đầu bằng loại thuốc ít khả năng gây tác dụng phụ đó nhất. Mọi thuốc phải được bắt đầu bằng liều thấp và tăng dần (Bảng 2). Khi không có tác dụng phụ nào xảy ra sau 3 ngày, có thể thêm các thuốc khác. Thuốc có khả năng gây tác dụng phụ lớn nhất sẽ là thuốc cuối cùng được dùng lại nếu không có lựa chọn nào khác.

Nếu viêm gan nhiễm độc xảy ra, cần phải dừng tất cả các thuốc cho tới khi bilirubin và transaminase về bình thường. Trong nhiều ca, có thể dùng lại thuốc gây viêm gan – thường là isoniazid, rifampin hoặc pyrazinamide – theo cách tăng liều dần dần mà không gây ra biến chứng gì về gan.

Nếu dùng thuốc bậc 2, cần kéo dài thời gian điều trị.

Bảng 2: Tái sử dụng các thuốc lao sau khi có tác dụng phụ
Drug Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
INH 50 mg 300 mg 5 mg/kg/ngày (cao nhất 300 mg/ngày)
Rifampin 75 mg 300 mg 10 mg/kg/ngày (cao nhất 600 mg/ngày)
Pyrazinamide 250 mg 1000 mg 25 mg/kg/ngày (cao nhất 2.5 g/ngày)
Ethambutol 100 mg 500 mg 25 mg/kg/ngày trong 2 tháng sau đó 15 mg/kg/ngày
Streptomycin 125 mg 500 mg 15 mg/kg/ngày (cao nhất 1g/ngày)

ART và điều trị lao

Không phụ thuộc vào tình trạng điều trị ART, lao phổi không hang, không biến chứng ở  người nhiễm HIV có thể điều trị thành công bằng phác đồ chuẩn 6 tháng tương tự như người không nhiễm HIV (Burman 2001, Chaisson 1996, Hung 2003). Nếu đáp ứng điều trị chậm, ví dụ cấy đờm vẫn mọc MTB sau 2 tháng, thời gian điều trị có thể phải kéo dài tới ít nhất 9 tháng.

Điều trị song song thuốc lao và ART cũng có nhiều vấn đề cần lưu ý như sau.

Phản ứng nghịch thường: Sau khi bắt đầu phác đồ lao, các bệnh nhân đang điều trị ART có thể có các phản ứng nghịch thường nhiều gấp 5 lần bệnh nhân không điều trị ART, ví dụ hạch to lên, sốt hoặc thêm các tổn thương thâm nhiễm ở phổi (Narita 1998, Breen 2005). Ở bệnh   nhân đồng nhiễm HIV và MTB, hiện tượng bùng phát cấp tính của đáp ứng miễn dịch Th1 chống lại kháng nguyên mycobacteria có lẽ là căn nguyên của phản ứng đó (Bourgarit 2006). Tuân thủ điều trị: vấn đề tuân thủ điều trị là rất khó do số lượng lớn viên thuốc và các tương tác giữa thuốc lao và thuốc kháng virus. Yếu tố quan trọng nhất cho thành công của điều trị lao là tuân thủ điều trị liên tục trong suốt quá trình điều trị. Nếu tuân thủ kém, kháng thuốc và thất bại điều trị là rất phổ biến. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi bệnh nhân lao đều  được điều trị bằng phác đồ có kiểm soát trực tiếp (DOT).

Tương tác thuốc: có nhiều tương tác dược lý giữa ARV và thuốc lao (Bảng 3, 4). Cả rifampin và PI đều được chuyển hóa qua P450 3A. Do nồng độ thuốc không thể dự báo được, điều trị đồng thời PI và rifampin là điều không được khuyến cáo (loại trừ ritonavir ± saquinavir và ritonavir-hyperboosted lopinavir) (OARAC DHHS Panel Guidelines October 2006) (Bảng 3). Phối hợp 2 NRTI và efavirenz hoặc phối hợp 3 NRTI là các lựa chọn có thể áp dụng điều trị HIV khi đang điều trị lao bằng rifampin. Thuốc thay thế cho rifampin là rifabutin (cũng thuộc nhóm rifamycine) có tác dụng kích ứng cytochrome P450-3A yếu hơn và có thể dùng cùng với PI mặc dù vẫn phải chỉnh liều (Bảng 4). Hiện chưa có các dữ liệu lâm sàng về sử dụng rifamycines và enfurvirtide hay tenofovir, nhưng cả 2 thuốc đều an toàn khi dùng do chúng không chuyển hóa qua cytochrome P450-3A.

Bảng 3: Khuyến cáo các thuốc ARV khi sử dụng cùng Rifampin (OARAC DHHS Panel Guidelines October 2006, sửa đổi)
  Chỉnh liều ARV Chỉnh liều rifampin
Fosamprenavir Không dùng phối hợp
Atazanavir Không dùng phối hợp
Indinavir Không dùng phối hợp
Nelfinavir Không dùng phối hợp
Ritonavir Không Không (600 mg/ngày)
Saquinavir Không dùng phối hợp
Lopinavir/ Ritonavir Lopinavir/ ritonavir 3 viên

+ 300 mg Ritonavir ngày 2 lần

Không (600 mg/ngày)
Saquinavir/ Ritonavir Saquinavir 400 mg ngày 2 lần, Ritonavir 400  mg ngày 2 lần Không (600 mg/ngày)
Tipranavir Không dùng phối hợp
Efavirenz 600*- 800 mg/ngày Không (600 mg/ngày)
Nevirapine Không nên phối hợp
Delavirdine Không dùng phối hợp

Ưu tiên: điều trị lao thể hoạt động luôn được ưu tiên hơn so với điều trị HIV. Khi lao xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng (CD4 dưới 100), nguy cơ tử vong cao và cần phải điều  trị cả 2 cùng lúc (Dean 2002). Thậm chí trong tình huống này, vẫn ưu tiên điều trị lao trước  và tạm hoãn điều trị ART sau ít nhất 2 tuần. Khi phác đồ lao đã dung nạp tốt, có thể bắt đầu ART. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi chặt do nguy cơ phản ứng nghịch thường và độc tính thuốc.

Với bệnh nhân lao có CD4 trong khoảng từ 100 đến 200/µl, phải điều trị lao ngay nhưng có thể trì hoãn ART trong 2 tháng tới khi số thuốc lao chỉ còn 2 loại trong phác đồ duy trì.

Khi lao xảy ra ở CD4 trên 200, có thể điều trị xong lao rồi mới bắt đầu ART.

Bệnh nhân đang điều trị ART thì lao xảy ra vẫn phải tiếp tục ART, tuy nhiên có thể phải thay đổi phác đồ để phù hợp với các thuốc lao (Dean 2002).

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng vẫn luôn có nguy cơ cao mắc lao cho dù đã điều trị ART (Lawn 2005a, b, Bonnet AIDS 2006), do chức năng của CD4 không được phục hồi hoàn toàn với ART (Sutherland 2006, Lange 2003).

Bảng 4: Khuyến cáo các thuốc ARV khi sử dụng cùng Rifabutin (OARAC DHHS Panel Guidelines October 2006, sửa đổi)
  Chỉnh liều ARV Chỉnh liều rifabutin
Amprenavir Không ¯ 150 mg/ngày hoặc

300 mg 3 lần/tuần

Fosamprenavir Không ¯ 150 mg/ngày hoặc

300 mg 3 lần/tuần

Atazanavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Darunavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Darunavir/ritonavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Indinavir ­ 1000 mg ngày 3 lần ¯ 150 mg/ngày hoặc

300 mg 3 lần/tuần

Indinavir/ritonavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Nelfinavir ­ 1000 mg ngày 3 lần ¯ 150 mg/ngày hoặc

300 mg 3 lần/tuần

Ritonavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Saquinavir Không nên dùng cùng
Lopinavir/ritonavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Saquinavir/ritonavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Tipranavir Không ¯ 150 mg cách ngày hoặc

150 mg 3 lần/tuần

Efavirenz Không ­ 450-600 mg/ngày hoặc

600 mg 3 lần/tuần

Nevirapine Không Không (300 mg/ngày)
Delavirdine Không nên dùng cùng

Điều trị lao tiềm tàng

Bệnh nhân lao tiềm tàng thường không có triệu chứng hay dấu hiệu nào, có vi khuẩn lao không hoạt động trong cơ thể và thường có phản ứng da PPD dương tính. Chẩn đoán dựa trên phản ứng da dương tính hoặc IFN-g dương tính trong máu. Họ nhiễm lao, không mắc lao hoạt động và không lây cho người khác. Các chuyên gia khuyến cáo điều trị lao tiềm tàng để dự phòng mắc lao. Theo Hướng dẫn của CDC Hoa Kỳ (2006), những người thuộc nhóm nguy cơ cao (nhiễm HIV, mới tiếp xúc ca bệnh lao, người có thay đổi xơ trên phim phổi tương ứng  với lao cũ, bệnh nhân ghép tạng, bệnh nhân suy giảm miễn dịch do các lý do khác như điều   trị prednisone hoặc thuốc đối kháng TNF-a) đều nên được điều trị nếu phản ứng da ≥5mm.

Ngoài ra, điều trị lao tiềm tàng còn được cung cấp cho những người thuộc các nhóm nguy cơ cao khác (người mới đến vùng có tỷ lệ mắc cao, người nghiện chích ma túy, nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm mycobacteria, trẻ em dưới 4 tuổi, hoặc trẻ em/vị thành niên mới tiếp xúc với người lớn trong nhóm nguy cơ cao) nếu phản ứng da ≥10 mm.

Để điều trị lao tiềm tàng, một đợt INH (300 mg/ngày) trong 9 tháng kết hợp pyridoxine là phác đồ được khuyến cáo. Một phác đồ thay thế là RMP 600 mg/ngày. Một bản tổng kết Cochrane gần đây đã cho thấy phác đồ ngắn (2 tháng) gồm nhiều thuốc (RMP+PZA) đã phải ngừng do các tác dụng phụ ở gan nhiều hơn khi so sánh với INH đơn trị (Woldehanna 2004). Nói chung không nên dùng RMP+PZA cho điều trị lao tiềm tàng (CDC Guidelines, 2006).

Bệnh nhân HIV nhiễm lao tiềm tàng có nguy cơ cao biểu hiện thành lao hoạt động nếu so sánh với nhóm chứng không nhiễm HIV. Hiệu quả của điều trị dự phòng INH trong phòng        bệnh lao ở người nhiễm HIV mắc lao tiềm tàng đã được chứng minh ở một số nghiên cứu lâm sàng có đối chứng (Bucher 1999, Elzi 2007). Tuy nhiên, bệnh nhân chưa điều trị ARV có phản ứng da tuberculin âm tính không có lợi ích gì từ điều trị dự phòng cả tiên phát (Bucher 1999) lẫn thứ phát (Churchyard 2003). Ngoài ra, hóa dự phòng bằng INH không hề có tác dụng lên tỷ lệ tử vong chung ở những bệnh nhân đó (Woldehanna 2004). Áp dụng điều trị dự phòng INH cho mọi bệnh nhân HIV ở một quốc gia có tỷ lệ nhiễm lao cao sẽ chỉ giảm tỷ lệ mới mắc lao từ 11,9 xuống 9,0 trong 100 người-năm (Grant 2005). Mặc dù ART có tác động tốt lên tiên lượng của bệnh nhân mắc lao hoạt động và được điều trị, tác động của ART lên bệnh nhân LTBI hiện còn chưa rõ.

Lao kháng thuốc: lao đa kháng (MDR) và lao siêu kháng (XDR)

Lao đa kháng (MDR TB) có nghĩa là chủng lao kháng với ít nhất RMP và INH, 2 thuốc lao  tốt nhất. Mặc dù số ca lao ở nhiều nước công nghiệp đã giảm trong những năm gần đây, tỷ lệ lao đa kháng thuốc vẫn tăng lên ở nhiều nước. Ở Đức năm 2004, 13,9% số chủng lao phân   lập được đã kháng với một trong số các thuốc tiêu chuẩn; 2,5% số chủng là đa kháng (RKI 2006). Trong tương lai, số bệnh nhân lao đa kháng thuốc sẽ còn tăng trên toàn thế giới. Ở một số vùng như Baltic, tỷ lệ kháng INH đã cao hơn 25% (Morozova 2003). Khi đó, việc chọn thuốc điều trị lao tiềm tàng sẽ khó khăn.

Nếu được, bệnh nhân lao đa kháng thuốc cần được điều trị trong các trung tâm chuyên ngành có kinh nghiệm về thuốc lao bậc 2 và không được cho ra viện cho tới khi cấy đờm nhiều lần âm tính. Tùy vào kết quả kháng thuốc mà có thể dùng phối hợp EMB, streptomycin, cycloserine, moxifloxacin và/hoặc linezolid.

Lao siêu kháng (XDR TB) được WHO định nghĩa (Global Task Force on XDR TB) là lao kháng với ít nhất RMP và INH, đồng thời kháng với fluoroquinolones (moxifloxacin và levofloxacin) và với ít nhất 1 thuốc tiêm (capreomycin, kanamycin và amikacin) (Report WHO/HTM/TB/2006.375, World Health Organization, Geneva, 2006).

Khái niệm XDR TB được dùng lần đầu năm 2006 bởi CDC trong một báo cáo về lao đa kháng có được sau khi thực hiện giám sát xét nghiệm từ nhiều nước (CDC report, Nature Medicine volume 13, number 3, 295-298, March 2007). Chủng lao nguy hiểm này xuất hiện lần đầu vào năm 2005 ở Tugela Ferry, một làng nhỏ thuộc Nam Phi. Chủng lao đó không đáp ứng với bất cứ thuốc lao nào đã biết và đã giết chết 52 trong số 53 người nhiễm (tất cả đều nhiễm HIV) chỉ trong vòng vài tuần từ khi chẩn đoán. Từ đó, các chủng lao siêu kháng đã xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ lao siêu kháng trong số các ca đa kháng ở Mỹ, Latvia và Hàn Quốc lần lượt là 4%, 19% và 15%.

Một số ca đã được chữa khỏi dựa trên kết quả xét nghiệm kháng thuốc. Thành công của điều trị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ kháng, độ nặng của bệnh và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.

Mediator

Thuốc mediator
Thuốc mediator

MEDIATOR

viên bao 150 mg: hộp 30 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Benfluorex chlorhydrate
150 mg

DƯỢC LỰC

Thuốc tác động lên một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

+ Tác động của Mediator lên chuyển hóa glucide:

  • Trong bệnh đái tháo đường không có triệu chứng ở bệnh nhân béo phì, Mediator làm giảm đường huyết sau khi ăn và cải thiện vùng HPO (vùng dưới đường cong gây bởi phương pháp làm tăng đường huyết) ở mức cao hơn so với đường cong ghi nhận được so với cùng một chế độ ở bệnh nhân được cho dùng
  • Mediator không có tác động trên sự bài tiết insuline, do đó không gây tụt đường huyết

+ Tác động của Mediator lên chuyển hóa lipide:

  • Làm giảm hấp thu triglycéride ở ruột. Tác động này đã được xác nhận trên người qua các khảo sát dược lý lâm sàng, dựa trên đặc tính làm giảm hoạt động của men lipase của tuyến tụ
  • Làm giảm sự tổng hợp triglycéride và cholestérol ở gan in vitro và in vivo (chuột cống).
  • Làm giảm sự nhiễm mỡ ở gan do ăn nhiều lipide, glucide trong các khảo sát ở chuột cống bị béo phì cũng như khảo sát trên chuột cống được thí nghiệm gây đái tháo đường
  • Giới hạn sự gắn cholest rol vào thành động mạch (thỏ).

Cơ chế tác động này có thể được dùng để giải thích sự giảm cholestérol và triglycéride ở người.

+ Tác động bổ sung của Mediator:

Ở bệnh nhân béo phì tăng acide urique huyết được điều trị bằng Mediator phối hợp với chế độ ăn kiêng, acide urique huyết được ghi nhận giảm khoảng 14%.

+ Không có trường hợp tương tác bất lợi nào được ghi nhận khi dùng phối hợp Mediator với các trị liệu khác.

Mediator:

  • không làm tăng tác động chống đông máu,
  • không gây tụt đường huyết,
  • không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

  • Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa với đỉnh hấp thu đạt được từ 1 đến 2 giờ sau khi uống thuốc
  • Đào thải nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu: sau 8 giờ, trung bình có khoảng 74% liều uống vào được đào thải

Sự đào thải được thực hiện theo 2 pha:

  • pha đầu tiên nhanh (60% trong 3 hoặc 4 giờ),
  • pha thứ hai chậm, chấm dứt sau khoảng 36 giờ.

CHỈ ĐỊNH

  • Phối hợp với ăn kiêng trong bệnh tăng triglyceride huyết
  • Việc duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn cần thiết.
  • Phối hợp với ăn kiêng trong bệnh đái tháo đường không có triệu chứng kèm theo béo phì. Việc duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn cần thiết

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Viêm tụy mãn tính đã được xác nhận.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Các rối loạn chuyển hóa có liên quan đến việc điều trị bằng Mediator chủ yếu được quan sát ở người lớn. Do đó không nên kê toa Mediator cho trẻ em.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Nếu sau một giai đoạn điều trị khoảng vài tháng (3 đến 6 tháng) mà không ghi nhận có giảm lipide huyết một cách thỏa đáng, nên sử dụng thêm các biện pháp khác để hỗ trợ.

Các vận động viên thể thao cần được thông báo rằng dùng thuốc có thể cho kết quả dương tính khi xét nghiệm sử dụng chất kích thích.

LÚC CÓ THAI

Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên thú vật cho thấy thuốc không có tác dụng gây quái thai. Do thiếu số liệu ở người, các kết quả nghiên cứu trên thú vật không thể cho phép kết luận rằng thuốc có gây dị dạng hay không. Do thận trọng, không kê toa cho phụ nữ mang thai.

LÚC NUÔI CON BÚ

Không có số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, khuyên không nên cho con bú mẹ trong thời gian điều trị.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Một số tác dụng phụ sau được ghi nhận: tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bao tử, tiêu chảy), suy nhược, ngủ gà, chóng mặt. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ xảy ra khi dùng liều trên 3 viên/ngày và thay đổi tùy theo mức độ nhạy cảm của từng người.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

3 viên/ngày.

Có thể dùng liều này ngay từ đầu hoặc tăng dần:

  • Tuần đầu: 1 viên vào bữa ăn tối,
  • Tuần thứ hai: 1 viên vào bữa ăn trưa, 1 viên vào bữa ăn tối
  • Tuần thứ ba: 1 viên vào bữa ăn sáng, 1 viên vào bữa ăn trưa, 1 viên vào bữa ăn tối

Sau đó, tùy kết quả xét nghiệm sinh học, có thể giảm liều còn 2 viên, đôi khi 1 viên mỗi ngày. Kết hợp với chế độ ăn kiêng, Mediator là một điều trị triệu chứng phải dùng kéo dài và phải được theo dõi thường xuyên.

QUÁ LIỀU

Trong trường hợp quá liều, việc cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng: rửa dạ dày, bài niệu thẩm thấu, điều chỉnh các rối loạn điện giải, theo dõi huyết áp, ý thức, các chức năng hô hấp và tim mạch.

Chế Độ Ăn Nhiều Đạm, Ít Carb (carbohydrate) Giải Thích

Chế độ ăn giàu đạm, ít carbohydrate, như chế độ ăn Atkins, đã được quảng bá rộng rãi như là những kế hoạch giảm cân hiệu quả. Những chương trình này thường khuyên những người ăn kiêng nên nhận 30% đến 50% tổng lượng calo từ protein.

Một chế độ ăn mà trong đó tỷ lệ phần trăm calo từ protein thấp hơn.

Nhận 10% – 35% lượng calo hàng ngày từ protein. Điều này tương đương với khoảng 46 gram protein cho phụ nữ trưởng thành và 56 gram cho nam giới trưởng thành.

Chế Độ Ăn Ít Carb Hoạt Động Như Thế Nào?

Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Nếu không có đủ carbs để cung cấp năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy mỡ thành ketone. Các ketone sau đó trở thành nguồn nhiên liệu chính cho cơ thể. Khi ketone trở thành nguồn nhiên liệu chính, cơ thể bạn sẽ ở trong trạng thái gọi là ketosis.

Thịt lợn
Thịt lợn

Khi các kho dự trữ mỡ của bạn trở thành nguồn năng lượng chính, bạn có thể giảm cân.

Những Rủi Ro Của Chế Độ Ăn Giàu Đạm, Ít Carb

Một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại về chế độ ăn giàu đạm, ít carbohydrate.

  • Cholesterol cao. Một số nguồn protein – như các phần thịt mỡ, sản phẩm từ sữa nguyên chất và các thực phẩm chứa nhiều chất béo – có thể làm tăng cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những người theo chế độ ăn Atkins trong vòng 2 năm đã thực sự giảm mức cholesterol “xấu”.
  • Vấn đề về thận. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về thận nào, việc ăn quá nhiều protein sẽ gây thêm áp lực lên thận của bạn. Điều này có thể làm giảm chức năng thận.
  • Loãng xương và sỏi thận. Khi bạn đang theo chế độ ăn giàu protein, bạn có thể đi tiểu nhiều canxi hơn bình thường. Có những báo cáo trái ngược, nhưng một số chuyên gia nghĩ rằng điều này có thể làm tăng khả năng mắc loãng xương và sỏi thận.

Chế Độ Ăn Ít Carb Có Phù Hợp Với Bạn Không?

Nếu bạn đang cân nhắc chế độ ăn giàu đạm, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xem liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Họ có thể giúp bạn lập kế hoạch đảm bảo bạn nhận đủ trái cây và rau củ, cũng như các thực phẩm giàu protein nạc.

Hãy nhớ rằng, việc giảm cân bền vững thường dựa trên những thay đổi mà bạn có thể duy trì lâu dài, chứ không phải là một chế độ ăn tạm thời.

Huyệt Kiên trinh

Kiên Trinh

Tên Huyệt Kiên trinh :

Kiên = vai. Trinh = cứng chắc. Huyệt ở chỗ thịt cứng của vai, vì vậy, gọi là Kiên trinh (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Khí Huyết Luận’ (Tố vấn.58)

Đặc Tính Huyệt Kiên trinh:

Huyệt thứ 9 của kinh Tiểu Trường.

Vị Trí Huyệt Kiên trinh:

Đặt cánh tay lên hông sườn, huyệt ở mặt sau vai, từ đầu chỉ nếp nách thẳng lên 1 thốn hoặc chỗ lõm ở giao điểm đường dọc từ Kiên Ngung xuống và đường ngang qua lằn sau nách cách tuyến giữa lưng 6 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới huyệt là cơ Delta khe giữa cơ tròn to, cơ tròn bé, phần dài cơ 3 đầu cánh tay, cơ dưới vai.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, các nhánh dây thần kinh trên vai, nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Chủ Trị Huyệt Kiên trinh:

Trị quanh khớp vai và tổ chức phần mềm quanh khớp vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, mồ hôi nách ra nhiều.

Phối Huyệt:

1. Phối Uyển Cốt (Tiểu trường.4) trị tai ù (Giáp Ất Kinh).

2. Phối Kiên Ngung (Đại trường.15) + Quan Xung (Tam tiêu.1) trị giữa vai nóng, đầu không thể xoay trở được (Thiên Kim Phương).

3. Phối Kiên Liêu (Tiểu trường.14) + Kiên Ngung (Đại trường.15) trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

4. Phối Nhu Hội (Tam tiêu.13) + Thiên Tuyền (Tâm bào.2) trị khớp vai viêm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

5. Phối Kiên Ngoại Du (Tiểu trường.14) + Thiên Tông (Tiểu trường.11) trị vai đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

6. Phối Cảnh Tý + Khúc Trì (Đại trường.11) trị chi trên liệt (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Kiên trinh:

Châm thẳng sâu 1 – 1, 5 thốn. Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 15 phút.

Tham Khảo:

“Nhọt ở nách sốt cao: châm túc Thiếu Dương. Châm rồi mà không dứt sốt, châm thủ Tâm Chủ, thủ Thái Dương kinh lạc, Đại cốt chi hội [Kiên Trinh] (T.Vấn.28, 49).

Dịch Sốt Hồi Quy Lưu Hành và phòng chống

Sốt hồi quy là một bệnh nhiễm khuẩn đường máu cấp tính, điển hình truyền từ chấy rận sang người. Đặc trưng là sự xen kẽ của những đợt sốt cấp tính với những thời kỳ không có sốt.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Tác nhân gây bệnh sốt hồi quy lưu hành là xoắn khuẩn Borrelia recurrentis. Chúng có ở trong máu người bệnh dưới hình thái xoắn khuẩn trong các đợt sốt và dưới hình thái hạt trong những thời kỳ không sốt. Chúng có khả năng thay đổi nhanh chóng cấu trúc kháng nguyên.

Borrelia recurrentis chịu đựng kém ở ngoài cơ thể và chỉ sống được trong cơ thể người và chấy rận.

Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng: Tác nhân gây bệnh vào cơ thể người qua da bị sây sát hoặc niêm mạc mắt, rồi vào máu, sinh sản trong nội tạng và lưu hành trong máu. Bệnh tiến triển sau một thời kỳ ủ bệnh là 5-7 ngày, và đôi khi dài hơn (12 ngày).

Nhiễm khuẩn biểu hiện bằng những đợt sốt ngắn dần, xen kẽ với những thời kỳ không sốt dài dần. Xoắn khuẩn có nhiều trong đợt sốt, có ít trong đợt không sốt vì ở cuối mỗi đợt sốt, kháng thể được tạo thành, tiêu diệt xoắn khuẩn gây sốt. Trong mỗi đợt không sốt, tác nhân gây bệnh thay đổi cấu trúc kháng nguyên, hình thành loạt xoắn khuẩn mới, có sức đề kháng đối với kháng thể cũ và lại gây đợt sốt mới, ngắn hơn.

Trong đợt không sốt, tác nhân gây bệnh vẫn có ở trong máu, nên người bệnh vẫn có thể truyền bệnh, nhưng khả năng truyền bệnh rất thấp. Để tính thời gian người bệnh có khả năng truyền bệnh, cần tính thêm 3 tuần là thời gian dài nhất của đợt không sốt kế tiếp đợt sốt cuối cùng.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Việc phát hiện bệnh sốt hồi quy hơi khó vì người ta ít nghĩ đến, nhất là ở những nơi mà bệnh không hay xảy ra. Chỉ nghĩ tới sốt hồi quy khi tìm thấy xoắn khuẩn trong máu trong đợt sốt bằng cách soi giọt đặc hoặc máu đàn trên phiến kính.

Đối với người mới khỏi, có thể làm phản ứng Brucin-Rieckenberg để tìm chất thrombocytobarin trong huyết thanh.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm duy nhất là loài người, trong đó người bệnh là chủ yếu. Người mắc bệnh điển hình (đợt sốt đầu 5-6 ngày , kèm theo gan, lách to, vàng

da và rối loạn tiêu hoá ; đợt không sốt 2-10 ngày và các đợt sốt sau) và người mắc bệnh nhẹ đều có khả năng truyền bệnh trong các đợt sốt lẫn các đợt không sốt.

Không có tình trạng người khỏi mang xoắn khuẩn

  1. Đường truyền nhiễm:

Môi giới truyền nhiễm chủ yếu là rận (Pediculus vestimentis), ít khi là chấy Pediculus capitis) và rận lông bẹn (Phtirius pubis).

Khi rận dốt người bệnh, xoắn khuẩn theo máu vào ruột, qua thành ruột, đến sinh sản ở khoang bụng, không thấy xoắn khuẩn tồn tại trong bộ máy hút máu và trong ruột. Như vậy, cũng như ở bệnh sốt phát ban lưu hành, nốt đốt của rận không nguy hiểm. Nhưng cơ chế rận truyền bệnh sốt hồi quy khác bệnh sốt ban: người lành bị lây không phải bằng phân rận như trong bệnh sốt ban: mà ở đây, bị lây khi rận bị đè bẹp hoặc ít ra là khi rận rụng chân. Lúc đó, xoắn khuẩn được giải phóng ra khỏi cơ thể rận, sẽ theo tay bẩn để xâm nhập vào người qua vết sây sát ở da hoặc qua niêm mạc mắt và miệng. Như vậy, người bị lây sốt hồi quy khó hơn sốt ban ; nói khác đi, dịch sốt hồi quy chỉ xảy ra khi có nhiều rận.

  1. Tính cảm thụ và miễn dịch:

Tất cả mọi người đều tiếp thụ được bệnh sốt hồi quy. Thực tế không có miễn dịch hoàn toàn, bởi vì các kháng thể được hình thành trong mỗi đợt sốt, chỉ đặc hiệu đối với loạt xoắn khuẩn trong đợt đó. Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh, cũng hình thành miễn dịch với một mức độ nào đó, vì có thể phát hiện kháng thể ở trong máu bằng phản ứng Brucin-Rieckenberg. Nhờ có kháng thể đó, cho nên nếu bị mắc bệnh lại, thì bệnh nhẹ và chỉ có một đợt sốt thứ hai.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Sốt hồi quy lưu hành có thể gặp ở khắp nơi, nhưng thường thấy ở Đông Âu, Trung Đông, Á Đông, Bắc Phi. Những ổ sốt hồi quy lưu hành đồng thời cũng là những Ổ sốt ban lưu hành. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết là 5%

Những biến cố xã hội như chiến tranh, mất mùa làm phát sinh bệnh chấy rận, thường gây dịch sốt hồi quy và dịch sốt ban. ở các nước tư bản, sốt hồi quy lan truyền trong tầng lớp dân nghèo phải sống trong những điều kiện thiếu thốn.

Trước cách mạng tháng 8, ở nước ta đã xảy ra dịch sốt hồi quy và sốt ban. Hiện nay những bệnh này đã được thanh toán.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH

Về nguyên tắc, giống như đối với bệnh sốt ban lưu hành

  1. Biện pháp chống dịch:

Sốt hồi quy lưu hành là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Phải cách ly người ốm ở bệnh viện đến khi hết hẳn sốt, cộng thêm 20 ngày, vì đôi khi thời kỳ không sốt kéo dài đến 20 ngày.

Diệt xoắn khuẩn ở người bệnh bằng penixilin và asen (novacxenobenzol, sun- facsenol)

  • Không cần tẩy uế, vì xoắn khuẩn chụi đựng kém ở ngoại cảnh
  • Ớ ố dịch cần phải áp dụng triệt để những biện pháp diệt chấy rận

Những người tiếp xúc phải được theo dõi ít nhất 12 ngày là thời kỳ ủ bệnh dài nhất.

  1. Biện pháp phòng dịch:

Việc nâng cao mức sống của nhân dân, việc phát triển những nhà tắm và nhà giặt công cộng là những biện pháp cơ bản để phòng bệnh sốt hồi quy lưu hành.

Khác với bệnh sốt ban lưu hành, hiện nay chưa có vacxin phòng sốt hồi quy lưu hành.

Đau thắt ngực không ổn định và Nhồi máu ST không chênh

Đau thắt ngực không ổn định (UA) và Nhồi máu ST không chênh (NSTEMI) đều thuộc hội chứng mạch vành cấp, biểu hiện lâm sàng, và chiến lược điều trị tương tự nhau.

Biểu hiện lâm sàng

UA bao gồm (1) cơn đau thắt ngực khởi phát cấp tính, trầm trọng , (2)đau thắt ngực lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động nhẹ, và (3) tăng cường độ và tần suất đau thắt ngực thời gian gần đây. NSTEMI được chẩn đoán khi triệu chứng đau thắt ngực kèm theo bằng chứng hoại tử cơ tim (vd : tăng men tim ). Một số bệnh nhân NSTEMI có các triệu chứng tương tự như STEMI —2 bệnh trên được chẩn đoán phân biệt bằng điện tâm đồ.

Thăm khám lâm sàng

Có thể bình thường hoặc kèm theo đổ mồ hôi , da lạnh tái, nhịp nhanh , tiếng T4, ran đáy phổi; nếu vùng thiếu máu rộng, có thể có tiếng T3, hạ huyết áp.

Điện tâm đồ

Hay gặp nhất là ST chênh xuống và/hoặc sóng T đảo ngược; không như STEMI, không có sóng Q.

Dấu ấn sinh học tim

CK-MB và/hoặc troponin đặc hiệu cho tim (đặc hiệu hơn và nhạy hơn để phát hiện hoại tử cơ tim) đều tăng trong NSTEMI. Troponin có thể tăng nhẹ ở bệnh nhân có suy tim sung huyết, viêm cơ tim, hoặc thuyên tắc phổi.

ĐIỀU TRỊ Đau thắt ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim ST không chênh

Bước đầu là phân loại bệnh nhân dựa trên triệu chứng của Bệnh mạch vành (CAD) và hội chứng mạch vành cấp (Hình. 129-1) cũng như là xác định được các bệnh nhân có nguy cơ cao (Hình. 129-2). Bệnh nhân với có khả năng thấp thiếu máu tiến triển được theo dõi bởi chuỗi ĐTĐ và men tim trong huyết thanh , và tình trạng đau ngực; nếu tất cả xét nghiệm trên đều âm tính, nghiệm pháp gắng sức (hoặc CT mạch máu nếu khả năng BMV thấp) có thể được sử dụng để đánh giá thêm.

Điều trị UA/NSTEMI gồm (1) chống hình thành huyết khối trong mạch vành, và (2) mục tiêu phục hồi cân bằng giữa cung và cầu oxygen của cơ tim . Bệnh nhân với chỉ số nguy cơ cao (Hình. 129-2) thì điều trị hiệu quả nhất là can thiệp mạch vành.

 điều trị bệnh nhân khi nghi ngờ mắc bệnh mạch vành.

HÌNH 129-1 Phân tầng nguy cơ và điều trị bệnh nhân khi nghi ngờ mắc bệnh mạch vành.

Đau thắt ngực

HÌNH 129-2 Thang điểm đánh giá ĐTNKOD và NMCT. Số lượng các yếu tố nguy cơ liên quan đến tỉ lệ tử vong, NMCT và cần tái thông mạch cấp cứu trong vòng 14 ngày.

LIỆU PHÁP CHỐNG HUYẾT KHỐI

• Aspirin (bắt đầu 325 mg , sau đó 75-325 mg/ngày).

Đồng vận thụ thể ADP tiểu cầu: Clopidogrel (300-600 mg đường uống load, sau đó 75 mg/ngày) trừ khi có nguy cơ mất máu nặng  hoặc phẫu thuật bắc cầu mạnh vành ngày sau đó (CABG) ; thuốc thay thế bao gồm ticagrelor [180 mg đường uống, sau đó 90 mg PO bid (liều aspirin mạn không nên quá 100 mg mỗi ngày)] hoặc prasugrel (60 mg PO, sau đó 10 mg mỗi ngày) nếu PCI được lên kết hoạch .

Chống đông máu: Heparin không phân đoạn (UFH) [60U/kg sau đó 12 (U/kg)/giờ (tối đa 1000 U/giờ)] để đạt được aPTT 1.5-2.5 × control, or heparin khối lượng phân tử thấp (e.g., enoxaparin 1 mg/ kg SC q12h), tốt hơn UFH trong việc giảm các biến cố tim mạch tương lai. Thuốc thay thế bao gồm (1) Ức chế yếu tố Xa fondaparinux (2.5 mg SC mỗi ngày), kèm theo nguy cơ chảy máu thấp, hoặc (2) ức chế trược tiếp thrombin bivalirudin [0.1 mg/kg, sau đó 0.25 ( mg/ kg)/giờ], sẽ gây chảy máu ít hơn ở bệnh nhân đang thông tim so với UFH thêm vào thuốc ức chế GP IIb/IIIa.

 Với bệnh nhân không ổn định có nguy cơ cao sẽ làm PCI,xem xét sử dụng đối vận thụ thể GP IIb/IIIa truyền tĩnh mạch [VD : tirofiban, 0.4 (μg/kg)/phút × 30phút,sau đó 0.1 (μg/kg)/phút trong 48-96giờ; or eptifibatide, 180μg/kg bolus, then 2.0 (μg/kg)/phút trong 72-96giờ].

LIỆU PHÁP CHỐNG THIẾU MÁU :

Nitroglycerin 0.3-0.6 mg dưới lưỡi hoặc xịt đường miệng.Nếu còn đau ngực sau 3 liều cách nhau 5phút ,xem xét sử dụng  nitroglycerin đường tĩnh mạch (5-10 μg/phút,sau đó tăng 10 μg/phút mỗi 3-5 phút đến khi triệu chứng giảm hoặc huyết áp tâm thu <100 mmHg). Không dùng nitrates ở bệnh nhân có sử dụng ức chế phosphodiesterase-5 gần đây vì lý do rối loạn cương dương (VD không trong vòng 24 giờ dùng sidenafil hoặc 48 giờ dùng tadalafil).

 Chẹn beta giao cảm (vd., metoprolol 25-50 mg uống 6h/1 lần) để đạt nhịp tim 50-60 lần/phút. Với bệnh nhân có CCĐ với bate blocker (vd, co thắt phế quản), cân nhắc dùng verapamil tác dụng kéo dài hoặc diltiazem (Bảng 126-1).

CÁC KHUYẾN CÁO KÈM THEO :

Tiếp nhận vào đơn vị chăm sóc với theo dõi ECG liên tục, cho nghỉ tại giường.

 Xem xét sử dụng morphine sulfate 2-5 mg đường tĩnh mạch q5- 30phút với bệnh nhân đau ngực dai dẳng.

 Sử dụng thêm ức chế men HMG-CoA reductase (khởi đầu liều cao , vd atorv- astatin 80 mg mỗi ngày) và xem xét dùng ức chế men chuyển.

LIỆU PHÁP XÂM LẤN VÀ BẢO TỒN Ở bệnh nhân có nguy cơ cao nhất

(Bảng 129-1), can thiệp sớm (chụp mạch vành trong vòng ~48 h theo sau bởi can thiệp qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành) cải thiện kết quả điều trị. Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp hơn, chụp mạch có thể hoãn lại nhưng nên theo dõi nếu nhồi máu cơ tim tự xảy ra ( đau thắt ngực hoặc ST chênh lúc nghỉ ngơi hoặc với vận động tối thiểu) hoặc được kích thích bởi nghiệm pháp gắng sức.

BẢNG 129-1 KHUYẾN CÁO MỨC I CHO CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP MẠCH SỚM

Đau thắt ngực tái lại/thiếu máu khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ
mặc dù đã sử dụng liệu pháp chống thiếu máu.
Tăng TnT hoặc TnI tim
ST chênh xuống mới xuất hiện
Thiếu máu tái lại với Suy tim sung huyết hoặc hở van 2 lá nặng dần
Nghiệm pháp gắng sức dương tính
Chức năng tâm thu thất trái <0.40
Bất ổn huyết động hoặc hạ huyết áp
Nhịp nhanh thất kéo dài
PCI trong vòng 6 tháng trước, hoặc vừa mới CABG
Chỉ số nguy cơ cao


Viết tắt: CABG, phẫu thuật bắc cầu mạch vành; LVEF, phân suất tống máu thất trái; PCI, can thiệp mạch vành dưới da; TnI, troponin I; TnT, troponin T.
Nguồn: Thay đổi từ Anderson JL et al: J Am Coll Cardiol 50:e1, 2007.

ĐIỀU TRỊ LÂU DÀI

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dừng hút thuốc, đạt được cân nặng lý tưởng, chế độ ăn ít mỡ trans và bão hòa, thể dục thường xuyên; những nguyên tắc trên có thể được thúc đẩy bằng cách khuyến khích bệnh nhân tham gia chương trình tái tạo tim .

Tiếp tục sử dụng aspirin, clopidogrel (hoặc prasugrel hoặc ticagrelor), beta blocker, statin, và ức chế men chuyển ACE hoặc chẹn thụ thể angiotensin (đặc biệt trong trường hợp tăng huyết áp, hoặc tiểu đường, hoặc phân suất tống máu giảm).

 

Chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế

Chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế còn gọi là chứng Đàm nhiệt ngăn trở Phế. Chứng này là tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng ngoại tà xâm phạm Phế, uất lại hoá nhiệt, nhiệt hao thương tân dịch của Phế, nung nấu chất dịch thành Đàm, hoặc vốn có Đàm tích lũy từ lâu, lại cảm nhiễm phong nhiệt mà đàm với nhiệt câu kết úng tắc Phế lạc gây nên bệnh.

Biểu hiện lâm sàng là phát nhiệt khái thấu, hung cách đầy tức, khạc ra đờm vàng dính hoặc trong đờm có lẫn máu, nặng hơn thì hô hấp gấp gáp, đau ngực sườn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác.

Chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế thường gặp trong các bệnh Háo chứng, Thất âm, Hung thống và Phế ung.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Đàm hoả quấy rối Tâm, chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế, chứng Đại trường thực nhiệt.

Phân tích

Chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế có thể xuất hiện trong nhiều loại tật bệnh; biểu hiện lâm sàng và phép chữa cũng khác nhau.

Trong bệnh Háo xuất hiện chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế, biểu hiện lâm sàng có đặc điểm của chứng Nhiệt háo như hơi thở hổn hển, trong họng có tiếng đờm khò khè, khái thấu ra đờm vàng dính, hung cách bĩ đầy; đây là do đàm nhiệt ngăn trở, nung nấu uất át ở Phế gây nên; điều trị nên thanh nhiệt hoá đàm, bình suyễn giáng nghịch cho uống bài Định suyễn thang (Nhiếp sinh chúng diệu phương).

Chứng Đàm nhiệt úng tắc ở Phế xuất hiện trong bệnh Thất âm – mất tiếng, đặc điểm lâm sàng là tiếng nói nặng đục khó khăn, ho ra đờm vàng dính, họng khô mà đau, miệng ráo; đây là đàm nhiệt ẩn náu ở Phế, nghẽn tắc khí đạo gây nên; điều trị nên thanh nhiệt hoá đàm lợi họng; cho uống bài Thanh yết ninh Phế thang (Thống chỉ phương).

Trong bệnh Hung thống gặp chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế, đặc điểm lâm sàng là suyễn khái đau vùng ngực, khạc ra đàm vàng dính, hoặc ho ra huyết, hoặc ho ra đàm có mùi tanh hôi, phiền muộn phát nhiệt; đây là Phế có đàm nhiệt hun đốt Phế lạc, khí cơ không lưu thông gây nên, điều trị nên quét đàm tả nhiệt, khoan hung khai kết, cho uống bài Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận)gia giảm.

Chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế xuất hiện trong bệnh Phế ung, đặc điểm lâm sàng là sốt cao ra mồ hôi, rét run, vùng ngực khó chịu và đau, khó xoay chuyển, khái thấu thở gấp, nôn mửa ra đàm mủ có mùi hôi tanh, miệng khô họng ráo, phiền táo không yên. Đây là Phế nhiệt nung nấu kết tụ, tà độc làm nghẽn tắc Phế, nhiệt úng tắc, ứ huyết, uất kết thành Ung, loét nát gây mủ, điều trị nên thanh nhiệt hoá đàm, giải độc tiêu mủ; cho uống bài Thiên kim vi hành thang (Bị cấp Thiên kim yếu phương). Tóm lại, chứng hậu tuy giống nhau, nhưng trong tật bệnh khác nhau, cạng biểu hiện cũng không giống nhau, có thể căn cứ vào những đặc điểm nói trên để mà phân tích.

Nhiệt là mức độ dần dần của hoả: Hoả là mức cùng cực của nhiệt, cho nên trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế, thường dễ hoá hoả mà biến thành chứng Đàm hoả. Nếu vì Đàm hoả quá thịnh, xuất hiện giật động ở vùng mặt, chân tay co giật hoặc run rẩy, mình nóng, ho nhiều đàm, mạch Hồng Sác, gọi là “Đàm hoả Kinh”. Nếu do Đàm hoả nghịch lên, xuất hiện chứng đau đầu có tiếng kêu trong não hoặc đau nửa đầu, vùng bụng đầy tức, nôn mửa, ứa đàm rãi, tâm phiền hay cáu giận, mặt mắt đỏ, gọi là “Đàm hoả đầu thống”. Nếu do đàm trọc câu kết với hoả che lấp thanh khiếu ở trên, có chứng choáng váng, đầu mắt trướng nặng, tâm phiền hồi hộp, buồn nôn, mửa ra đàm rãi, đắng miệng, gọi là “Đàm hoả huyễn vậng”. Nếu do đàm hoả quấy động Tâm thần, xuất hiện chứng chính xung lúc phát lúc yên, do hoả mà động, gọi là “Đàm hoả chính xung” v.v… Các chứng đều có thể là biến chứng của Đàm nhiệt úng tắc Phế, cũng có thể là phát bệnh riêng biệt; Lâm sàng nên nhìn vào bệnh chứng cụ thể, hoặc dùng phép Thanh hoá nhiệt đàm để giải bỏ úng tắc ở Phế; hoặc dùng phép hỗ trợ để dẹp Kính dẹp phong, an thần và giáng hoả v.v… chủ yếu là dùng thuốc thích hợp với bệnh tình.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Đàm hoả quấy rối Tâm với chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế, về bệnh nhân, bộ vị mắc bệnh và tính chất của bệnh, hai chứng này đều khác nhau. Nhưng chứng Đàm hoả quấy rối Tâm cũng có chỗ giống với chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế như các chứng phát nhiệt, khái thấu, khạc ra đờm vàng dính, hung cách bĩ đầy, khá dễ

Chứng Đàm hoả quấy rối Tâm phải có biểu hiện lâm sàng là đàm hoả làm rối loạn tâm thần như các chứng hồi hộp, chính xung, mất ngủ hay mê, đầu lưỡi đỏ, chất lưỡi đỏ tía; còn chứng

Đàm nhiệt úng tắc Phế thì đầu lưỡi không đỏ, hơn nữa lại không có chứng trạng rối loạn tâm thần, căn cứ vào đó mà phân biệt.

Chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế với chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế, hai chứng có mối liên hệ chặt chẽ về bệnh nhân và bệnh lý; chứng trạng lâm sàng phần nhiều có chỗ giống nhau, cũng cần phải chẩn đoán rõ.

Chứng phong nhiệt xâm nhập Phế do cảm nhiễm ngoại tà phong nhiệt, hoặc do hàn tà bị uất hóa hỏa gây nên, trên cơ sở đó mà phát triển thêm một bước, nhiệt làm hao tổn tân dịch ở Phế, nung nấu thành đờm, đờm với nhiệt câu kết hình thành chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế; Hoặc là người bệnh vốn có bệnh vì đàm lại bị tà khí phong nhiệt xâm nhập, đàm với nhiệt câu kết cũng gây nên chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế.

Chứng Phong nhiệt xâm nhập Phế phải có kiêm biểu chứng như có các chứng trạng sợ gió, phát nhiệt, khái thấu, khạc ra đờm vàng dính, rìa lưỡi, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù Sác Chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế tất phải có lý chứng như có các chứng trạng khái thấu, hung cách đầy tức, khạc ra đờm vàng dính, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Hoạt Sác… đó là cơ sở để chẩn đoán phân biệt.

Chứng Đại trường thực nhiệt với chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế: Phế với Đại trường cùng biểu lý, bệnh biến có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Chứng Đại trường thực nhiệt thường dẫn nhiệt tà đi theo đường kinh mà công lên Phế xuất hiện các chứng trạng giống như chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế nguy hiểm suyễn thở khái thấu, mặt đỏ mình nóng, họng sưng đau, như sách Thiên kim phương nói: “Phía trước khí khẩu thốn khẩu tay phải mạch Dương thực, đó là mạch của kinh Thủ Dương minh, mắc bệnh thì ruột đầy, hay ho suyễn, mặt đỏ mình nóng, trong họng như vướng mắc cái hột, gọi đó là Đại trường thực nhiệt vậy”. Nhưng chứng Đại trường thực nhiệt phải có các chứng trạng có kết nhiệt ở trong ruột làm chủ yếu, chứng trạng nghịch lên bức bách Phế chỉ là thứ yếu; hơn nữa chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế còn có chứng khạc ra đờm vàng dính. Một phương diện khác, chứng Đàm nhiệt úng tắc Phế cũng có thể do tân dịch ở Phế hao thương, không khả năng thanh túc đưa xuống làm nhu nhuận đường ruột, đến nỗi đại tiện bí kết giống như chứng Đại trường thực nhiệt; Nhưng chứng này phải lấy chứng trạng trong Phế có đàm nhiệt là chủ yếu; chứng trạng đại trường không được thu nhuận làm thứ yếu, hơn nữa không giống chứng Đại trường thực nhiệt đơn thuần đau bụng cự án, nôn oẹ ra mùi hôi, hoặc là nhiệt kết bàng lưu… có thể chẩn đoán phân biệt được.

Chẩn đoán phân biệt

Chứng nhiệt đàm là do uống nước vào bị tích đọng mà sinh ra. Nói âm dương bĩ cách, thượng tiêu sinh nhiệt, nhiệt khí với đàm thủy cùng chọi nhau, tụ mà không tan, khiến người ta thể trạng hư nhiệt, tác hại đến việc ăn uống, đầu mặt bức bối mà nhiệt (Chư bệnh nguyên hậu luận – quyển 20).

Trong họng gai gai như bị vướng mắc, thậm chí ho ra máu, ngực đầy khí suyễn, đàm thịnh keo dính, đều là do Phế nhiệt (Khái thấu đàm ẩm môn – Tế Sinh phương).