Mediator

Thuốc Tân dược
Thuốc mediator
Thuốc mediator

MEDIATOR

viên bao 150 mg: hộp 30 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Benfluorex chlorhydrate
150 mg

DƯỢC LỰC

Thuốc tác động lên một số yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.

+ Tác động của Mediator lên chuyển hóa glucide:

  • Trong bệnh đái tháo đường không có triệu chứng ở bệnh nhân béo phì, Mediator làm giảm đường huyết sau khi ăn và cải thiện vùng HPO (vùng dưới đường cong gây bởi phương pháp làm tăng đường huyết) ở mức cao hơn so với đường cong ghi nhận được so với cùng một chế độ ở bệnh nhân được cho dùng
  • Mediator không có tác động trên sự bài tiết insuline, do đó không gây tụt đường huyết

+ Tác động của Mediator lên chuyển hóa lipide:

  • Làm giảm hấp thu triglycéride ở ruột. Tác động này đã được xác nhận trên người qua các khảo sát dược lý lâm sàng, dựa trên đặc tính làm giảm hoạt động của men lipase của tuyến tụ
  • Làm giảm sự tổng hợp triglycéride và cholestérol ở gan in vitro và in vivo (chuột cống).
  • Làm giảm sự nhiễm mỡ ở gan do ăn nhiều lipide, glucide trong các khảo sát ở chuột cống bị béo phì cũng như khảo sát trên chuột cống được thí nghiệm gây đái tháo đường
  • Giới hạn sự gắn cholest rol vào thành động mạch (thỏ).

Cơ chế tác động này có thể được dùng để giải thích sự giảm cholestérol và triglycéride ở người.

+ Tác động bổ sung của Mediator:

Ở bệnh nhân béo phì tăng acide urique huyết được điều trị bằng Mediator phối hợp với chế độ ăn kiêng, acide urique huyết được ghi nhận giảm khoảng 14%.

+ Không có trường hợp tương tác bất lợi nào được ghi nhận khi dùng phối hợp Mediator với các trị liệu khác.

Mediator:

  • không làm tăng tác động chống đông máu,
  • không gây tụt đường huyết,
  • không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

  • Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa với đỉnh hấp thu đạt được từ 1 đến 2 giờ sau khi uống thuốc
  • Đào thải nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu: sau 8 giờ, trung bình có khoảng 74% liều uống vào được đào thải

Sự đào thải được thực hiện theo 2 pha:

  • pha đầu tiên nhanh (60% trong 3 hoặc 4 giờ),
  • pha thứ hai chậm, chấm dứt sau khoảng 36 giờ.

CHỈ ĐỊNH

  • Phối hợp với ăn kiêng trong bệnh tăng triglyceride huyết
  • Việc duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn cần thiết.
  • Phối hợp với ăn kiêng trong bệnh đái tháo đường không có triệu chứng kèm theo béo phì. Việc duy trì chế độ ăn kiêng luôn luôn cần thiết

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Viêm tụy mãn tính đã được xác nhận.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG

Các rối loạn chuyển hóa có liên quan đến việc điều trị bằng Mediator chủ yếu được quan sát ở người lớn. Do đó không nên kê toa Mediator cho trẻ em.

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Nếu sau một giai đoạn điều trị khoảng vài tháng (3 đến 6 tháng) mà không ghi nhận có giảm lipide huyết một cách thỏa đáng, nên sử dụng thêm các biện pháp khác để hỗ trợ.

Các vận động viên thể thao cần được thông báo rằng dùng thuốc có thể cho kết quả dương tính khi xét nghiệm sử dụng chất kích thích.

LÚC CÓ THAI

Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên thú vật cho thấy thuốc không có tác dụng gây quái thai. Do thiếu số liệu ở người, các kết quả nghiên cứu trên thú vật không thể cho phép kết luận rằng thuốc có gây dị dạng hay không. Do thận trọng, không kê toa cho phụ nữ mang thai.

LÚC NUÔI CON BÚ

Không có số liệu về sự bài tiết của thuốc qua sữa mẹ, khuyên không nên cho con bú mẹ trong thời gian điều trị.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Một số tác dụng phụ sau được ghi nhận: tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bao tử, tiêu chảy), suy nhược, ngủ gà, chóng mặt. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ xảy ra khi dùng liều trên 3 viên/ngày và thay đổi tùy theo mức độ nhạy cảm của từng người.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

3 viên/ngày.

Có thể dùng liều này ngay từ đầu hoặc tăng dần:

  • Tuần đầu: 1 viên vào bữa ăn tối,
  • Tuần thứ hai: 1 viên vào bữa ăn trưa, 1 viên vào bữa ăn tối
  • Tuần thứ ba: 1 viên vào bữa ăn sáng, 1 viên vào bữa ăn trưa, 1 viên vào bữa ăn tối

Sau đó, tùy kết quả xét nghiệm sinh học, có thể giảm liều còn 2 viên, đôi khi 1 viên mỗi ngày. Kết hợp với chế độ ăn kiêng, Mediator là một điều trị triệu chứng phải dùng kéo dài và phải được theo dõi thường xuyên.

QUÁ LIỀU

Trong trường hợp quá liều, việc cấp cứu chủ yếu là điều trị triệu chứng: rửa dạ dày, bài niệu thẩm thấu, điều chỉnh các rối loạn điện giải, theo dõi huyết áp, ý thức, các chức năng hô hấp và tim mạch.

Thuốc Tân dược
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận